Xem mẫu

  1. Kinh nghiệm trong bảo tồn, trùng tu di tích (Trường hợp di tích Ngọ Môn - Kinh thành Huế) TS.KTS. Trần Đình Hiếu Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt: Bài báo trình bày trình tự thực - Giúp cho người làm công tác bảo tồn hiện quá trình bảo tồn, trùng tu công nắm bắt một số thủ pháp nhận diện trình có tính khoa học, đảm bảo được di tích bao gồm Phân tích lịch sử, lý phương pháp, nguyên tắc bảo tồn. Bên lịch xây dựng công trình; Phân tích cạnh đó, hiện nay việc trùng tu di tích vì hiện trạng (kiến trúc, vật liệu, mỹ nhiều l{ do không được thực hiện đúng thuật...); Phân tích ảnh tư liệu; Phân theo quy định hiện hành và một số sai tích công trình tương đồng; phạm trong việc thực hiện bảo tồn, - Những người làm công tác quản lý, lập trùng tu di tích. Vì vậy, nắm bắt được dự án, thi công công trình di tích quy trình trùng tu là cơ sở khoa học cốt được tiến hành chuyên nghiệp, nắm lõi để đề xuất thực hiện các dự án, giải bắt được trình tự quy trình chế độ pháp bảo tồn có hiệu quả. chính sách của nhà nước khi triển Ngoài ra nội dung bài báo cung cấp khai một dự án. thêm tư liệu, cơ sở khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích như sau: Từ khóa: di sản kiến trúc miền trung, - Hiểu rõ về các mặt giá trị của công ngọ môn, bảo tồn di tích. trình di tích Ngọ Môn; 1. Đặt vấn đề Tổng thể kiến trúc Ngọ Môn đóng một vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt cung đình và trong hệ thống kiến trúc ở Kinh thành Huế. Ngọ Môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình xây dựng tiêu biểu nhất của nền mỹ thuật thời Nguyễn. Nó nối được mạch mỹ cảm trong lịch sử kiến trúc truyền thống của dân tộc. Ngọ Môn biểu hiện một cách cụ thể và tương đối toàn diện trình độ nghệ thuật kiến trúc cao có nhiều dụng công, ẩn ý, mang nhiều nét tinh tế và giàu óc sáng tạo của tiền nhân chúng ta. Bản thân Ngọ Môn là một nguồn tư liệu qu{ để những người làm trong công tác bảo tồn tìm tòi và học hỏi, là một công trình rất đáng được nghiên cứu, đối chứng trong công tác phục dựng các công trình bị tổn thất nặng: tỷ lệ cấu kiện, cách sử dụng vật liệu, màu sắc, bố trí loại sơn thếp hoàn thiện, quy luật trang trí,…Công trình đã được cố họa sỹ Phạm Đăng Trí đề câp trong bài viết với nhan đề “Ngọ Môn với những tỷ lệ l{ tưởng” (Ngo Mon, la Porte du Midi aux propotions idéales) vào năm 1986 đã được nhiều nhà văn hóa đồng tình và dẫn chứng cho sự hài hòa của công trình mang tính đặc trưng cao. 66
  2. Kết cấu kiến trúc phức tạp, sự kết hợp chín bộ mái với rất nhiều cấu kiện gỗ có tỉ lệ hài hòa, cho thấy kỹ thuật xây dựng đạt tới trình độ cao của các kỹ sư thời bấy giờ. Sự bố trí rỗng- đặc (không gian Tả, Hữu Dực Lâu không có ván vách) làm lộ rõ các hàng cột thon nhỏ ở phần lầu của Ngọ Môn, đem đến một hình ảnh thanh thoát, nhẹ nhàng cho công trình. Các màu sắc chính như đỏ - vàng - xanh được sử dụng tài tình trong việc kết hợp, xen kẽ nhau tạo nên sự hài hòa trong bản thân công trình và giữa công trình với thiên nhiên chung quanh. . ữ iệ và Phương ph p nghi n c 2.1. Dữ liệu nghiên cứu a. Hồ sơ tư vấn khảo sát, lập dự án Do Viện Bảo tồn Di tích thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lập năm 2019. Có giá trị về mặt sưu tầm và phân tích tư liệu, hiện trạng công trình và đưa ra một số giải pháp bảo tồn, nhưng chưa giải quyết được các giải pháp chi tiết của các cấu kiện công trình. b. Hồ sơ thiết kế thi công công trình Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn (giai đoạn thứ nhất) do Công ty Cổ phần Tu bổ Di tích Trung ương lập năm 2012 là một nghiên cứu tương đối đầy đủ, có giá trị cao về phân tích tư liệu, hiện trạng và các giải pháp đề xuất mang tính thực tế cao. Tuy nhiên, hồ sơ còn mang nặng tính lý thuyết, chỉ mới tập trung vào việc thiết kế khi công trình đang còn tồn tại nhưng chưa được khảo sát, đánh giá toàn diện. c. Hồ sơ hoàn công công trình Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn (giai đoạn thứ nhất) do Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung lập năm 2015 là một nghiên cứu tổng thể chi tiết, thực tế. Đây là tiền đề để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. d. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Ngọ Môn (Giai đoạn thứ hai) do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lập năm 2015. Có giá trị cao về mặt sưu tầm và phân tích tư liệu, khảo sát hiện trạng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu Khảo sát hiện trạng công trình; sưu tầm đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài bao gồm lịch sử, bản đồ, ảnh chụp, khảo sát thực địa. b. Phương pháp phân tích và so sánh Được sử dụng trong việc tham khảo các công trình tương đồng và vận dụng hiện trạng, cách thức lấy mực của người thợ, kiểm tra giám sát nhằm phân tích, so sánh để đề xuất quy trình thực hiện thi công, bảo tồn, trùng tu một công trình di tích. 67
  3. c. Phương pháp thống kê, xác xuất và lập bảng Phương pháp xử l{ thông tin, tư duy tổng hợp và lập bảng theo từng tiêu chí cụ thể. 3. Kết q ả, thảo ận 3.1. Vị trí Ngọ Môn Hình 1. Vị trí Ngọ Môn trong Hoàng Thành Huế (nguồn: Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung và tác giả ) Tổng thể kiến trúc Ngọ Môn có mặt bằng hình chữ U, được chia thành hai phần là phần nền đài ở dưới và phần lầu ở trên, tuy nhiên cả hai phần này đã được thiết kế chặt chẽ và hài hòa từ tổng thể đến chi tiết, thành một thể thống nhất không thể tách rời [2]. - Phần nền đài là một chiếc đài cao, xây vượt lên trên mặt nền chung khoảng hơn 5 m. Nền đài có năm cửa, trong đó có ba cửa giữa đặt song song với nhau, là Ngọ Môn (chính giữa), Tả Giáp Môn (bên trái) và Hữu Giáp Môn (bên phải). Hai cửa bên được trổ xuyên qua lòng mỗi cánh chữ U nên cũng có hình gấp khúc tựa những đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, đoạn chính song song với 3 cửa ở giữa nhưng khi ra hết cánh chữ U thì bẻ thẳng góc vào phía trục chung của hoàng cung. Hai cửa bên này được gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn. Điểm đặc biệt của hai lối đi hình chữ (L) này là mỗi cửa đều được bố trí thêm một cửa sổ hình tròn trang trí hình chữ Thọ cách điệu trên bức tường ngoài thân đài. - Ngọ Môn gồm năm toà lầu chính và bốn toà lầu phụ, chia thành ba dãy xếp thẳng góc với nhau trong đó dãy chính là phần giữa, tức nằm ngay đáy chữ U. Trong dãy chính giữa này, phần trung tâm là một toà lầu kiểu ba gian hai chái, có chiều cao vượt hẳn so với các ngôi lầu còn lại; 68
  4. nối qua hai bên là hai dãy lầu phụ, thực chất là những đoạn hành lang được nâng cấp để tương xứng với ngôi lầu. Hai dãy hai bên cánh, mỗi dãy gồm hai toà lầu chính và một toà lầu phụ, thực chất lầu phụ này cũng là những hành lang được nâng cấp. Toàn bộ chín toà lầu này được liên kết với nhau hết sức khéo léo từ hệ thống khung nhà đến mái lợp, trong đó chỉ duy nhất có toà lầu chính giữa lợp bằng ngói ống màu vàng tức ngói hoàng lưu ly, tám toà còn lại mái đều lợp ngói màu xanh tức là ngói thanh lưu ly. Vì vậy, Ngọ Môn mới có “một lầu vàng tám lầu xanh” *1+. 