Xem mẫu

KIỂU NHÂN VẬT TRONG MÙA HÈ GIÁ BUỐT CỦA VĂN LÊ
VÀ ĐÊM SÀI GÒN KHÔNG NGỦ CỦA TRẦM HƯƠNG
TRẦN THỊ KIM NGÂN – HOÀNG THỊ HUẾ
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Tóm tắt: Mùa hè giá buốt của Văn Lê và Đêm Sài Gòn không ngủ của Trầm
Hương là hai tiểu thuyết được trao giải thưởng Văn học nghệ thuật của
Thành phố Hồ Chí Minh 5 năm lần thứ nhất. Thành công của hai tác phẩm
được thể hiện trên nhiều phương diện, nhưng tập trung nhất là ở nghệ thuật
xây dựng các kiểu nhân vật. Đó là kiểu nhân vật lý tưởng, nhân vật bi kịch,
nhân vật tự thú, nhân vật bản năng và nhân vật cô đơn.
Từ khóa: kiểu nhân vật, Mùa hè giá buốt, Đê Sài Gòn không ngủ

1. MỞ ĐẦU
Nếu Văn Lê là thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ mà sáng tác
thường tập trung khắc họa một cách đậm nét số phận của những người lính thì Trầm
Hương là nữ nhà văn tiêu biểu của Nam bộ viết về chiến tranh, nhưng chủ yếu thể hiện
thân phận người phụ nữ mang trong mình những tổn thương, mất mát. Tuy hoàn cảnh
của từng nhân vật trong tác phẩm không hoàn toàn giống nhau, song đều chung số phận
là nạn nhân của cuộc chiến khốc liệt đầy máu và nước mắt của một thời kỳ lịch sử đã
qua. Điều đó được thể hiện một cách sâu sắc trong tác phẩm Mùa hè giá buốt của Văn
Lê và Đêm Sài Gòn không ngủ của Trầm Hương.
2. KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MÙA HÈ GIÁ BUỐT (VĂN LÊ) VÀ
ĐÊM SÀI GÒN KHÔNG NGỦ (TRẦM HƯƠNG)
Thế giới nhân vật trong Mùa hè giá buốt của Văn Lê và Đêm Sài Gòn không ngủ của
Trầm Hương thật đa dạng và sinh động. Chúng là sản phẩm từ cái nhìn nhân văn, nhân
bản của hai nhà văn và in đậm dấu ấn của thời kỳ lịch sử một đi không trở lại. Đó là
kiểu nhân vật lý tưởng, nhân vật bi kịch, nhân vật tự thú, nhân vật bản năng và nhân vật
cô đơn.
2.1. Nhân vật lý tưởng được Văn Lê và Trầm Hương xây dựng nên là những người lính
trước và sau chiến tranh chống Mỹ luôn mang phẩm chất của anh hùng. Họ là những
con người giàu đức hy sinh, giàu lòng nhân ái, dù trong hoàn cảnh nào và khó khăn đến
đâu, kiểu nhân vật này cũng mang trong mình lý tưởng cao cả cũng như vẻ đẹp tâm hồn
và tính cách.
Trong Mùa hè giá buốt, Nguyễn Sỹ Việt là người chỉ huy luôn lo lắng, quan tâm tới
đồng đội. Việt lúc nào cũng “sẵn sàng chấp nhận mọi tai họa, miễn sao những chiến sỹ
còn lại của tiểu đoàn được sống qua các chiến dịch bất khả kháng này” [3, tr. 511]. Vì là
người hiểu rộng nên anh nhận thức rất rõ về thảm họa của cuộc chiến. Đó là nguyên
nhân gây nên những đau thương tang tóc cho những sinh linh vô tội. Còn Hồng Tâm
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 04(40)/2016: tr. 30-36

KIỂU NHÂN VẬT TRONG MÙA HÈ GIÁ BUÔT CỦA VĂN LÊ...

