Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 171 KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC: NHẬN DIỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ PGS. TS. Nguyễn Thái Sơn Khoa Kế toán Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng ThS. Phạm Thị Thu Hương Khoa Kế hoạch Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Kinh tế phi chính thức (KTPCT) là một mô hình kinh doanh đặc biệt, tồn tại từ lâu một cách khách quan và trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo ILO (2003) KTPCT bao gồm khu vực phi chính thức (KVPCT) và việc làm phi chính thức. Về khái niệm KVPCT được hiểu là toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân phi nông nghiệp, không có đăng ký kinh doanh nhưng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ thị trường. Còn VLPCT được coi là những việc làm không có chế độ bảo hiểm và phúc lợi. Tuy nhiên để hiểu và nhận diện được KTPCT thì trên thực tế ở các nước khác nhau lại có quan niệm khác nhau, cách hiểu khác nhau. Ở Việt Nam KTPCT đóng một vai trò quan trọng làm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội cho một bộ phận không nhỏ trong xã hội cho một số bộ phận lao động trong xã hội. Vì thế, việc hiểu và nhận diện hệ thống được toàn cảnh bức tranh về quy mô và xu hướng vận động của kinh tế phi chính thức trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Trong nội dung bài viết này, nhóm tác giả sẽ “nhận diện” khái niệm, đặc điểm và xu hướng vận động của KTPCT và những vấn đề cần đặt ra đối với công tác quản lý. Từ khóa: kinh tế phi chính thức, khu vực phi chính thức, việc làm phi chính thức. NON-OFFICIAL ECONOMY: IDENTIFY AND ISSUES POSED WITH MANAGEMENT Abtracts: The informal economy is special economic model, has become an important part of the economy in countries around the world, especially in developing countries including Vietnam. According to the ILO (2003), the informal economy included the informal sector and informal employment. The concept of informal economy is understood as all non- agricultural private enterprises, without business registration but providing products and services to serve the market.And informal employment is considered to be jobs without insurance and benefits. However, in order to understand and identify the knowledge-based economy, in fact in different countries, there are different concepts, different interpretations. In Vietnam, public information plays an important role in creating jobs, increasing income, reducing social evils for a significant part of society for a number of
  2. 172 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM labor sections in society. Therefore, the system's understanding and identification of the whole picture of the scale and movement trend of the informal economy in the development process of the economy. In the content of this article, the authors will "identify" the concepts, characteristics and advocacy of the public procurement and issues that need posing for the management. Keywords: informal economy, informal sector, informal employment. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế phi chính thức tồn tại như một tất yếu khách quan bên cạnh khu vực kinh tế chính thức. Khu vực này có vai trò rất quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định xã hội và là vùng đệm, hỗ trợ tích cực cho khu vực kinh tế chính thức. “Kinh tế phi chính thức” được sử dụng để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nước đang phát triển. Kinh tế phi chính thức là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức, là một tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phNm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không với tới được. Kinh tế phi chính thức có nhiều tên gọi khác nhau. Trên thế giới cũng như là Việt N am, một số học giả nghiên cứu về KTPCT, song cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về khu vực kinh tế này. Kinh tế phi chính thức có thể được gọi là kinh tế ngầm, kinh tế bóng đen, kinh tế chìm, kinh tế không được giám sát. Dù được gọi với tên gọi nào thì các khái niệm vẫn phản ánh bản chất các hoạt động của khu vực trái ngược với khu vực chính thức và coi nó là hoạt động quan trọng