Xem mẫu

  1. KINH NGHIỆM VỀ MÔ HÌNH TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ TẠI ZIMBABWE ThS. Hoàng Trung Đức, ThS. Lê Thanh Dung Học viện Tài chính Tóm tắt Bài viết mô tả kinh nghiệm về mô hình tài chính toàn diện đối với ngành bán lẻ tại Zimbabwe từ nghiên cứu của Cinderella Dube và Victor Gumbo (2017). Hệ thống tài chính toàn diện cho phép tiếp cận rộng rãi đến các dịch vụ tài chính mà không phải đối mặt với các rào cản về giá đối với việc sử dụng các dịch vụ này và đem lại nhiều lợi ích cho những người nghèo những nhóm bất lợi khác. Ở Zimbabwe, nghiên cứu về tài chính toàn diện được tiến hành với số lượng ít với lý do khi thuật ngữ về tài chính toàn diện còn được coi là thuật ngữ tương đối mới mẻ và do đó chưa có mô hình nào được phát triển cho đến nay. Bởi vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là để phát hiện ra các góc độ về tài chính toàn diện và phát triển một mô hình về tài chính toàn diện cho ngành công nghiệp bán lẻ tại Zimbabwe. Mẫu nghiên cứu được tiến hành đối với 16 giám đốc ngân hàng và 4 giám đốc siêu thị theo hình thức phỏng vấn. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù ngành công nghiệp bán lẻ đã chấp nhận một số sáng kiến về tài chính toàn diện nhưng những sáng kiến khác vẫn chưa được chấp nhận. Mô hình kết quả được phát triển từ các nhân tố được nhận dạng mà ảnh hưởng đến tài chính toàn diện trong nghiên cứu này lấy từ ý tưởng của tài chính toàn diện 5P giữa những năm 2010. Từ khóa: Mô hình tài chính toàn diện, bán lẻ, Zimbabwe, kinh nghiệm. 1. Dẫn nhập Theo Munyanyi (2014), Zimbabwe, giống như phần lớn các nước Châu Phi có bộ phận dân cư lớn sống tại khu vực nông thôn mà đặc trưng bởi mạng lưới giao thông và đường bộ kém chất lượng, cơ sở hạ tầng nhiều vấn đề và mức độ kém cao. Do khả năng tiếp cận đối với khu vực nông thôn ở mức thấp, hầu hết các ngân hàng đã tránh cấp vốn cho những khu vực này với lý do như chi phí giao dịch và giám sát cao, cơ sở hạ tầng kém chất lượng, nhu cầu bị phân tán, tính thời vụ của tài sản thế chấp và thiếu các khoản đảm bảo (Sinbanda, 2011). Điều này dẫn đến một số lượng lớn (khoảng 60%) người dân tại khu vực nông thôn không được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng như được mô tả tại Bảng 1 mà chỉ ra sự tiếp cận đối với các dịch vụ tài chính đối với một số quốc gia tại cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC - Southern African Development Community). SADC là một tổ chức xuyên chính phủ mà mục tiêu chính bao gồm đạt được sự phát triển kinh tế, hoà bình và an ninh, tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy tiêu chuẩn và chất lượng cuộc sống của người dân Nam Phi và hỗ trợ đối với nhóm xã hội bất lợi thông qua sự liên kết khu vực (SADC, 2012). Trong Bảng 1, một tổ chức tài chính chính thức đề cập đến một tổ chức phi ngân hàng được quy định chính thức, như một tổ chức tài chính vi mô hoặc công ty bảo hiểm trong khi một tổ chức không chính thức đề cập đến những tổ chức không được quy định và đang hoạt động mà không có sự quản trị pháp lý (FinScope Consumer Survey, 2014b). Zimbabwe có số lượng người trưởng thành cao thứ hai tham gia vào các tổ chức phi ngân hàng phi chính thức. Điều này có thể là do tỷ lệ thất nghiệp cao trong nước và do đó mọi người không đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức ngân hàng. Nhìn chung, số lượng người trưởng thành không được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng trong nhóm SADC khá cao (chiếm 60%) được mô tả tại Bảng 1. Đồng thời, số lượng những người bị loại trừ khỏi dịch vụ/sản phẩm tài chính cũng khá cao (chiếm 31%) so với các quốc gia phát triển (ít hơn 10%) được đề cập bởi The Economicst (2015). Bởi vậy, mặc dù mô hình phát triển trong nghiên cứu này liên quan đến tính riêng biệt ở Zimbabwe, nó vẫn được kỳ vọng được áp dụng đối với khu vực lân cận SADC và the Diaspora trong nỗ lực đạt được tài chính toàn diện tại Nam Phi. Điều này có thể phải mất một 514
  2. khoảng thời gian dài để đạt được một số mục tiêu của SADC, cụ thể là để đạt được sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng cuộc sống của người dân Nam Phi và hỗ trợ xã hội bị thiệt thòi thông qua hội nhập khu vực. Bảng 1: Tỷ lệ tiếp cận đối với dịch vụ/sản phẩm tài chính đối với một số quốc gia trong khu vực SADC Tổ chức phi Tổ chức phi Quốc gia Ngân hàng Tổ chức khác ngân hàng chính thức Nam Phi 75% 5% 6% 14% Namibia 62% 8% 3% 27% Swaziland 54% 10% 9% 27% Botswana 50% 18% 8% 24% Lesotho 38% 23% 20% 19% Zimbabwe 30% 39% 8% 23% Malawi 27% 7% 15% 51% Zambia 25% 13% 21% 41% Mozambique 20% 4% 16% 60% Tanzania 14% 43% 16% 27% Bình quân 40% 17% 12% 31% Tổng Ngân hàng = 40% Phi ngân hàng = 60% Nguồn: FinScope Consumer Survey (2014a) Bảng 2 so sánh tỷ lệ người trưởng thành đã được tiếp cận dịch vụ ngân hàng và không được tiếp cận tại khu vực thành thị và nông thôn ở Zimbabwe và nó chỉ ra rằng tổng thể có 30% người trưởng thành Zimbabwe được tiếp cận dịch vụ ngân hàng và 70% không được tiếp cận. Bảng 2: Tiếp cận đối với sản phẩm/dịch vụ tài chính tại Zimbabwe Tổ chức phi Tổ chức phi Khu vực Ngân hàng Tổ chức khác ngân hàng chính thức Nông thôn 23% 39% 10% 28% Thành thị 46% 40% 3% 11% Tổng thể Ngân hàng = 30% Phi ngân hàng = 70% Nguồn: FinScope Consumer Survey (2014a) Thách thức đặt ra càng cao khi mà Zimbabwe phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản. Khủng hoảng thanh khoản được đặc trưng bởi sự thiếu hụt đối với tiền mặt, chi phí tài chính cao và thực tế là lượng tiền trong lưu thông quá ít để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế (Coferderation of Zimbabwean Industries Report, 2014). Để giải quyết vấn đề này, ngành công nghiệp Zimbabwe đã khẩn trương tiến hành áp dụng việc sử dụng công nghệ online để thúc đẩy giao dịch online thay vì giao dịch tiền mặt với mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện đối với cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn (Dube & Gumbo, 2017). Tuy nhiên, bất chấp những thách thức này, Chính phủ Zimbabwe nhận thức được sự đóng góp đáng kể lĩnh vực tài chính toàn diện đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong nỗ lực thể hiện cam kết của mình đối với tài chính toàn diện, Ngân hàng Dự trữ Zimbabwe (Ngân hàng Trung ương) đã chỉ đạo tất cả các ngân hàng nộp bản kế hoạch tài chính toàn diện mà được 515