31

trong Đêm Sài Gòn không ngủ lại hiện thân cho những người phụ nữ mang lý tưởng cao
đẹp với đức tính trung hậu, đảm đang. Tâm đại diện cho vẻ đẹp của sự tinh khiết, gan lì
và dũng cảm. Từ nhỏ đã trải qua những vất vả “ngủ sạp, ăn cơm vỉa hè, bữa đói, bữa no
như kẻ bụi đời”, nhưng lớn lên trong cuộc chiến, Tâm đã vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ để trở thành nhân tố tích cực và cầu nối của “hàng chục cơ sở cảm tình cách mạng,
in và rải hàng chục ngàn truyền đơn” [1, tr. 61]. Hiện thực chiến tranh được đề cập
trong hai tác phẩm là sự thiếu thốn về vật chất, sự khắc nghiệt của môi trường, nhưng
vượt lên tất cả để quyết chiến, quyết thắng là ý chí là lý tưởng cao đẹp của người lính,
luôn mang trong mình chân lí “không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Bất chấp mọi hoàn cảnh, mọi khó khăn và hy sinh những người lính vẫn hàng ngày
hàng giờ sống và chiến đấu, yêu hết mình và làm việc hết mình để ngày mai ngã xuống
không hề hối tiếc.
Những vẻ đẹp của con người lý tưởng mà Văn Lê và Trầm Hương xây dựng lên tuy
chưa đủ để trở thành những tượng đài hiên ngang, bất khuất, nhưng cũng đã để lại
những ấn tượng sâu đậm tạc vào lịch sử. Những con người, những giá trị tinh thần vô
giá đó mãi mãi không mất đi mặc cho sự hủy diệt của bom đạn và thời gian. Tác phẩm
luôn sống mãi trong lòng người đọc với những hình ảnh dung dị mà kì vĩ, lớn lao về
người lính trong trận chiến hào hùng của dân tộc, của một thời đã qua.
Nếu như trong chiến tranh, những người lính như Nguyễn Tư luôn sát cánh cùng đồng
đội chiến đấu thì trong hòa bình ông luôn day dứt với những món nợ chưa trả đối với
những người đã hy sinh. Ông luôn “gõ những cánh cửa quyền lực, kêu họ, trả họ về
đúng với tên gọi của sự hy sinh” [1, tr. 402]. Hồng Tâm là người phụ nữ có nghị lực
sống mạnh mẽ. Thời bình chị sống với sự cô đơn, sự day dứt bởi một sự thật chị vẫn
còn chôn dấu. Đó là việc Chín Thương đầu thú giặc. Đồng cảm và tha thứ cho Chín
Thương không chỉ vì những lần Chín Thương đã cứu chị thoát chết mà chủ yếu là vì
Hồng Tâm đã hiểu cho trái tim nhạy cảm và non yếu của người phụ nữ như Chín
Thương. Vì vậy, Tâm đã nuôi con của Chín Thương bằng tình yêu của người mẹ đẻ. Có
thể nói, những người trở về thời bình là những người luôn sống thật với chính mình. Họ
đoàn kết, bao dung và luôn thể hiện lòng vị tha, nhân ái.
2.2. Đọc những trang tiểu thuyết chúng ta chứng kiến được những tổn thương do chiến
tranh gây nên thông qua số phận của kiểu nhân vật bi kịch.
Văn Lê là người lính đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên mặt trận. Ông đã tận mắt
chứng kiến những cảnh mất mát, tang thương do cuộc chiến gây nên. Đọc tác phẩm của
ông, chúng ta như nhìn thấy được trận đánh với những hình ảnh “nhiều trái đạn rơi
xuống”, “người này ngã xuống”, “từng mảng người” bị “xóa đi”, “hàng chục người lính
bị đốn ngã”, liên tiếp hết người này đến người khác bị “bắn gục”. Nhà văn có khi đã để
cho nhân vật suy nghĩ về những tổn thất của quân ta khi tham gia chiến trận: “Thế là
cuộc Tổng tấn công vào Sài Gòn lần thứ hai đã kết thúc như vậy. Hơn chín phần mười
quân số của tiểu đoàn anh đã ra đi. Toàn thể cán bộ ban chỉ huy tiểu đoàn, không một ai
sống sót. Rồi sẽ có cuộc tổng kết, rút kinh nghiệm về chiến dịch này. Nhưng người chết

