Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 235 KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0 TS. Nguyễn Thị Nga Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và mọi thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam.Trong bài viết này, tác giả đề cập đến quá trình nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân, phân tích cơ hội và thách thức của sự phát triển kinh tế tư nhân trong thời đại công nghiệp 4.0 Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tư nhân, cơ hội và thách thức PRIVATE ECONOMY IN VIETNAM – OPPORTUNITES AND CHALLENGES IN THE INDUSTRAIALAGE 4.0 Abstract: The 4.0 industrial revolution has impact on every area of social life and all economic sectors including the private sector in Vietnam.In this article, the author mentions our Party’s democratic process of the private economy analyzes the opportunities and challenges of private economic development in the industrial age of 4.0 Keywords: Industrial revolution 4.0; Personal economic; Oppotunity and challenge 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ sau đổi mới đến nay, quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân luôn nhất quán và ngày càng hoàn thiện, đóng vai trò quyết định trong việc thúc đNy sự phát triển của khu vực kinh tế này. Tuy nhiên, trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế tư nhân ở Việt N am đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Việc tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức sẽ góp phần đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Quan điểm chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân từ 1986 đến nay. Các quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân, thể hiện tập trung trong các cương lĩnh xây dựng đất nước, văn kiện đại hội Đảng, các nghị quyết chuyên đề của bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương và trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Cả hai thành phần kinh tế trên thuộc cùng chế độ và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
  2. 236 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng tác chủ trương nhất quán là phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đảng ta khẳng định: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì hội nhập. Tại đại hội toàn quốc lần thứ VI(12/1986) Đảng ta đã khẳng định chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế “Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế… Xóa bỏ những thành kiến thiên lệch”(1). Đại hội VI cũng khẳng định sự cần thiết: “Bằng những biện pháp thích hợp sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa”(2). N hư vậy, tại Đại hội VI, các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được thừa nhận sự tồn tại và hoạt động dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, song kinh tế tư nhân noi riêng, cách thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa nói chung vẫn được coi và đối tượng phải cải tạo bằng những hình thức và bước đi. Tiếp đó là nghị quyết số 16 N Q/TW ngày 15/7/1988 của Bộ chính trị khóa VI và nghị quyết Hội nghị trung ương 6 khóa VI tiếp tục khẳng định: Kinh tế tư nhân được phát triển trong những ngành có lợi cho quốc dân sinh. N ghị quyết 10 N Q/TW ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị khóa VI xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, tác động lực cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp hồi phục, bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đó là bước khởi đầu quan trọng đối với kinh tế tư nhân nước ta, mở đường cho bước đột phá sau này. Đến Đại hội VII, tiếp tục tư tưởng của Đại hội VI, Đại hội VII coi kinh tế tư nhân là một thành phần quan trọng độc lập có tiền năng phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Đại hội VII khẳng định: “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý hướng dẫn của nhà nước”(3) và Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Đại hội VIII, nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã tiếp tục khẳng định cần đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế, tạo điều kiện kinh tế, pháp lý để các nhà kinh doanh yên tâm làm ăn, đầu tư. Đại hội đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán lâu dài chính sách này. Khuyến khích doanh nghiệp cá nhân trong và ngoài nước khai thác tiền năng, ra sức đầu tư phát triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu, hình thức tổ chức kinh doanh”(4). (1 )Đảng Cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Phần I, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 58 (2) Đảng Cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Phần I, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 622-623. (3) Đảng Cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Phần I, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 622-623. (4) Đảng Cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Phần I, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội, tr. 622-623.