của nền kinh tế. N ghiên cứu này là một nội dung trong đề tài nghiên cứu cấp thành phố “N ghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý Kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố Hải Phòng” do các giảng viên Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng chủ nhiệm và tham gia thực hiện. Bài viết này, thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp cùng với những khảo sát sơ bộ đã tổng hợp và phân tích nhằm đưa đến cho người đọc những hiểu biết căn bản về kinh tế phi chính thức và những vấn đề mới đặt ra cho công tác quản lý, hỗ trợ khu vực kinh tế này, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước. 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC 2.1 Khái niệm Thuật ngữ "khu vực phi chính thức" lần đầu tiên được sử dụng tại hội thảo quốc tế ở Kenya cách đây khoảng 40 năm, từ đó bắt đầu hình thành hệ thống quan điểm và phương
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 173 pháp tiếp cận đầu tiên liên quan đến khu vực kinh tế phi chính thức (ILO, 1972). Khái niệm khu vực phi chính thức đã được tiếp tục thảo luận và phát triển ở Mỹ Latinh trong những năm 1980 (CLing và cộng sự, 2010). Sau đó, đến năm 1993, ILO và Cơ quan thống kê của Liên hợp quốc đã đạt được sự đồng thuận chung về một định nghĩa duy nhất cho khu vực phi chính thức (Hussmanns, 2004). Các nước thuộc tổ chức OECD cũng áp dụng cách tiếp cận này (OECD, 2009; ILO, 2002). N ăm 1993, Cơ quan thống kê của Liên hợp quốc (UN STATS) và ILO đã đạt được sự đồng thuận chung về một định nghĩa duy nhất cho khu vực phi chính thức. Theo đó, Khu vực kinh tế phi chính thức “mang đặc trưng chung bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động với quy mô nhỏ, có mức độ tổ chức thấp, không phân biệt yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh là lao động hay vốn hoặc nếu có phân biệt thì ở mức độ thấp, và với mục tiêu chính là việc tạo thu nhập và việc làm cho những người có liên quan. Ở khía cạnh vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh, khu vực này được xác định dựa trên cơ sở những quy định cụ thể của từng quốc gia, thường là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không có tư cách pháp nhân, thuộc sở hữu của hộ gia đình, sản xuất ít nhất là một số sản phNm cung cấp ra thị trường, có thể có quy định giới hạn hoặc không giới hạn về số lượng người lao động, và (hoặc) không cần đăng ký theo các quy định pháp luật liên quan của quốc gia, ví dụ như các quy định về nghĩa vụ thuế, an sinh xã hội, hoặc các quy định theo đạo luật khác” (UN STATS, 2018). N hư vậy, khái niệm về các hoạt động của khu vực KTPCT khác với các hoạt động tương tự của kinh tế ngầm hay kinh tế bất hợp pháp.KTPCT bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, nhiều hình thức và đối tượng hoạt động. Các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc khu vực này mang những đặc điểm của hộ SXKD, không có tư cách pháp nhân. Họ hoạt động không nhằm để lảng tránh nghĩa vụ nộp thuế, bảo đảm xã hội, vi phạm luật lao động hay vi phạm luật pháp hoặc bất kì quy định quản lý nào khác. N hững đơn vị này thường được tổ chức đơn giản, quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm (nếu có) chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng, hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là các thỏa thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức. Theo ILO 1993 và 2002, OECD 2002, SN A 1993 và 2008 thì “kinh tế chưa được giám sát” bao gồm 3 thành tố: 1. N ền kinh tế phi chính thức: các thành viên kinh tế thoát khỏi (một phần hoặc hoàn toàn) các quy định của N hà nước (nhưng không cố ý) – đặc biệt là ở các nước đang phát triển, như việc tự tạo việc làm, tạo thu nhập của các hộ gia đình, các cá nhân, lao động trong khu vực kinh tế này. 2. Kinh tế ngầm: các hoạt động kinh tế nhằm tránh các quy định của N hà nước (cố ý khai thấp doanh số), chợ đen (tránh kiểm soát thuế). Các hoạt động này diễn ra cả ở những thành viên kinh tế chính thức (các doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động theo quy định pháp luật) 3. Kinh tế bất hợp pháp: việc kinh doanh các sản phNm, dịch vụ bất hợp pháp (ma túy, mại dâm, vũ khí, động vật hoang dã, cờ bạc bất hợp pháp...)
