Xem mẫu

  1. TT TT-TV * ĐHTM 338.5 BAI JỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 2008 ThS. PHAN THẾ CÔNG GT.0001666 BÀI TÂP MÔBl $/Q a Độc quyền thuần túy p*m = a/2 \ Cournot 1 X. 1 \Stackelberg mr\ i \ í Bertrand \Ị A^Cạnh tranh hoàn hảo 1--------------------------V... GT.0001666 NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BỘ MÔN KINH TÊ HỌC ThS. Phan Thế Công BÀI TẬP KINH TỈ'HỌC VI MÔ II NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ - 2008
  3. LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế học vi mô đã và đang trở thành là một trong những môn học quan trọng nhất cho các sinh viên chuyên ngành Kinh tế và cũng là môn khoa học lý thú đối với những ai quan tâm đến các vấn đề kinh tế đang diễn ra trong xã hội. Nội dung trọng tâm của môn Kinh tế học vi mô II là phân tích tác động của các chính sách của chính phủ đến phúc lợi của các thành phần có liên quan và tổng thể xã hội. Phân tích và nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và của doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo ở mức độ cao hơn so với học phần Kinh tế học vi mô I. Cuốn sách Bài tập Kinh tế học vi mô II được biên soạn dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Với mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi và giúp người đọc nắm vững lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào các tình huống thực hành cụ thể trong từng dạng bài tập khác nhau của chương trình Kinh tế học vi mô trung cấp và cao cấp. Đe hoàn thiện cuốn sách, tác giả đã tham khảo rất nhiều sách cũng như tập bài giảng môn Kinh tế học vi mô của các giáo sư ở một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Tác giả tin rằng cuốn sách sẽ đặc biệt hữu .ích cho các sinh viên đại học chuyên ngành Kinh tế thương mại tại trường Đại học Thương mại và là cuốn tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu sâu về Kinh tế học. Nội dung cụ thể của cuốn sách bài tập được trình bày trong 6 chương, bao gồm: Chương 1: Phân tích cầu. Chương 2: Mở rộng lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất. Chương 3: cấu trúc thị trường và các quyết định về giá. Chương 4: Rủi ro, sự bất định và lý thuyết trò chơi. Chương 5: Cân bằng tổng thể và hiệu quả kinh tế. Chương 6: Thất bại của thị trường và vai trò của chính phủ. 3
  4. Mỗi chương bắt đầu với hai phần Câu hỏi đúng hoặc sai và Lựa chọn câu trả lời đúng nhất giúp người đọc kiểm tra và ôn lại các kiến thức cơ bản để nâng cao kỹ năng thực hành. Phần tiếp theo là Bài tập có lời giải. Các dạng bài tập trong cuốn sách được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao bao gồm cả những bài tập dễ và các bài tập khó. Điều này sẽ giúp người đọc dễ dàng luyện tập để nâng cao kiến thức của mình. Lời giải của các bài toán trong phần Bài tập có lời giải là tương đối chi tiết, cụ thể và dễ hiểu; chắc chắn nó sẽ giúp ích cho người đọc hiểu sâu hơn về môn học Kinh tế học vi mô và biết cách vận dụng các kiến thức đã học trong các tình huống xảy ra trong thực tiễn. Ngoài ỉa, ở mỗi chương, tác giả đã cung cấp một số bài tập không có lời giải để người đọc có thể tự ôn tập và kiểm tra lại kiến thức của mình. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại, phòng Khoa học - Đổi ngoại, tập thể giáo viên Bộ môn Kinh tế học và các đồng nghiệp. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng, nhưng cuốn sách sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp và phê bình của các độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Bộ môn Kinh tế học - Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thương mại - Hà Nội. Hà Nội, tháng 4 năm 2008 ThS. Phan Thế Công 4
