Xem mẫu

  1. 136 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI KHẢ NĂNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TRÌNH ĐỘ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA TS. Đào Thu Hiền Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt: Từ tổng kết, đánh giá khái quát thực tiễn phát triển kinh tế đất nước sau hơn ba thập niên theo định hướng mới phù hợp hơn với các quy luật khách quan, Đảng ta đã có quan điểm phát triển trong nhận định về vai trò của kinh tế tư nhân. Rõ nét nhất là chủ trương tạo điều kiện để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp không thể phủ nhận ở nhiều lĩnh vực, song quan trọng nhất là đã tạo động lực thúc đẩy trình độ lực lượng sản xuất nước ta phát triển nhanh chóng. Cụ thể, khu vực kinh tế tư nhân không những thu hút mà còn đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hiện đại hóa tư liệu sản xuất; khuyến khích việc đổi mới, sáng tạo không ngừng nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh; nâng cao năng suất lao động vượt trội. Chính vì vậy, nghiên cứu về vai trò của kinh tế tư nhân với khả năng thúc đẩy trình độ của lực lượng sản xuất nước ta là hết sức thiết thực. Từ đó, chúng ta có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực này để đạt được các mục tiêu vĩ mô. Từ khóa: doanh nghiệp tư nhân, năng suất lao động, khoa học, công nghệ PRIVATE ECONOMY WITH THE POSSIBILITY TO DEVELOP THE LEVEL OF PRODUCTION FORCE IN VIETNAM Abstract: From the abstract and general evaluation of the country's economic development practices after more than three decades in a new direction that is more consistent with the objective laws, our Party has a development perspective in the perception of the role of private economy. The most obvious is the policy of creating conditions for the private economy to become an important driving force of the socialist- oriented market economy at the Fifth Conference of the 12th Central Committee of the Party Central Committee. The private economy has made undeniable contributions in many fields, but most importantly, it has created an impetus to push the level of our country's production forces to develop rapidly. Specifically, the private sector not only attracts but also places increasing demands on the quality of human resources; promote the application of scientific and technical advances, technology transfer and modernization of production materials; encourage continuous innovation and creativity in order to achieve efficiency in business activities; improve outstanding labor productivity. Therefore, the study of the role of the private economy with the ability to promote the level
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 137 of our country's production forces is very practical. From there, we have the basis to propose solutions to promote this positive role to achieve the macro goals. Keywords: Private enterprises, labor productivity, science and technology 1. GIỚI THIỆU Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu khách quan. Sau hơn 30 năm, từ nhận thức đến thực tiễn đổi mới, chúng ta thấy ngày càng rõ nét vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân với tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển. N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) là một khẳng định về sự quan tâm của Đảng và N hà nước; tuy định hướng, chủ trương đã có, song vấn đề là làm thế nào để kinh tế tư nhân bứt phá, vượt qua các rào cản, phát huy hết tiềm năng để thực sự có những đóng góp tạo nên sức bật của nền kinh tế. Về điều này, còn rất nhiều nội dung cần phải được nghiên cứu. Song trong phạm vi có giới hạn, bài viết tập trung phân tích khía cạnh phát triển kinh tế tư nhân góp phần thúc đNy trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay và một số đề xuất nhằm phát huy vai trò kinh tế tư nhân trong lĩnh vực này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: N ghiên cứu dựa trên cơ sở nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, tác giả cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm nổi bật nội dung như: phương pháp hệ thống hóa thông tin, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích và tổng hợp. 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1. Kinh tế tư nhân thu hút lực lượng lao động có trình độ cao, do đó tạo động lực cho quá trình phát triển chất lượng nguồn nhân lực Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mọi quá trình phát triển xã hội phải dựa trên việc tạo dựng một nền tảng kinh tế mới, trong đó sự phát triển lực lượng sản xuất là yếu tố quan trọng trước hết, từ đó cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất cho phù hợp. N ội dung lý luận khoa học này có giá trị bền vững mà Đảng ta vẫn lấy đó làm cơ sở nền tảng cho mọi định hướng chiến lược. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng Cộng sản Việt N am tiếp tục khẳng định chủ trương xây dựng “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”[1]. Lực lượng sản xuất phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất; là sự hợp thành của toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của sản xuất, có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo nên sức sản xuất làm cải biến các đối tượng, tức là