  4. 174 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Còn theo quan điểm của Bộ Kế hoạch Đầu tư, cơ quan được Chính phủ Việt N am giao soạn thảo Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa quan sát được, “kinh tế chưa quan sát được” gồm 5 thành tố (Báo Chính phủ, 2018): 1. Các hoạt động kinh tế ngầm (underground), là những hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị giấu diếm có chủ ý, nhằm tránh phải nộp thuế (thuế thu nhập, thuế GTGT), tránh đóng bảo hiểm xã hội, tránh thực hiện các quy định của N hà nước. 2. Các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, bao gồm các hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm, các hoạt động kinh tế không bị pháp luật cấm nhưng do các nhà sản xuất trái phép thực hiện.. 3. Các hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ với mục tiêu cơ bản là tạo công ăn việc làm, thu nhập cho những người thực hiện hoạt động kinh tế đó.Các hoạt động này thường hoạt động quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất đơn giản, ít có phân định rõ ràng giữa lao động và vốn của cơ sở kinh doanh với hộ gia đình. Mối quan hệ giữa người lao động và sử dụng lao động dựa trên nền tảng tạm thời, gia đình chứ không dựa trên hợp đồng chính thức. 4. Các hoạt động kinh tế hộ gia đình, tự sản tự tiêu của hộ gia đình. 5. Các hoạt động kinh tế bị bỏ sót do chương trình thu thập dữ liệu cơ bản. Với quan điểm hướng tới các tiếp cận quốc tế, trong nghiên cứu này, thống nhất tập trung vào thành tố thứ nhất trong khu vực kinh tế chưa được giám sát/quan sát của ILO, OECD và SN A. Theo đó: - Kinh tế phi chính thức (KTPCT) là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức, là một tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phNm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không với tới được. KTPCT bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, nhiều hình thức và đối tượng hoạt động. - Đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc khu vực KTPCT mang những đặc điểm của hộ SXKD, không có tư cách pháp nhân, hoạt động của các đơn vị SXKD thuộc khu vực KTPCT không nhằm để lảng tránh nghĩa vụ nộp thuế, bảo đảm xã hội, vi phạm luật lao động hay vi phạm luật pháp hoặc bất kì quy định quản lý nào khác. N hững đơn vị này thường được tổ chức đơn giản, quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm (nếu có) chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng, hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là các thỏa thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức. N hư vậy, khái niệm về các hoạt động của khu vực KTPCT khác với các hoạt động tương tự của kinh tế ngầm hay kinh tế bất hợp pháp.KTPCT bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, nhiều hình thức và đối tượng hoạt động. Các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc khu vực này mang những đặc điểm của hộ SXKD, không có tư cách pháp nhân. Họ hoạt động không nhằm để lảng tránh nghĩa vụ nộp thuế, bảo đảm xã hội, vi phạm
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 175 luật lao động hay vi phạm luật pháp hoặc bất kì quy định quản lý nào khác. N hững đơn vị này thường được tổ chức đơn giản, quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm (nếu có) chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng, hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là các thỏa thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức. N ăm 2007, Viện Khoa học Thống kê (KHTK) và Đơn vị nghiên cứu Phát triển, Thể chế và Phân tích Dài hạn (DIAL) đã thiết kế một lược đồ điều tra để thu thập thông tin về khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức ở Việt N am. Lược đồ này được xây dựng có sự tham khảo các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt N am, dẫn đến khái niệm có thể sử dụng phù hợp, thống nhất cho các nghiên cứu về KTPCT: - Khu vực KTPCT được định nghĩa là “tất cả các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phNm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh) và không thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản” (gọi tắt là ngành nông nghiệp). Các doanh nghiệp như vậy được gọi là “các hộ SXKD phi chính thức”, phù hợp với từ dùng chính thức về loại hình SXKD này. Việc loại hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi định nghĩa là do đặc trưng hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp có sự khác nhau, ví dụ như tính thời vụ, tổ chức lao động, mức thu nhập,… và công cụ điều tra khác nhau ở 2 khu vực này. Các hộ SXKD chính thức (có đăng ký kinh doanh) thuộc vào khu vực kinh tế chính thức. - Việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm y tế). Ở Việt N am, tất cả các doanh nghiệp và hộ SXKD có đăng ký kinh doanh, bất kể có quy mô như thế nào đều bắt buộc phải đăng ký lao động thường xuyên (có hợp đồng lao động ít nhất là từ 3 tháng trở lên) của đơn vị mình với Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt N am. Tất cả các việc làm thuộc khu vực KTPCT được coi là việc làm phi chính thức. 2.2 Đặc điểm đặc trưng Theo ILO (1993) và Cơ quan thống kê của Liên Hợp Quốc có sự thống nhất về định nghĩa duy nhất cho KVPCT (Hussmanns 2004). Theo đó KVPCT được hiểu là: “Khu vực phi chính thức mang đặc trưng chung bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động với quy mô nhỏ, có mức độ tổ chức thấp, không phân biệt yếu tố đầu vào cho sản xuất, kinh doanh là lao động hay vốn hoặc nếu có phân biệt thì ở mức độ thấp, với mục tiêu chính là việc tạo thu nhập và việc làm cho những người có liên quan. Ở khía cạnh vận hàng sản xuất kinh doanh, khu vực này được xác định dựa trên cơ sở những quy định cụ thể của từng quốc gia, thường là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, thuộc sở hữu của hộ gia đình, sản xuất ít nhất là một số sản phNm cung cấp ra thị trường, có thể quy định giới hạn hoặc không giới hạn về số lượng lao động và (hoặc) không cần đăng ký theo các quy định của pháp luật liên quan của quốc gia, ví dụ như các định nghĩa về nghĩa vụ thuế, an sinh xã hội hoặc các quy định theo đạo luật khác” (1).
  6. 176 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM N hư vậy theo định nghĩa này thì KVPCT có đặc điểm đặc trưng là: a. Chủ yếu khai thác tài nguyên, nguyên vật liệu sẵn có, dễ dàng bắt đầu sản xuất – kinh doanh, dễ thay đổi lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh, ở nhiều vùng hoạt động này mang đậm tính tập quán truyền thống, nhất là ở các vùng dân tộc ít người. b. Không đăng ký chính thức với chính quyền địa phương theo các quy định hiện hành. Có rất nhiều và đa dạng các loại lý do không đăng ký chính thức đặc biệt với nền kinh tế nước ta-một nền kinh tế vừa đang phát triển vừa đang chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. c. N gành nghề hoạt động rất đa dạng và không đồng nhất, nhưng thường là những ngành nghề tạo ra hàng hóa dịch vụ với khối lượng không lớn và chất lượng thấp cho một thị trường nhỏ hẹp. d. Không thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính thức của N hà nước. e. Không thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và ít được hưởng nhiều dịch vụ xã hội, trợ cấp xã hội khác nên nói chung của những người hoạt động trong khu vực này có tính an toàn thấp. f. Khu vực này đan