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 237 Đại hội IX (1/2001), Đảng ta cũng khẳng định, kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm”( 1). N hư vậy đến Đại hội IX, đã thể hiện bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân. Từ cho rằng, tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định, đến Đại hội IX, quan điểm của Đảng đã có bước nhận thức mới, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và chính sách pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển, trên những hướng ưu tiên của N hà nước, kể cả đầu tư qua nước ngoài, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh liên kết với nhau với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Đại hội X của Đảng (4/2006) đã khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Lần đầu tiên, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân của Đảng đã chính thức nêu ra và có quy định cụ thể trong hội nghị trung ương 3 khóa X thông qua quy định, Đảng viên làm kinh tế tư nhân. Điều đó cho thấy, Đảng ta đã thể hiện sự đột phá trong tư duy vừa thận trọng, vừa mở đường cho đảng viên được kinh doanh hợp pháp. Cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, chính sách phát huy tiềm năng của mọi người dân, trong đó có đội ngũ đảng viên, tạo động lực thúc đNy kinh tế, xã hội. Đến Đại hội XI (1/2011), Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định phải hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Tiếp đến là đại hội XII (1/2016), Đảng ta đã khẳng định mạnh mẽ dứt khoát khi có kinh tế tư nhân là động lực trọng của nền kinh tế. Đại hội XII khẳng định “Tạo thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành lĩnh vực kinh tế trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”(2). Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành nghị quyết số 10 - N Q/ TW ngày 3/6/2017 xác ddingj mục tiêu tổng quát: Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao đời sống nhân dân. N hư vây, quan điểm của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân có một quá trình hình thành và phát triển, hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển Kinh tư nhân vẫn đã được Đảng ta khẳng định là vấn đề chiến lược lâu dài, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kì hội nhập. (1) Đảng Cộng sản Việt N am(2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Phần I, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội,, tr. 149. (2) Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà N ội, tr. 107 - 108
  4. 238 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 2.2. Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0” ở Đức từ năm 2013. Cuộc CMCN 4.0 có ý nghĩa chuyển đổi toàn bộ thế giới thực sang thế giới số. Mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc CMCN 4.0 diễn ra trên quy mô toàn cầu, trong đó có Việt N am. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển từ các thành tựu của ba cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trước đó, trong đó trực tiếp kế thừa những thành tựu khoa học từ cuộc cách mạng công nghiệp lấn thứ ba. Vì thế, đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng này đó là sự phát triển của Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây, di động thông minh… với sự phát triển vượt bậc, có tính đột phá như vậy, cuộc cách mạng này được xác định là: Thứ nhất, cuộc cách mạng có sức phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, làm biến đổi nhanh chóng mọi mặt đời sống xã hội, sức sản xuất, sinh hoạt, tư duy, suy nghĩ của con người, cho đến dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí. Thứ hai, là cuộc cách mạng không chỉ tạo ra “môi trường cộng sinh” giữa con người và Rô-bốt mà còn tạo ra “môi trường cộng sinh” giữa thế giới ảo và thế giới thực. N hư vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này sẽ tác động đến nhiều lĩnh vực, đã và đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tác động đến các quốc gia trên nhiều phương diện. Đây là một cuộc cách mạng sản xuất gắn liền với những đột phá về công nghệ. Trọng tâm là việc xây dựng một thế giới siêu kết nối dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất. N hững yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...Đây là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử nhân loại, có tác động sâu sắc đến các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội thế giới diên ra trên ba lĩnh vực gồm công nghệ sinh học, kỹ thuất số và vật lý. Làn sóng công nghệ này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phNm dịch vụ, giảm tiêu hao nhiên liệu, chi phí sản xuất vận hành, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân. 2.3. Cơ hội và thách thức của kinh tế tư nhân trong thời đại công nghiệp 4.0 2.3.1. Cơ hội của việc phát triển kinh tế tư nhân trong thời đại công nghiệp 4.0 Thứ nhất: Nhờ cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo cơ hội cho kinh tế tư nhân tiếp cận với nền kinh tế toàn cầu