  3. phê duyệt bởi hội đồng quản trị trước thời điểm cuối năm 2014. Chiến lược tìm cách đảm bảo sự tồn tại của lĩnh vực tài chính toàn diện đã mở rộng quyền tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của tất cả mọi người với quan điểm tăng cường phát triển kinh tế và xã hội (Zengeni & Makichi, 2016). Nghiên cứu về tài chính toàn diện đã được thực hiện ở các nước phát triển, nhưng ở Zimbabwe, rất ít nghiên cứu đã được thực hiện. Các nghiên cứu về tài chính toàn diện được tiến hành bởi Chikoko và Mangwendeza (2012) và Makina, Chiwunze và Ndari (2014) tập trung vào việc nhận dạng những thách thức của tài chính toàn diện ở Zimbabwe, trong khi đó, Chitokwindo, Mago và Hofisi (2014) đã nhận dạng được những điểm lợi và đưa ra khi nhìn tổng quan đối với tài chính toàn diện ở Zimbabwe. Tuy nhiên, một lỗ hổng vẫn tồn tại khi một mô hình về tài chính toàn diện vẫn còn thiếu tại Zimbabwe. Do đó, mô hình đề xuất đã tìm cách kiểm tra 5Ps của Rajan's đối với tài chính toàn diện ở Zimbabwe và cũng nỗ lực sửa đổi cho phù hợp với môi trường kinh tế hiện tại mà ngành bán lẻ ở Zimbabwe tồn tại. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tài chính toàn diện Các thuật ngữ như "banking the unbanked" đến "branchless banking" đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với tài chính toàn diện (Connors, 2011). Sự loại trừ tài chính (Financial Exclusion) đề cập đến quá trình được tiến hành để ngăn chặn các nhóm xã hội và cá nhân nhất định tiếp cận hệ thống tài chính hoặc việc không có khả năng của một số bộ phận trong xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính cần thiết theo một hình thức phù hợp như được đề cập bởi Sarma và Pais (2008). Mặt khác, tài chính toàn diện có thể được định nghĩa là quá trình đảm bảo quyền tiếp cận đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp cần thiết cho tất cả các bộ phận trong xã hội nói chung và các nhóm dễ bị tổn thương như các bộ phận yếu hơn và các nhóm thu nhập thấp, với chi phí phải chăng một cách công bằng và minh bạch (Dangi & Kumar, 2013; Kilara & McKay, 2014). Trong bối cảnh của Zimbabwe, tài chính toàn diện được định nghĩa là việc sử dụng hiệu quả một loạt các dịch vụ tài chính chất lượng, giá cả phải chăng và có thể tiếp cận, được cung cấp một cách công bằng và minh bạch thông qua các thực thể được quy định chính thức, bởi tất cả người dân Zimbabwe. Điều này đòi hỏi quyền tiếp cận và sử dụng nhiều loại sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi nhiều cá nhân trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, hưu trí, thị trường vốn, tài chính vi mô, tổ chức tài chính phát triển và hệ thống thanh toán (Saungweme, 2016). Mataruka (2015) và Sibanda (2011) chỉ ra rằng những lợi thế của tài chính toàn diện đối với một quốc gia bao gồm cung cấp một nền tảng để mở rộng quyền tiếp cận đối với một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và do đó trao quyền kinh tế cho nhóm bị thiệt thòi. Tài chính toàn diện đảm bảo rằng một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính có thể tiếp cận được, phù hợp và có sẵn để đáp ứng nhu cầu duy nhất của các nhóm thu nhập thấp với chi phí hợp lý. Kinh nghiệm trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng việc đưa nhiều người hơn và do đó tiết kiệm nhiều hơn vào hệ thống tài chính có thể dẫn đến sự gia tăng tính ổn định đối với kinh tế vĩ mô ở một quốc gia. Do đó, tài chính toàn diện tạo nên một nền văn hóa tiết kiệm ở các vùng nông thôn và giúp phá vỡ vòng xoáy đói nghèo. 