Xem mẫu

  1. Không khiến ta khóc um sùm, cũng không đến mức phải chê om sòm Poster phim "Hot boy nổi loạn" Bộ phim mới này của Vũ Ngọc Đãng xem ra nhận được rất nhiều ý kiến khen chê. Tôi đi xem thì thấy phim cũng được, cũng có cái hay,
  2. cũng có cái chưa tốt lắm, nhưng chẳng có gì đáng khóc hoặc chửi bới om sòm cả. Câu chuyện cũng bình thường, cậu Khôi (Hồ Vĩnh Khoa) là hai lúa lên Sài Gòn, gặp Lam (Mạnh Hải) và Đông (Linh Sơn); bị hai anh này lừa, sau đó Lam thấy tội lỗi nên làm quen với Khôi, rồi Khôi và Lam yêu nhau, nhưng Lam là đĩ chuyên nghiệp, hơi bị khó yêu. Khôi (trái) gặp Đông tại một công viên
  3. Sau khi bị lừa hết tiền, Khôi phải làm nghề khuân vác, sống lay lất. Chen ngang giữa chuyện này là chuyện tình giữa một cô gái điếm (Phương Thanh) và tên khờ (Hiếu Hiền). Chàng khờ và con vịt
  4. Giống như bạn Bình Minh đã nhận xét, hai câu chuyện kiểu mua 1 tặng 1 này chỉ nên có trong khuyến mãi. Hình như Hollywood cũng từng làm “nhiều câu chuyện trong 1 phim”; nhưng đó là “nhiều câu chuyện” có liên quan tới nhau, còn đây thì chỉ có 2 và chẳng liên quan gì mấy. Phim bị rời rạc hẳn ra. Lời thoại thì có chỗ cực sến, với những “Anh ấy đã chỉ cho Lam tất cả về tình dục“, hoặc “Giờ anh không còn tin vào tình yêu nữa“. Còn vụ khỏa thân, hôn vài cái với khoe vài cặp mông thì cũng thường thôi, tôi thấy chúng không có gì phản cảm. Ít ra mấy cảnh khoe cơ thể cũng có lý do, và thực chất cũng đâu nhiều mấy, lên youtube xem trailer thì cũng biết là phim bị xén mấy cảnh giường chiếu mất rồi, kêu la nhặng xị làm gì khi mấy video ca nhạc còn có cảnh hở hang hơn. Mông được quay lên cũng đẹp đấy chứ, miễn mấy cái mông đó không lấn át nội dung thì vẫn ok. So với phim đồng tính (truyền hình thôi nhé) của “Tây” thì phim (điện ảnh) của “Ta” vẫn ít mông chán (bạn nào tò mò, nên ra ngoài mấy tiệm đĩa lậu tìm mua Queer as Folks hay The L word).
  5. Cảnh Lam và Khôi ôm nhau Rồi Lam gội đầu cho Khôi Ngoài quay mông, phim Hot boy cũng có nhiều cảnh quay đẹp. So với nhiều đạo diễn Việt Nam khoái đưa những gì sang trọng, hào nhoáng
  6. (như khách sạn 5 sao, nhà villa, xe hơi) vào cho đẹp phim, thì Đãng làm cho cảnh ở bãi rác cũng đẹp và cảnh trong khu nhà lụp xụp cũng đẹp. Nó cho thấy cái “chất” của Việt Nam: xô bồ, lổn nhổn, nhưng có gì đấy ấm áp và dễ gây thiện cảm. Ánh sáng và màu sắc của phim không có gì để chê. Dĩ nhiên là so với phim bom tấn Hollywood thì không bằng, nhưng với thể loại xã hội này thì kỹ thuật quay tốt đấy chứ, thậm chí biên tập phim còn khá hơn nhiều so với những phim hành động với mấy cảnh bắn súng ì xèo mất trật tự. Phần câu chuyện, nó cũng có những điểm chan chán giông giống những phim Việt Nam khác (cũng lại: nhà quê thì nên ở tại nhà quê, vì “Sài Gòn không dễ sống”! Nghe chẳng lọt, những vị làm ra bộ phim này đa số cũng sống ở Sài Gòn đó thôi, cũng thành công mà đâu bị ai lừa đi làm đĩ đâu nhỉ?). Nhưng ít ra, phim cũng có chút xíu gì đó gọi là “ý tưởng”, cho thấy người đồng tính tốt có, xấu có, vừa tốt vừa xấu cũng có; và ngầm kêu gọi người đồng tính có thể tự lựa chọn cách sống cho mình. Tôi thấy thông điệp không nửa mùa, không ép những nhân vật nam yêu một cô nào đấy, không câu giờ giải thích “đồng tính là gì”, cũng chẳng gào thét ca cẩm tại sao xã hội lại bất công với giới tính thứ 3. So với những phim (Việt và Tây) dùng “gay” như một trò hề để uốn éo gây cười thì Đãng tôn trọng thành phần này của xã hội. Nói chung Đãng bỏ cái tâm của mình vào phim và đem sự đồng cảm của mình vô cốt truyện, chứ không đơn giản chỉ là làm để kiếm tiền; nên rất đáng hoan nghênh.
  7. Thật lòng mà nói thì Mạnh Hải và Vĩnh Khoa diễn không bằng Phương Thanh và Hiếu Hiền. Mỗi lần Khoa khóc, thấy chán còn hơn diễn viên Hàn Quốc. Riêng phần “hot boy” thì chẳng thấy cảm động gì. Kết cục của một nhân vật như Lam đâu đáng để khóc. Cái này không phải tại tôi ghét đồng tính hay ghét… đĩ. Nhưng một kẻ lười lao động chân chính (vì thích làm đĩ, cái lý do “không thoát khỏi nghề được” nghe ai tin?), trí tuệ tầm tầm, thì không tạo được mấy thiện cảm với người xem. Thương hại Lam thì có, nhưng thương hại thôi sẽ không đủ.
  8. Chàng khờ, con vịt, và cô gái điếm. Phần “con vịt” đúng là có chen ngang, nhưng phải nói là Phương Thanh lẫn Hiếu Hiền diễn rất đạt, thậm chí đôi lúc còn làm lu mờ bên Hải với Khoa. Nhân vật khờ cũng có khờ thật, nhưng Đãng không đem chàng khờ này ra giễu cợt hay đi theo mô-típ “khờ nhưng tốt bụng nên sẽ giàu hoặc có vợ đẹp”. Tôi thấy phần này khá cảm động, một phần là vì Hiếu Hiền rất dễ thương trong vai khờ, và Phương Thanh bộc lộ được cái vẻ tội nghiệp của cô gái điếm; còn lại là do kịch bản của những đoạn này ít lời. Phim (nhìn chung) không nên nói nhiều quá mức cần thiết, hình ảnh có sức mạnh của riêng nó rồi. Nói tóm gọn, thì cái hay có cái dở có. Phim chưa đủ dở để xua mọi người khỏi rạp, chưa đủ hay để bằng mọi cách phải vào rạp xem, nhưng
  9. đừng trông đợi rằng nó sẽ là “kiệt tác” của phim Việt, khiến ai xem cũng khóc hu hu.
nguon tai.lieu . vn