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 239 Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể là internet, internet vạn vật, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, điện toán đám mây, việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối trên toàn thế giới… sẽ mở ra cơ hội tốt cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tiếp cận với những ứng dụng khoa học công nghệ tiện ích, chi phí phù hợp. Từ đó, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực. N hờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà hệ thống công nghệ thông tin đã được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động kinh tế tài chính, trở thành mạch máu không thể thiếu trong quản lý điều hành hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động kinh tế của doanh nghiệp nói riêng. Điều đó giúp cho các hoạt động kinh tế có thể diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thứ hai: Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp các doanh nghiệp tư nhân giải quyết được khó khăn về nguồn nhân lực với khả năng kết nối ngày càng nhanh trên phạm vi rộng Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tư nhân kết nối, tìm kiếm nguồn nhân lực trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Với công nghệ hiện đại và sự kết nối trên phạm vi rộng sẽ giúp doanh nghiệp tư nhân tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng những thông tin về nguồn nhân lực trên thị trường lao động. Trên cơ sở đó, có thể giải quyết nhanh chóng những khó khăn về nguồn nhân lực hiện tại. Mặt khác, các doanh nghiệp có thể nắm bắt nhanh các nhu cầu, xu thế phát triển về nguồn nhân lực trtrong và ngoài nước, từ đó có kế hoạch, chiến lược trong tuyển dụng, sử dụng và đạo tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của doanh nghiệp mình trước mắt cũng như lâu dài nhằm tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình. Trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều thương hiệu của khu vực tư nhân không chỉ được ghi nhận ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường khu vực và quốc tế. Trên thực tế, ở Việt N am đã xuất hiện nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân quy mô lớn với nguồn vốn lớn và công nghệ cao giành được sự vượt trội và bứt phá. Thứ ba: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân kết nối với nhau thuận lợi, hình thành chuỗi giá trị chung cho các doanh nghiệp Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân sẽ thuận lợi hơn trong tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại, nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau. Để tìm kiếm cơ hội, đầu tư, các doanh nghiệp tư nhân có thể kết nối với nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phNm Trong thực tế, không ít các doanh nghiệp Việt N am đã chủ động đi tắt đón đầu, mạnh dạn đầu tư và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Tập Đoàn sơn Kova, tập đoàn TH true milk, là những doanh nghiệp tư nhân đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phNm có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần khẳng định giá trị thương hiệu Việt N am trên thị trường thế giới. Thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với hệ thống mạng không dây, dữ liệu số hóa sẽ giúp các hoạt động kinh tế không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.
  6. 240 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM N hờ cách mạng công nghiệp 4.0 mà phạm vi công việc và lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các doanh nghiệp được mở rộng. Các doanh nghiệp tư nhân ngày càng thuận lợi trong liên kết với nhau do thông tin minh bạch và dễ dàng tiếp cận. Mặt khác, nhờ tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên đơn giản, hiệu quả hơn, các doanh nghiệp nhanh chóng kết nối để hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu Thứ tư: Sự trú trọng Đảng, Nhà nước tới cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ chế chính sách, quy định pháp lý mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng năng lực thích ứng Với nhưng cơ chế, chính sách quy định pháp lý mới của Đảng và N hà nước đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân tăng năng lực thức ứng. N gày 3/6/2017, N ghị quyết 10- N Q/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành với mục tiêu "Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Lần đầu tiên, một nghị quyết của Trung ương Đảng dành riêng cho khối kinh tế tư nhân nhằm hướng đến mục tiêu quyết tâm hoàn thành kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Với tinh thần hưởng ứng tích cực chủ trương của Trung ương Đảng, ngày 3/10/2017, Chính phủ đã ban hành N ghị quyết 98-N Q/CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện N ghị quyết số 10-N Q/TƯ triển khai nhiệm vụ đến các Bộ, ngành và địa phương nhằm hỗ trợ, phối hợp cùng DN tư nhân phát huy tối đa nguồn lực, ngày càng trở thành lực lượng hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. N goài ra, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện triệt để chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp N hà nước, bán cổ phần cho các nhà đầu tư tư nhân trong nước, giảm tỉ lệ sở hữu vốn N hà nước; tiếp tục đNy mạnh thoái vốn ngoài ngành. N hờ các chính sách tạo sự bình đẳng trong việc cạnh tranh, phát huy hiệu quả tối đa của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tư nhân được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tham gia trở thành cổ đông của các công ty cổ phần có vốn N hà nước, tham gia cung ứng dịch vụ công trong nhiều lĩnh vực như: Giao thông, năng lượng, viễn thông, đô thị, cấp, thoát nước, thủy lợi, xử lý chất thải. Khối doanh nghiệp này được khuyến khích tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thông qua các hình thức đối tác công - tư. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp tư nhân có điều kiện hơn để nắm bắt linh hoạt, sáng tạo và thay đổi kịp thời để thích nghi với công nghệ mới. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến nhận thức và hành động của mỗi doanh nghiệp, cá nhân, khuyến khích các cá nhân nỗ lực học tập nâng cao trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật trong công tác chuyên môn, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Trong nền kinh tế số hiện nay, để tồn tại, các doanh nghiệp tư nhân phải không ngừng nô lực, đưa công nghệ số vào từng công việc cụ thể, ứng dụng máy móc và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phNm mới, nâng cao chất lượng, tăng thị trường, tạo ra công nghệ phù hợp với quy mô của từng doing nghiệp, từ đó doing nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 241 2.3.2. Thách thức của việc phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Thứ nhất: Vốn đầu tư phát triển trang thiết bị để thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế Một thách thức lớn đối với đNy mạnh kinh tế tư nhân là đầu tư phát triển trang thiết bị để thích ứng với tiến bộ khoa học công nghệ số. Đầu tư cho các thiết bị công nghệ sẽ giúp mang lại nhiều hiệu quả tuy nhiên chi phí đầu tư là vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư còn hạn chế Hiện nay Việt N am có khoảng hơn 600.000 doanh nghiệp, trong đó có 500.000 doanh nghiệp tư nhân. Trong số này có tới 96% doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn và kinh nghiệp quản lý còn hạn chế. Đó là chưa kể những khóa khăn trong tiếp cận nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đang trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Vấn đề quan trọng hiện nay của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân là thiếu vốn sản xuất và quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp là quá nhỏ. Vì vậy, việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại (hầu hết là phải nhập từ nước ngoài) là rất khó khăn, trong khi muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thì phải không ngừng cải tiến trang thiết bị, giảm chi phí đầu vào. Xuất phát từ đặc trưng quy mô vốn nhỏ nên các doanh nghiệp hầu như bị hạn chế trong việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại. Trình độ quản lý và tay nghề chuyên môn thấp, hầu hết những người có trình độ cao đều có tâm lý muốn làm việc ở những công ty lớn do được trả lương cao. Ở các tỉnh có nền kinh tế kém phát triển, số lượng chủ các doanh nghiệp tư nhân qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, còn công nhân chủ yếu là lao động thủ công, chỉ qua đào tạo nghề ngắn hạn hoặc là những lao động chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang nên trình độ tay nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ hai: Hầu hết các doanh nghiệp chưa chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0, dẫn đến doanh nghiệp bị động trước các xu thế mới Trong khi đó, hiện nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước còn chưa thích ứng được với những thay đổi mới, không ít doanh nghiệp còn bị động với các xu thế mới, họ không hiểu bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0, không thấy được liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp tư nhân cần nghiên cứu, thích ứng và có những thay đổi phù hợp nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường trong thời đại công nghệ 4.0 Doanh nghiệp tư nhân muốn tồn tại và phát triển cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh. N hững doanh nghiệp thích ứng được với những thay đổi của cuộc cách mạng số sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất lao động... từ đó, gia tăng lợi nhuận. N gược lại,