xen và thậm chí có sự kết cấu với khu vực chính thức và không hoàn toàn tách rời khu vực này. N ó là một khu vực của nền kinh tế, khu vực bổ sung cho khu vực chính thức. 3. KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Ở CÁC NƯỚC VÀ VIỆT NAM 3.1 Kinh tế phi chính thức ở các nước đang phát triển Ở các nước đang phát triển gắn liền với khu vực PCT là nghèo đói và bất bình đẳng. Một nghiên cứu của Roxana Maurizio ở khu vực Mỹ La tinh cho tháy có mối tương quan thuận chiều giữa phi chính thức và nghèo đói. Kết quả nghiên cứu ở Brazil và Argentina chỉ ra 1/3 những người lao động phi chính thức là người nghèo, trong khi ở lao động chính thức chỉ là 5% và 10%. Ở Peru tỷ lệ nghèo đói ở khu vực phi chính thức cao gấp 3 lần khu vực chính thức. N guyên nhân được xác đinh là do vấn đề tiền lương. Ở Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy sự khác biệt rõ rệt về mức độ tiền lương giữa lao động chính thức và phi chính thức. Ở Trung Quốc mức tiền lương của lao động chính thức cao gấp 1,62 lần khu vực phi chính thức trong khi tỷ lệ này ở Ấn Độ là 5,6 lần, cao hơn rất nhiều. Ở nhiều quốc gia Châu Phi và N am Á chỉ có khoảng 5-10% người lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. 3.2 Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam KVKTPCT xuất hiện ở khắp các địa bàn của Việt N am, là một bộ phận cấu thành chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thể nền kinh tế quốc gia, kéo theo đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong cơ cấu việc làm của Việt N am. Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế Fulbright, GDP Việt N am có thể tăng thêm tới 30% (khoảng 60 tỷ USD) nếu tính thêm khu vực kinh tế này (Tuổi trẻ, 2018). Trước đó, theo Tổng cục
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 177 thống kê (2013), khu vực hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp(KVKTPCT) có cơ sở nhiều nhất trong các loại hình kinh doanh, lớn gấp 12 lần các doanh nghiệp (thuộc khu vực chính thức). KVPCT đóng góp khoảng 20% vào tổng sản phNm quốc nội GDP (Viện KHTK, 2010). Đồng thời khu vực này cũng cung cấp khoảng 8 triệu việc làm (bảng 3.1) cho xã hội, giúp giải quyết những khó khăn về việc làm và thu nhập cho nền kinh tế. Chỉ riêng ở 2 thành phố lớn là Hà N ội và Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế phi chính thức tạo ra từ 700.000 đến 1.000.000 đơn vị sản xuất, cung cấp 32% số lượng việc làm (ở Hà N ội) và 34% (ở thành phố Hồ Chí Minh) và có tỷ lệ tăng hàng năm từ 6-19% Bảng 3.1 Số cơ sở và lao động trong các cơ sở kinh tế phi chính thức Năm 2011 2012 2013 Số cơ sở 4.236.352 4.624.885 4.536.046 Chung các ngành Số lao động 7.558.026 7.946.699 7.733.366 Số cơ sở (%) 22,4 21,3 20,7 CN -XD Số lao động(%) 31,0 30,1 28,4 Số cơ sở (%) 77,6 78,9 79,3 TM-DV Số lao động(%) 69,0 69,9 71,6 (Nguồn: Viện Khoa học Thống kê) Quy mô nhỏ lẻ của các cơ sở KTPCT còn được thể hiện thông qua vốn đầu tư, giá trị tài sản cố định và doanh thu bình quân của các hộ kinh doanh cá thể. N hìn chung, lượng vốn đầu tư và giá trị tài sản cố định của các cơ sở là rất nhỏ, thể hiện sự hạn chế trong đầu tư cho SXKD của KVPCT. Bên cạnh đó, bảng 3.2 cũng cho thấy vốn đầu tư hình thành nên tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh gần như hoàn toàn là vốn tự có, chiếm khoảng 90%. Số tín dụng vay để đầu tư đến từ người thân (gia đình, bạn bè) hoặc tín dụng “đen” hơn là các định chế tài chính chính thống. Bảng 3.2 Nguồn vốn, tài sản cố định của các cơ sở kinh tế phi chính thức ĐVT: tỷ đồng Tổng Vốn Tài sản Tải sản Năm Nợ phải trả nguồn vốn chủ sở hữu cố định lưu động 2009 332.730 34.458 298.272 199.408 133.322 2011 659.978 93.903 566.075 415.186 244.792 2013 573.934 63.845 510.089 319.701 254.233 (Nguồn: Viện Khoa học Thống kê)