  5. CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH CẰU I. CÁC CÂU SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? — 1. Khi phân tích đường bàng quan của một người tiêu dùng, chúng ta có thể nhận thấy rằng, không thể có đường bàng quan có độ dốc dương và cũng không thể có các đường bàng quan cắt nhau. -jp 2. Đường tiêu dùng - thu nhập là đường gồm tập hợp tất cả các điểm biểu thị các kết hợp lựa chọn tiêu dùng tối ưu khác nhau khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi. 3. Tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng có xu hướng giảm dần dọc theo đường bàng quan nếu đường bàng quan có dạng cong lồi về phía gốc tọa độ. 4. Một người tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y, điều kiện cần và đủ để người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng tối ưu là , Py Py trong đó px và PY là giá của hai loại hàng hóa X và Y tương ứng. ' 5. Một người đang tiêu dùng hai loại hàng hóa X và Y tại điểm — A -, nêu muôn tôi đa hóa lợi ích, người tiêu dùng này nên p.\' Pf tăng số lượng tiêu dùng hàng hóa X lên, đồng thời giảm số lượng tiêu dùng hàng hóa Y. p 6. Độ dốc của đường ngân sách biểu thị sự đánh đổi giữa hai loại hàng hóa trong việc tiêu dùng cùng một mức ngân sách nhất định. 5
  6. 7. Giỏ hàng hóa tối ưu mà người tiêu dùng muốn mua nhất là giỏ hàng hóa được ưa thích nhất và cỏ khả năng mua nhất. s ........................................................................ , , , _ , , 8. Các loại hàng hóa bán với giá thâp có tông lợi ích sẽ thâp hơn các-loại hàng hóa bán với giá cao. — 9. Cho một loại hàng hóa thuộc loại hàng hóa bổ sung, hệ số co dãn của cầu hàng hóa này theo giá chéo luôn là một số dương. ^10. Co dãn của cầu theo giá chéo được đo lường bằng tỷ số giữa % thay đổi trong lượng cầu và % thay đổi trong thu nhập. 11. Hàng hóa thứ cấp có hệ số co dãn của cầu theo thu nhập luôn là số dương. 12. Ảnh hưởng thu nhập và ảnh hưởng thay thế sẽ khiến cho người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa thông thường X hơn khi giá của hàng hóa này tăng. 13. Đường cầu của người tiêu dùng cho một loại sản phẩm là đường dốc xuống vì lợi ích cận biên có xu hướng giảm do có nhiều sản phẩm được tiêu dùng hơn trong một khoảng thời gian nhất định. 14. Khi xác định cầu cá nhân cho một sản phẩm, ta thường cho giá của hàng hóa này biến đổi còn giữ cố định các nhân tố sở thích, thu nhập và giá cả của sản phẩm khác. 15. Khi doanh nghiệp kinh doanh tại miền cầu co dãn nhiều, doanh nghiệp muốn tăng doanh thu thì nên giảm giá bán (xét trên đường cầu của doanh nghiệp). 16. Khi phân tích hai loại hàng hóa thông thường X và Y, đường tiêu dùng - giá cả cho loại hàng hóa thông thường X không phải luôn là đường dốc xuống. 17. Nếu mỗi cá nhân trong thị trường có đường cầu cho một loại hàng hóa là đường thẳng, khi đó đường cầu thị trường cho hàng hóa đó phải là đường thẳng. 6
  7. 18. Nếu cầu thị trường là co dãn hoàn toàn thì các doanh nghiệp sẽ không thể bán sản phẩm của mình ở một mức giá khác với giá thị trường. 