3.2. Giá trị văn hóa và nghệ thuật Ngọ Môn được xây dựng vào thời kz hưng thịnh nhất của triều Nguyễn (1833 dưới thời Minh Mạng), thể hiện một thời kz phát triển về mọi mặt từ hành chính, quân sự, văn hóa ... Các quan niệm về chính phụ được thể hiện rất rõ qua cách phân bố vật liệu và màu sắc hoàn thiện giữa trục “Dũng đạo” và các khu vực kế cận. Các nhà quy hoạch triều Nguyễn đã rất khéo léo trong việc bố trí hai hồ nước Ngoại Kim Thủy và hồ Thái Dịch trước và sau Ngọ Môn qua một khu vực sân nối tiếp. Ngoài mục đích lấy mặt nước làm yếu tố âm để làm nổi bật phần dương của lầu Ngũ Phụng, người xưa còn tạo nên một nhịp điệu liên tục nối tiếp các công trình quan trọng trong bộ máy hành chính của triều đại: sông Hương (âm) - Kz đài (dương) - hồ Ngoại Kim Thủy (âm) - cửa Ngọ Môn (dương) - hồ Thái Dịch (âm) - điện Thái Hòa (dương). Ngoài ra đây cũng là nơi có tầm nhìn cảnh quan đẹp, phía trước là Kz Đài, phía xa là núi Ngự Bình, phía trong có thể thấy toàn cảnh Kinh thành Huế [3]. 3.3. Những nguyên tắc cơ bản của khoa học bảo tồn, trùng tu di tích - Tuân thủ các bộ luật liên quan và các văn bản pháp quy của Nhà nước Việt Nam, các Công ước quốc tế về bảo tồn di tích. - Tôn trọng và tiếp thu các Hiến chương Quốc tế, khuyến cáo Unesco; kết quả nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật; - Bảo tồn và hạn chế can thiệp vào các yếu tố gốc của di tích; bảo quản và sử dụng tối đa vật liệu gốc. - Dựa trên những căn cứ chính xác để đưa ra các quyết định tu bổ, bảo tồn bao gồm Khảo sát, báo cáo khảo cổ, các tài liệu lịch sử, phân tích và đánh giá toàn diện về di tích để làm cơ sở lý luận. - Tu bổ, bảo tồn sử dụng các phương pháp kỹ thuật truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại, ưu tiên các biện pháp tu bổ, gia cố, hạn chế tối đa việc thay thế nhằm bảo tồn tối đa các thành phần nguyên gốc, tính chân xác nhưng đảm bảo sự bền vững lâu dài của di tích; - Đảm bảo phù hợp giữa cảnh quan với di tích, hạn chế các tác động tiêu cực của môi trường lân cận, tạo tiện nghi cho việc khai thác giá trị di tích. Giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên; gắn kết di tích với không gian cảnh quan lịch sử. 3.4. Trình tự pháp lý thực hiện công trình bảo tồn, trùng tu di tích Ngọ Môn a. Lập quy hoạch di tích 69
  5. Lập quy hoạch di tích được quy định theo thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Cấp phê duyệt là Thủ Tướng Chính Phủ b. Lập báo cáo chủ trương đầu tư Sơ đồ quy trình lập báo cáo chủ trương đầu tư: 1 2 3 4 Hình 2. Sơ đồ quy trình lập báo cáo chủ trương đầu tư *4+ Theo quy định: Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019; Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; c. Lập dự án (lập báo cáo nghiên cứu khả thi) Sơ đồ quy trình thủ tục lập dự án bảo tồn, trùng tu di tích: Hình 3. Sơ đồ quy trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [4] d. Công tác lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (có kế hoạch vốn đầu tư) Sơ đồ quy trình lập thủ tục phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Hình 4. Sơ đồ quy trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu [4] 70
  6. e. Thực hiện các gói thầu - Thực hiện gói thầu rà phá bom mìn (nếu có). Nếu có thực hiện công tác “Rà phá mon mìn, vật nổ, chủ đầu tư lập Quyết định chỉ định thầu gói thầu "Rà phá bom mìn, vật nổ" của dự án . - Thực hiện gói thầu lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Sơ đồ quy trình thực hiện gói thầu thiết kế bản vẽ thi công và dự toán: Hình 5. Sơ đồ quy trình lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán [4] 3.5. Trình tự quy trình thi công bảo tồn, trùng tu di tích Sơ đồ thực hiện quy trình thi công bảo tồn di tích: Hình 6. Sơ đồ quy trình thi công công trình bảo tồn di tích [4] a. Chuẩn bị, tổ chức công trường thi công Sau khi k{ Thương thảo, Hợp đồng. Đơn vị nhà thầu thi công phải thực hiện các công tác chuẩn bị, tổ chức công trường như sau - Biên bản bàn giao mặt bằng - Bảng biển giới thiệu dự án - Sơ đồ mặt bằng tổ chức thi công và tiến độ thi công - Văn phòng công trường 71