  8. 178 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Hình 3.1: Xu hướng tỷ lệ lao động phi chính thức giai đoạn 2014-2016 (Nguồn: Viện khoa học thống kê) Số liệu trong hình 3.1 cũng phản ánh xu hướng giảm dần của tỷ lệ lao dộng phi chính thức giai đoạn 2014-2016. Cụ thể tỷ lệ này là 58,8% vào năm 2014 giảm 57,2% năm 2016, tương ứng giảm 1,6%. Hình 3.2: Cơ cấu lao động phi chính thức theo giới tính năm 2016 (Nguồn: Viện khoa học thống kê)
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 179 Theo số liệu ở hình 3.2 cho thấy tỷ lệ lao động nữ làm việc trong khu vực phi chính thức là 44,2% trong khi đó ở khu vực chính thức và khu vực hộ nông nghiệp là 40,8% và 96,2%. Bảng 3.3 Quy mô lao động chia theo tình trạng việc làm giai đoạn 2014-2016 Số lượng (1.000 người) % % Tình trạng việc làm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (2015/2014) (2016/2015) Lao động chính thức 11.789,8 12.553 13.470,8 6,5% 7,3% Lao động phi chính thức 16.829,1 17.534,2 18.018,4 4,2% 2,8% Lao động hộ nông nghiệp 24.042 22.716 21.807,1 -5,5% -4% Tổng 52.744,5 52.840 53.302,8 0,2% 0,9% (Nguồn: Tổng cục thống kê) Quy mô lao động có việc làm tăng qua các năm từ 52,7 triệu người năm 2014 lên 53,3 triệu người năm 2016. Cùng với đó, quy mô lao động phi chính thức cũng có xu hướng tăng từ 16,8 triệu người năm 2014 lên 18 triệu người năm 2016 (tăng gần 1,2 triệu người). Tốc độ tăng trung bình của lao động phi chính thức giai đoạn này là 3,5%/năm, chậm hơn tốc độ tăng bình quân của lao động chính thức là 6,9%/năm. N gược lại lao động trong hộ nông nghiệp lại có xu hướng giảm rõ rệt (khoảng 5%/năm). Trình độ chuyên môn là một trong những đặc điểm khác biệt giữa lao động chính thức và phi chính thức. Chỉ có 2,8% số lao động làm việc trong KVPCT có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, thấp hơn rất nhiều so với khu vực chính thức. Chính vì không có trình độ chuyên môn nên họ khó có thể tìm việc làm trong các khu vực chính thức; hoặc nếu có tìm được việc làm thì họ cũng không được hưởng lương, các chế độ đãi ngộ và thời gian làm việc như các lao động có chuyên môn. Bảng 3.4 và bảng 3.5 phản ánh sự khác biệt rất rõ giữa thời gian làm việc là tiền lương bình quân khác nhau giữa lao động phi chính thức và lao động chính thức. Bảng 3.4 Thời gian làm việc bình quân giai đoạn 2014-2016 ĐVT: giờ Năm Lao động phi chính thức Lao động chính thức 2014 49,1 46,4 2015 49,3 47,1 2016 49,2 47,2 (Nguồn: Viện khoa học thống kê)
  10. 180 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Bảng 3.5 Tiền lương bình quân giai đoạn 2014-2016 ĐVT: nghìn đồng Năm Lao động phi chính thức Lao động chính thức 2014 3.517 5663 2015 3.764 5.745 2016 4.072 6.128 (Nguồn: Viện khoa học thống kê) N hìn vào số liệu bảng 3.2 và 3.3 có thể nhận thấy giai đoạn 2014-2016 thời gian làm việc bình quân của lao động phi chính thức đều cao hơn so với lao động chính thức nhưng mức tiền lương bình quân mà họ nhận được lại thấp hơn. Thông qua đặc điểm này có thể nhận thấy KVPCT đã giải quyết được việc làm và thu nhập cho một khối lượng người lao động có trình độ thấp trong xã hội. N hưng nếu tình trạng này kéo dài khi nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng tốt hơn thì nó lại là lực cản cản trở việc chính thức hóa khu vực phi chính thức, đồng thời khiến khu vực này càng tụt hậu so với khu vực chính thức. 4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Mặc dù trong những năm gần đây, cơ chế chính sách của Việt N am đã có rất nhiều sự