Xem mẫu

  1. Kiểm soát tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những mất cân đối vĩ mô (lạm phát tăng cao, mất cân đối lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách kéo dài), n ếu không có những biện pháp cứng rắn để khắc phục tình trạng này, thì khủng hoảng tài chính và kinh tế có thể diễn ra. Bài viết sau sẽ lý giải tại sao phải kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng? Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những mất cân đối vĩ mô (lạm phát tăng cao, mất cân đối lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách kéo dài), nếu không có những biện pháp cứng rắn để khắc phục tình trạng này, thì khủng hoảng tài chính và kinh tế có thể diễn ra. Bài học của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, có thể là một minh chứng tốt cho trường hợp của Việt Nam, bởi đã có nhiều nghiên cứu cho rằng nguồn gốc của khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế vừa qua là do sự kết hợp chính sách kinh tế vĩ mô chưa hài hòa, đồng bộ - chính sách tiền tệ lỏng lẻo và thiếu kỷ luật tài chính – và các quy chế bảo đảm an toàn không đầy đủ đã dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng tại Mỹ. Sự kết hợp chính sách chưa hài hòa, đồng bộ đã góp phần làm tỷ lệ tiết kiệm thấp, gia tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, và một lượng lớn tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là trên thị trường thế chấp. Kết quả là sự bùng nổ bong bóng nhà ở không bền vững với các hiệu ứng tiêu cực trên bảng cân đối của các tổ chức tài chính. Như vậy, có thể thấy các cơ quan quản lý vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc thiết lập những mất cân đối vĩ mô. Đối với Việt Nam mức tăng cao của lạm phát (mà đáng lo ngại nhất là đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại), đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng, sự mất giá của các khoản tiền tiết kiệm, không khuyến khích đầu tư và làm hạn chế tăng trưởng kinh tế từ đó có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị và xã hội. Chính vì vậy, mà Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan quản lý vĩ mô cần thực hiện phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; nâng cao kỷ luật tài chính, thắt chặt chi tiêu công, giảm bội cho ngân sách.... Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý tiền tệ, có trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng. Chính sách tiền tệ chặt chẽ với trọng tâm là kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức không vượt quá 20% và điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Tại sao phải kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng? Như đã biết, lạm phát là một hiện tượng tiền tệ vì nó là yếu tố không tách rời của lưu thông tiền tệ, nội dung cơ bản của hiện tưọng tiền tệ này là sự vênh (sự thừa) của khối lượng tiền so với khối lượng hàng hoá có trong lưu thông, sự vênh (thừa tiền này) đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự mất giá của đồng tiền mà biểu hiện của sự mất giá này là sự tăng giá đồng loạt đối với tất cả các loại hàng hoá trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Cần phân biệt rõ sự khác nhau về nguyên tắc giữa sự tăng giá do lạm phát gây ra với sự tăng giá do ảnh hưởng của quy luật cung – cầu, của những áp đặt chủ quan trong việc định giá.Trong điều kiện không có lạm phát (lạm phát ở mức thấp), giá cả biến động (tăng, giảm) theo quy luật cung – cầu, việc tăng giảm của giá cả chỉ xoay quanh giá trị thực của nó và mức tăng, giảm này sẽ trở về đúng giá trị thực của hàng hoá khi mối quan hệ cung – cầu được thiết lập lại ở thế cân bằng. Trong điều kiện lạm phát tăng cao, hoạt động của cơ chế hình thành giá cả chịu tác động của quy luật cung – cầu và đồng thời chịu tác động của khối tiền “thừa đủ lớn” có trong lưu thông. Như vậy, nguyên nhân chính của sự tăng giá đồng loạt (lên một mặt bằng mới và ở mức cao hơn) trong điều kiện lạm phát cao là bởi sự mất giá của đồng tiền và sự mất giá này được tạo ra bởi khối lượng tiền “thừa đủ lớn” có trong lưu thông. Như vậy, giải quyết bài toán lạm phát đòi hỏi