  7. - Kho vật tư, xưởng gia công, nhà bao che để vật liệu hạ giải, khu vực gia công, bãi tập kết vật liệu - Điều kiện an toàn lao động (PCCC, y tế…) - Hàng rào, nhà bao che công trình - Chuẩn bị vật liệu và nhân lực (cán bộ & công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề) b. Lễ khởi công Đây là một trong ba nghi thức quan trọng trong làm nhà theo tính ngưỡng dân gian của người Việt, tiến hành khi chuẩn bị công tác hạ giải, thi công công trình. Nhằm báo cáo và xin sự chấp thuận với thần linh thổ địa. Tuy nhiên sự kiện khởi công này không phải ai cũng tổ chức theo một hình thức đúng đắn tránh phạm vào những điều đại kị. Sự kiện này được mọi người duy trì như một phong tục tín ngưỡng của tổ tiên, do đó khi tổ chức nghi thức này cần nắm vững các yếu tố nhưNgày giờ khởi công và Tuổi của người chủ lễ khi tiến hành công trình. Ngày nay lễ khởi công, ngoài mang { nghĩa của dân gian còn thể hiện nâng tầm quy mô của một đơn vị, một tổ chức hay một công trình. c. Điều tra hạ giải - Chụp ảnh hiện trạng công trình trước lúc trùng tu Là bước đầu tiên để ghi nhận lại đặc điểm, cấu tạo, chất liệu, màu sắc, hình dáng của công trình đang tồn tại trước lúc hạ giải, phục vụ công tác thi công, đối chứng sau khi công trình hoàn thiện. Quy trình chụp: chụp tổng thể cảnh quan và chi tiết kiến trúc – nghệ thuật, hiện vật, đồ thờ. Sau khi chụp ảnh phải thống kê, sắp xếp theo đúng trình tự, có khoa học của từng cấu kiện. - Đánh dấu cấu kiện Một công trình tu bổ di tích có thể được đánh giá là hiệu quả khi nó bảo tồn được tối đa các yếu tố có giá trị nguyên gốc. Các yếu tố đó bao gồm về hình dáng, kích thước, chất liệu, vật liệu, màu sắc, nghệ thuật trang trí,... của từ tổng thể, mặt đứng, nội thất đến từng bộ phận, cấu kiện hay chi tiết trang trí nhỏ nhất của công trình. Đặc biệt đối những di tích mà khi tu bổ nhất thiết phải hạ giải, cục bộ hay hoàn toàn, thì việc trả lại đúng vị trí ban đầu của từng cấu kiện, từng bộ phận, chi tiết cấu thành nó sau khi được tu bổ là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác tu bổ. Để thực hiện được điều đó thì việc đánh dấu cấu kiện trước khi tiến hành hạ giải là hết sức cần thiết và có { nghĩa rất quan trọng. Phương pháp đánh dấu thật sự bài bản và khoa học, được sử dụng thống nhất chung cho mọi công trình, mọi đối tượng trong quá trình tu bổ di tích. Một phương pháp mà mọi tham gia thực hiện tu bổ đều phải biết, phải hiểu và phải tuân thủ để cùng nhau triển khai thực hiện một cách có hệ thống, có trình tự trong suốt quá trình triển khai công trình, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Chẳng hạn đối với cách ký hiệu một cấu kiện phải thể hiện được tên (viết tắt), thứ tự và vị trí chính xác của nó trên cơ sở các trục bản vẽ định vị, tuyệt đối không có sự trùng lắp giữa các cấu kiện khác nhau. phải hướng dẫn đánh dấu cho toàn bộ các loại cấu kiện ở mọi vị trí khác nhau, các ký hiệu 72