32

TRẦN THỊ KIM NGÂN – HOÀNG THỊ HUẾ

thì không sống lại được. Ai là người có thể chia sẻ nỗi éo le và niềm trắc ẩn nơi người
lính các anh?” [3, tr. 549]. Đoạn văn là sự chiêm nghiệm, là lời phán quyết về cuộc
chiến vào mùa xuân năm 1968 của tiểu đoàn Bến Nghé. Tuy ngắn gọn nhưng chứa đầy
tâm trạng, bởi được viết bằng máu của người đã hi sinh và nước mắt của người đang
sống. Hình thức câu hỏi bỏ ngỏ gợi ra bao điều khó nói thành lời, khiến không ít người
phải băn khoăn, trăn trở. Không chỉ dừng lại ở những con số tổn thất như vậy mà còn
nhiều hơn “có thêm hơn 30 chiến sỹ thương vong”, “sau năm ngày chiến đấu, chúng tôi
đã mất hơn 3 phần trăm lực lượng, hơn nửa cán bộ cơ sở và hai phần ba đạn dược đem
theo”, “có tới hơn 10 tử sỹ và sáu thương binh được tìm thấy sau đó. Số tử sỹ được xếp
nằm thành một hàng dài ngay trên mặt đất. Nhìn những xác chết mềm nhũn, thân thể nát
bấy, Việt chỉ muốn khóc” [3, tr. 382]. Chiến tranh đã gây ra biết bao tổn thất. Sự khốc
liệt của chiến tranh càng ngày càng làm tăng tần số xuất hiện của những cái chết. Những
cái chết ngày một dày đặc, ở khắp nơi, ở từng trận đánh, muôn hình muôn dạng nhưng
đều thê lương, bi thảm và ám ảnh người đọc.
Với cách viết thẳng thắn và chân thật, không hề né tránh, ngòi bút của Văn Lê đã dựng
lên trong Mùa hè giá buốt cảnh tượng bi thảm của những con người đã ngã xuống trên
chiến trận. Một cảnh tượng thật thương tâm, vừa bi tráng nhưng cũng vừa bi kịch:
“Mười mấy người chết mà lúc liệm, không ai có quần áo. Bọn giết người còn cắt vú,
đâm nát chỗ kín của họ” [3, tr. 346]. Nhân vật Quách Trung Đoan là một chiến sỹ đã để
lại cho người đọc những suy nghĩ, xúc cảm nhất: “Giữa lý lịch trong sạch và khuyết
điểm, em chọn khuyết điểm. Khuyết điểm có thể sửa được nhưng lý lịch thì không…
Cứ mỗi lần đụng độ với lính Sài Gòn là em có cảm giác như đang giết em mình” [3, tr.
433]. Lời của nhân vật đã nói lên được nỗi đau của biết bao người. Thật không gì đau
khổ hơn khi trên một trận chiến anh em vô tình chỉa súng bắn vào nhau để rồi họ cứ day
dứt, ôm mãi trong lòng những ám ảnh, đau xót không nguôi.
Không chỉ là nhà văn mặc áo lính như Văn Lê mới diễn tả hết được những tàn khốc của
cuộc chiến mà Trầm Hương cũng vậy. Trong Đêm Sài Gòn không ngủ, Trầm Hương đã
liệt kê những mất mát, hy sinh to lớn không gì có thể diễn tả nổi. Đó là những con số
“hơn 110.000 cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và chính trị miền nam hy sinh và bị
thương”, đó là những người chết trong những tư thế “tải thương, lấy nước, lúc đang
ngủ, cầm chiếc bàn chải đánh răng”; đó là “những bà mẹ ôm con nhỏ trúng bom chết
trong tư thế cho con bú, bờ ngực (…) cởi trần” [1, tr. 228]. Hay “có anh mất tay, anh
mất chân, có anh bộ đội lòng còn vắt toòng teng trên cành cây” [1, tr. 318]. Sự mất mát,
hy sinh ấy là hiện thực đồng thời cũng là nhân chứng tố cáo bộ mặt tàn khốc của chiến
tranh đã hiện lên ở mọi chiều kích và mọi góc độ.
Chiến tranh đã cướp đi của con người rất nhiều thứ. Đó không chỉ là những tổn thất về
thể xác, mà chiến tranh còn cướp đi động lực sống của con người là tình yêu. Văn Lê và
Trầm Hương đã xây dựng được những mối tình đẹp. Đó là tình yêu của Sỹ Việt và Bích
Vân, của Bình và Chiến, của Chung Cầm và Đăng Khương, hay tình yêu của Chín
Thương và Hai Thành, của Đợi và Mai… Tình yêu của Việt và Bích Vân đẹp nhưng
buồn, tình yêu sinh ra trong lửa đạn để rồi kết thúc cũng trong lửa đạn. Đã có lần Văn

KIỂU NHÂN VẬT TRONG MÙA HÈ GIÁ BUÔT CỦA VĂN LÊ...