19. Giả sử ngân sách của một người dân Arih được sử dụng hoàn toàn vào mua hai loại hàng hóa là bánh mỳ và bơ. Nếu bánh mỳ là hàng hóa thứ cấp, thì bơ cũng là hàng hóa thứ cấp. 20. Khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất, người tiêu dùng sẽ chịu nhiều phần thuế hơn nhà sản xuất nếu cầu càng kém co dãn theo giá. n. LỰA CHỌN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT TRONG Mỗi CÂU SAU 1. Minh tiêu dùng hoa quả đào và chuối, và đang ở mức tiêu dùng tối đa hóa lợi ích. Lợi ích cận biên của trái đào cuối cùng là 10 và lợi ích cận biên của trái chuối cuối cùng là 5. Nếu giá của một trái đào là $0,50, giá của một trái chuối là a) $0,10. b) $0,25. c) $0,50. d) $l,oo. 2. Đường ngân sách của người tiêu dùng thể hiện a) các kết hợp hai loại hàng hóa cùng đem lại cho người tiêu dùng mức thỏa mãn như nhau. b) các kết hợp hai loại hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua nếu dùng hết thu nhập của mình. c) các kết hợp hai loại hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua dần khi thu nhập của họ tăng. d) số lượng hàng hóa người tiêu dùng có thể mua đối với từng mặt hàng nếu họ sử dụng hết thu nhập để mua từng mặt hàng. 3. Cho bài toán cực tiểu hóa chi tiêu và hàm Lagrange: ¿ = ^p/x,+/2^í/-ơ(x1,x2,...xn)J, khi đó điều kiện lựa chọn mức chi tiêu tối thiểu (I) để đạt một mức lợi ích nhất định là: 7
  8. 4. Điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng a) nằm trên đường bàng quan cao nhất trong đồ thị bàng quan của người tiêu dùng. b) nằm phía trong đường ngân sách và trên đường bàng quan. c) là giao điểm giữa đường ngân sách và đường bàng quan. d) nằm trên đường ngân sách và là nơi đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất. 5. Tại điểm tiêu dùng tối ưu, a) ảnh hưởng thu nhập bằng ảnh hưởng thay thế. b) tỷ lệ thay thế cận biên luôn bằng 1. c) tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa bàng với tỷ lệ giá tương ứng của chúng. d) hiệu số giữa tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa và giá tương đối của chúng là lớn nhất. 6. Độ co dãn của cầu theo giá được đo bằng tỷ số a) giữa sự thay đổi lượng cầu và sự thay đổi giá cả. b) giữa sự thay đổi giá cả và sự thay đổi lượng cầu. c) giữa phần trăm thay đổi lượng cầu và phần trăm thay đổi giá cả. d) giữa phần trăm thay đổi giá cả và phần trăm thay đổi lượng cầu. 7. Độ co dãn của cầu theo giá chéo được tính bằng phần trăm thay đổi a) cầu của một hàng hóa này khi giá của một hàng hóa khác thay đổi 1%. 8
  9. b) cầu của một hàng hóa khi giá của hàng hóa đó thay đổi. c) độ co dãn của cầu theo giá của một hàng hóa khi độ co dãn của cầu theo giá của một hàng hóa khác thay đổi. d) độ co dãn của cầu theo giá của một hàng hóa khi thu nhập thay đổi 8. Neu gọi H là hàm cầu Hicks, D là hàm cầu Marshall, m là hàm chi tiêu, Xi là lượng hàng hóa X, và Pi và Pj tương ứng là giá của hai loại hàng hóa i và j. Phương trình Slutsky sẽ được xác định bằng công thức: a/7, ar>, az>, ôm dPj ~ dPj + di ■ dpj ổ// ỠZ) dDj ôm õpi dpj di dpj d) tất cả các câu trên đều sai 9. Đường bàng quan thể hiện các kết hợp hàng hóa a) mà người tiêu dùng có thể mua với mức thu nhập nhất định. b) cùng đem lại cho người tiêu dùng độ thỏa mãn như nhau. c) đem lại độ thỏa mãn cao nhất cho người tiêu dùng với các mức thu nhập khác nhau. d) biểu thị ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập. 10. Khi giá của một loại hàng hóa tăng, ảnh hưởng thu nhập sẽ a) khiến người tiêu dùng mua nhiều chỉ khi hàng hóa đó là hàng hóa thông thường. b) khiea người tiêu dùng mua ít chỉ khi hàng hóa đó là hàng hóa thông thường. 9