  8. phải được đơn giản hóa để thuận tiện cho việc đánh dấu cũng như ghi chép hồ sơ... Việc đánh dấu phải đảm bảo không bị phai mờ trong suốt quá trình tháo dỡ, gia công cho đến khi lắp dựng và dễ dàng nhìn thấy khi quan sát. Phương pháp đánh dấu phải đưa ra trình tự thực hiện, bắt đầu ngay từ trong hồ sơ thiết kế thi công. Việc đánh dấu đã phải thể hiện một cách chính xác rõ ràng và đầy đủ. 4. Kết luận và kiến nghị a. Kết luận - Đối với quy trình thực hiện dự án Đây là tổng hợp trình tự các bước văn bản pháp lý từ lúc bắt đầu triển khai đến lúc thi công công trình. Mỗi bước là một thủ tục văn bản kèm theo, các văn bản đó phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật. Các bước là phải đi theo trình tự quy trình. Mục đích thống kê quy trình thực hiện dự án để phục vụ công tác quản l{, đơn vị lập dự án nắm bắt và hiểu rõ các thủ tục quy định để tiến hành dự án hoàn chỉnh. - Đối với quy trình thi công Đưa ra trình tự giải pháp nhằm phục vụ cho những người làm công tác bảo tồn, trùng tu nắm bắt được những quy định để không thể sai sót trong từng quá trình thi công. Làm công tác bảo tồn phải thật sự hiểu biết, nhận diện, đánh giá giá trị bảo tồn. Việc đánh giá phải trên nhiều khía cạnh (giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị lịch sử, giá trị phương thức xây dựng truyền thống, giá trị văn hóa phi vật thể, giá trị cảnh quan, giá trị văn hóa xã hội v.v…). Đây là quy trình cơ sở khoa học cốt lõi để đề xuất thực hiện các dự án, giải pháp bảo tồn có hiệu quả. b. Kiến nghị - Quy định thủ tục thực hiện dự án + Một số quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án tu bổ di tích chồng chéo. Những di tích cấp quốc gia đặc biệt trong cả nước đều đang rất khó khăn, do ảnh hưởng từ những quy định Lập quy hoạch di tích, Luật Đầu tư công, Luật Môi trường và Luật Xây dựng. Quy định tất cả các dự án nằm trong di tích cấp quốc gia đặc biệt đều thuộc dự án nhóm A, phải trình lên Thủ tướng phê duyệt. Quy định này cũng đòi hỏi một dự án phải thông qua nhiều bộ, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đây là những thủ tục gây cản trở rất lớn trong việc vận hành các dự án trùng tu di tích. + Phải phân biệt sự khác nhau của những thủ tục rườm rà, không hợp lý và sự chặt chẽ của một quy trình. Nếu quy trình lập dự án đơn giản sẽ dễ gây sự tùy tiện trong công tác bảo tồn trùng tu. Vì vậy, để đảm bảo quy trình bảo tồn việc thẩm định các dự án trùng tu di tích, chỉ cần Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có Cục Di sản văn hóa thẩm định và quản lý trực tiếp tất cả dự án trùng tu di tích. Những vấn đề về kỹ thuật xây dựng thì có Sở Xây dựng tại địa phương thẩm định. - Năng lực quản lý và phát triển nhân lực cho việc bảo tồn, trùng tu 73
  9. + Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực phối hợp và liên kết với các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn để quản lý và triển khai trên thực tế các hoạt động quy hoạch, thiết kế, bảo tồn, trùng tu di tích. + Việc đào tạo nhân lực về công tác bảo tồn hiện nay chỉ có Trường Đại học Kiến trúc, nhưng chưa được chuyên sâu. Mà thực tế những người làm công tác bảo tồn đòi hỏi phải đa nguồn về các lĩnh vực: kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật, lịch sử, tin học, văn hóa,... Vì vậy, cần phải có khóa đào tạo, chương trình học, cách học, thời gian học một cách có khoa học. Ngoài ra phải đào tạo được đội ngũ thợ lành nghề được trang bị và nắm vững những quy định của Luật Di sản văn hóa và những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cũng như những quy định của Công ước và Hiến chương quốc tế về Di sản thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phan Thuận An, (1983),” Nghệ thuật kiến trúc Ngọ Môn”. Tạp chí Sông Hương, Số 1, tr. 70-73. [2]. Phan Thuận An, (1989), “Ngọ Môn ở Huế”, Tạp chí Kiến trúc, số 2 (24), tr. 36-40. [3]. Huznh Minh Đức, (1994). “Từ Ngọ Môn đến điện Thái Hòa”. Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Nguyễn Tất Tố, (2020), “Đánh giá và xác định quy trình bảo tồn, trùng tu di tích công trình Lầu Ngũ Phụng”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 74
nguon tai.lieu . vn