thay đổi tích cực, đặc biệt là việc đánh giá cao vai trò của Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và sự phát triển kinh tế xã hội, các quy trình, thủ tục và công tác quản lý đã có độ mở lớn, tạo điều kiện cho việc chính thức hoá các hoạt động kinh tế, cũng như có nhiều những chính sách hỗ trợ và quan tâm đến sự phát triển của KVKTPCT nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định đang phải đối mặt những thách thức cho sự phát triển. Trong thực tê, việc quản lý các cơ sở/cá nhân kinh doanh phi chính thức có địa điểm sản xuất kinh doanh cố định tương đối thuận tiện hơn so với các cơ sở/cá nhân kinh doanh vãng lai. Theo khảo sát sơ bộ của các tác giả, việc theo dõi các cơ sở kinh doanh chưa có đăng ký kinh doanh được phân cấp cho các phường thực hiện. Các phường ở Hải Phòng hiện có sổ bộ theo dõi các hộ kinh doanh dạng này trên địa bàn phường. Tuy nhiên, việc đóng góp cho ngân sách cũng như những khoản thu chính thức hoặc không chính thức lại là vấn đề cần có sự quan tâm và chính sách phù hợp. Đồng thời, sự phổ biến của các mạng xã hội và hoạt động kinh doanh trực tuyến trên các tài khoản cá nhân (social business) gây ra những khó khăn không nhỏ trong quản lý doanh thu, thuế, chất lượng sản phNm và trách nhiệm xã hội. Từ kết quả nghiên cứu, có thể nhận thấy một số vấn đề mới đang đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, hỗ trợ kinh tế phi chính thức Thứ nhất, nhận thức về kinh tế phi chính thức và vai trò của nó trong nền kinh tế còn hạn chế cả ở các cơ quan quản lý và các cơ sở/cá nhân kinh doanh.
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 181 Thứ hai, cơ chế chính sách (bao gồm cả các quy định, thủ tục đăng ký và công tác quản lý) chưa thuận lợi cho việc chính thức hoá các hoạt động kinh tế phi chính thức Thứ ba, môi trường kinh doanh còn thiếu minh bạch và bình đẳng, việc tạo cơ hội cho các cơ sở KTPCT phát triển và trở thành các doanh nghiệp thực thụ đang gặp nhiều khó khăn. Thứ tư, bản thân các cơ sở KTPCT có rất nhiều hạn chế về nhận thức và năng lực, cần sự hỗ trợ của nhà nước thông qua chính quyền địa phương và các hiệp hội ngành nghề để có thể phát triển lành mạnh. Thứ năm, các hoạt động kinh doanh các nhân trên các mạng xã hội mặc dù có nhiều điểm tích cực nhưng vẫn hàm chứa rất nhiều bất ổn, chưa có giải pháp quản lý hiệu quả. Từ những kết quả nghiên cứu, để KTPCT thực sự hoạt động lành mạnh, hiệu quả và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các tác giả đề xuất hàm ý chính sách cho bài viết như sau: Một là, có thể thấy tầm quan trọng của KVKTPCT ngày càng gia tăng nhưng khu vực này vẫn đang bị bỏ quên trong chính sách công. Vì vậy, nhóm tác giả kiến nghị N hà nước nên có sự công nhận sự tồn tại và đưa ra khái niệm phù hợp và qua đó cơ quan N hà nước phải dành nhiều sự quan tâm đối với khu vực này. Hai là, N hà nước cần bổ sung các chính sách hỗ trợ chính thức hóa KVPCT (ví dụ chính sách hỗ trợ vốn, chính sách hỗ trợ thuế phí, đào tạo lao động…) với mục tiêu cải thiện điều kiện lao động và thu nhập. Ba là, hiện nay chỉ một phần lao động có thu nhập đóng bảo hiểm thất nghiệp, vì vậy cần bổ sung các biện pháp để các đối tượng lao động phi chính thức dễ dàng tham gia bảo hiểm xã hội và thất nghiệp, góp phần làm tốt hơn vấn đề an sinh xã hội. Bốn là, nâng cao chất lượng và số lượng các thông tin thống kê, đặc biệt là các thông tin thống kê về KVPCT. Việc thu thập thông tin về KVPCT nên được đưa vào chương trình điều tra thống kê quốc gia để phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách. N ăm là, cần có những biện pháp cụ thể để tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đặng, tạo cơ hội tiếp cận các nguồn lực cho các cơ sở KTPCT, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh của các cơ sở này. Sáu là, N hà nước cần có sự đầu tư về công nghệ quản lý để tăng cường quản lý, lành mạnh hoá các hoạt động kinh doanh cá nhân trực tuyến. 