Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 623 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG: NHỮNG RÀO CÂN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH PGS. TS.Bùi Văn Huyền Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ThS. Phạm Thị Bảo Thoa Trường Chính trị Tô Hiệu Tóm tắt: Phát triển kinh tế Hải Phòng có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế khu vực và kinh tế cả nước. Một trong những hoạt động mang tính cấp thiết trong phát triển kinh tế Hải Phòng hiện nay là phát triển kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân Hải Phòng với số lượng doanh nghiệp tăng đều từ năm 2013 đến nay, tuy nhiên chủ yếu là doanh nghiệp quy mô nhỏ. Mặc dù khu vực này thu hút một số lượng lớn lao động, nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Hơn nữa, đầu tư cho khoa học công nghệ tại Hải Phòng phần lớn là hoạt động của khu vực nhà nước, trình độ khoa học công nghệ khu vực tư nhân thấp. Tuy vậy, kinh tế tư nhân tại Hải Phòng đã và đang đóng góp rất tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để kinh tế tư nhân Hải Phòng thực sự trở thành động lực cho kinh tế địa phương cần phải dỡ bỏ những rào cản về thể chế, về chính năng lực của các doanh nghiệp tư. Muốn thực hiện được điều này, chính quyền thành phố cần có cơ chế chính sách phù hợp như tạo môi trường kinh doanh, chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực của thành phố. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, rào cản, chính sách PRIVATE ECONOMY IN HAI PHONG: BARRIERS AND POLICY RECOMMENDATIONS Abstract: Haiphong’s economic development plays an important role for the regional and national economy. At present, one of the most urgent activities in Haiphong’s economic growth is the development of the private economy. The number of private economic enterprises in Haiphong has steadily enhanced since 2013 but mostly small businesses. Although these companies attract a large number of employees, the quality of human resources is not high. Moreover, investment in science and technology in Haiphong is largely from the state-owned sector, level of science and technology in private sector is actually low. However, the private economy in Haiphong has been actively contributing to the local socio-economic development. To promote Haiphong's private economy to a driving force for the local economy, it is necessary to remove institutional barriers and the capacity of private enterprises. In order to accomplish this task, the city government should have appropriate policies such as creating favorable business environment, focusing on training human resources of the city. Key words: Private economy, barrier, policy.
  2. 624 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Một trong những điểm mới nổi bật trong văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ XII về lĩnh vực kinh tế là việc xác định vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. Đại hội XI cũng như các kỳ đại hội trước đó, Đảng thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân và khẳng định các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, coi kinh tế tư nhân là một động lực của nền kinh tế. Đại hội XII, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân được nâng cao hơn: “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Hơn 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã góp phần không nhỏ để tạo nên những thành tựu đáng ghi nhận cho tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam: góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; huy động các nguồn vốn trong nhân dân, trong xã hội vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.... Thực tiễn các nền kinh tế trên thế giới đã chứng minh, động lực, nền tảng của kinh tế thị trường là kinh tế tư nhân. Một nền kinh tế thị trường phát triển thì kinh tế tư nhân cũng phát triển và ngược lại. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, phát triển kinh tế tư nhân là một xu hướng tất yếu, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Điều này yêu cầu các địa phương nói riêng và cả nước nói chung cần xác định đúng đắn vai trò của kinh tế tư nhân, có cơ chế hợp lý khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Hải Phòng là thành phố cảng được xác định là điểm nút giao thông quan trọng của các tỉnh miền Bắc, là cửa ngõ cảng biển quốc tế của khu vực Vịnh Bắc Bộ, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực miền Bắc và kinh tế cả nước. Để khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế cũng như thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, Hải Phòng cần phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Trong những năm qua, kinh tế tư nhân Hải Phòng đã có những đóng góp tích cực, khẳng định vai trò là động lực cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Cụ thể: giai đoạn năm 2013 – 2018, đóng góp của kinh tế tư nhân trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố chiếm trung bình 46,9% (1). Số doanh nghiệp ngoài nhà nước tính đến năm 2017 lên tới 13.533 doanh nghiệp, nâng tổng số lao động trong loại hình doanh nghiệp này lên 243.133 người, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng, trong quá trình phát triển cũng bộc lộ không ít hạn chế: xu hướng phát triển doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ gia tăng; sự liên kết chuỗi với các doanh nghiệp địa phương với nhau, giữa doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp trong, ngoài nước tương đối mờ nhạt; năng suất lao động trong khu vực kinh tế tư nhân thấp.... Mặc dù đã có phương hướng, giải pháp khắc phục những hạn chế này, nhưng kinh tế tư nhân Hải Phòng hiện nay vẫn gặp nhiều rào cản trong quá trình khẳng định vị trí là động lực quan trọng của kinh tế địa phương. Từ việc xác định, phân tích những rào cản này, kinh tế tư nhân Hải Phòng sẽ tìm được phương hướng phát triển đúng đắn, khẳng định vị trí của mình với kinh tế - xã hội địa phương. Đó là những mục tiêu nghiên cứu đặt ra trong bài viết này. (1) Tổng hợp từ Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2018
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 625 2. NỘI DUNG 2.1. Đặc điểm và vai trò của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng 2.1.1. Đặc điểm Kinh tế tư nhân là một trong bốn thành phần kinh tế của nước ta hiện nay (cùng với kinh tế Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh tế tập thể). Kinh tế tư nhân được xác định là khu vực kinh tế ngoài nhà nước dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần có vốn Nhà nước; công ty cổ phần không có vốn Nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể. Kinh tế tư nhân Hải Phòng hiện nay gồm những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp gia tăng nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ Cùng với sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số sản xuất công nghiệp, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Hải Phòng tăng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay. Năm 2013, doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Hải Phòng (gồm 5 loại hình: tư nhân; công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần có vốn Nhà nước; công ty cổ phần không có vốn Nhà nước) chiếm 95,2% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố (8.060 trên tổng số 8462). Năm 2017 số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Hải Phòng tăng lên 13.533 doanh nghiệp ngoài, chiếm 96,1% tổng số doanh nghiệp tại địa phương. Số lượng doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân gia tăng kéo theo sự gia tăng của số lượng lao động trong khu vực này. Số lượng lao động thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực của doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Hải Phòng năm 2017 là 243.133(1) lao động, bằng 124,83% số lượng lao động năm 2013. Cơ cấu doanh nghiệp Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017 Đơn vị:% Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2018 (1) Niên giám thống kê Hải Phòng 2018
  4. 626 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Hải Phòng có quy mô nhỏ, siêu nhỏ. Tính đến 31/12/2017, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 96,06% tổng số doanh nghiệp Hải Phòng nhưng số lượng doanh nghiệp với quy mô từ 5000 người trở lên chỉ chiếm 0,01%, số doanh nghiệp có quy mô dưới 5 người chiếm tỷ lệ cao nhất, lên đến 36,82%(1). Thực tế này cũng phản ánh đúng tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng hiện nay. Mặc dù vậy, khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có những đóng góp quan trọng trong GRDP Hải Phòng. Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế Đơn vị: % Sơ bộ 2013 2015 2016 2017 2018 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Phân theo loại hình kinh tế Nhà nước 25,75 26,30 26,10 25,80 24,30 Ngoài nhà nước 53,40 47,64 45,54 43,67 44,56 Tập thể 1,45 1,32 0,90 0,70 0,60 Tư nhân 26,04 26,80 29,75 31,92 34,07 Cá thể 25,91 19,52 14,89 11,05 9,89 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 14,03 19,42 22,01 24,25 25,15 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6,82 6,64 6,35 6,28 5,99 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2018 Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, mặc dù khu vực ngoài nhà nước (với tư nhân và cá thể chiếm đa số) có tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm giảm dần từ năm 2013 - 2017 và tăng nhẹ trong năm 2018 (sơ bộ) nhưng đây vẫn là loại hình kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại hình khác. Hơn nữa, giá trị thực tế khu vự kinh tế tư nhân đóng góp trong tổng sản phẩm địa phương tăng nhanh từ năm 2013 đến nay. Năm 2013, giá trị của khu vực ngoài nhà nước (với 3 bộ phận: tập thể, tư nhân, cá thể, trong đó tư nhân và cá thể chiếm đại đa số) trong tổng sản phẩm trên địa bàn là 55.268 tỷ đồng, năm 2018 (sơ bộ) là 87.130,8 tỷ đồng. Sở dĩ tỷ lệ phần trăm như bảng số liệu trên là do những năm qua, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải (1) Niên giám thống kê Hải Phòng 2018
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 627 Phòng tăng trưởng vượt bậc (giá trị đóng góp trong tổng sản phầm thành phố năm 2018 tăng 3,39 lần so với năm 2013). Thứ hai, chất lượng lao động thấp, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu Hải Phòng cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước đều gặp phải những nút thắt trong phát triển kinh tế tư nhân là chất lượng lao động thấp và trình độ khoa học công nghệ lạc hậu. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo Đơn vị:% 2013 2015 2016 2017 Sơ bộ 2018 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 26,59 31,80 32,30 33,76 31,10 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2018 Kinh tế Hải Phòng nói chung phải đối mặt với tình trạng lao động có trình độ không cao, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất lao động thấp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tại Hải Phòng năm 2013 là 26,59%, sơ bộ năm 2018 là 31,10%. Mặc dù có sự gia tăng về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ năm 2013 – 2017 (năm 2018 có xu hướng giảm do tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng cao, lực lượng lao động mới gia nhập thị trường lao động tăng nhanh, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo) tuy nhiên tỷ lệ này tại Hải Phòng chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của Hải Phòng, thành phố có vị trí quan trọng trọng địa chính trị cũng như điểm nút kinh tế quan trọng của khu vực miền Bắc. Kinh tế tư nhân tại Hải Phòng chắc chắn sẽ có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp hơn các con số trong bảng. Đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức để kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế Hải Phòng nói chung nâng cao năng suất lao động trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng tương đối hạn chế. Với đại đa số số doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, nên việc chủ động đầu tư khoa học công nghệ, đặc biệt khoa học công nghệ hiện đại không nhiều. Điều này phản ánh thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam: tính chủ động, tích cực trong đổi mới khoa học công nghệ của khu vực tư nhân không cao. Thực tế này đi ngược lại với xu hướng chung của các nước phát triển trên thế giới, khu vực đầu tư lớn nhất cho khoa học công nghệ là khu vực tư nhân, ở Việt Nam là khu vực nhà nước. Tại Hải Phòng, số tổ chức khoa học công nghệ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn thấp hơn kinh tế nhà nước, cụ thể: Số tổ chức khoa học công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2018 2013 2015 2016 2017 2018 Kinh tế nhà nước 32 36 36 38 38 Kinh tế ngoài nhà nước 19 27 29 31 30 Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng 2018