  2. chúng ta phải tìm ra nguyên nhân , cơ chế tạo nên những đồng tiền “thừa” và các kênh đưa tiền vào lưu thông. Vậy lạm phát mà chúng ta cần chống, cần kiểm soát và khống chế nó xuất phát từ những nguyên nhân nào? Tiền được đưa vào lưu thông qua rất nhiều kênh, tín dụng Ngân hàng là một trong những kênh quan trọng, đóng góp đáng kể nguồn vốn vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong lĩnh vực ngân hàng, tiền được đưa vào lưu thông qua 3 kênh (i) qua việc cung ứng tiền trực tiếp của NHTW mua ngoại tệ [1] (ii) qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế; và phát hành cho chi tiêu ngân sách. Như vậy, ngoài những nguyên nhân khác, những nguyên nhân tiền tệ dẫn đến lạm phát cần được xác định từ các kênh đưa tiền vào lưu thông và mục đích đưa tiền vào lưu thông, đó là : (i) Tiền đưa vào lưu thông để bù đắp mức thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài, triền miên. (ii) Chi tiêu quá mức và thất thoát lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản ( từ các nguồn vốn của ngân hàng, của ngân sách, của các quỹ đầu tư..v.v) do đầu tư dàn trải, hệ số đầu tư kém hiệu quả. Tại các nước trong khu vực, đầu tư 2,7 USD thì thu về được 1 USD lợi nhuận, trong khi đó ở Việt Nam, để thu về 1 USD lợi nhuận ta cần đầu tư đến 4,4 USD. Tính trung bình, ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2004-2006 là 5,04 trong giai đoạn 2007-2008 là 6,15 [2]. Mức ICOR này của Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực và châu Á. Bảng 1: Hệ số ICOR của một số nước Châu Á (iii) Thực hiện một CSTT nới lỏng chưa hợp lý trong một thời gian dài. (iv) Tăng đầu tư tín dụng quá mức và thiếu sự kiểm soát dẫn đến xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động đầu tư như tập trung quá nhiều vốn tín dụng vào kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Tiền được đưa vào lưu thông qua kênh tín dụng về nguyên tắc không gây nên hiệu ứng lạm phát tiêu cực nếu đó là tín dụng có hiệu quả và hơn nữa tăng trưởng tín dụng có hiệu quả còn là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng ngược lại, những khoản nợ không hiệu quả ( nợ xấu, nợ không có khả năng chi trả, ..) là những khoản tiền được đưa vào lưu thông nhưng không tạo ra của cải, vật chất cần thiết, đối xứng cho xã hội và do đó dẫn đến sự mất cân đối giữa quan hệ tiền – hàng trong lưu thông. Sự mất cân đối này sẽ ngày một tăng và ở một mức độ nhất định sẽ tạo nên mức lạm phát nguy hiểm mà chúng ta cần thiết phải thiết lập cơ chế để kiểm soát và kiềm chế nó. Thực tế ở Việt Nam do hiệu quả sử dụng vốn không cao nên tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng đã có những tác động đến lạm phát trong thời gian qua. Kết quả chạy mô hình EGARCH cho thấy cứ 1% tăng trưởng tín dụng so với tháng trước thì làm tăng 0.1% CPI so với tháng trước [3]. Đồng thời tăng trưởng tín dụng quá mức còn là nguyên nhân tiềm ẩn của rủi ro trong hoạt động tín dụng. vì vậy, để kiềm chế lạm phát, hạn chế rủi ro hệ thống thì kiểm soát tăng trưởng tín dụng là một biện pháp cần thiết. Khi đặt mục tiêu về kiểm soát mức tăng tổng dư nợ tín dụng thông qua tăng lãi suất NHNN hướng tới việc
