Xem mẫu

72 Sù kiÖn - NhËn ®Þnh Xã hội học, số 2 - 2009 KHÔNG GIAN BÁN CÔNG CỘNG VÀ SỰ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP QUÁN CÀ PHÊ Ở HÀ NỘI NGUYỄN QUÝ THANH - TRỊNH NGỌC HÀ0PF1 1. Đặt vấn đề Không gian công cộng (public space) là một khu vực hay một nơi chốn có tính chất mở rộng đối với tất cả mọi người không kể giới tính, chủng tộc, dân tộc, độ tuổi hay mức sống [1]. Đó là một nơi chốn mà mọi người đến đó có thể tự do cùng xác định và bàn luận về những vấn đề chung của xã hội, về các lĩnh vực công cộng (public sphere). Nói cách khác, đó là nơi mà những cá nhân hay những nhóm xã hội cùng chia sẻ những mối quan tâm chung và có thể tìm thấy những nhận định chung [2, 86). Ví dụ, đó là các đường phố, các quảng trường, các công viên, một số nơi như thư viện hay một số toà nhà của chính quyền v.v. Không gian bán công cộng (semi-public space), một mặt mang một phần đặc tính của không gian công cộng, nhưng mặt khác, một số qui tắc đối với hành động của những người tiếp cận có thể được đặt ra giống như việc tiếp cận các không gian tư nhân (private space). Thí dụ, những người chủ các không gian bán công cộng đó có thể đưa ra những qui định về ăn mặc, về hành vi, về quảng cáo v.v.[1]. Nói cách khác, trong không gian công cộng các cá nhân vừa có cảm giác đó là một nơi mình có thể đến, nói chuyện và thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau (công cộng và riêng tư), nhưng đồng thời họ cũng nhận thấy cần phải tuân thủ những qui định được những người chủ sở hữu đặt ra. Với tính chất như vậy, những người đến đây có thể tìm thấy một góc riêng cho mình. Sự thu hẹp các không gian công cộng [3] do thương mại hoá và tư nhân hoá dẫn nhu cầu của người dân tìm kiếm những khu vực thay thế ở các địa hạt khác. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các quán cà phê không có hay có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông hiện đại như cà phê wifi, cà phê bóng đá (truyền hình vệ tinh), các trung tâm mua bán v.v. với tư cách như những không gian bán công cộng là điều đáng quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, những nghiên cứu về không gian công cộng ở Việt Nam thường được tiếp cận dưới góc độ kiến trúc, qui hoạch và quản lý đô thị mà còn ít những nghiên cứu về không gian công cộng từ góc độ của khoa học xã hội. Hơn thế, các nghiên cứu về không gian bán công cộng ở Việt Nam hoàn toàn vắng bóng trong khoa học xã hội nói chung, của xã hội học nói riêng. Những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi cho thấy rằng, khác với nhiều nước, người Việt Nam dường như ít có thói quen thảo luận những vấn đề chung, những 1 PGS.TS, Đại học Quốc gia Hà Nội CN, Đại học Quốc gia Hà Nội Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Nguyễn Quý Thanh… 73 vấn đề công cộng ở những không gian công cộng. Họ dường như lựa chọn những không gian hoàn toàn mang tính chất riêng tư như là tại nhà mình hoặc ở những không gian công cộng nhưng lại có tính chất riêng tư, nơi họ vẫn có thể tụ họp cùng những người bạn của mình để thảo luận về các vấn đề quan tâm. Thêm vào đó, tại các đô thị lớn như Hà Nội không gian công cộn g đang bị thu hẹp do quá trình tư nhân hoá, thương mại hoá. Chính vì vậy, các quán cà phê - một không gian bán công cộng chính là một lựa chọn tốt cho những người muốn trò truyện, thảo luận ở bên ngoài gia đình với bạn bè, đồng nghiệp hay kể cả với người l ạ về những vấn đề khác nhau đang diễn ra trong xã hội cũng như về các vấn đề riêng tư. Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu xem những vấn đề chung của xã hội được thảo luận như thế nào trong các quán cà phê - một dạng không gian bán cộng cộng rất phổ biến ở Việt Nam. Những câu hỏi nghiên cứu chính chúng tôi đặt ra ở đây là "thành phần xã hội của những người đến các quán cà phê họ là ai?’, "các cá nhân thảo luận về những chủ đề gì trong các quán cà phê?’, ‘những chủ đề trên các phương tiện truyền thông đại chúng được các cá nhân này thảo luận tại đó như thế nào?’ 2. Khung lý thuyết về "lĩnh vực công cộng" của Jurgen Habermas Khái niệm "không gian công cộng" hay khái niệm "không gian bán công cộng" có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với khái niệm "lĩnh vực công cộng". Lĩnh vực công cộng là "một địa hạt mà là nơi chốn thoải mái để các công dân tranh luận, cân nhắc thiệt hơn, thoả thuận thống nhất và hành động" [4]. Vì vậy, để có nền tảng lý thuyết phù hợp trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng khung lý thuyết về lĩnh vực công cộng của J. Habermas. Theo đó, ông đã liệt kê ra những đặc trưng của sự tự do và bình đẳng mà cần thiết cho một “tình huống phát biểu lý tưởng” trong một xã hội dân chủ. Tuy nhiên, thành viên của các lĩnh vực công cộng cũng phải tôn trọng những qui tắc nhất định của “tình huống phát biểu lý tưởng”. Những đặc trưng đó là: 1. Mọi chủ thể có kiến thức (trình độ) để nói và hành động đều được tham dự thảo luận. 2. Mọi người đều được nhận định mọi vấn đề.; đều được đưa mọi sự nhận định vào thảo luận, đều được bày tỏ thái độ, mong muốn và nhu cầu của mình. 3. Không một diễn giả nào bị ngăn ngừa trong việc thực thi các quyền của họ như được trình bày tại mục (1) và (2), bằng bất kỳ sự ép buộc bên trong hoặc bên ngoài nào [4] Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng, các định đề mà Habermas nói về lĩnh vực công cộng có thể áp dụng khi nghiên cứu không gian bán công cộng - trường hợp quán cà phê ở Việt Nam. 3. Phương pháp, mẫu và quá trình thu thập dữ liệu Đây là một nghiên cứu định tính vì vậy phương pháp thu thập dữ liệu chính được Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 74 Không gian công cộng và sự hình thành dư luận xã hội... sử dụng là quan sát có tham dự và các phỏng vấn bán cấu trúc. Chúng tôi đã soạn thảo và thử nghiệm một bảng kiểm (checklist) dùng để ghi nhận thông tin trong quá trình quan sát. Để tham dự, nghiên cứu viên cũng đã trực tiếp đến các quán café và hành động như một khách hàng thực sự. Để giảm bớt tính chất chủ quan của thông tin thu được, hoạt động quan sát được chúng tôi tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày cũng như vào các ngày khác nhau trong tuần cũng được thực hiện tại những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Địa bàn nghiên cứu được chọn có chủ đích theo chiến lược "tiêu chí" với 4 quán cà phê nằm theo trục đô thị hoá từ khu vực ngoài vi (Hà Đông), đến khu vực gần trung tâm Hà Nội - đường Huỳnh Thúc Kháng. Chiến lược chọn mẫu này nhằm mục đích thu thập thông tin về các thành phần người đến quán cà phê khác nhau. Địa điểm quan sát tại 4 quán cà phê có sự khác biệt về vị trí, về nội thất. Việc quan sát được thực hiện tổng số 20 lần, với 5 lần tại mỗi quán. Các đặc trưng chính của 4 quán cà phê này được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Các đặc trưng chính của các quán cà phê được nghiên cứu STT Quán 1 Nam Hải 2 8X Café 3 Moonlight 4 Nắng Sài Gòn Đặc điểm Quán cà phê “Nam Hải” nằm trên đường Nguyễn Trãi, gần các trường đại học, các nhà máy, cơ quan lớn. Quán có mức giá đồ uống phù hợp với túi tiền của sinh viên và người lao động có thu nhập trung bình. “8X Café” đặt tại tầng 1 thuộc 1 toà nhà tại làng Sinh viên Hacinco, đường Nguỵ Như Kon Tum. Khách hàng của quán chủ yếu là sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả, người lao động có thu nhập trung bình khá trở lên. Quán cà phê “Moonlight” nằm gần ngã tư địa phận giáp ranh Hà Nội cũ – Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ), gần Bến Xe và cạnh trường đại học Đại Nam. Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập trung bình khá trở lên. Quán nằm ở vị trí thuận lợi kinh doanh và được bày trí đẹp mắt. “Nắng Sài Gòn” là quán cà phê nằm tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng, có vị trí đẹp, bày trí sang trọng, lịch sự. Phần lớn khách hàng có điều kiện kinh tế khá giả. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Nguyễn Quý Thanh… 75 4. Các phát hiện Thành phần của công chúng Công chúng ở đây chính là những người khách hàng của các quán cà phê. Theo các lý thuyết về dư luận xã hội, họ có thể chính là các chủ thể của dư luận xã hội [5, 49]. Chúng tôi quan tâm đến câu hỏi là những thành phần công chúng xuất hiện ở các quán cà phê họ là ai. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Thành phần của công chúng Đặc điểm “Nam Hải” “8X Café” “Moonlight” “Nắng Sài Gòn” Độ tuổi Thanh niên; Thanh niên Trung niên Thanh niên; Trung niên Thanh niên; Trung niên Trình độ học vấn Cao đẳng, đại học Phổ thông trung học; Cao đẳng, đại học Cao đẳng, đại học; Sau đại học Cao đẳng, đại học; Sau đại học Nghề nghiệp Cán bộ, công nhân viên các cơ quan, nhà máy xung quanh Sinh viên các trường đại học, cao đẳng Cán bộ, viên chức; Kinh doanh, buôn bán Cán bộ, viên chức; Kinh doanh, buôn bán Mức sống Trung bình Trung bình; Khá giả Giàu có Khá giả Do vị trí nằm tại khu vực có nhiều nhà máy, cơ quan, trường học, quán cà phê Nam Hải thu hút khách hàng thuộc nhóm công nhân và các viên chức nhà nước. Quán này cung cấp dịch vụ bình dân, phù hợp với nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình. Khách hàng tới đây chủ yếu là thanh niên hoặc trung niên, đã đi làm, và có trình độ cao đẳng, đại học. Trong khi đó, quán 8X Café nằm giữa khu làng sinh viên Hacinco và những văn phòng cho các công ty tư nhân thuê cho nên có đối tượng khách hàng bao gồm cả học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Những người đến đây hầu hết có trình độ cao đẳng, đại học, tuy nhiên, cũng có những học sinh phổ thông thuộc dạng khá giả. Đa phần khách hàng ở đây đa số thuộc thế hệ 8X (sinh những năm 80 của thế kỷ 20) và trẻ hơn. Quán Moonlight nằm ở vị trí giữa điểm giao nhau giữa quận Thanh Xuân và quận Hà Đông. Quán có nhóm đối tượng khách hàng khá đa dạng. Những người thường lui Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 76 Không gian công cộng và sự hình thành dư luận xã hội... tới đây là cán bộ nhà nước, nhân viên văn phòng và những người làm dịch vụ, buôn bán v.v. với trình độ học vấn phần lớn cao đẳng, đại học. Về độ tuổi, có cả những khách hàng thuộc nhóm trung niên và thanh niên, nhưng khách hàng là trung niên chiếm phần lớn. Họ có mức sống khá giả, đủ điều kiện đứng sử dụng và tiếp cận những sản phẩm, dịch vụ cung cấp tại quán này. Quán cà phê Nắng Sài Gòn nằm ở giao điểm của những con đường phố lớn, gần trung tâm thành phố. Chính vì vậy, nhóm khách hàng ở đây thường là những người có học vấn cao, từ cao đẳng, đại học, đa số thuộc lứa tuổi trung niên, nghề nghiệp khá đa dạng, bao gồm doanh nhân, cán bộ, nhân viên văn phòng, trí thức, nhưng chủ yếu là những doanh nhân giàu có. Các chủ đề được thảo luận Vấn đề thứ hai mà chúng tôi quan tâm, đó là các nhóm công chúng thảo luận, trao đổi về những vấn đề gì tại các không gian bán công cộng - quán cà phê. Tóm tắt về kết quả nghiên cứu được trình bày trong hình 1. Quán Nam Hải Quán Moonlight Quán 8X Café Nắng Sài Gòn Các vấn đề kinh tế Các vấn đề đời sống văn hoá/lối sống Các vấn đề xã hội Các vấn đề cá nhân/liên cá nhân/tổ chức Hình 1. Các chủ đề được thảo luận Hình 1 cho thấy các nhóm công chúng tại các quán cà phê thảo luận về những vấn đề không khác nhau nhiều lắm. Có thể thấy mọi nhóm công chúng ở các quá cà phê đều thảo luận về những vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm, những vấn đề Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn