Xem mẫu

  1. Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: “Chào mừng ngày Báo chí Việt Nam 21/6” (Số 25, phát sóng ngày 19/6/2011) Nhạc hiệu chương trình 1. Lời giới thiệu: 2. *MC nữ 1: Xin chào quý vị và các bạn! Một tuần lại trôi qua và hôm nay Thùy - Linh và Thanh Quý rất vui được đồng hành cùng các bạn trong chương trình Sóng trẻ. *MC nữ 2: - Chương trình Sóng trẻ số 25 ngày hôm nay với chủ đề Chào mừng ngày Báo chí Việt Nam 21/6 sẽ có những thông tin rất thú vị đấy. *MC nữ 1: - Như thường lệ chúng ta sẽ điểm qua những tin tức nổi bật diễn ra trong một tuần qua phần Bản tin. *MC nữ 2: Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Người trẻ làm báo” sẽ tiếp nối chương trình - của chúng ta. Và đặc biệt trong chương trình lần này sẽ có chuyên mục Tư vấn
  2. mùa thi 2011, cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết xung quanh kỳ thi đại học sắp tới. *MC nữ 1: Cuối chương trình chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu lạc bộ truyền thông- - YMC của trường đại học Ngoại thương Hà Nội trong chuyên mục Đồng hành cùng bạn nhé. Và sau đây sẽ là phần thông tin chi tiết. - Nhạc cắt Bản tin ( 2 MC dẫn) (5’) 3. * MC n ữ 2 : Thưa quý vị và các bạn, Cuối năm nay, sẽ có khoảng 330.000 sinh viên được ở ký túc xá (KTX) đó là thông tin nổi bật được đăng tải trên báo Dân trí tuần qua. Theo đó, dự kiến đến cuối năm 2011 sẽ đáp ứng cho khoảng 330.000 học sinh, sinh viên được ở KTX tập trung với tổng đầu tư 4.800 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2015, 60% SV có thể được ở trong KTX. Ông Dương Văn Bá, Phó Vụ trưởng Vụ công tác Học sinh, Sinh viên - Bộ GD-ĐT cho biết thêm, để đáp ứng được nhu cầu trên, cần có số vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng. Việc đầu tư xây dựng KTX là một trong những vấn đề quan trọng của giáo dục, vì
  3. ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên cũng là nâng cao chất lượng đào tạo. * MC nữ 1: Với 1.000 điểm tuyệt đối ở các môn Word, Excel, Power point cuộc thi vi tính văn phòng toàn quốc, vừa qua 10 thí sinh xuất sắc đã được chọn vào đội tuyển quốc gia tham gia vòng chung kết thế giới vào tháng 8/2011 tại California, Mỹ. Cuộc thi do tập đoàn Microsoft tổ chức thường niên trên phạm vi toàn thế giới. Đây là năm thứ hai Việt Nam tham gia thu hút hơn một triệu học sinh, sinh viên cả nước tham gia. Năm 2010, có hai sinh viên đại diện Việt Nam tham gia, trong đó một thí sinh được xếp thứ 4 thế giới ở môn Excel và một thí sinh xếp thứ 6 môn Word. Vòng chung kết thế giới sẽ diễn ra từ 28/7 đến 3/8 với sự tham gia của 70 quốc gia. * MC nữ 2: Chương trình Học giả Việt Nam của Intel hỗ trợ đào tạo về nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam vừa cho kết quả đầu tiên: 28 sinh viên sang Mỹ học về cơ khí và điện tử đã tốt nghiệp xuất sắc ngày 13/6- báo vnexpress đưa tin hôm thứ 5 vừa qua. Theo tiến sĩ khoa học Rengjeng Su, hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học máy tính và kỹ thuật Maseeh thuộc ĐH Portland State, bang Oregon, 28 sinh viên của Việt Nam đã có kết quả điểm trung bình là 3.8/4.0, thuộc loại xuất sắc . Trong số đó, có 5 sinh viên đạt điểm số trung bình 3.9-4.0, tức điểm cao tuyệt đối. Đây thật sự là một thành công lớn, chứng tỏ khả năng học tập và tiếp thu những kiến thức về công nghệ kỹ thuật của sinh viên Việt Nam là rất tốt.
  4. * MC nữ 1: Thưa quý vị và các bạn, vượt qua sự tuyển chọn 12 Đại sứ môi trường Bayer Việt Nam 2011 vừa được tuyển chọn và phong danh. Trong lần thứ 6 diễn ra tại Việt Nam, “Đại sứ môi trường Bayer” thu hút 75 dự án môi trường của sinh viên cả nước. Có 12 đại sứ được phong danh, gồm 9 sinh viên ở TP.HCM, 2 sinh viên ở Đà Nẵng và 1 sinh viên ở Hà Nội. Các tân đại sứ sẽ triển khai thực hiện các dự án môi trường và báo cáo kết quả thực hiện tại hội trại sinh thái kéo dài một tuần tại một vườn quốc gia ở Việt Nam vào tháng 8/2011. Hai gương mặt xuất sắc nhất sẽ được tham gia chuyến du khảo sinh thái từ ngày 16-21/10/2011 tại Leverkusen (Đức) cùng Đại sứ môi trường Bayer từ nhiều nước khác. * MC nữ 2: Sáng ngày 14/6 vừa qua, tại Nhà văn hóa ĐH Xây Dựng, Hà Nội, đã diễn ra phần thi năng khiếu Cuộc thi Gương mặt sinh viên- FaceLook 2011 khu vực miền Bắc lần 2. Với slogan “tự tin tỏa sáng”, rất nhiều tiết mục dự thi đặc sắc của các thí sinh dự thi đã thực sự chinh phục Hội đồng giám khảo và các bạn cổ động viên có mặt tại Hội trường sáng ngày 14/6. Bạn Thanh Hằng- sinh viên Đại học Quốc Gia nói: “Mình thấy các bạn thí sinh hôm nay biểu diễn các tiết mục rất hay. Mình thích nhất là tiết mục múa. Hy vọng, vòng thi tới, các bạn sẽ cố gắng để có nhiều tiết mục hay hơn nữa.” Cuộc thi Gương mặt sinh viên – FaceLook 2011 do báo Sinh Viên Việt Nam, mạng xã hội Zing me và trường Arena Multimedia phối hợp tổ chức, nhằm tìm
  5. kiếm, tôn vinh hình ảnh và tài năng của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Sau vòng thi này, 10 thí sinh xuất sắc nhất trong 40 gương mặt tham gia sẽ lọt vào vòng chung kết Facelook 2011. Diễn đàn sóng trẻ (BTV dẫn) (15’) 4. *MC nữ 1: Vừa rồi là những thông tin đáng chú ý diễn ra trong tuần, còn bây giờ chúng ta sẽ đến với chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ cùng BTV Thanh Quý. Diễn đàn sóng trẻ: Người trẻ làm báo. Thưa quí vị và các bạn, chỉ ít ngày nữa thôi, chúng ta sẽ cùng chào đón ngày Nhà báo Việt Nam 21/6, một ngày lễ được dành để tôn vinh những người đã và đang hoạt động trong nghề báo. Thực tế rất khó để có thể kể hết về những thành tựu mà báo chí nước ta đã đạt được trong suốt thời gian vừa qua hay những gian lao mà mỗi phóng viên từng trải qua khi tác nghiệp. Do đó, chương trình hôm nay chỉ xin nói đến một góc nhỏ về những khó khăn của phóng viên trẻ phải đối mặt và cách giúp họ vượt qua khó khăn ấy. Xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời tham gia buổi tọa đàm ngày hôm nay: Ông Nguyễn Viêm Hoàng (KM 1), phó chủ tịch hội nhà báo Hà Nội.
  6. Và bạn Phan Ngọc Bích (KM 2), sinh viên năm 3, khoa báo chí Đại học Nhân Văn, Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã có mặt trong chương trình ngày hôm nay. Trước tiên xin mời các vị khách mời lắng nghe một số ý kiến mà phóng viên chúng tôi vừa ghi nhận được. * Chùm ý kiến : 1, Theo mình, nghề báo là một nghề rất thú vị, được đi nhiều nơi, tìm hiểu những kiến thức rất bổ ích. Tuy nhiên, nghề báo cũng là một nghề gặp nhiều khó khắn, vất vả, đòi hỏi người phóng viên phải có một tác phong linh hoạt, nhạy cảm. 2, Mình nghĩ nghề báo là một nghề rất năng động. Người phóng viên phải đi khảo sát, đi thực địa ở rất nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người. 3, Mình nghĩ nghề báo là một nghề rất quan trọng, nhạy cảm. Nhà báo, có ảnh hưởng rất quan trọng đến nhiều người. Vì thế, cần phải viết một cách trung thực. 4, Theo mình, nghề báo là nghề phản ánh sự thật, cập nhật những tin tức trong nước, ngoài nước, trong cuộc sống hàng ngày. 5, Để trở thành một nhà báo, cần phải có sự rèn luyện, thực tập lâu dài ở trường cũng như trong cuộc sống. Cần có sự hiểu biết về mọi mặt của đời sống, x ã hội. Tuy nhiên, nhà báo cũng cần có một chút năng khiếu thì viết mới hay. 6, Mình nghĩ là một nhà báo cần có cái đạo đức của người làm báo. Bởi vì nếu như không có đạo đức thì dễ bị cám dỗ trước những sự xấu xa. Để mà có được những tin bài phục vụ cho độc giả thì trước hết, những người làm báo phải có đạo
  7. đức tốt, có thể cung cấp cho độc giả những thông tin xác thực về cuộc sống h àng ngày. BTV: Vâng, hỏi đầu tiên xin dành cho ông Viêm Hoàng ạ, là một phóng viên lâu năm, ông suy nghĩ như thế nào về nhà báo nói riêng và ngành báo chí nói chung ạ? KM 1 trả lời : Các bạn trẻ nếu không có hiểu biết đúng mức thì sẽ không thể hiểu rõ về nghề báo. Đây có thể nói là công việc mang lại lợi ích cho cả cộng đồng. BTV: Ông có đánh giá như thế nào về đội ngũ những người trẻ làm báo hiện nay, nhất là đối với những bạn sinh viên mới ra trường đi làm báo ạ? KM 1 trả lời : Bây giờ thì các cháu có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng vấn gặp rất nhiều khó khăn kh tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên bây giờ các cháu có lợi thế hơn khi được đào tạo bài bản hơn, có nhiều phương tiện kĩ thuật hơn. BTV: Cảm ơn ông. Còn đối với bạn Bích thì sao, bạn nhìn nhận như thế nào về những người trẻ làm báo hiện nay ? KM 2 trả lời “ Sinh viên mới ra trường gặp rất nhiều khó khăn, do không có thẻ nhà báo nên rất khó cho các cơ quan đồng ý trả lời phỏng vấn cho mình.” BTV: Mình được biết hiện Bích đang là cộng tác viên cho báo Vietnamnet, bạn có thể đưa ra ý kiến của mình về nghề báo được không? KM 2 trả lời : Nghề báo là một nghề rất đang trân trọng trong xã hội bởi nhà báo luôn đưa tin trung thực, sáng tạo các sự việc xung quanh cho mọi người đều biết.
  8. BTV: Câu hỏi tiếp theo xin dành câu hỏi cho ông Hồng ạ, ông có thể chia sẻ một chút về những khó khăn mà ông gặp phải khi bắt đầu công việc làm báo của mình khi còn trẻ ? KM 1 trả lời : Trước đây phương tiện liên lạc kĩ thuật cũng như đi lại rất khó khăn. Do đó việc tiếp cận thông tin rất vất vả và mất thời gian. Lúc đấy đi lấy tin mình cũng phải tự lo cho mình chứ không ai lo cả. BTV: Ông có lời khuyên gì với những bạn trẻ đang và sẽ tham gia công việc làm báo ạ? KM 1 trả lời : Cái quan trọng nhất của nghề làm báo là tư duy tổng hợp và phân tích, xem bài báo có nên viết không, nếu viết thì viết ở chứng mực nào. BTV: Vâng, cảm ơn những góp ý chân thành của ông. Còn bạn Bích thì sao? Bạn cũng đã đi làm được một thời gian rồi thì bạn có kinh nghiệm gì muốn chia sẻ với các bạn trẻ của chúng ta không ? KM 2 trả lời : Ví dụ như là viết về ma túy thì khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng. Mình sẽ khó có thể tiếp cần nguồn tin cũng như đối tượng để tìm hiể rõ về vấn đề. BTV: Quả thật nhà báo là một công việc vô cùng hấp dẫn bởi nó giúp chúng ta có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn, hiểu biết hơn về cuộc sống song đồng thời để làm tốt công việc của một nhà báo thì không dễ chút nào. Khi tác nghiệp, phóng viên luôn gặp những khó khăn không lường trước được. Đặc biệt là đối với những nhà báo trẻ, còn thiếu kinh nghiệm và nhiều bỡ ngỡ. Chúng ta hãy cùng đến với bài phản ánh “ Gian nan sinh viên làm báo” để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
  9. Bài phản ánh: Gian nan sinh viên làm báo Mai Phương Anh Nghề báo là nghề năng động và luôn luôn mới mẻ. Trở thành nhà báo là có trong tay sức mạnh công luận, là có cơ hội khẳng định mình, được đi nhiều nơi, tìm tòi những điều mới lạ. Đó là lý do không ít bạn trẻ quyết định lựa chọn gắn bó với nghiệp báo. Nhưng khi trực tiếp trải nghiệm những khó khăn trong nghề, những nhà báo trẻ mới thấy rằng nghề báo quả thật cũng lắm gian nan. Có một điểm yếu mà sinh viên bắt đầu làm báo hay mắc phải đó là hạn chế về kinh nghiệm và kĩ năng tác nghiệp. Được trang bị đầy đủ kiến thức trong nhà trường nhưng khi thâm nhập thực tế, rất nhiều bạn còn lúng túng, không biết phải thao tác, phải xử lý như thế nào khi gặp tình huống phát sinh. Chẳng hạn nh ư trong quá trình ở hiện trường, không ít bạn gặp rắc rối khi thiết kĩ thuật không hoạt động như mong muốn. Hay trường hợp bị đối tượng, nhân vật phỏng vấn từ chối cung cấp thông tin – câu chuyện mà người làm báo trẻ chắc hẳn đã hơn một lần trải qua như bạn Phạm Thuần Thư, cựu sinh viên khoa Nhiếp ảnh, Đại học Sân khấu Điện ảnh: [Băng] Ví dụ như có một phóng viên báo hôm nay chẳng hạn là tân HLV trưởng Falko Goetz đến Việt Nam. Nhưng mình không biết là đến là đi máy bay giờ nào hay là ai ra đón để mình biết địa điểm cũng như là đến mà phỏng vấn hay như thế nào đó. Và thường những sự kiện quan trọng như thế thì những các lãnh đạo thường là tắt máy hoặc là liên lạc rất chi là khó khăn. Và đôi khi mình gọi thì người ta cũng chẳng bận đâu nh ưng người ta cũng nói là đang đi xe, đang họp hay như thế nào đấy.
  10. Để làm ra được một bài báo, bất cứ ai cũng cần nắm được những thông tin cơ bản và cần thiết để làm tốt công tác chuẩn bị trước khi tác nghiệp. Thực tế cho thấy sinh viên mới đi làm báo không ít bạn chưa kịp tìm hiểu tư liệu đã vội vàng đi viết bài. Không có nguyên liệu tốt, sản phẩm mà sinh viên làm ra khó lòng được chấp nhận, khi mà các cơ quan báo chí luôn đ ặt yêu cầu cao về hàm lượng và giá trị thông tin trong mỗi bài viết. Tiến sĩ Hoàng Văn Quang – Giám đốc Trung tâm truyền thông và Quan hệ công chúng ĐHQG Hà Nội đánh giá: [Băng] Có thể nói là về cơ bản khi đọc bài của các em rất là vất vả. Ví dụ như là về bài vở, cách hành văn, rồi là cách tiếp cận vấn đề, cách xử lý vấn đề, thậm chí là cả kết cấu bài vở các em cũng rất là thiếu.Khi về các tòa soạn làm báo, những thời gian đầu họ phải tự mình đi tìm những cái đề tài, khi mà tìm đề tài và xử lý đề tài thì họ thường chọn những đề tài rất là vô thưởng vô phạt, chứ không thể đi ngay vào những đề tài mang tính nóng bỏng của xã hội. Các em vẫn chưa có những kinh nghiệm trong cuộc sống, cũng như kinh nghiệm trong tác nghiệp, chính vì vậy là mỗi khi các em va vấp vào các vấn đề nổi cộm của xã hội thì các em rất lúng túng. Thực tế đã chứng minh, ngay cả đối với những bạn đã có kinh nghiệm trong cộng tác với các báo đài, bên cạnh việc phải thể hiện năng lực, thì vượt qua những áp lực về tâm lý đối với một phóng viên mới thực sự là một thử thách. Bước vào môi trường mới, không ít bạn trẻ mất khá nhiều thời gian mới có thể làm quen được với tốc độ, cung cách làm việc của cơ quan báo chí. Nhất là khi đứng trước sự vận động không ngừng của cuộc sống, người làm báo đòi hỏi phải giữ vai trò tiên phong trong việc nắm bắt tin tức. Bạn Quản Kim Yến, phóng viên Ban Kinh tế - Xã hội , báo An ninh thủ đô chia sẻ những ngày đầu làm báo: [Băng]
  11. Lúc mới vào cái khó nhất bao giờ cũng là chuyện đi tìm đề tài, không biết là viết về cái gì. Tức là mọi người khi vào làm một thời gian sẽ được phân mảng chẳng hạn. Mọi người bảo là, thế thôi em cứ nghĩ được đề tài gì thì em báo cáo. Nếu mà sếp thấy được, sếp duyệt thì viết. Thế nhưng mà mình mới vào cũng không biết là đề tài như thế nào. Nhìn thấy các anh các chị đánh bài rất là ghê, cái khối lượng, áp lực bài nó nhiều. Mới vào nên là mất khoảng 2 tuần đầu tiên đi đến cơ quan rất là choáng vì mình ngồi nhưng mà mình không biết làm gì cả nhưng mà bài thì mọi người làm rất là nhiều.Nên là mình cũng cảm thấy lạc lõng, không biết là mình có làm được không đây. Nghề báo là loại hình đặc thù, không phải ai được đào tạo chính quy cũng đều làm báo giỏi. Và trên thực tế, nhiều nhà báo giỏi của chúng ta thành công nhờ chính sự tự rèn luyện, nỗ lực không mệt mỏi của bản thân. Do đó, sinh viên báo chí phải xác định đã bước chân vào nghề phải chịu áp lực, có trải qua những khó khăn nhất định mới tích lũy kinh nghiệm hữu ích cho nghề nghiệp của bản thân. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, mong rằng những nhà báo tương lai có thể biến những khó khăn ấy thành cơ hội, coi đó bước đệm cần thiết để trưởng thành, phát triển hơn nữa, nhận thức sâu sắc vai trò và ý nghĩa của một người làm báo trong xã hội hiện đại. ---Hết phản ánh--- BTV: Vâng, quả thật nghề báo thật sự không phải là công việc dễ dàng cho những ai không thực sự quyết tâm và cố gắng hết mình. Cũng là một phóng viên trẻ, bạn Bích đã bao giờ gặp những trở ngại như trong bài phản ánh chưa? KM 2 trả lời: Khó khăn lớn nhất với người nhà báo là tiếp cận vấn đề bởi rất khó để tìm ra khía cạnh để viết.
  12. BTV: Vậy bạn đã làm như thế nào để vượt qua và thích ứng với môi trường làm báo ? KM 2 trả lời: Nói chung là mình phải quyết tâm thôi, luôn cố gắng hết mình để thuyết phục đối tượng phỏng vấn. BTV: Cảm ơn bạn. Xin được hỏi ông Hoàng, theo ông thì một người trẻ để tham gia làm báo thì cần có những phẩm chất gì ? KM 1 trả lời: Thế hệ trẻ làm báo bây giờ phải luôn cẩn trọng, thông tin nhanh và chính xác. Bên cạnh đó phải luôn cố gắng học để tích lũy kinh nghiệm. BTV: Nhân ngày nhà báo Việt Nam sắp tới đây,ông có muốn gửi gắm điều gì tới các phóng viên trẻ và các nhà báo không ạ? KM 1 trả lời : Nghề báo có nhiều cái hay khi mình có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng, giai tầng trong xã hội. Khi kiến thức đủ rồi sẽ giúp mình tiếp cận vấn đề. BTV: Vâng, xin cảm ơn ông. Chúng tôi cũng rất muốn nghe ý kiến của bạn Bích. Xin mời bạn! KM 2 trả lời : Theo mình cái gì cũng cần có nền tảng và có bản lĩnh vững vàng khi ra ngoài thực tế, cần có sự khéo léo để tiếp cận vấn đề và thông tin. BTV: Vâng, lời chúc vừa rồi cũng như một lời chào, lời cảm ơn của chương trình đến với những người sử dụng cây bút làm vũ khí, luôn cố gắng đem hết sức mình đưa những thông tin mới nhất đến cho toàn xã hội. Hi vọng qua những chia sẻ vừa rồi của những vị khách mời, mọi người có thể hiểu thêm về nghề nhà báo, những khó khăn vất vả mà họ phải trải qua cũng như thêm trân trọng những thành quả mà họ đã đạt được. Đồng thời chương trình cũng hi vọng những phóng viên trẻ đã biết được thêm những kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình. Buổi tọa đàm xin kết
  13. thúc tại đây, xin chào và hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong các chương trình lần sau. 5. Ca khúc: (4’) *MC nữ 1: Vâng, vừa rồi là chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Người trẻ làm báo” . Còn bây giờ chúng ta sẽ cùng thư giãn với ca khúc Live tomorrow do ca sĩ Laleh thể hiện. Lời chúc + Phát ca khúc. Chuyên mục Tư vấn mùa thi 2011. (2 phút 30 giây) 6. BTV: Thùy Linh Thưa quý vị và các bạn, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã vừa kết thúc và bây giờ chính là thời điểm để các bạn trẻ của chúng ta tiếp tục chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới. Và để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin xung quanh mùa thi đại học năm nay, chương trình Sóng trẻ sẽ có riêng một chuyên mục mang tên Tư vấn mùa thi. Chuyên mục sẽ đồng hành cùng các bạn từ thời điểm hiện tại cho đến khi kỳ thi đại học kết thúc. Các bạn hãy gửi thắc mắc của mình về địa chỉ mail của chương trình: chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp bbtsongtre@gmail.com được nhiều nhất những câu hỏi của các bạn. Và ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với câu hỏi đầu tiên trong chuyên mục Tư vấn mùa thi ngày hôm nay. Băng âm thanh: “ Em là Nguyễn Văn Trung, em ở Thái Nguyên và hiện tại em đang ôn thi ở Hà Nội. Em đã đăng ký thi vào trường ĐH Tài nguyên và môi trường Hà Nội, nhưng thật ra em vẫn chưa có nhiều thông tin về trường này. Anh
  14. chị trong BBT có thể cho em biết thêm một số thông tin của trường được không? Chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay là bao nhiêu? Em xin cảm ơn chương trình ạ.” Bạn Trung thân mến, trường ĐH Tài nguyên và môi trường là cơ sở được nâng cấp từ trường Cao Đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Trường là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặt trụ sở chính tại số 41A, đường Phú Diễn, Thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội. Trường ĐH Tài nguyên và môi trường Hà Nội có 18 chuyên ngành đào tạo cơ bản như: Khí tượng, Quản lý Tài nguyên nước, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý môi trường, Địa chính, Trắc địa biển, Sinh thái môi trường, quản lý đất đai... Năm nay trường tuyển 700 chỉ tiêu cho hệ ĐH chính quy và cao đẳng là 1.800, trung cấp là 650 chỉ tiêu. Để biết thêm thông tin em hãy vào website chính thức của trường nhé: hunre.edu.vn. Chúc em ôn thi thật tốt và sẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Tiếp theo chúng ta cùng đến với câu hỏi của bạn có địa chỉ mail : . Bạn viết như sau: “Em là Lưu Thiên Hương, thienhuong@yahoo.com.vn em đang ở Gia Lâm, Hà Nội. Em đang tập trung hết sức cho việc ôn thi đại học, một ngày em học 14 tiếng nhưng cuối ngày khi em tổng kết lại những gì học trong ngày thì em nhớ được rất ít. Ngoài ra em còn bị mất ngủ, chỉ ngủ được gần 4 tiếng 1 ngày và mấy ngày hôm nay em cảm thấy chán ăn nữa. Em rất lo lắng vì kỳ thi cũng sắp đến rồi, các anh chị có thể cho em lời khuy ên được không?” Thiên Hương thân mến, khi đọc được thư của em chị cũng cảm thấy rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của em. Và với câu hỏi này thì tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng- Trưởng phòng T4, viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai, khoa tâm thần, bệnh viện Bạch Mai sẽ có lời khuyên cho em ngay sau đây, em hãy lắng nghe nhé.
  15. Băng âm thanh: “ Theo ý kiến của người có chuyên môn, tôi có lời khuyên với bạn là, mình phải có một kế hoạch học tập cụ thể, ăn uống điều độ, sinh hoạt v à tập thể dục hàng ngày. Nhiều hơn là vấn đề nghỉ giữa giờ để cho em có một tư tưởng thoải mái, đặc biệt là ăn uống, không nên ăn no rồi đi ngủ mà nên đi lại nhẹ nhàng, có thể đi bộ hoặc có thể có một kế hoạch nghỉ ngơi thư giãn đầu trước khi đi ngủ.” Mong là Thiên Hương sẽ sớm cân bằng được thời gian học và nghỉ ngơi cho mình em nhé. Chúc em và cả các bạn trẻ của chúng ta nữa , sẽ đạt kết quả như mong đợi ở kỳ thi đại học sắp tới. Các bạn thân mến, vì thời lượng của chương trình có hạn nên chuyên mục Tư vấn mùa thi ngày hôm nay xin được tạm dừng ở đây hẹn gặp lại các bạn trong những chương trình lần sau. Và ngay sau đây xin mời BTV Linh Chi sẽ tiếp tục chương trình với chuyên mục Đồng hành cùng bạn. Chuyên mục “Đồng hành cùng bạn” (3’) 7. ( Nhạc chuyên mục) YMC - Cầu nối thông tin của trường Đại học Ngoại thương Câu lạc bộ truyền thông - YMC của trường đại học Ngoại thương được thành lập vào ngày 15/8/2005 với tiền thân là nhóm “Hội bút”. Hiện tại, câu lạc bộ có 60 thành viên chính thức và nhiều cộng tác viên. Về mục đích hoạt động của câu lạc bộ, bạn Phạm Thùy Trang, Phó chủ tịch câu lạc bộ nói:
  16. Băng (16”): “Mong muốn của câu lạc bộ truyền thông thì luôn luôn là những thành viên của câu lạc bộ truyền thông có đầy đủ về mặt kỹ năng, chuy ên môn và có những bước ổn định vững chắc cho những công việc tiếp theo, những hoạt động tiếp theo. Ngoài ra, cái mong muốn lớn nhất của câu lạc bộ truyền thông là trở thành một cổng thông tin hữu ích và luôn luôn được sinh viên tìm đến.” YMC có cơ cấu tổ chức khá khoa học gồm 6 ban là: ban Nội san, ban phát thanh VOF, ban Thông tin – tuyên truyền, ban Kĩ thuật, ban Đối ngoại và ban Tổ chức. Mỗi ban tự thực hiện công việc của mình và phối hợp chặt chẽ với các ban khác. Câu lạc bộ đã tạo ra được những kênh thông tin với nội dung là các hoạt động của trường và những vấn đề được sinh viên Ngoại thương quan tâm, như nội san Sức trẻ, đài phát thanh VOF và trang web Sức trẻ online. Và đã đạt được những thành công nhất định. Nội san Sức trẻ phát hành miễn phí hai số một học kỳ, đến nay đã được 28 số. Đài phát thanh VOF phát 4 lần mỗi ngày với 7 chuyên mục. Trang web Sức trẻ online đã hoạt động được ba năm. Tất cả các khâu từ viết bài, biên tập, thiết kế trang báo, giao diện đều do các bạn tự tìm hiểu, tự học hỏi. Những thành viên có nhiều kinh nghiệm và nhiều kỹ năng hơn sẽ giúp đỡ những thành viên khác. Chính vì lẽ đó mà câu lạc bộ đã đem lại cho các thành viên những lợi ích không nhỏ. Bạn Nguyễn Danh Việt, thành viên của câu lạc bộ chia sẻ: Băng (21”) “Từ YMC mình được biết rất nhiều người giỏi hơn mình và từ đó mình có thể học tập được từ họ và nhìn lại bản thân mình xem mình xem có những khuyết điểm gì và có những mặt mình chưa phát huy được thì mình có thể phát huy tối đa được
  17. nó. Mình biết thêm được rất nhiều kỹ năng mới, cảm nhận đ ược cái không khí ấm áp và thân thiện của các bạn. Điều đó là một trong những điều mình quý nhất ở YMC.” Ngoài ra, câu lạc bộ còn tổ chức các buổi tọa đàm như “Hội tụ và tỏa sáng”, “Rubic FTU”, các cuộc hội thảo, một số cuộc thi như viết luận tiếng Anh “Let’s talk with sunrise”. Và tham gia tình nguyện mùa hè ở các tỉnh miền núi. Với một khối lượng công việc lớn, câu lạc bộ không tránh khỏi những khó khăn, bạn Phạm Thùy Trang, Phó chủ tịch câu lạc bộ cho biết thêm: Băng (18”): “Có lẽ cái khó khăn ở đây thì sinh viên vừa học vừa làm báo, vừa tham gia sinh hoạt ở câu lạc bộ. Thì có một cái là tất cả các hoạt động đối với câu lạc bộ thì đều là hoạt động tình nguyện. Không có một lợi nhuận nào về mặt vật chất cả. Thì đó có lẽ là khó khăn lớn nhất để làm thế nào duy trì được với nhau. Và ngoài ra kinh phí ra một số báo cũng không phải là nhỏ.” Nguồn kinh phí cho các hoạt động của câu lạc bộ đều do các thành viên tự tìm kiếm và kêu gọi tại trợ. Bạn Phan Sao Linh, thành viên Ban đối ngoại của câu lạc bộ nói: Băng (14”): “Nguồn kinh phí thường là qua tìm hiểu trên mạng Internet hoặc qua những mối quan hệ quen biết. Với mỗi một chương trình thì thường có những tài trợ khác nhau thì đối tường cũng phải phù hợp với chương trình. Nhưng không phải lúc nào mình cũng tìm được nhà tài trợ. Mà rất cần sự may mắn.” Nhận xét về câu lạc bộ, Bạn Việt Anh, sinh viên K49, khoa Đào tạo Quốc tế nói:
  18. Băng (13”): “Câu lạc bộ YMC đã trở thành một trong những câu lạc bộ khá mạnh của trường đại học Ngoại thương. Nhờ đó mà sinh viên có thể biết được nhiều sự kiện của trường hơn. YMC chính là cầu nối giữa các câu lạc bộ với các sinh viên trong trường.” Với những nỗ lực không ngừng của các thành viên, câu lạc bộ YMC đã tạo được chỗ đứng nhất định trong lòng sinh viên Ngoại thương. Hy vọng trong tương lai không xa, câu lạc bộ sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa để trở thành một kênh thông tin hữu ích của sinh viên Ngoại thương nói riêng và sinh viên nói chung. Chào kết thúc: 8. *MC nữ : - Các bạn thân mến, chuyên mục Đồng hành cùng bạn vừa rồi đã khép lại chương trình của chúng ta ngày hôm nay. *MC nam: - Mọi ý kiến đóng góp cho chương trình Sóng trẻ xin gửi về Văn phòng khoa Phát thanh-truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. bạn cũng có thể gửi email về địa chỉ: - Các bbtsongtre@gmail.com ( Trên nền nhạc)
  19. MC nữ: - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng trẻ MC nam: - Kịch bản: Phạm Thị Thùy Linh, Lớp Phát thanh khóa 28, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền. MC nữ: - Dẫn chương trình: Thùy Linh – Thanh Quý. MC nam: - Biên tập: Phạm Thanh Tịnh. MC nữ: - Chủ nhiệm chương trình: Đức Dũng MC nam: - Xin chào và hẹn gặp lại trong những chương trình sau! Nhóm Phát thanh Sóng trẻ
nguon tai.lieu . vn