Xem mẫu

  1. Kinh nghiệm làm phim quảng cáo Story board 1 phần ko thể thiếu khi làm phim Quảng cáo. Quy trình làm 1 TVC
  2. Một số điểm đặc biệt quan trọng cần lưu ý khi bạn tiến hành viết kịch bản cho phim QC: + Khái niệm thời gian thật (Real time): Đa phần các phim quảng cáo là sự rút ngắn của một câu chuyện. Mà câu chuyện có thể xảy ra trong một khoảng thời gian dài (Có thể là vài phút, mà cũng có thể là vài giờ hoặc dài hơn nữa). Khi câu chuyện trong kịch bản càng kéo dài => cách thể hiện một phim quảng cáo là phải cắt xén và chọn thể hiện hình ảnh làm sao để nói cho hết ý. Do vậy, nhiều phim quảng cáo xuất hiện với hình ảnh đứt quãng, rời rạc => làm người xem cực kỳ khó khăn để hiểu được thông điệp cần quảng cáo. Trong giới làm quảng cáo chuyên nghiệp. Việc tạo ra một câu chuyện xảy ra đúng theo thời gian thật là điều tối quan trọng. (Ví dụ các quảng cáo của Heineken: Sushi Bar, Siêu Thị hay là Party - tất cả mọi việc đều diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, đúng như nó xảy ra trong đời thật vậy). Việc tạo ra câu
  3. chuyện theo thời gian thật sẽ giúp người xem "như đang sống cùng với câu chuyện" chứ không phải là "đang duyệt xem nội dung câu chuyện" + Chỉ thể một ý duy nhất - Single-mind Idea: Thường các TVC sẽ có độ dài là 30 giây. Do vậy phải làm sao dàng phần lớn thời gian để thể hiện trọn vẹn một ý quan trọng nhất (Tùy theo yêu cầu của chương trình truyền thông) mà thôi. + Trước khi làm một TVC theo kiểu QCST, bạn có thể tham khảo 14 kỹ thuật quảng cáo của Ogilvy - có nêu trong cuốn sách QUẢNG CÁO SÁNG TẠO - (Tức các công thức làm TVC sẵn có). Biết đâu bạn sẽ có được vài TVC chỉ trong vòng mươi phút. Thông thường, phim QC là do Agency làm sáng tạo, còn việc thực hiện (quay, casting,...) là do Production House. Tuy vậy, Agency sẽ supervise production house đó để đảm bảo về chất lượng, kỹ thuật, ... Tóm lại, Agency giống như nhà thiết kế thời trang, còn Production House giống thợ may. Trước khi ra kịch bản phim QC, khách hàng cần brief cho agency biết mình muốn phim sẽ thể hiện thông điệp gì. Thông thường, thông điệp sẽ đi từ chiến lược của nhãn hiệu/ công ty. Một số chiến lược/ thông điệp ví dụ: - Tung SP mới >> tăng cường độ nhận biết. Có 2 loại QC cho sản phẩm mới: lý tính (VD, sữa này có thêm chất abc giúp tăng cường xyz), hay cảm tính (mẹ thương yêu con nên chăm lo cho con bằng sữa abc với công thức vượt trội) - Khuyến mại >> tăng sức mua (VD, số lượng có hạn; chỉ những ai sành điệu mới dùng; tặng kèm quà; ngày abc hết hạn khuyến mại....) - Tăng cường lòng trung thành (VD, sản phẩm abc luôn bên bạn; tôn vinh vẻ đẹp cho bạn, ....)
  4. - Tăng cường một đặc điểm nào đó của SP để ghi điểm trong lòng người tiêu dùng(VD, giặt tẩy vượt trội; công thức chống lão hóa, ....) Chiến lược này sẽ được thể hiện bằng phim. Nói cách khác, phim là chuyển tải thông điệp của khách hàng. Phần sau đó, anh Trung đã nói rất đầy đủ Có một số thuật ngữ về làm phim. Offline là phim chỉ được dựng cho thành cốt truyện, chưa chỉnh sửa. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất và người làm phim thống nhất được "mạch" phim. Vì sự thật là giữa kịch bản và phim thật vẫn có một độ "vênh" nhất định. Online là phim sau khi được tút cho đẹp thì được duyệt lại lần nữa. Những phim khó thì duyệt online 2, 3 lần là chuyện bình thường. trước khi agency làm kịch bản phim, thì khách hàng phải cho agency biết ý đồ của mình thông qua bản Agency brief. Thường ý đồ này thể hiện cái chiến lược nhãn hiệu. Một số chiến lược thường gặp: - Kích cầu - Tăng lòng trung thành của người dùng - Tăng thiện cảm - Tăng cường một phẩm chất nào đó của sản phẩm (VD, Dove 1/4 hàm lượng kem dưỡng ẩm) hoặc một giá trị nào đó mà người tiêu dùng thích (VD, Ponds hồi sinh làn da đẹp) .. Offline là khái niệm "ráp" phim theo mạch. Online là sau khi đã duyệt mạch, phim sẽ được tút lại cho đẹp hơn. Với những phim khó có khi online mấy lần.
  5. Corporate TVC giá cả vô chừng. Bèo nhất là 10k chưa kể tiền sáng tạo Chúc các bạn thành công với những ý tưởng đột phá của mình.
nguon tai.lieu . vn