Xem mẫu

  1. KINH TẾ KHOÁNG SẢN MỤC TIÊU : Tìm ra sản lượng tài nguyên khai thác hiệu quả theo thời gian. 1
  2. NỘI DUNG CHÍNH I. Lý thuyết khai thác mỏ II. Ngành khai thác khoáng sản trong thị trường cạnh tranh. 2
  3. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ Tìm hiểu mô hình khai thác khoáng sản trong một ngành cạnh tranh hoàn toàn. Người chủ mỏ tìm cách tối đa hóa giá trị hiện tại của lợi nhuận từ việc khai thác. Trữ lượng hữu hạn của khoáng sản này làm thay đổi điều kiện tối đa hóa thông thường, theo 3 cách thức cơ bản. 3
  4. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ Đầu tiên, khai thác khoáng sản có chi phí cơ hội. Đây là chi phí của việc khai thác hết trữ lượng cố định này ở một thời điểm, hoặc để lại trữ lượng ít hơn lòng đất. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: -Hàng hóa tái sản xuất: là phải chọn sản lượng sao cho p = MC. -Khai thác quặng mỏ: p = MC + chi phí cơ hội của khai thác cạn (giá trị của tài nguyên không khai thác) 4
  5. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ Đặc điểm thứ hai làm cho tài nguyên không thể tái tạo khác với hàng hóa có thể tái sản xuất là giá trị của thặng dư theo thời gian. Thứ ba, tổng sản lượng tài nguyên khai thác theo thời gian không thể lớn h ơn tổng trữ lượng 5
  6. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ Mô hình của Gray về khai thác mỏ. Giả định: - Giá thị trường của một đơn vị khoáng sản này là cố định trong suốt vòng đời khai thác mỏ - Biết chắc chắn trữ lượng trước khi khai thác. - Toàn bộ quặng có chất lượng như nhau. - Chi phí khai thác là một hàm số tăng dần theo số lượng khai thác trong mỗi giai đoạn. 6
  7. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ Giả sử doanh nghiệp khai thác sở hữu một mỏ với trữ lượng xác định là S0. Doanh nghiệp nên khai thác nhanh như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?  1  π = pq0 − c(q0 ) +   [ pq1 − c(q1 )] +  1+ r  2 T  1   1  +  [ p(q2 ) − c(q 2 )] + ... +   [ pqT − c(qT )]  1+ r   1+ r  7
  8. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ Tối đa hóa đỏi hỏi lợi nhuận biên: t  1    [ p − MC (qt )] 1+ r  Là như nhau trong tất cả các giai đoạn 8
  9. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ Doanh nghiệp phải chọn qt trong thời kỳ t, và qt+1 trong thời kỳ t+1 sao cho t t +1  1   1    [ p − MC (qt )] =   [ p − MC (q t +1 )] 1+ r  1+ r  Có thể viết lại như sau: [ p − MC (qt +1 )] − [ p − MC (qt )] = r [ p − MC (qt )] => Qui tắc r phần trăm 9
  10. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ Vấn đề tiếp theo: nên khai thác trong bao lâu để tối đa hóa hiện giá của lợi nhuận? Mục tiêu: lợi nhuận biên chưa chiết khấu ở giai đoạn cuối cùng p-MC(qT) phải càng lớn càng tốt. Chọn qT đúng và áp dụng quy tắc r phần trăm lùi trở lại cho đến khi S0 được khai thác hết 10
  11. I. LÝ THUYẾT KHAI THÁC MỎ MC p qT q Trong giai đoạn cuối cùng, sản lượng khai thác qT phải đạt được lợi nhuận biên (p - MC(qT)) càng lớn càng tốt 11
  12. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH Giả định ngành này hoạt động trong hai thời kỳ, sau đó đóng cửa. Điều này giống như mô hình hai thời kỳ của một mỏ, chỉ khác là mức giá không cố định mà được xác định bởi thị trường khoáng sản. 12
  13. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH Maximize R = (B(q0) – cq0 ) + (B(q1) – cq1)/(1+r) {q0 , q1} với ràng buộc: q0 + q1 = S0 13
  14. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH Hàm Lagrange (B(q0) – cq0) + (B(q1) – cq1)/(1+r) + λ(S0 – q0 – q1) Để giải bài toán tối ưu ở trên, lấy đạo hàm của R theo q0, q1, và λ: θR/θq0 = p0 – c - λ= 0 θR/θq1 = (p1 – c)/(1+r) - λ = 0 θR/θλ = S0 – q0 – q1 = 0 14
  15. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH p0 – c = λ (p1 – c)/(1+r) = λ Suy ra: p0 – c = (p1 – c)/(1+r) 15
  16. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH VD: Giả sử trữ lượng cố định là 2500 tấn. GS hàm cầu của loại khoáng sản này là pt = 700 – 0.25qt. Đường cầu được giả định là không đổi giữa mỗi giai đoạn. Chi phí khai thác đơn vị là $200. Đây cũng là chi phí khai thác biên do chi phí đơn vị được giả định là cố định. Suất chiết khấu là 5%. 16
  17. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH * Thặng dư biên trong thời kỳ 0: p0 – c = (700 – 0.25q0) – 200 = 500 – 0.25q0 * Hiện giá của thặng dư biên trong thời kỳ 1: (p1 – c)/(1+r) = (500 – 0.25q1)/(1.05) = 476 – 0.238q1 * Điều kiện ràng buộc: q0 + q1 = 2500, hay q1 = 2500 – q0 17
  18. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH * Tìm q0, q1 Theo nguyên tắc r phần trăm, ta có: 500 – 0.25q0 = 476 – 0.238q1 Thay thế q1 = 2500 – q0 vào phương trình trên, 500 – 0.25q0 = 476 – 0.238(2500 – q0) => q0 = 1268 và q1 = 1232. => Sản lượng trong thời kỳ 2 nhỏ hơn thời kỳ 1. 18
  19. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH * Tìm p0 và p1. Ta có: p0 = 700 – 0.25 (1268) = $383 p1 = 700 – 0.25 (1232) = $392 => Giá danh nghĩa của quặng khai thác trong thời kỳ 2 cao hơn trong thời kỳ 1. 19
  20. II. NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH * Giá trị chiết khấu của λ (ký hiệu µ ) trong mỗi thời kỳ: µ0 = p0 – c = 383 – 200 = $183 µ1 = p1 – c = 392 – 200 = $192 => tăng giá trị theo thời gian. Khi chia µ cho (1+r) ta được một giá trị hiện tại xấp xỉ $183 => Hiện giá của thặng dư không đổi theo thời gian. 20
nguon tai.lieu . vn