  8. 242 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM doanh nghiệp nào không thích ứng được sẽ bị tụt lùi, không cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Thứ ba: Việc thực thi các chính sách, quy định pháp lý đôi khi còn nhiều khó khăn, hạn chế đối với các doanh nghiệp tư nhân Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Các doanh nghiệp tư nhân cũng gặp phải những vấn đề khó khăn trong tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, đất đai và mặt bằng cho sản xuất kinh doanh. Các rào cản liên quan đến thực thi chính sách thuế, đến môi trường đầu tư và kinh doanh. Rào cản về gia nhập thị trường quyền tự do kinh doanh chưa được tôn trọng đầy đủ; môi trường kinh doanh chưa thực sự bảo đảm cạnh tranh công bằng, lành mạnh; việc gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường còn nhiều rào cản. Rào cản đối với tiếp cận thông tin. Doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ thường gặp khó khăn hơn trong tiếp cận thông tin so với các doanh ngoài nhà nước với quy mô lớn. Chưa kể, các rào cản liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế chính sách đối với khu vực kinh tế tư nhân trong tương quan so sánh với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các doanh nghiệp nhà nước vẫn được hưởng nhiều ưu ái từ N hà nước. Doanh nghiệp nhà nước ở các lĩnh vực độc quyền nhà nước như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ công ích thiết yếu, cơ chế định giá chưa theo cơ chế thị trường và tính minh bạch trong cơ chế giá còn thấp. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân trong nước lại chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ. Thứ tư: Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những thay đổi lớn trong thị trường lao động, có khả năng tạo ra nguy cơ thất nghiệp, phá vỡ thị trường lao động. Trong cách mạng công nghiệp 4.0, số lượng lao động đông không còn là một lợi thế. Với cuộc cách công nghệ số, tự động hóa sẽ thay thế lao động chân tay. Rôbốt sẽ thay thế con người trong nhiều lĩnh vực. Và điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có một số lượng lao động lớn có nguy cơ mất việc do tác động của tự động hóa diễn ra ngày càng phổ biến. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, hàng loạt các việc làm mới ra đời, chưa từng xuất hiện. Điều này có nghĩa là thị trường lao động thay đổi, cung – cầu cũng thay đổi. Chưa kể những thách thức khó khăn trong tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực số cho doanh nghiệp, lãnh đạo số để thúc đNy các doanh nghiệp tư nhân phát triển thích ứng trong thời đại công nghiệp 4.0 Thứ năm: Vấn đề an toàn thông tin của doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đang trở thành một thách thức không nhỏ. Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển ngày càng tinh vi của công nghệ số sẽ làm tăng những lỗ hổng bảo mật, tạo điều kiện cho tội phạm công nghệ cao hoạt động. Điều này đặt ra thách thức cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng về vấn đề an toàn cho hệ thống thông tin, vấn đề bảo mật thông tin, an ninh thông tin, đặc biệt là đối với những hệ thống kết nối như ICS. ICS - Industrial Control System là
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 243 hệ thống điều khiển công nghiệp. ICS được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: Dầu khí, lưới điện, sản xuất, đô thị thông minh. Hiện nay, các thiết bị và giao thức được sử dụng trong ICS được ứng dụng ở gần như mọi lĩnh vực công nghiệp và hạ tầng trọng yếu như sản xuất, giao thông vận tải, năng lượng và xử lý nước. Mức độ kết nối cao mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại sẽ đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn đến bảo mật cho các hệ thống ICS. Cách mạng công nghiệp 4.0 là con dao hai lưỡi, với thế mạnh là những công nghệ đột phá, nhưng bên cạnh đó là các vụ tấn công an ninh mạng gây tổn thất rất lớn. N hững vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ, thông tin khách hàng. Khi doanh nghiệp số hóa, các mối đe dọa an ninh mạng cũng dần trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh đó, các quốc gia đang phát triển như Việt N am vẫn cần phải tập trung vào bảo vệ an ninh mạng. N ếu bảo vệ tốt các hệ thống ICS, chúng ta có thể tránh được nhiều vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra, như sự gián đoạn hoạt động của các quy trình công nghiệp. m công nghệ cao. 2.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời đại công nghiệp 4.0 Trước những cơ hội và thách thức mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra đối với kinh tế tư nhân cần phải có những giải pháp để tận dụng tối đa các cơ hội và vượt qua những thách thức, khó khăn góp phần đNy mạnh kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế Thứ nhất: Thống nhất nhận thức và hành động triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân Giải pháp này nhằm tạo ra nhận thức thống nhất trong hệ thống chính trị - xã hội về vai trò động lực của kinh tế tư nhân, từ đó tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, phát huy thế mạnh và tiềm năng của kinh tế tư nhân. Đồng thời, hạn chế những mặt tiêu cực phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân; phòng chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tư nhân Tiếp tục triển khai các quy định, chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, N ghịđịnh số 38/2018/N Đ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 và các quy định, chính sách có liên quan. N âng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả
  10. 244 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Thứ hai: Đổi mới nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý của Nhà nước Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường khoa học công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành nghề kinh doanh mới ở Việt N am đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp. N hà nước cần tạo điều kiện thật thuận lợi về môi trường cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tham gia và ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Xây dựng chỉ số đổi mới công nghệ quốc gia và lấy chỉ số này cùng các chỉ số về năng lực cạnh tranh làm một trong những thước đo sự hiệu quả của chính phủ. Tập trung thúc đNy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số. Thực hiện nhiệm vụ này tức là bộ máy nhà nước phải được xây dựng trên tinh thần gọn nhẹ, công chức phải có trình độ chuyên môn thích ứng. Cùng với đó là đNy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, thực hiện một nhà nước, một Chính phủ kiến tạo; ĐNy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tạo dựng minh bạch hệ thống thông tin. Tập trung thúc đNy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: Có cơ chế tài chính thúc đNy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ người Việt N am ở nước ngoài và cộng đồng trong nước. Thứ ba: Tăng cường sự chủ động từ phía các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân Để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp tư nhân trong nước cần có sự chuNn bị kỹ và phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện của mình. Chú trọng đến việc trình hóa, số hóa được các hoạt động sản xuất, kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp, tạo ra môi trường kết nối, an ninh, an toàn. Các doanh nghiệp tư nhân cần chủ động tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của cách mạng công nghiệp 4.0 và khả năng ứng dụng nhằm cải thiện chất lượng sản phNm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia trong chuỗi giá trị. Cần phải linh hoạt trong việc thay đổi sản phNm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giản tiện quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phNm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phNm, tăng khả năng cạnh tranh… Phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, trong đó có các tập đoàn kinh tế, bao gồm các tập đoàn kinh tế tư nhân trong lĩnh vực công nghệ- thông tin nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp trong
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 245 nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi nhanh chóng để phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và các loại hình doanh nghiệp khác gồm các doanh nghiệp nhà nước lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và với chính các doanh nghiệp tư nhân trong nước khác. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yếu tố quan trọng đóng góp vào việc tạo thêm việc làm, tăng sản lượng công nghiệp và đNy mạnh xuất khNu của Việt N am. Để tăng cường kiên kết giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Việt N am phải biết nắm bắt thời cơ, xây dựng chiến lược, tầm nhìn xa với tinh thần dám nghĩ, dám làm và khát vọng vươn xa thì mới có thể lớn mạnh, tham gia vào sân chơi chung với các tập đoàn trong khu vực và trên thế giới 3. KẾT LUẬN Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội, mang đến nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho lĩnh vực kinh tế tư nhân. Do đó, các nhà hoạch định chính sách và quản lý kinh tế cần chủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển phù hợp để nắm bắt, tận dụng được cơ hội và vượt qua những khó khăn, thách thức. N ếu không tận dụng được cơ hội, cơ hội sẽ qua đi, đồng thời làm gia tăng khó khăn và thách thức. Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực cho sự phát triển nền kinh tế, cần có sự thống nhất và quyết tâm đổi mới của toàn đảng, toàn dân, sự chủ động và không ngừng đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. N ếu biết phát huy đầy đủ sức mạnh và khả năng sáng tạo của khu vực tư nhân, thì kinh tế Việt N am sẽ có nhiều cơ hội phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, Phần I, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội. 2. Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N xb. Chính trị quốc gia, Hà N ội. 3. Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 1-11-2016, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xem: http://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/toan-van-nghi-quyet-so-05-nq-tw-ve- tiep-tuc-doi-moi-mo-hinh-tang-truong-414371.html 4. Phùng Quốc Hiển (2018), “Để kinh tế tư nhân trở thành một động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế, truy cập ngày 20/8/2019, từ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan- triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XII/2018/53247/De-kinh-te-tu-nhan-tro-thanh-mot- dong-luc-phat-trien.aspx
nguon tai.lieu . vn