2.2. Ngành bán lẻ Trong nghiên cứu này, ngành bán lẻ đề cập đến ngành công nghiệp ngân hàng và ngành công nghiệp siêu thị. Các ngân hàng cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và được điều hành bởi Ngân hàng Trung ương của một quốc gia. Các chức năng chính của ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, chuyển tiền, cho vay ứng trước, thanh toán hoá đơn cho khách hàng và các chức năng tiện ích khác (Gidel & Joshi, 2011). Trong khi đó, siêu thị là các doanh nghiệp tập hợp nhiều loại hàng hóa bao gồm thực phẩm, đồ uống, chất tẩy rửa, và các mặt hàng điện tử… (Steeneken & Ackley, 2012). Các ngân hàng và siêu thị được nghiên cứu 516
  4. cùng nhau vì nền tảng tài chính toàn diện đến từ các ngân hàng hầu hết được sử dụng kết hợp với các nền tảng trong siêu thị. 2.3. Sản phẩm tài chính toàn diện Các sản phẩm tài chính toàn diện có thể dựa trên nền tảng ngân hàng hoặc phi ngân hàng. Các sản phẩm dựa trên nền tảng ngân hàng là những sản phẩm được cung cấp bởi các ngân hàng và các sản phẩm phi ngân hàng là những sản phẩm được cung cấp trong hầu hết các trường hợp bởi nhà khai thác mạng di động (Mobile Network Operator). Trong nỗ lực đạt được tài chính toàn diện, các ngân hàng đã áp dụng việc sử dụng điện thoại di động để nâng cao sản phẩm của mình và để tiếp cận đến những khách hàng gặp khó khăn về mặt địa lý do khoảng cách với ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. 2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ tài chính Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của tài chính toàn diện đã được sử dụng để phát triển mô hình trong nghiên cứu này. Những nhân tố cấu thành các quyết định tích cực sẽ dẫn đến tài chính toàn diện thành công (Lee, 2009). Do đó, các yếu tố xuất phát từ nghiên cứu này đã được sử dụng để suy ra 9Ps của tài chính toàn diện được phát triển trong nghiên cứu này. Tổng quan tình hình nghên cứu đã xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện như rào cản tâm lý và văn hóa, bản sắc pháp lý, thu nhập thấp, tăng trưởng kinh tế, sự thiếu hiểu biết về tài chính, niềm tin trực tuyến và sự hấp dẫn của sản phẩm. Rào cản tâm lý và văn hóa đề cập đến một tình huống mà nhiều người tự loại trừ họ khi họ nhận thấy rằng họ bị loại trừ khỏi việc tiếp cận các dịch vụ tài chính. Sự nhận dạng pháp lý như chứng minh thư nhân dân, bằng lái xe, giấy khai sinh và bằng chứng cư trú xác định liệu người đó có thể đăng ký và có quyền tiếp cận vào các dịch vụ tài chính hay không. Thu nhập thấp thường dẫn đến ưu tiên thanh khoản. Có một mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng không đủ năng suất và sự lạc hậu tương đối của một nền kinh tế dẫn đến sự bất ổn của hệ thống tài chính và sự loại trừ tài chính. Yêu cầu số dư tối thiểu làm thiệt thòi cho người nghèo vì các ngân hàng là tổ chức tạo ra lợi nhuận đòi hỏi số dư tối thiểu để mở và duy trì tài khoản trở nên khó khăn cho người nghèo. Các thủ tục mang tính cấu trúc khiến mọi người khó đọc và hiểu các điều khoản do thiếu nền tảng giáo dục cơ bản. Thiếu hiểu biết về tài chính và giáo dục cơ bản ngăn cản mọi người tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Các ngân hàng thương mại hoạt động và đặt chi nhánh và văn phòng của họ chỉ trong các khu vực thương mại có lợi nhuận. Do đó, những người sống ở các khu vực kém phát triển cảm thấy rất khó khăn khi đến các ngân hàng ở xa để thực hiện giao dịch nhiều lần. Sự tin tưởng trực tuyến thường được coi là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với sự áp dụng các dịch vụ tài chính toàn diện đối với nỗi sợ về mất tiền do trộm cắp hoặc lừa đảo. Mức độ thu hút của sản phẩm được xác định bằng cách xem xét tính hiện hữu của sản phẩm trên thị trường và tầm quan trọng đối với tài chính toàn diện. (Kumar & Tarazi, 2012; Balls, 2009; Miller & Trujillo, 2014; Dangi & Kumar, 2013; The Reserve Bank of Zimbabwe, 2015; Beldad, de Jong & Steerhouder, 2010). 2.5. Khung lý thuyết Nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi 5Ps của tài chính toàn diện được đề xuất bởi Rajan vào năm 2014. Rajan có quan điểm rằng tài chính toàn diện liên quan đến việc có được 5 điều hay nguyên tắc đúng đắn. 5 nguyên tắc bao gồm: (i) Sản phẩm (Product); (ii) Địa điểm (Place); (iii) Giá cả (Price); (iv) Sự bảo đảm (Protection) và (v) Lợi nhuận (Profit) (Rajan, 2014). Rajan lập luận rằng, nếu các sáng kiến tài chính toàn diện (dù liên quan đến ngân hàng hay không liên quan đến ngân hàng) thành công, thì 5Ps vẫn cần phải được đáp ứng. Các nguyên tắc bắt đầu bằng chữ in hoa "P". Những điều này đã được Rajan (2014) và (Babu, 2015) giải thích như sau: - Sản phẩm (Product): Sản phẩm phù hợp với mọi người và định hình nhu cầu của mọi người. Các sản phẩm cần phải đơn giản và đáng tin cậy. Nói cách khác, những gì người ta nghĩ người ta đang trả tiền là những gì người ta nên nhận, không có các mệnh đề ẩn. 517
  5. - Địa điểm (Place): Sản phẩm nên có sẵn ở đúng nơi. Địa điểm không chỉ liên quan đến khoảng cách về mặt vật lý mà còn có thể có nghĩa khoảng cách về mặt điện tử. - Giá cả (Price): Giá sản phẩm phải thấp cho người nghèo đủ khả năng mua. Điều này đòi hỏi chi phí giao dịch để có được sản phẩm, bao gồm giá cả và phí trung gian, phải thấp. - Sự bảo đảm (Protection): Sự bảo đảm đối với khách hàng cần phải tập trung vào việc loại bỏ nỗi sợ mất mát và gian lận do khách hàng không biết gì về các điều khoản và điều kiện tài chính trong bản in. Do đó, cần có các quy định, điều khoản và điều kiện đơn giản và dễ hiểu cho các sản phẩm và việc sử dụng chúng. - Lợi nhuận (Profit): Các ngân hàng là các tổ chức tạo ra lợi nhuận và do đó, việc tài chính toàn diện sẽ tạo ra lợi nhuận vào cuối ngày. Do đó, nhân viên ngân hàng có thể thu phí hợp lý cho các dịch vụ cho người nghèo và đồng thời có thể kiếm được lợi nhuận. 5Ps của Rajan được phát triển để phù hợp với ngành ngân hàng ở Ấn Độ. Do đó, nghiên cứu này có mục đích tìm hiểu xem 5P này có phù hợp với Zimbabwe hay không, đồng thời tìm ra các nguyên tắc tài chính toàn diện phù hợp với Zimbabwe bằng cách xác định Ps bổ sung hoặc thay thế cho mô hình. 3. Phương pháp tiến hành Nghiên cứu này được thực hiện đối với một mẫu gồm 16 ngân hàng và 3 siêu thị lớn nhất tại Harare (Thủ đô của Zimbabwe). Harare đã được chọn vì hầu hết các trụ sở của các ngân hàng và siêu thị này đều nằm ở đây và do đó, quan điểm của những người tham gia được cho là chứa đựng quan điểm của các ngân hàng và siêu thị tương đồng trên toàn quốc. Nghiên cứu đã tiến hành theo cách tiếp cận quy nạp có tính chất định tính. Kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất đã được sử dụng để chọn mẫu. Lấy mẫu có chủ đích hoặc phán đoán được sử dụng để chọn mẫu cho người được phỏng vấn ngân hàng và siêu thị. Phỏng vấn trực diện bán cấu trúc được sử dụng để thu thập dữ liệu cho hai mẫu vì chúng cho phép thu thập nhiều dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn, cũng như để người phỏng vấn viết lại câu hỏi nếu không hiểu đúng hoặc đặt câu hỏi bổ sung để tăng cường sự rõ ràng (Bailey, 1987). Vào thời điểm nghiên cứu, có 18 ngân hàng ở Zimbabwe và trong số đó có 16 ngân hàng đồng ý tham gia nghiên cứu. Tại Zimbabwe, có 3 siêu thị lớn và chúng được chọn vì chúng là siêu thị chuỗi lớn được đại diện trên toàn quốc. Một siêu thị cho phép nhiều hơn một cuộc phỏng vấn diễn ra, và do đó 4 cuộc phỏng vấn siêu thị đã được thực hiện. Do đó, tổng số mẫu là 20. Với tham chiếu các cuộc phỏng vấn, độ bão hòa dữ liệu (data saturation) là nhân tố quan trọng trong việc xác định kích thước mẫu thay vì biểu diễn thống kê. Độ bão hoà dữ liệu đề cập đến quá trình thu thập và phân tích dữ liệu cho đến thời điểm không có thông tin chi tiết mới được quan sát (Tay, 2014). Độ bão hòa dữ liệu đạt được khi có đủ thông tin để nhân rộng nghiên cứu; khi khả năng không có thêm thông tin mới đã đạt được và khi việc mã hóa tiếp theo không còn khả thi (Fusch & Ness, 2015). Marshall, Cardon, Poddar và Fontenot (2013) đã kết luận rằng hầu hết sự bão hoà dữ liệu xảy ra bởi 12 cuộc phỏng vấn trong các dự án nghiên cứu định tính. Mặt khác, Creswell (2009) và Onwuegbuzie và Collins (2007) đồng tình rằng trong các cuộc phỏng vấn nghiên cứu trường hợp, 3-5 người tham gia sẽ đủ trong khi Morse (1994) gợi ý hơn 6 cuộc phỏng vấn và Guest, Bunce & Johnson (2006) đề nghị một mẫu của 15 người được phỏng vấn là đủ cho nghiên cứu định tính. Do đó Fusch và Ness (2015) nhấn mạnh rằng không có mẫu một kích cỡ phù hợp với tất cả; họ cho rằng nhiều hơn (người trả lời) không nhất thiết phải tốt hơn ít hơn và ngược lại, nhưng vấn đề là đạt đến độ bão hòa dữ liệu khi không có thông tin mới nào được đưa ra từ các cuộc phỏng vấn tiếp theo. Do đó, các nhà nghiên cứu đã suy luận rằng một mẫu gồm 20 cuộc phỏng vấn được áp dụng cho nghiên cứu này. 518
  6. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Phân tích phỏng vấn ngân hàng Tổng cộng có 16 cán bộ ngân hàng đã được phỏng vấn, bao gồm 11 người tham gia giới tính nam và 5 người tham gia giới tính nữ. Những người được phỏng vấn bao gồm 10 Giám đốc công nghệ thông tin truyền thông (ICTM - Information Communication Technology Manager), 4 Giám đốc chi nhánh và 2 giám đốc khác. Những người được phỏng vấn được đặt câu hỏi về các nhà khai thác mạng di động mà ngân hàng của họ đã hợp tác và 38% số người được hỏi nói rằng họ đã hợp tác với Econet, 35% với NetOne và 27% với Telecel. Những người được phỏng vấn được hỏi liệu các ngân hàng của họ có phải là một phần của nền tảng ZimSwitch hay không và kết quả chỉ ra rằng tất cả các ngân hàng đều là một phần của ZimSwitch ngoại trừ một (1). Khi được hỏi những lợi thế của việc trở thành một phần của nền tảng ZimSwitch là gì, phần lớn những người được phỏng vấn (13) chỉ ra rằng khả năng truy cập là lợi thế lớn nhất của ZimSwitch sau đó là sự tiện lợi (10). Những lợi thế khác được xác định là giảm chi phí (4), hiệu quả (3) và mang lại nhiều khách hàng hơn (2). Những người được phỏng vấn cũng được hỏi những thách thức khi trở thành một phần của nền tảng ZimSwitch là gì và thách