  3. kiểm soát, hạn chế các đầu tư tín dụng không hiệu quả. Bởi lẽ, việc tăng lãi suất cho vay sẽ buộc các doanh nghiệp, các chủ đầu tư cân nhắc, tính toán về hiệu quả kinh doanh và đầu tư. Họ sẽ phải dãn, hoãn hay chấm dứt những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả để tập trung nguồn lực (bao gồm cả tiền vay) vào các Dự án hay hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Và ở khía cạnh này thì việc tăng lãi suất là công cụ hữu hiệu để phân bổ nguồn lực xã hội và sàng lọc giữa việc kinh doanh hiệu quả và không hiệu quả. Còn đối với các Ngân hàng, chính sách siết chặt nguồn cung tiền trong hệ thống sẽ buộc các ngân hàng phải chọn lọc và thẩm định kỹ càng các dự án cho vay, đặc biệt là cho vay bất động sản và đầu tư chứng khoán. Những dự án không đầy đủ về mặt pháp lý hoặc không hiệu quả trong tương lai sẽ không được ngân hàng tài trợ vốn. Như vậy, chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN chỉ buộc các ngân hàng phải tự điều chỉnh, lựa chọn các dự án vay vốn chứ không áp đặt hay hạn chế các ngân hàng không được cho vay, đầu tư bất động sản hay chứng khoán. Trên thực tế, các ngân hàng, ví dụ như ngân hàng BIDV vẫn tiếp tục tài trợ cho các dự án bất động sản nhưng chỉ là những dự án thật sự có hiệu quả nằm tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt, một trong những yêu cầu khắt khe mà BIDV đưa ra để đánh giá năng lực khách hàng vay vốn là nhà đầu tư phải có ít nhất 50% vốn tự có của các dự án. Như vậy, những nhà đầu tư có năng lực tài chính yếu kém sẽ không thể tiếp cận nguồn vốn từ BIDV. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại đã được đã được NHNN thực hiện quyết liệt từ năm 2008 và những tháng đầu năm 2011, thông qua các biện pháp chính sách siết chặt lại các điều kiện được cho vay và khống chế tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ của TCTD; Yêu cầu các TCTD khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản ở mức hợp lý so với tổng dư nợ và nguồn vốn cho vay; Ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của TCTD theo hướng chặt chẽ hơn nhằm hạn chế cho vay đối với nhu cầu không nhất thiết phải sử dụng vốn ngoại tệ; Sử dụng các công cụ của CSTT như lãi suất, tỷ giá, DTBB, thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các NHTM và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng ra thị trường theo mục đích đặt ra và thu hút mạnh tiền từ lưu thông về....; Đặc biệt, Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011, yêu cầu các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 20% (trường hợp xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng vượt 20% phải báo cáo NHNN để xem xét); Điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011; Qui định trần lãi suất huy động tiền gửi ngoại tệ xuống mức 3%, sau đó hạ xuống 2% và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên thêm 1%, nhắm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ và từng bước chuyển cơ chế vay ngoại tệ sang mua bán ngoại tệ để từng bước hạn chế mức độ đôla hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải tất cả các chính sách và giải pháp mà ngành Ngân hàng đã áp dụng nói trên để kiềm chế sự gia tăng của lạm phát đều được sự ủng hộ và tán đồng của các khách hàng – là các công ty, doanh nghiệp, người có nhu cầu vay vốn… hay cả từ một bộ phận dư luận xã hội. Đã có những phản ứng, chẳng hạn như các quyết định liên quan đến hạn chế đối tượng cho vay ngoại tê( nhằm hạn chế nhu cầu nhập siêu, hạn chế đô la hóa, hạn chế nhu cầu vay vốn của khách hàng không có nhu cầu sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ nhưng vẫn xin nhận nợ bằng ngoại tệ để hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tại thời điểm đó); hay phản ứng đối với các Quyết về cơ chế điều hành lãi suất theo trần (vì cho rằng những quyết định này (i) đi ngược với cách quản lý theo định hướng thị trường, (ii) ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng vì trước đó hầu hết các ngân hàng đã đầu tư vốn lớn cho việc phát triển hệ thống, hạ tầng, nhân lực