  3. 138 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người lao động đóng vai trò quan trọng nhất. N gười lao động có trình độ cao, đầy đủ phNm chất và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ tốt là yếu tố quyết định mọi quá trình đổi mới, sáng tạo, quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh. Do đó, để phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta cần quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc thu hút lực lượng lao động có trình độ cao, khuyến khích phát huy tính năng động, sáng tạo đã và đang được thực hiện với cơ chế linh hoạt ở các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việt N am hiện nay với khoảng 97 triệu người, đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với lực lượng lao động dồi dào, mỗi năm có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xem đây là điểm hết sức hấp dẫn. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng 700000 doanh nghiệp, thu hút hơn 85% lực lượng lao động. Chất lượng nguồn lao động Việt N am sau hơn 3 thập niên đổi mới đã có những thay đổi đáng kể, trong đó phải thừa nhận tác động tích cực từ phía khu vực FDI. Theo số liệu lưu trữ của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu tính đến cuối năm 1995 - năm cuối cùng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, cả nước mới có khoảng 210.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI, thì đến nay con số này đã là hơn 4 triệu lao động, chưa kể số lượng lớn lao động gián tiếp khác trong các doanh nghiệp vệ tinh, các ngành nghề cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, số lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp FDI đã chuyển đổi chất lượng từ thợ thủ công sang lao động có chất lượng cao, lành nghề, có thể đảm đương các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như chuyên gia cao cấp hay cán bộ quản trị doanh nghiệp. N ăm 2017, các doanh nghiệp FDI đã đào tạo và sử dụng hơn 2,3 triệu công nhân kỹ thuật trong lắp ráp và vận hành. Từ đó, đội ngũ lao động này đã trở thành những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi, cũng có những người trở thành cán bộ quản trị giỏi và là nòng cốt trong các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lao động Việt N am cũng đã thay đổi theo yêu cầu tất yếu khách quan, tác phong công nghiệp và tuân thủ văn hóa doanh nghiệp. N guồn lực lao động là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Để có được thành công như vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân tại Việt N am đã có những đầu tư nhất định cho việc đào tạo lại lao động khi tiếp nhận họ vào làm việc, con số này chiếm tới 70%. Tiêu biểu như doanh nghiệp Toyota, từ năm 2000 cho đến nay đã liên kết với 7 trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật thông qua chương trình T-TEP đang mang lại những tín hiệu tích cực cho chất lượng nguồn nhân lực nước ta, thể hiện đóng góp của doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp ô tô Việt N am. Tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt cho sự sống còn của các doanh nghiệp. Trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực đóng vai trò trọng yếu nhất. Đặc biệt, trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, trí tuệ được coi là nguồn tài nguyên vô hạn; lao động trí tuệ của con người có ảnh hưởng quyết định đối với năng suất, chất lượng lao động. Con người trở thành nguồn
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 139 lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững. Do đó, muốn nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta, hơn lúc nào hết, chúng ta cần chú trọng công tác đào tạo, quản lý, sử dụng lao động có trình độ cao, kỹ năng tay nghề tốt, khắc phục tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. 