thức lớn nhất được 9 người trả lời là các vấn đề ngoại tuyến (vấn đề kết nối internet), theo sau là 4 người trả lời rằng các vấn đề bảo mật và chi phí cao là những thách thức lớn nhất. Các thách thức khác được xác định là sự hoà hợp (sự hoà hợp chậm số dư và rút tiền) và các vấn đề về máy (trục trặc).Khi được hỏi thanh toán hóa đơn nào mà khách hàng của họ đã thực hiện bằng các sáng kiến tài chính toàn diện (Mobile bank, Mobile money và ZimSwitch) được ngân hàng của họ chấp nhận, phần lớn những người được phỏng vấn nói rằng hầu hết khách hàng đã sử dụng chúng để thanh toán hóa đơn Truyền hình vệ tinh kỹ thuật số (DSTV) như trong Hình 1. Tiếp theo là hóa đơn tiền điện, hóa đơn nước, viện trợ y tế và bảo hiểm xe hơi. Hóa đơn ít nhất được thanh toán bằng các sáng kiến bao gồm tài chính là bảo hiểm nhân thọ như trong Hình 1. Hình 1: Thanh toán hóa đơn được thực hiện bằng nền tảng sáng kiến tài chính toàn diện Khi được hỏi những yếu tố nào họ nghĩ ảnh hưởng đến tài chính toàn diện ở Zimbabwe, phần lớn những người được hỏi chỉ ra rằng sản phẩm phải rẻ và dễ đăng ký (13 người được hỏi), tiếp theo là nhu cầu về nền kinh tế sản xuất (12), mạng lưới bao phủ rộng (11), thông tin sẵn có (11), bảo mật tiền gửi (10) và thương hiệu đáng tin cậy (9) như trong Hình 2. Các yếu tố được xác định ít nhất là tiền rẻ từ tiền gửi (7), khả năng tương tác (6) và nhu cầu về chính sách cho phép (3). 519
  7. Hình 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện trong các ngân hàng ở Zimbabwe Chính sách cho phép Sự tương tác Tiền rẻ từ tiền gửi Nhãn hiệu tin cậy An ninh quỹ tiền gửi Nhãn hiệu tin cậy Sự có sẵn về thông tin Kinh tế sản xuất Sự đăng ký cơ bản Số tham chiếu mã hoá 4.2. Phân tích cuộc phỏng vấn đối với siêu thị Tổng cộng có 4 cán bộ siêu thị đã được phỏng vấn bao gồm 2 người giới tính nam và 2 người giới tính nữ. Những người được phỏng vấn bao gồm 3 Giám đốc công nghệ thông tin và 1 Giám đốc tài chính. Khi được hỏi liệu các siêu thị của họ đã hợp tác với một ngân hàng trên nền tảng ZimSwitch để mua hàng tạp hóa bằng cách sử dụng Điểm bán hàng (POS), tất cả những người được phỏng vấn cho biết các siêu thị của họ đã hợp tác với một ngân hàng để áp dụng POS. Những người được phỏng vấn cũng được hỏi liệu siêu thị của họ có sử dụng tiền điện thoại di động hay không và kết quả chỉ ra rằng chỉ có một (1) siêu thị đã sử dụng tiền điện thoại di động.Khi được hỏi những yếu tố nào họ nghĩ ảnh hưởng đến sự thành công của tài chính toàn diện ở Zimbabwe, kết quả chỉ ra rằng tiền rẻ từ người gửi tiền, đăng ký cơ bản và / hoặc giá rẻ là khả năng quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự bao gồm tài chính (như được chỉ ra bởi tất cả những người được phỏng vấn) như trong Hình 3 . Hình 3: Những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện trong siêu thị ở Zimbabwe Nhãn hiệu tin cậy An ninh quỹ tiền gửi Mạng lưới bao phủ rộng Chính sách cho phép Kinh tế sản xuất Sự có sẵn về thông tin Sự tương tác Sự đăng ký cơ bản Tiền rẻ từ tiền gửi Số tham chiếu mã hoá 520
