Xem mẫu

  1. Khôi phục rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008-2014 Thực tiễn điển hình và bài học kinh nghiệm Barry Clough, Phan Văn Hoàng, Huỳnh Hữu To và Lưu Triệu Phong Tháng 01/2016
  2. MỤC LỤC Tóm tắt....................................................................................................................................................... 1 Giới thiệu ................................................................................................................................................... 3 Phương pháp luận ..................................................................................................................................... 3 Lưu ý về thuật ngữ được dùng trong báo cáo ....................................................................................... 3 Cách tiếp cận chung .............................................................................................................................. 3 Phân tích và đồng bộ dữ liệu ................................................................................................................. 4 Kết quả và thành quả ................................................................................................................................ 6 Bạc Liêu ................................................................................................................................................. 6 Trồng rừng trên đất gò cao ................................................................................................................ 7 Trồng rừng trên bãi bồi về phía biển ................................................................................................ 13 Bài học kinh nghiệm ở Bạc Liêu ...................................................................................................... 19 Kiên Giang ........................................................................................................................................... 21 Vàm Rầy ........................................................................................................................................... 21 Thứ Năm .......................................................................................................................................... 24 Xẻo Bần ............................................................................................................................................ 27 Bài học kinh nghiệm ở Kiên Giang ................................................................................................... 29 Sóc Trăng ............................................................................................................................................. 30 VC002 – Xã Vĩnh Hải ....................................................................................................................... 32 VC003 - Ấp Cà Lăng A Biển ............................................................................................................. 33 VC004 - Ấp Preychop....................................................................................................................... 37 VC005 (ấp Preychop, xã Lai Hòa) ................................................................................................... 40 VC006............................................................................................................................................... 41 VC007............................................................................................................................................... 43 VC011 ............................................................................................................................................... 46 Bài học kinh nghiệm ở Sóc Trăng .................................................................................................... 48 Thực tiễn điển hình và bài học kinh nghiệm chung ................................................................................. 49 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................... 52 Phụ lục 1 – Kế hoạch thực hiện .............................................................................................................. 53 Phụ lục 2 – 4 – Sổ tay tổng hợp .............................................................................................................. 54