  10. c) luôn luôn khiến người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa đó. d) luôn luôn khiến người tiêu dùng mua ít hàng hóa đó. 11. Đối với hàng hoá thứ cấp, khi giá cả của một loại hàng hóa tăng thì a) Tổng ảnh hưởng và ảnh hưởng thu nhập của hàng hóa đó là cùng chiều. b) ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập là ngược chiều. c) tổng ảnh hưởng mang số dương. d) ảnh hưởng thu nhập lớn hơn ảnh hưởng thay thế. 12. Đổi với hàng hoá thông thường, khi giá cả của một loại hàng hóa giảm thì a) ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập của hàng hóa đó đều có giá trị dương. b) ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập là ngược chiều. c) tổng ảnh hưởng mang số âm. d) ảnh hưởng thu nhập lớn hơn ảnh hưởng thay thế. 13. Đường cầu Marshall a) còn được gọi là đường cầu thông thường. b) chỉ phản ánh hiệu ứng thay thế. c) chỉ phản ánh hiệu ứng thu nhập d) không phản ánh ý nào trong các câu trên. 14. Chọn câu đúng nhất: a) Đường cầu thị trường là tổng các đường cầu cá nhân và có thể bị gẫy khúc. 10
  11. b) Thặng dư người tiêu dùng được xác định bởi diện tích nằm dưới đường càu và trên mức giá. c) Thặng dư sản xuất được xác định bởi diện tích trên đường cung và dưới mức giá. d) Cả a, b, c đều đúng. 15. Nếu giá hàng hóa A tăng lên gây ra sự dịch chuyển của đường cầu đối với bàng hóa B về phía bên trái thì A và B là hai hàng hóa a) bổ sung trong tiêu dùng. b) thay thế trong tiêu dùng. c) thay thế trong sản xuất. d) thông thường. 16. Cho các đường cầu cá nhân của n người giống nhau là: Qi = 300 - p, trong đó Qi là cầu của cá nhân thứ i. Đường cầu thị trường sẽ là a) p = 300 - (l/n)Q. b) Q = 300 - nP. c) Q = 300 - p. d) Q = 300n - p. 17. Đường thu nhập - tiêu dùng (ICC) là a) một dạng của đường Engel. b) có độ dốc dương. c) gồm tập hợp tất cả các điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi thu nhập tăng. d) gồm tập hợp tất cả các điểm tiêu dùng tối ưu khi thu nhập thay đổi. 11
  12. 18. Chọn câu đúng nhất: a) Độ dốc đường cầu Marshall luôn lớn hơn độ dốc đường cầu Hicks. b) Độ dốc đường cầu Hicks luôn lớn hơn độ dốc đường cầu Marshall. c) Độ dốc của đường caü Hicks và đường cầu Marshall phụ thuộc vào hàng hoá đó là hàng hoá thông thường, hàng hoá thứ cấp hay hàng hóa Giffen. d) Không có câu nào nên trên. 19. Khi độ dốc của đường cầu Marshall lớn hơn độ dốc của đường cầu Hicks đối với hàng hóa X thì a) X là hàng hóa thứ cấp. b) X là hàng hóa thông thường. c) X là hàng hóa Giffen. d) Cả a, b và c đều đúng. 20. Đường tiêu dùng - giá cả (PCC) là a) đường phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và số lượng tiêu dùng. b) tập hợp tất cả các điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu khi giá một loại hàng hóa thay đổi. c) đường phản ánh mối quan hệ giữa giá cả và thu nhập. d) đường phản ánh các tập hợp tiêu dùng tối ưu khi thu nhập thay đổi. 12
  13. III. BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI Bài số 1: Cho hàm tổng lợi ích TƯ(X,Y). Hãy tính các giá trị lợi ích cận biên và tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng ở bảng sau: TU(X,Y) MUX MUy MRSxy 5X + 8Y 13X+ 10Y aX + bY ln(aX) + In(bY) ln(aX) + 5Y aXaYp (X + a)(Y + b) aXa + bYp aVx+bY Bài sổ 2: Một người tiêu dùng 2 loại hàng hóa X và Y với giá tương ứng là Px = $3/đơn vị sản phẩm và PY = $4/đơn vị sản phẩm. Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng này là: TU(X,Y) = 2.XI/2.YI/2. Người tiêu dùng này có một mức ngân sách là I = $480. a) Xác định tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng MRSxy- b) Tính mức lợi ích tối đa mà người tiêu dùng có thể đạt được. c) Giả sử giá của 2 loại hàng hóa này đều tăng gấp đôi, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu có thay đổi không? Vì sao? d) Giả sử ngân sách của người tiêu dùng này tăng lên gấp 10 lần, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu có thay đổi không? Vì sao? e) Khi giá của hàng hóa X tăng lên gấp đôi còn các điều kiện khác không đổi, hãy xác định số lượng hàng hóa X và Y tại điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu và tìm mức lợi ích lớn nhất mà người tiêu dùng có thể đạt được. 13