  8. 4.3. Phân tích kết hợp phỏng vấn ngân hàng và siêu thị Một phân tích kết hợp tất cả các cuộc phỏng vấn của nhân viên ngân hàng và siêu thị (20) đã được tính toán bằng các kết quả trong Hình 2 và Hình 3, kết quả được xếp hạng và phần lớn trong số họ chỉ ra rằng đăng ký cơ bản và giá rẻ (17 người trả lời hoặc 15%) là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tài chính toàn diện như trong Bảng 3. Bảng 3: Các yếu tố được xếp hạng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện trong các ngân hàng và siêu thị Các nhân tố ảnh hưởng đến Xếp hạng Tần suất kết hợp Tỷ lệ (%) tài chính toàn diện 1 Sự đăng ký cơ bản 17 15 2 Kinh tế sản xuất 15 14 3 Sự có sẵn về thông tin 14 13 3 Mạng lưới bao phủ rộng 14 13 5 An ninh quỹ tiền gửi 12 11 6 Nhãn hiệu tin cậy 11 10 6 Tiền rẻ từ tiền gửi 11 10 8 Sự tương tác 10 9 9 Chính sách cho phép 6 5 4.4. Mô hình Cinch về tài chính toàn diện Mô hình Cinch về tài chính toàn diện được đặt theo tên Cinderella Chibudu và là một phần mở rộng của mô hình tài chính toàn diện 5Ps của Rajan như được thảo luận trong Phần 2.5. Mô hình tài chính toàn diện 9Ps được xác định trong nghiên cứu này được lấy từ kết quả phân tích kết hợp các câu trả lời của ngân hàng và siêu thị, những người được yêu cầu xác định các yếu tố mà họ cho là ảnh hưởng đến sự thành công của tài chính toàn diện ở Zimbabwe như trong Hình 2 và 3 và Bảng 3 kết quả và Hình 4 tương ứng. Sử dụng phương pháp SCAMPER về sự hình thành lý thuyết và các nguyên tắc tư duy sản xuất được thảo luận trong Phần 3, các yếu tố được xác định ảnh hưởng đến tài chính toàn diện đã được thay thế cho (hoặc thay thế bằng) 9Ps của tài chính toàn diện được thể hiện trong Bảng 4. Bảng 4: Nhân tố ảnh hưởng tới tài chính toàn diện điều chỉnh Nhân tố ảnh hưởng đến Ps của tài chính toàn diện Phần trăm tài chính toàn diện Hãng tin cậy Sản phẩm (Product) 15 Mạng lưới bao phủ rộng Địa điểm (Place) 14 Sự đăng ký cơ bản Giá (Price) 13 An ninh quỹ tiền gửi Sự bảo hiểm (Protection) 13 Tiền rẻ từ tiền gửi Lợi nhuận (Profit) 11 Kinh tế sản xuất Sự sản xuất (Production) 10 Sự có sẵn thông tin Sự thăng tiến (Promotion) 10 Sự tương tác Tính hợp tác (Partnership) 9 Chính sách cho phép Chính sách (Policy) 5 Trung bình tỷ lệ khác nhau 1.25 521
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, A., Demirguc-Kunt, A., Klapper, L., & Peria, M. S. M. (2012). The Foundations of Financial Inclusion Understanding Ownership and Use of Formal Accounts. Policy Research Working Paper 6290. Retrieved from http://www.asbaweb.org/e- news/enews32/INC%20FNAN/3%20INC%20FNAN.pdf 2. Babu, P. R. (2015). Measures for Achieving Financial Inclusion in India and Its Inclusive Growth. Journal of Economics and Finance, 6(4), 35-37. http://dx.doi.org/10.9790/5933- 06413537 3. Bailey, K. D. (1987). Methods of Social Research (3rded.). London: Macmillan.
Balls, A. (2009). Productivity Growth and Employment. The National Bureau of Economic Research. Retrieved from http://www.nber.org/digest/nov05/w11354.html
21 4. Business and Management Studies Vol. 3, No. 3; 2017 Beldad, A., de Jong, M., & Steerhouder, M. (2010). How shall I trust the faceless and the intangible? A literature review on the antecedents of online trust. Computers in Human Behavior. 26(5). https://doi.org/10.1016/j.chb.2010.03.013 5. Cheng, V. M. Y. (2001). Enhancing Creativity of Elementary Science Teachers-a preliminary study. Asia-Pacific Forum on Science Learning and Teaching. 2(2), 1-23. Retrieved from https://www.ied.edu.hk/apfslt/download/v2_issue2_files/chengmy/chengmy.pdf 522
nguon tai.lieu . vn