dựa trên định hướng tăng trưởng lĩnh vực tiêu dùng trong điều kiện bình thường hay cho rằng trong điều kiện cần lấp khoảng trống khi nhu cầu trên các thị trường xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần phải kích thích tiêu dùng trong nước thông qua chính sách tín dụng tiêu dùng..v.v). Những phản ứng này không phải không có cơ sở nếu xét ở góc độ cục bộ, từng khía cạnh của vấn đề, nhưng ở góc độ toàn cục và xét đến ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt vãng lai thì những biện pháp trên bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định: An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. So với cuối năm 2010, tính đến 30/6/2011, tổng dư nợ tín dụng tăng 7,3%. Trong đó, tín dụng VND tăng3,53%, tín dụng ngoại tệ tăng 24,3%( bao gồm cả tăng bởi yếu tố tỷ
  4. giá). Khối lượng tín dụng tăng ròng cho nền kinh tế đạt 181.518 tỷ đồng, xấp xỉ 37% so với dự kiến khối lượng tín dụng năm 2011. Xét về cơ cấu tín dụng, tỷ trọng phi sản xuất hiện khoảng 16,95%, giảm 1,92% và so với mức 18,87% cuối năm 2010. Như vậy, về cơ bản mục tiêu giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/6/2011 và 16% đến 31/12/2011 là có thể thực hiện được. Như vậy có thể thấy, NHNN có vai trò quan trọng trong kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng, nhưng thực tế cũng cho thấy, nếu đơn phương NHNN thực hiện các biện pháp chính sách mà thiếu sự hưởng ứng tích cực của các NHTM thì hiệu quả chính sách cũng hạn chế, bởi nguồn vốn cho đâu tư tín dụng của các NHTM không chịu chi phối duy nhất bởi nguồn vốn từ NHNN mà còn được hỗ trợ từ nhiều nguồn khác, như nguồn tiền gửi kho bạc, vốn vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài....Do vậy, để đạt được mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh cơ cấu tín dụng đạt hiệu quả, ngoài các biện pháp chính sách của NHNN và các phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn để giảm áp lực về vốn cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế của các NHTM , thì các NHTM cũng cần có những nỗ lực nhất định trong việc tự điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh danh mục đầu tư, điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo định hướng của NHNN và chỉ đạo của chính phủ để cùng chung sức kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, góp phần tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho phát triển ngân hàng trong tương lai. Phụ lục 1: Báo cáo năng lực cạnh tranh của CIEM Giai đoạn Giai đoạn 2000-2008 1990-2000 Các yếu tố Tăng Tăng Nước trưởng tạo ra tăng trưởng trưởng Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP GDP Vốn Lao động Vốn Lao động TFP TFP Đóng góp tính theo điểm phần trăm hàng năm (ppa) Việt Nam 7.3 2.5 1.6 3.2 7.3 3.9 1.4 1.9 Trung Quốc 9.9 3.6 0.7 5.5 9.7 4.1 0.6 5 Ấn Độ 5.3 2.1 1.2 2 7.3 3.1 1.6 2.7 Campuchia 7.3 2.8 2.5 2 9 4.2 3.5 1.3 Inđônêxia 4.1 2.5 1.1 0.5 5.1 1.4 1.1 2.5 Malaixia 6.9 3.7 2.1 1.1 5.4 1.6 1.1 2.7 Philippin 3 1.3 1.4 0.3 4.7 1 1.9 1.8 Thái Lan 4.4 2.7 0.3 1.4 4.7 0.8 1.4 2.5 Tỷ trọng đóng góp (%) Việt Nam 100 34 22 44 100 53 19 26 Trung Quốc 100 36 7 56 100 42 6 52 Ấn Độ 100 40 23 38 100 42 22 37 Campuchia 100 38 34 27 100 47 39 14 Inđônêxia 100 61 27 12 100 27 22 49 Malaixia 100 54 30 16 100 30 20 50 Philippin 100 43 47 10 100 21 40 38 Thái Lan 100 61 7 32 100 17 30 53 Nguồn: World Development Indicators, Báo cáo năng lực cạnh tranh CIEM Phụ lục 2: Kết quả mô hình ước lượng tương quan giữa Tăng trưởng tín dụng và CPI sử dụng mô hình EGARCH
  5. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh [1] Việc NHTW mua ngoại tệ để đưa tiền vào lưu thông chỉ thực hiện được khi việc mua ngoại tệ không đi cùng với động thái trung hòa hóa. [2] Nguồn TCTK. [3] Xem Phụ lục 2.
nguon tai.lieu . vn