2.2. Kinh tế tư nhân tạo động lực cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa tư liệu sản xuất Khoa học - công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Đúng như dự báo của các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác – Lênin, khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. N hững thành tựu của khoa học, công nghệ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển tư liệu sản xuất, trước hết là cải biến những công cụ lao động hiện đại theo hướng tự động hóa cả trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; tiết kiệm các nguồn lực và nhân lên gấp bội lần khả năng tác động của con người đối với giới tự nhiên. Trong kinh tế, để tạo sức bật, tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp tăng năng suất lao động ngày càng trở nên phổ biến và trở thành quy luật phát triển tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0. N hiều doanh nghiệp tạo ra được các sản phNm có giá trị kinh tế cao cũng nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Chính vì vậy, kinh tế tư nhân nước ta đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp có năng suất và hiệu quả thấp sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, có hiệu quả cao hơn vượt trội. Trong các năm gần đây, số lượng doanh nghiệp Việt N am tăng nhanh, trong đó 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Song thực tế số lượng doanh nghiệp tư nhân ở Việt N am phá sản hoặc ngừng hoạt động cũng tăng. Trong 3 tháng đầu năm 2017 cả nước có 26.478 doanh nghiệp thành lập mới. Bình quân mỗi ngày có 294 doanh nghiệp ra đời nhưng cũng có tới 265 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Tính chung, cứ 10 doanh nghiệp thành lập mới, thì có tới 9 doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động. Trong số doanh nghiệp giải thể, phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ [2]. N guyên nhân nào khiến cho các doanh nghiệp tư nhân phải phá sản và ngừng hoạt động đang ngày càng tăng? Theo các chuyên gia kinh tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải thể của doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân then chốt là sự yếu kém trong ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, việc đầu tư phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ được coi là giải pháp mang tính chiến lược, giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Khoa học và công nghệ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phNm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phNm, hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng. N hiều ngành nghề trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, quốc phòng… nhờ ứng dụng công nghệ đã mang lại những hiệu quả lớn thời gian qua. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 386 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ; 43 tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao và hơn 2.000 doanh nghiệp đạt điều kiện
  5. 140 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo báo cáo của 163 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, năm 2017, các doanh nghiệp đã giải quyết hơn 22.738 việc làm cho xã hội với tổng doanh thu đạt 105.771,7 tỷ đồng (trong đó, tổng doanh thu từ các sản phNm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ là 10.349,6 tỷ đồng). N hư vậy, lực lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ tuy chưa nhiều về mặt số lượng nhưng đã tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội rõ nét, không những tạo công ăn việc làm, mà còn tạo ra xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trong hệ thống doanh nghiệp Việt N am, góp phần nâng cao năng lực doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế [4]. Trước đây, vấn đề chính yếu của doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi muốn đổi mới công nghệ là nguồn vốn. Thế nhưng những năm gần đây, các chương trình quốc gia, các quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã tập trung nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, giúp doanh nghiệp Việt N am có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới. N hà nước cũng tạo nhiều nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng năng suất, sẵn sàng trong tiến trình hội nhập quốc tế. Mặc dù đã thấy được lợi thế và bước đầu tạo nên một động lực thôi thúc việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, song khả năng đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân Việt N am cho nghiên cứu khoa học thì còn rất hạn chế. Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, chi phí đầu tư cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt N am hiện chỉ chiếm từ 0,2 đến 0,3% tổng doanh thu, rất thấp so với ở các nước phát triển. Còn theo báo cáo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt N am, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt N am vẫn bị đánh giá là lạc hậu, khi có tới gần 60% doanh nghiệp đang sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên sáu năm. Do đó, cần phải có những chính sách để khuyến khích doanh nghiệp quan tâm hơn đến đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2.3. Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp đáng kể vào tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, kích thích sự đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng trước hết, trở thành động lực và yêu cầu cấp bách đối với tất cả doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường, việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ quyết định rất lớn đến việc đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tối đa hóa lợi nhuận, tạo lợi thế đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Sự đóng góp của kinh tế tư nhân làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên rõ rệt. Đây cũng là tiêu chí cho thấy sự phát triển trình độ lực lượng sản xuất. Trong tổng vốn đầu tư hiện nay gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển, vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp, vốn từ nhân dân, thì nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Về sự tăng trưởng mạnh mẽ tổng số vốn đầu tư, doanh nghiệp tư nhân đã thể hiện vai trò và những đóng góp quan trọng thúc đNy sự chuyển mình và cất cánh của nền kinh tế. Ước tính trong giai đoạn
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 141 2015-2016, khu vực kinh tế tư nhân, đã đóng góp gần 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước vào tổng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp tăng từ 9.25% năm 2000 lên 49.77% năm 2015. N ếu tính cả khu vực tư nhân nước ngoài là các doanh nghiệp FDI, con số này sẽ lần lượt là 32.9% vào năm 2000 và 68.6% vào năm 2015. Khoảng 546 tỷ USD đã được các doanh nghiệp Việt N am huy động và đưa vào nền kinh tế trong vòng 15 năm (2000-2015), trung bình 36.4 tỷ USD/năm. Con số này vượt xa số vốn FDI đăng ký, thực hiện và nguồn vốn ODA giải ngân hàng năm ở cùng giai đoạn. N hư vậy, các doanh nghiệp tư nhân đã và đang đóng góp lớn cho những nỗ lực chung về việc huy động nguồn lực vốn toàn xã hội vào các mục đích sử dụng hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về khả năng kích thích sự đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, mặc dù những năm gần đây, tốc độ tăng năng suất lao động của cả nước liên tục có những biến động thì tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân ổn định hơn so với các khu vực kinh tế nhà nước và FDI, xung quanh mức 4,8%-5,8% vào năm 2015-2016. Đặc biệt là khả năng duy trì việc tăng năng suất lao động ở các doanh nghiệp tư nhân lớn, điển hình như 100 doanh nghiệp được khảo sát trong danh sách niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) năm 2016 (Masan, Vinamilk, Kinh Đô, Cottecons (CTD), Hòa Bình (HBC), Vicoston (VCS),…). Các công ty lớn có lợi thế về quy mô vốn và các nguồn lực khác để đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, ưu tiên cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo. Hơn nữa, các công ty lớn cũng có khả năng mở rộng và liên kết chặt chẽ hơn với thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, các công ty tư nhân lớn trong nước thường có trình độ quản trị công ty tốt hơn, tuân thủ đầy đủ hơn yêu cầu về minh bạch thông tin, nên có thể tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực chất lượng. Điều này giúp cho việc cải thiện năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2016, trung bình mỗi năm, khu vực doanh nghiệp tư nhân tạo hơn 500.000 việc làm, chiếm khoảng 62% tổng số việc làm trong toàn bộ khối doanh nghiệp. Thu nhập bình quân/lao động trong khu vực này cũng tăng dần theo các năm, từ 46 triệu đồng/năm/lao động năm 2011 lên khoảng 76 triệu đồng/năm/lao động năm 2016. N ăng suất lao động tăng là yếu tố biểu hiện rõ nét nhất sự phát triển trình độ của lực lượng sản xuất. Do đó, cải thiện hiệu quả của khu vực tư nhân có thể giúp đạt mục tiêu nâng cao trình độ lực lượng sản xuất nước ta. 2.4. Một số đề xuất để phát huy vai trò kinh tế tư nhân nhằm thúc đẩy trình độ lực lượng sản xuất trong nước Trên cơ sở nhân thức rõ về vai trò của kinh tế tư nhân, N ghị quyết Hội nghị Trung ương 5 của Đảng xác định mục tiêu: “chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh
  7. 142 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM nghiệp”. Để thực hiện tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân thì chúng ta cần chú trọng một số định hướng, giải pháp sau: Một là, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân nhằm mục đích để kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng, bền vững, phát huy tốt vai trò động lực trong nền kinh tế quốc dân. Các cấp uỷ cần quan tâm chỉ đạo việc quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân. Đảng viên cần gương mẫu chấp hành các chính sách pháp luật về phát triển kinh tế tư nhân. Phát huy cao độ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc động viên xã hội tham gia phát triển kinh tế tư nhân đúng hướng, lành mạnh và bền vững. Hai là, đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước; xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý của N hà nước hỗ trợ cho kinh tế tư nhân. Thực hiện nhiệm vụ này tức là bộ máy N hà nước phải được xây dựng trên tinh thần gọn nhẹ, công chức phải có trình độ chuyên môn thích ứng. Cùng với đó là đNy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, thực hiện một nhà nước, một Chính phủ kiến tạo. ĐNy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tạo dựng minh bạch hệ thống thông tin quản lý trong xã hội. Đồng thời, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân cần được cải thiện bởi việc nhanh chóng hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư tư nhân, mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đNy cạnh tranh bình đẳng; Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là giao thông, đô thị, cấp thoát nước, thuỷ lợi, xử lý chất thải bảo vệ môi trường...; Tạo mọi khả năng để các doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực phát triển như: Tài chính, đất đai, công nghệ, nhân lực. Ba là, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Thực hiện giải pháp này chính là phải khuyến khích, tạo mọi cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các cơ sở khoa học, các nhà quản lý, các nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến cho doanh nghiệp. Đã đến lúc cần có chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên tập trung đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn và những ngành có giá trị gia tăng cao... Chiến lược này phải được thực hiện cụ thể, sát sao, bài bản, tương ứng với từng ngành nghề cụ thể. Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực mới và nhân lực trẻ, cần tiến hành đào tạo lại nguồn lực lao động hiện có nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt N am. Việc đào tạo nâng cao chất lượng này dựa trên cơ sở đòi hỏi của cách mạng công nghiệp 4.0 và gắn đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp theo từng lĩnh vực cụ thể. N goài ra, việc liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học cũng là vấn đề đáng quan tâm. Ðây có thể được coi là yếu tố quan trọng giúp phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, cần có cơ chế thuận lợi để các nhà khoa học
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 143 chủ động nghiên cứu những gì mà doanh nghiệp và xã hội cần; phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính, tránh việc hành chính hóa nghiên cứu khoa học, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế tài chính để “cởi trói” cho hoạt động nghiên cứu. N hiều chuyên gia cho rằng, cơ chế sử dụng, trọng dụng người tài tại các đơn vị cũng cần thay đổi và có cơ chế chính sách đặc thù để những người say mê làm khoa học phải có thu nhập tốt. N hìn chung, cơ chế cần đổi mới sao cho đội ngũ chuyên gia nói riêng và người lao động nói chung yên tâm cống hiến trong công việc. 3. KẾT LUẬN Mặc dù, khu vực kinh tế tư nhân Việt N am hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, môi trường pháp lý đối với khu vực này chưa hoàn thiện, năng lực sản xuất công nghiệp mới ở giai đoạn đầu phát triển,… song chúng ta cũng không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của kinh tế tư nhân. Đặc biệt là nhân tố tạo động lực thúc đNy sự năng động, sáng tạo, sẵn sàng đào thải những yếu tố lạc hậu, yếu kém; đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến. Khu vực kinh tế tư nhân đang góp phần tích cực vào quá trình phát huy hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, từ đó nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đNy trình độ của lực lượng sản xuất, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện và bền vững đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt N am: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N xb Chính trị quốc gia, H.2016, tr.103 2. Thanh Hương, ngày 04/11/2018 https://baodautu.vn/doanh-nghiep-fdi-gop-phan-nang-cao- chat-luong-lao-dong-viet-nam-d90385.html 3. Lê Thị Huyền, 14/06/2018, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/day-manh-ung-dung-khoa-hoc- cong-nghe-nham-phat-trien-ben-vung-doanh-nghiep-vua-va-nho-tai-viet-nam-hien-nay- 53867.htm 4. N hật Minh, 23/3/2019, https://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/khoa-hoc/item/39594702- canh-tranh-nho-khoa-hoc-va-cong-nghe.html 5. Lê Duy Bình (2018), Kinh tế tư nhân Việt Nam – Năng suất và thịnh vượng, Hà N ội, www.economica.vn
nguon tai.lieu . vn