33

Lê tâm sự: “Chỉ có tình yêu cao thượng mới đưa con người đến với những hành động
trong sáng… chỉ có sức mạnh của tình yêu mới giúp cho dân tộc ta chiến thắng được kẻ
thù”. Tình yêu giúp cho họ vượt qua được khó khăn, an ủi và động viên họ bước tới.
Nhưng tình yêu nếu thiếu sự kiểm soát của lý trí cũng có khi dẫn con người tới bi kịch,
khiến cho con người bị lầm đường lạc lối. Đó là Chín Thương, vì yêu và muốn giữ lại
đứa con của người yêu mình nên đã trở thành kẻ chiêu hồi, bị mọi người lên án. Tất
nhiên, nhà văn không nhìn từ một phía mà từ nhiều phía để phần nào tha thứ và cảm
thông cho nhân vật của mình.
Văn Lê và Trầm Hương thể hiện đúng những bi kịch của chiến tranh với những hiểm
họa của những cái chết cả về thể xác lẫn tâm hồn con người, về những nối ám ảnh
không dễ gì phai nhòa.
2.3. Thế giới nhân vật trong hai tác phẩm còn thể hiện qua kiểu nhân vật tự thú. Hai nhà
văn không miêu tả sự kiện hay tái hiện những gì đang diễn ra bên ngoài, mà miêu tả
những phản ứng bên trong nhân vật qua lời tự thú. Văn Lê trong Mùa hè giá buốt đã để
cho nhân vật thành thật tự bạch: “Nghĩ đến cái chết của chị em, đồng đội, em vừa buồn,
vừa sợ, lại vừa khao khát sống. Rất có thể ngày mai em cũng sẽ chết” [3, tr. 323]. Từ
đây đã cho ta thấy sự giằng xé nội tâm là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt. Họ tự
thú để tìm ra lối thoát và đường đi cho riêng mình. Trong suy nghĩ của nhân vật, người
đọc nhận ra khát vọng sống “chỉ cần được sống, tôi sẽ sống tốt hơn với mọi người”.
Chính cuộc chiến ác liệt càng làm cho con người có khát vọng sống một cách mãnh liệt
hơn để gặp lại những người thân mà họ từng đánh đổi mọi hy sinh, mất mát. Phải là
người nắm bắt tâm lý tốt, Văn Lê mới tái hiện được khát vọng sống của con người luôn
hiện hữu trong mọi hoàn cảnh.
Là nhà văn nữ, Trầm Hương dễ đi sâu nắm bắt tâm lý của nhân vật bằng sự nhạy cảm
của người cùng phái. Hồng Tâm đã tự thú với chính mình “Nếu nhìn bề ngoài thì trông
tôi mạnh mẽ lắm, không chỉ mạnh mẽ mà còn cứng cỏi, hơi lạnh, khó gần nữa. Đó chỉ là
biểu hiện bên ngoài, kỳ thật tôi yếu đuối làm sao. Tôi quá yếu đuối nên tìm cách che
giấu con người thật của mình bằng cách khoác bên ngoài một vỏ ốc thật cứng…” [1, tr.
52]. Phụ nữ là những người yếu mềm nhất, cảm xúc của họ thường dấu chặt trong lòng
mà ít khi tâm sự với người khác. Họ sống nội tâm, chỉ khi một mình mới bộc lộ hết cõi
lòng sâu kín ấy với chính mình. Đây là những lúc Tâm tự thú: “Sao ngày đó mình mạnh
mẽ là thế, dũng cảm là thế. Còn bây giờ, Hồng Tâm ơi, sao mày hèn kém vậy, yếu đuối
đến vậy?!” [1, tr. 249]. Hồng Tâm có thể vượt qua mọi khó khăn, mạnh mẽ trong cuộc
chiến nhưng đôi khi lại có những giây phút yếu mềm.
2.4. Trong chiến tranh, khi hàng ngày, hàng giờ đối diện với cái chết, khi mỗi sớm mai
thức dậy số phận ta ra sao ta không hề biết, khi chỉ một hành động nhỏ cũng có thể dẫn
tới một hậu quả vô cùng to lớn, con người luôn bị gò bó, ức chế đến nỗi “tóc bạc sớm,
thần kinh hư hại quá nửa” thì cũng là lúc bản năng con người được bộc lộ rõ nhất. Con
người tự nhiên với bản năng tình dục mới có điều kiện xuất hiện. Văn Lê và Trầm
Hương cũng đã quan tâm đến kiểu nhân vật này trong hai tiểu thuyết Mùa hè giá buốt
và Đêm Sài Gòn không ngủ. Đây là những vấn đề đậm chất nhân văn đã được nhà văn