5. KẾT LUẬN KVPCT là một bộ phận cấu thành quan trọng, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong kinh tế và việc làm ở Việt N am. Lao động của khu vực này có mức thu nhập thấp, tập trung nhiều đối tượng nghèo. Đây là khu vực của những chủ doanh nghiệp nhỏ và bấp bênh, thường làm tại nhà hoặc hè phố. Và điều quan trọng là trong thời gian tới dù kinh tế có phát triển theo hướng nào thì khu vực kinh tế này vẫn song hành tồn tại cùng nền kinh tế chính thức. Chính vì vậy việc từng bước hoàn chỉnh và tăng cường hiệu lực của cơ quan
  12. 182 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM quản lý đồng thời với những biện pháp hữu hiệu và sự đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như bản thân các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động sẽ tạo khả năng cho sự phát triển phù hợp và đóng góp tích cự của KVKTPCT vào sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta. Các nghiên cứu tiếp theo cần đánh giá chính xác về năng lực của các cơ sở KTPCT, mối quan hệ với các khu vực kinh tế khác, vấn đề việc làm, đào tạo và thu nhâpj của lao động trong các khu vực này cũng như những trỏ ngại, bất bình đẳng và bất minh mà khu vực kinh tế này đang phải gánh chịu, từ đó đề xuất cá giải pháp tốt hơn cho quản lý và hỗ trợ kinh tế phi chính thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BCH TW (2017), Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ban hành ngày 03/06/2017. 2. Báo Chính phủ (2018), Kinh tế phi chính thức: Không chỉ gồm kinh tế ngầm, http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Kinh-te-phi-chinh-thuc-Khong-chi-gom-kinh-te- ngam/328981.vgp, truy cập 15/02/2018 3. Đỗ Thị N gọc, Trần Phương Mai, (2015), Kinh tế phi chính thức, thực trạng hoạt động và chính sách phát triển tại Việt Nam, N XB ĐH Thương mại 4. Hồ Đức Hùng và các cộng sự 2008, 'Khu vực kinh tế phi chính thức TP.Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp', Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh. 5. Hussmanns, R & Mehran, F, 2004, Statistical definition of the informal sector -International standards and national practices, Switzerland 6. Jean-Pierre Cling, Đỗ Trọng Khanh, 2008, 'Dự án Quỹ đoàn kết ưu tiên về khoa học xã hội "Khu vực phi chính thức trong nền kinh tế Việt N am: Đặc điểm, vai trò và ảnh hưởng đến điều kiện sống của các hộ gia đình"', Chuyên san kinh tế phi chính thức, pp. 2-12. 7. Javier Herrera, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud 2008, 'N ghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức, kinh nghiệm của Châu Mỹ La tinh', Chuyên san khu vực phi chính thức, pp. 85-102. 8. N aik, AK 2009, 'Informal Sector and Informal Workers in India'. 9. Onwe, OJ 2013, 'Role of the Informal Sector in Development of the N igerian Economy: Output and Employment Approach', Journal of Economics and Development Studies, 2013, pp. 60-74. 10. Tổng cục Thống kê –Viện Khoa học thống kê/IRD-DIAL 2010, Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động tới Việt Nam ở mức độ nào? Phân tích trọng tâm về khu vực phi chính thức ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Hà N ội. 11. Tuổi trẻ (2018), 'Soi' kinh tế ngầm quy mô 60 tỉ đô ở Việt Nam, https://tuoitre.vn/soi-kinh-te- ngam-quy-mo-60-ti-do-o-viet-nam-20180118080607092.htm, truy cập ngày 20/01/2018
nguon tai.lieu . vn