  6. 628 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2.1.2. Vai trò kinh tế tư nhân Hải Phòng Thứ nhất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng phát triển là điều kiện quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Từ năm 2015 đến nay, cơ cấu kinh tế Hải Phòng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và nông, lâm, thủy sản. Tính đến tháng 6/2019, cơ cấu các ngành dịch vụ; công nghiệp, xây dựng; nông, lâm, thủy sản, thuế sản phẩm trừ trợ cấp tương ứng là 42,66%; 46,28%; 4,8%; 6,26%(1). Ngành như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; vận tải, kho bãi ;công nghiệp chế biến, chế tạo là những ngành có số lượng doanh nghiệp lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân (lần lượt là 5.391;2.990; 2.190 doanh nghiệp năm 2017) đã thu hút một lực lượng lao động lớn, góp phần quan trọng trong tăng trưởng của ngành công nghiệp, dịch vụ của thành phố. Thứ hai, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động địa phương Với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự phát triển kinh tế tư nhân đã phần nào giải quyết vấn đề việc làm cho lao động Hải Phòng hiện nay. Với hơn 200.000 lao động, kinh tế tư nhân là khu vực thu hút nhiều lao động nhất so với các khu vực kinh tế khác ở Hải Phòng. Thu nhập của người lao động tại khu vực này cũng gia tăng theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. 2.2. Những rào cản trong phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay 2.2.1. Rào cản về thể chế Thứ nhất, cơ chế chính sách chung của cả nước Một trong những vấn đề quan trọng nhất đặt ra trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là hoàn thiện thể chế. Để thực sự trở thành động lực quan trọng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân tại mỗi địa phương và trên cả nước cần phải có những căn cứ pháp lý, quy định hợp lý, minh bạch, hiệu quả. Hiện nay, Chính phủ đang rất tích cực triển khai các Nghị quyết nhằm cải thiện môi trường kinh doanh như Nghị quyết số 35/NQ-CP (2016); Nghị quyết số 19/NQ- CP (2018) và gần nhất là Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh trạm quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Tuy vậy, tình trạng văn bản quy phạm pháp luật thiếu chất lượng, quy định chồng chéo, xung đột trở thành rào cản trong quá trình thực thi, làm tăng chi phí và nguy cơ vi phạm pháp luật cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cũng là một trở ngại lớn cho kinh tế tư nhân Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Mặc dù hiện nay quy định về thuế có một số thay đổi tích cực, nhưng kinh tế tư nhân vẫn gặp bất (1) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2019, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2019
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 629 lợi thế hơn so với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi về các thủ tục hành chính, khả năng tiếp cận các nguồn lực đất đai và tài chính...khiến doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ khó có thể cạnh tranh để mở rộng quy mô, đối với các hộ kinh doanh cá thể lại càng khó khăn hơn. Trong cạnh tranh với kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân càng yếu thế hơn khi được xác định vai trò chủ đạo của nền kinh tế, kinh tế nhà nước được nhiều ưu đãi, bảo lãnh. Chính những đặc quyền này gây méo mó nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng, tạo sức ép lớn cho kinh tế tư nhân. Thứ hai, môi trường đầu tư tại Hải Phòng Môi trường đầu tư tại Hải Phòng hiện nay đã được cải hiện rõ rệt, được biểu hiện qua khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chỉ số sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều hành kinh tế địa phương, Hải Phòng chưa thực sự có cơ chế mang tính đột phá nhằm phát triển kinh tế tư nhân. Một số chính sách, cơ chế làm tăng GRDP, chỉ số sản xuất công nghiệp địa phương chủ yếu hướng vào mục tiêu thu hút FDI và các tập đoàn lớn. Năm 2017, với hội nghị đối thoại doanh nghiệp định kỳ và chất lượng phục vụ, đổi mới quản lý hành chính nhà nước đã giúp Hải Phòng xếp thứ 9/63 tỉnh thành về năng lực cạnh tranh PCI cấp tỉnh. Tuy nhiên, các tỉnh thành khác với tốc độ phát triển cao hơn, cùng với sự yếu đi về một số chỉ số thành phần trong PCI nên năm 2018, Hải Phòng không chỉ tụt hạng, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố mà còn có điểm số PCI thấp hơn năm 2017. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân địa phương đang đầu tư trong một môi trường kém hấp dẫn hơn một số tỉnh lân cận (Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh...). Hơn nữa, ít cơ hội về thông tin, tiếp cận các nguồn lực, ưu đãi hơn khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng Cùng với các thể chế, yếu tố con người vận hành hệ thống thể chế này cũng có thể trở thành rào cản của kinh tế tư nhân tại Hải Phòng hiện nay. Liên quan đến quyền tiếp cận thông tin về đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác của doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể đã có khá nhiều những tiêu cực mang tính điển hình trên cả nước. Vụ án Đoàn Văn Vươn, vụ án sử dụng sai mục đích đất quốc phòng tại quận Hải An.... cho thấy hệ lụy của thể chế kém hiệu quả là cơ hội để những người nắm giữ quyền và những người tổ chức triển khai các quy định liên quan thực hiện hành vi sai phạm. Những sai phạm này một mặt làm hạn chế cơ hội, khả năng phát triển của kinh tế tư nhân, và đồng thời khiến những chi phí không chính thức xuất hiện, tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế. 2.2.2. Rào cản từ chính năng lực của các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng Thể chế tạo sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa khu vực tư nhân và các khu vực khác. Tuy nhiên, rào cản của kinh tế tư nhân Hải Phòng hiện nay còn đến từ chính năng lực nội tại của các doanh nghiệp này về quy mô, thương hiệu, giá thành.... Với độ mở thương mại lớn, đón nhận càng nhiều sự đầu tư từ nước ngoài đồng nghĩa với việc nền kinh tế tư nhân Hải Phòng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Doanh nghiệp tư nhân
  8. 630 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Hải Phòng không những đứng trước nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài thôn tính mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp từ các tỉnh thành khác đến Hải Phòng tìm kiếm cơ hội liên kết, hợp tác với doanh nghiệp FDI tại đây. Với mục tiêu xây dựng Hải Phòng trở thành trọng điểm dịch vụ Logistics được khẳng định trong Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Logistics là ngành đang được nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư khai thác tại Hải Phòng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng trong lĩnh vực Logistics hoạt động khá tự phát, manh mún với những công đoạn có giá trị gia tăng thấp như bốc xếp, kho bãi, vận chuyển đường bộ. Nguồn nhân lực logistics tại Hải Phòng hiện nay còn thiếu và chất lượng chưa cao, chưa đủ mạnh về chuyên môn để biến Hải Phòng thành "cát cứ" của logistic. Năng lực và sức cạnh tranh kém khiến các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế cảng biển, địa kinh tế, địa chính trị của Hải Phòng về lĩnh vực này. Với quy mô nhỏ là chính, tính chủ động trong đầu tư cho khoa học công nghệ không cao, doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể Hải Phòng dễ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của quy mô, công nghệ và năng suất. Vì quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nên năng suất thấp dẫn đến tính cạnh tranh không cao. Và vì không bứt phá được trong cạnh tranh nên không thể mở rộng về quy mô. Một trong những lĩnh vực có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội Hải Phòng hiện nay là ngành du lịch. Lợi thế hơn một số tỉnh, thành phố khác, Hải Phòng có sân bay quốc tế, và một số điểm du lịch gắn với biển nhưng các doanh nghiệp Hải Phòng chưa khai thác hết tiềm năng, chưa tạo được sức chuyển lớn trong phát triển kinh tế du lịch. Các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp thường có xu hướng kinh doanh "chộp giật", không chú trọng đến việc xây dựng uy tín, thu hút sự quay trở lại của khách du lịch. Nếu không có chiến lược khai thác ngành công nghiệp không khói này, Hải Phòng sẽ khó có thể cạnh tranh được với Quảng Ninh, đặc biệt khi Quảng Ninh đã và đang có những đầu tư rất lớn trong phát triển du lịch. Thứ hai, tham gian vào liên kết chuỗi giá trị còn thấp Với thế mạnh phát triển các dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics tại Hải Phòng đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chuỗi liên kết, hợp tác với các ngành, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể ở Hải Phòng trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác đều ít có sự liên kết chuỗi trong sản xuất tại thành phố. Về lương thực, thực phẩm, lượng thực phẩm sản xuất tại Hải Phòng được đưa vào các siêu thị lớn như Big C, Mega Market... tương đối hạn chế, chủ yếu nhập từ các tỉnh, thành phố khác. Sản xuất thực phẩm tại Hải Phòng, đặc biệt là rau, củ, quả chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ truyền thống. Khu vực tư nhân Hải Phòng cũng chưa thực sự chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu cho các khu công nghiệp của thành phố. Nếu chỉ kinh doanh tự phát, nhỏ lẻ, không tham gia chặt chẽ vào liên kết chuỗi, kinh tế tư nhân Hải Phòng khó có thể phát triển về chất lượng và quy mô – những yếu tố hàng đầu trong khẳng định vai trò là động lực quan trọng của kinh tế địa phương.