  14. Bài số 3: Một người tiêu dùng hai loại hàng hóa là bia Hà Nội (B) và kẹo Hải Hà (K). Hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng này là TUbk = 20B + 8K, trong đó đơn vị của bia là lon, đơn vị của bánh kẹo là gói. a) Giả sử giá của mỗi lon bia là $1 và của mỗi gói kẹo là $0,45. Hãy tìm mức chi tiêu của người tiêu dùng này vào mỗi loại hàng hóa trên. b) Nếu bây giờ giá của mỗi gói kẹo giảm xuống còn $0,4, người tiêu dùng sẽ lựa chọn hàng hóa nào để tiêu dùng? c) Cũng hỏi như câu (a) nếu bây giờ giá của mỗi gói kẹo là $0,38. Bài số 4: Một người tiêu dùng mua hai loại hàng hóa thông thường X và Y. Hàm lợi ích của người tiêu dùng này là TU = min(40X;10Y). Giả sử người tiêu dùng này có mức thu nhập là I = $1200; giá của hai loại hàng hóa tương ứng là Px = $4 và PY = $3. a) Hãy xác định số lượng hàng hóa tối ưu X và Y để người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích. Tìm mức lợi ích tối đa đó. b) Nếu ngân sách tăng lên gấp đôi thì lợi ích tối đa của người tiêu dùng đạt được là bao nhiêu? c) Giả sử giá của hàng hóa Y bây giờ là PY = $7, khi đó sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này có thay đổi không? Vì sao? Bài số 5: Một người tiêu dùng hai loại hàng hóa thông thường X và Y với Xa Ya hàm lợi ích có phướng trình sau: TU(X,Y) = a.— + trong đó a a a > 0, ß > 0 và a > 1. a) Xác định tỷ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng. b) Viết điều kiện lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng và xác định tỷ lệ của hai loại hàng hóa (X/Y). c) Xác định mức chi tiêu vào hàng hóa X và Y trích từ thu nhập. 14
  15. Bài số 6: Ba sinh viên Thành, Nam và An có nhu cầu tìm lớp học thêm tiếng Anh. cầu cá nhân về học ngoại ngữ của ba sinh viên Thành, Nam và An được thể hiện trong bảng số liệu sau: Thành Nam An Giá Lượng cẩu Giá Lượng cầu Giá Lượng cầu (USD/tuần) (giờ/tuần) (USD/tuần) (giờ/tuần) (USD/tuần) (giờ/tuần) 20 3 20 4 20 3,5 18 4 18 5 18 4,5 16 5 16 6 16 5,5 14 6 14 7 14 6,5 12 7 12 8 12 7,5 a) Hãy xác .định cầu thị trường về học tiếng Anh, giá và lượng cân bằng trên thị trường. b) Hãy vẽ đồ thị của các đường cầu cá nhân và cầu thị trường. Bài số 7: Một thị trường hàng hóa X có 3 người tiêu dùng với 3 hàm cầu cá nhân tương ứng là: p = 120 - 5qi; p = 90 - 3q2 và p = 96 - 4q3. a) Hãy vẽ các đồ thị minh họa mối quan hệ giữa các đường cầu cá nhân và đường cầu thị trường về loại sản phẩm này. b) Hãy cho biết cầu thị trường được cộng theo chiều dọc hay chiều ngang trên đồ thị. Đường cầu thị trường sẽ thoải hơn hay dốc hơn các đường cầu cá nhân? Vì sao? c) Độ co dãn của cầu theo giá của các điểm trên đường cầu thị trường lớn hơn độ co dãn của cầu theo giá của các các điếm trên đường cầu cá nhân tương ứng mỗi mức giá, kết luận này đúng hay sai? Vì sao? Bài số 8: Giả sử trong một thị trường hàng hóa X có n người tiêu dùng và mỗi người tiêu dùng có một hàm cầu cá nhân giống nhau là qi = a - bP. a) Hãy viết phương trình đường cầu thị trường hàng hóa X. So sánh độ dốc của đường cầu thị trường và độ dốc của các đường cầu cá nhân. 15
  16. b) Bây giờ giả sử cầu cá nhân tăng 1 đơn vị tương ứng mỗi mức giá, khi đó hàm cầu thị trường có thay đổi không? Hãy viết lại phương trình đường cầu thị trường về loại hàng hóa X này. Bài số 9: Hàm cung của sản phẩm X trên thị trường là p = 25 +2QS. cầu của sản phẩm này là một đường có độ dốc bằng (-1) và với giá là p = 20 thì cầu đối với X là co dãn đơn vị. a) Xác định thặng dư của người tiêu dùng, của nhà sản xuất và tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng. b) Nếu nhà nước áp đặt mức giá p = 30 thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường đối với loại sản phẩm này? c) Minh họa các kết quả trên đồ thị. Bài số 10: < • Giả sử bột giặt OMO và xà phòng bánh có mối quan hệ với nhau. Cầu về bột giặt ỌMO của người tiêu dùng A được xác định dựa trên giá cả của bột giặt OMO và xà phòng bánh, số liệu về mối quan hệ giữa lượng cầu của OMO và giá của xà phòng bánh được thể hiện trong bảng số liệu sau: OMO (Qd kg/năm) Xà phòng bánh (P đồng/kg) 16 15000 19 16000 a) Tính độ co dãn của cầu về bột giặt OMO theo giá của xà phòng bánh. b) Qua việc xác định hệ số co dãn ở câu trên, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa hai loại hàng hóa này. Bài số 11: Giả sử mối quan hệ giữa thu nhập của dân cư và lượng cầu về thịt bò của địa phương A được thể hiện trong bảng số liệu sau: 16
  17. Thu nhập Lượng cầu thịt bò Năm (USD/năm) (tấn/năm) 2007 780 2500 2008 850 2800 a) Tính độ co dãn của cầu về thịt bò theo thu nhập. b) Qua việc xác định hệ số co dãn ở câu trên, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa thu nhập và lượng thịt bò tiêu thụ ở địa phương A. Bài số 12: Thị trường về bia tươi ở một thành phố A có phương trình đường cầu: Qb = 5000 - 0,5Pb + 2Py - pz + 0,21 + 0,2C Trong đó: Qb là lượng cầu về bia tươi (thùng bia). YrưỖng ĨẠI HQG PB là giá của bia tươi (ƯSD/thùng). py là giá của hàng hóa Y (ƯSD/đơn vị). pz là giá của hàng hóa z (ƯSD/đơn vị). I là thu nhập của người tiêu dùng (USD/năm). c là chi phí cho quảng cáo hàng năm (ƯSD/năm). Cho biết các giá trị của các chỉ tiêu trong thời điểm hiện tại là: PB = 50USD, Py = 40USD, pz = 10ƯSD, I = 650USD và c = 200USD. a) Tính lượng cầu về bia tươi ở thành phố A trong năm nay. b) Tính hệ số co dãn của cầu theo giá bia tươi, theo giá của hàng hóa Y, theo giá của hàng hóa z và theo thu nhập. c) Hai loại hàng hóa Y và z có mối quan hệ gì đối với bia tươi? Hãy lấy một vài ví dụ về hai loại hàng hóa này. d) Giả sử dự đoán rằng giá của hàng hóa Y giảm 5% trong năm tới, khi đó lượng cầu về bia tươi trong năm tới là bao nhiêu? 17
  18. e) Do năm tới chi phí quảng cáo tăng (tăng 5%) nên giá bán của bia tươi tăng lên 2%. Giá của các hàng hóa Y, z và thu nhập cũng thay đổi, cụ thể: giá của hàng hóa Y tăng 5%, giá của hàng hóa z giảm 3%, còn thu nhập tăng 10%. Hãy dự đoán lượng cầu của bia tươi ở thành phố A trong năm tới. Bài số 13: Thị trường về một loại hàng hóa X có lượng cung không đổi là 1000 kg và lượng cầu được thể hiện trong bảng sọ liệu sau: Giá (10000/kg) 12 14 16 18 20 Lượng cầu (kg) 1200 1100 1000 900 800 a) Viết phương trình đường cầu, xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường của hàng hóa X. Vẽ đồ thị minh họa. ! 1 < ỉị) X£jj $'nỉl tlìạng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và phúc lợi xã hội rệng tại mức giá ¿ân bằng. ị ic^ỤỊÍy ^týtteng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và phúc lợi xã hội ròng khi biết lượhg cầu tăng thêm 100 kg ở mọi mức giá (do thu nhập cùa người tiêu dùng tăng lên). d) Giả sử chính phủ áp đặt một mức giá sàn là p = 190000 đồng/kg, khi đó hãy xác định lại thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và phúc lợi xã hội ròng. e) Cũng hỏi như câu (d), nhưng bây giờ chính phủ áp đặt mức giá trần là p = 120000 đồng/kg. Bài số 14: Thị trường lúa mỳ ở một địa phương của tỉnh A có lượng cung và lượng cầu tương ứng với các mức giá như sau: P($) 30 32 34 36 38 Qs (đơn vị) 380 420 460 500 540 Qd (đơn vị) 500 480 460 440 420 18
nguon tai.lieu . vn