34

TRẦN THỊ KIM NGÂN – HOÀNG THỊ HUẾ

quan tâm. Bởi bản năng tình dục đối với con người, đó là niềm đam mê cháy bỏng, sự
băn khoăn day dứt, nỗi khổ đau và là sức mạnh kì diệu của tình yêu.
Trong tiểu thuyết Đêm Sài Gòn không ngủ, nhà văn viết về sự khát khao của nữ anh
hùng. Nhân vật Hồng Tâm, sau chiến tranh trở về, do những đòn tra tấn tàn ác của kẻ
thù mà chị không có khả năng sinh con. Dẫu vậy, chị cũng tìm được cho mình người
chồng thành đạt, nhưng đôi khi vẫn cảm thấy sự cô đơn và khao khát: “muốn được gặp
Thẩm Bình, muốn được trò chuyện cùng chồng, muốn được sống trong vòng tay che
chở, ấm áp của chồng” [1, tr. 189]. Nhà văn đã đề cập đến nhu cầu tính dục như một
yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Điều đó được thể hiện qua những
chi tiết được Trầm Hương miêu tả: “đôi tay họ ôm ghì lấy nhau, họ cùng tiến đến một
cảm giác bị thúc đẩy một cách khó tả”, “sự hòa nhập giữa hai cơ thể khiến họ có sự gắn
bó một cách tự nhiên, gần gũi”; “người đàn bà đang ở tuổi hồi xuân chợt lồ lộ hiện ra
trước mắt ông vẻ đẹp của sự viên mãn như trái cây đang chín ngấu trên cành. Và ông
giơ tay hái” [1, tr. 437]. Những trang văn đã thể hiện sự rung động trong tâm hồn và
những đòi hỏi thể xác rất trần tục, nhưng cũng rất đỗi chân thực.
Quan tâm đến số phận mỗi nhân vật, Văn Lê không quên đề cập đến những khát vọng
hạnh phúc, đời sống riêng tư cá nhân. Trong sự khốc liệt của chiến tranh, nếu không có
giai điệu tình yêu vang lên thì có lẽ cuộc sống luôn rơi vào sự căng thẳng, và sẽ trở
thành địa ngục. Đối với Lụa và Việt, tình yêu chỉ xuất phát từ bản năng của Lụa “Lụa
kéo anh nằm đè lên người mình, choàng tay ôm cứng lấy lưng anh. Tấm thân mềm mại
của cô sàng qua, sàng lại, đưa đẩy một cách dịu dàng, uyển chuyển… Nó nảy nở từ
niềm hy vọng và sự khát khao mong đợi” [3, tr. 215]. Trong tình yêu, khi có những rung
động trong tâm hồn và những đòi hỏi của thể xác, thì càng thể hiện những khao khát
đậm chất nhân văn và thánh thiện. Tình yêu của Việt và Vân không phải lúc nào cũng
kìm nén bản năng, kìm nén khát vọng. Xuất phát từ nhu cầu con người, mà nỗi sung
sướng, đam mê đã trở thành ký ức không thể nào quên: “Cô nhớ đến cảm giác nồng
nàn, khi đôi môi tiểu đoàn trưởng vồ vập lấy cặp môi ướt mềm nước mưa của cô. Nụ
hôn đầu tiên trong đời con gái diễn ra rất nhanh, nhưng đã đánh thức tất cả những gì sâu
thẳm, câm lặng trong từng hạt máu và trong mỗi tế bào của cô” [3, tr. 255]. Đó là khát
vọng chính đáng mà không phải lúc nào lý trí cũng chiến thắng. Xây dựng con người
bản năng, Văn Lê đã đưa ngòi bút của mình lặn sâu xuống đáy tâm linh để khai thác
những “miền hoang dã”. Nơi đó có những vấn đề muôn thuở còn ẩn nấp, bắt nó phải
hiện nguyên hình như nó vốn có: “Cô đón nhận nụ hôn của anh một cách quấn quýt,
tham lam, cuồng nhiệt… Cô cong người lên chà sát da thịt của mình lên cơ thể người
yêu, miệng cô rên lên không thành tiếng. Cuộc sống như vỡ òa trong người Việt. Anh
không sao có thể cưỡng lại được sự mời gọi, dâng hiến của người yêu… ” [3, tr. 498].
Văn Lê đã thể hiện con người bản năng trong hoàn cảnh đặc biệt – hoàn cảnh chiến
tranh, vì thế những khát vọng càng mang đậm giá trị nhân văn và nhân bản lớn.
2.5. Trong những trang văn của Văn Lê và Trầm Hương luôn là những nỗi buồn ám
ảnh, đeo đẳng lấy con người thường xảy ra trong và sau chiến tranh còn được thể hiện
qua kiểu nhân vật cô đơn.

nguon tai.lieu . vn