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 631 2.3. Kiến nghị chính sách Một là, thực hiện nghiêm túc quy định của trung ương Để kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác có môi trường kinh doanh chất lượng, Hải Phòng cần thực hiện nghiêm túc những quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế. Giảm thiểu chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, giảm chi phí không chính thức, tăng cường đối thoại doanh nghiệp, hướng tới hiệu quả thực sự của hoạt động này là một trong những hoạt động cần phải được thực hiện ngay, thường xuyên. Thứ hai, có cơ chế khuyến khích đối với mỗi lĩnh vực, ngành nghề Với đặc thù của địa phương, Hải Phòng nên có cơ chế mang tính đột phá, chiến lược nhằm khuyến khích, thu hút và phát triển kinh tế tư nhân. Trước những rào cản về thể chế đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện nay, Hải Phòng cần minh bạch về thông tin, đặc biệt là thông tin tiếp cận đất đai và các nguồn lực khác. Trong nguồn lực kinh tế có hạn, Hải Phòng nên có lộ trình cho phát triển kinh tế tư nhân bằng cách chọn những lĩnh vực mũi nhọn để có chính sách ưu đãi phù hợp. Một mặt cần có thêm nhiều ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư, kinh doanh tại Hải Phòng. Mặt khác, với số lượng doanh nghiệp nhỏ chiếm đại đa số, Hải Phòng cần có cơ chế thu hút, ưu đãi trong từng lĩnh vực cụ thể ở những thời điểm nhất định nhằm tạo điều kiện những doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất. Không những vậy, cần hướng tới khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể. Ví dụ, với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản cần có chính sách ưu đãi riêng do những doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Hải Phòng hiện nay; tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa nhà nước và tư nhân để đẩy dần hoạt động này sang khu vực tư nhân..... Thứ ba, hướng tới nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của thành phố Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của thành phố biển, Hải Phòng cần có sự chỉ đạo và cơ chế khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trường nghề trên địa bàn đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp địa phương. Việc nghiên cứu xu hướng chọn ngành nghề đào tạo, thực tế nhu cầu của thị trường lao động cần được cung cấp thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh thông tin chính thống góp phần định hướng ngành nghề cho những lao động trong tương lai, tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của thành phố. Một trong những hoạt động cần được chú trọng hiện nay là đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics và nâng cao chất lượng các trường đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. 3. KẾT LUẬN Trong những năm qua, kinh tế tư nhân Hải Phòng với những thành tựu thu được trong quá trình phát triển đã đóng góp tích cực cho sự kinh tế - xã hội địa phương. Với số lượng doanh nghiệp và số lượng người lao động tăng đều qua các năm, kinh tế tư nhân Hải Phòng là thành phần đóng góp lớn nhất trong tỷ trọng GRDP của thành phố. Tuy nhiên, phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay gặp không ít những rào cản. Cũng như tình trạng
  10. 632 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP chung của kinh tế tư nhân trên cả nước, yếu tố thể chế với căn cứ pháp lý, quy định còn chồng chéo làm tăng chi phí về thời gian và chi phí không chính thức cho thành phần kinh tế này. Sự bất bình đẳng trong cơ chế, chính sách đối với mỗi khu vực kinh tế cũng là một trở ngại lớn với kinh tế tư nhân Hải Phòng. Bên cạnh đó, với quy mô nhỏ lẻ, trình độ khoa học công nghệ không cao đã làm giảm năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế vốn được xác định là động lực quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hải Phòng hiện nay. Do vậy, để Hải Phòng có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay thì cần có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Doanh nghiệp tư nhân trong từng lĩnh vực cụ thể cần có cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư riêng. Bên cạnh đó, Hải Phòng cần nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Ban kinh tế trung ương (2017), Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay (Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII), Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Ch nh trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 3. Chính phủ, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh trạm quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 4. Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2018 5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), (2019), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2018 6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), (2018), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2017 7. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), (2017), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016 8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), (2016), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2015 9. UBND thành phố Hải Phòng (2015), Báo cáo số 284/BC-UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 09 tháng 12 năm 2015 về Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2015; Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2016 10. UBND thành phố Hải Phòng (2018), Báo cáo số 206/BC – UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 06/8/2018 về đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2018 và Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2019 của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng 11. UBND thành phố Hải Phòng (2017), Báo cáo số 241/BC – UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 08/9/2017 về đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2017 và Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng 12. UBND thành phố Hải Phòng (2016), Báo cáo số 168/BC – UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 22/8/2016 về đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2016 và Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2015 của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng
nguon tai.lieu . vn