  3. Tóm tắt Báo cáo này đánh giá những thành quả và bài học kinh nghiệm từ các hoạt động khôi phục rừng ngập mặn được GIZ hỗ trợ ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014. Cách tiếp cận chung ở cả ba tỉnh là nhằm thử nghiệm nhiều chiến lược khôi phục rừng ở các dạng lập địa khó khăn khác nhau để tăng cường chức năng phòng hộ của rừng ngập mặn ven biển. Tất cả các mô hình trồng rừng thử nghiệm đều là thủ công, đôi khi có cải tạo mặt bằng hoặc các can thiệp khác nhằm cải thiện cơ hội thành công. Thành quả và bài học kinh nghiệm  Toàn bộ có 20 điểm với tổng diện tích là 60,3 ha được GIZ trồng trực tiếp ở cả ba tỉnh, phân ra từng tỉnh ở bảng dưới đây: Số điểm thử nghiệm và diện tích rừng trồng ở ba tỉnh Diện tích ngập triều cao hoặc Bãi bồi ngập triều thấp trung bình Tỉnh Số điểm Số điểm Diện tích Diện tích được trồng được trồng trồng (ha) trồng (ha) Bạc Liêu 6 16,5 3 11,3 Kiên Giang - - 3 7,5 Sóc Trăng 7 24 1 1 Ở Sóc Trăng có thêm 14 ha rừng được trồng bởi Đoàn thanh niên hoặc các đơn vị quản lý rừng, GIZ chỉ hỗ trợ chi phí mua giống chứ không trực tiếp tham gia trồng rừng, cũng không tiến hành quan trắc rừng trồng.  Đánh giá mức thành công của rừng trồng và xác định điểm nào được, điểm nào chưa được là một việc khá phức tạp do dữ liệu quan trắc không đầy đủ và không tiến hành đánh giá tiếp theo để xác định nguyên nhân thành công hoặc thất bại, đặc biệt là ở Kiên Giang và Sóc Trăng.  Điểm dễ xác định nhất đó là tất cả các diện tích rừng trồng đều có tỷ lệ sống dưới 85%, chỉ tiêu thành công hiện thời của Bộ NN & PTNT. Tuy nhiên, tỷ lệ sống không nhất thiết phải được xem là chỉ số thành công duy nhất. Bằng chứng từ hình chụp, ảnh vệ tinh và quan sát tại chỗ cho thấy rằng rừng đã được khôi phục thành những quần thụ phát triển tốt ở một số điểm mà trước đó là đất trống, mặc dù rừng trồng đó có tỷ lệ sống khá thấp.  Khôi phục rừng trong vuông tôm cũ là một việc khó, nhưng kinh nghiệm ở Bạc Liêu cho thấy có thể làm thành công nếu có được các công trình thích ứng ở hiện trường nhằm phục hồi điều kiện thủy văn phù hợp cho cây rừng ngập mặn.  Hàng rào chữ ‘T’ và các rào chắn sóng hoặc rào giữ phù sa khác chỉ có hiệu quả ở 4 trong 13 điểm được xây dựng (ở cả ba tỉnh). Thoạt nhìn dường như có sự liên kết với 1
  4. cao trình đáy biển ngoài khơi, nhưng hiểu biết của chúng ta hiện nay về lý do tại sao nó có hiệu quả ở chỗ này mà không có hiệu quả ở chỗ khác vẫn còn chưa đủ để dự đoán chỗ nào hàng rào có thể áp dụng thành công trong tương lai.  Cần đánh giá lập địa toàn diện hơn nữa trong tương lai nhằm quyết định trồng ở đâu, trồng cây gì, trồng lúc nào và các biện pháp cải tạo mặt bằng nào là cần thiết để đảm bảo khôi phục rừng thành công.  Để quan trắc có hiệu quả hơn nữa không những chỉ tập trung đo đếm tỷ lệ sống và tăng trưởng mà còn phải quan sát và đo đếm tần suất/độ sâu ngập nước, đặc tính đất hoặc các đặc tính lập địa khác có thể giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ sống và tăng trưởng. 2
  5. Giới thiệu Các hệ sinh thái rừng ngập mặn mang đến nhiều lợi ích hàng hóa và dịch vụ cho người dân sống ở vùng ven biển ở cấp độ địa phương, khu vực và toàn cầu. Bên cạnh những sản phẩm trực tiếp như gỗ, thực phẩm và dược liệu còn có các dịch vụ môi trường ít được nhận ra như hỗ trợ nguồn lợi thủy sản ven bờ, cải thiện chất lượng nước ven bờ, phòng hộ vùng bờ và công suất cô lập và tồn trữ carbon vượt trội (Donato và đồng sự, 2011; McLeod và đồng sự, 2011). Nhờ đó, dù chỉ chiếm một phần diện tích nhỏ nhoi so với các hệ sinh thái rừng khác trên toàn cầu nhưng hệ sinh thái rừng ngập mặn là một yếu tố then chốt trong việc giảm thiểu các hiệu ứng của biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn hiện diện dọc theo vùng bờ của tất cả các tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, nhưng ở tất cả các tỉnh này (ngoại trừ Cà Mau), dải rừng đều bị thu hẹp thành một vệt mỏng có chiều ngang từ vài mét đến khoảng 1 km dọc theo bờ biển hoặc ven kênh rạch. Tổng diện tích rừng ngập mặn của từng tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có sự chênh lệch tùy theo người kiểm kê, quy ước khác nhau về yếu tố cấu thành của hệ sinh thái hoặc quần thể rừng ngập mặn, phép tính toán trong kiểm kê bằng ảnh vệ tinh khi phân biệt giữa các quần thể rừng với diện tích cây mọc lưa thưa. Cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam đang bị đe dọa bởi xói lở bờ biển, tác động của con người, mực nước biển dâng và các hệ quả khác cuả biến đổi khí hậu. Xói lở bờ biển và tác động của con người chính là những mối đe dọa trước mắt, còn biến đổi khí hậu toàn cầu là hiện thân của mối đe dọa dai dẳng tính trên hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ. Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) là một chương trình phát triển dưới sự tài trợ của các chính phủ: Việt Nam, Đức và Úc, do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thực hiện. Mục tiêu của chương trình là nhằm hỗ trợ các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam ứng phó trước môi trường biến đổi ở đồng bằng sông Cửu Long và đặt nền móng cho sự phát triển bền vững. Từ năm 2008, dưới sự hợp tác của chính quyền cấp tỉnh và nguồn kinh phí của các nhà tài trợ ở trên, GIZ đã thực hiện một số dự án riêng lẻ nhằm khôi phục rừng ngập mặn ở các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Mục đích của bản báo cáo này là nhằm đánh giá kết quả của các dự án đó, từ đó rút ra các mô hình có hiệu quả và những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng vào quá trình quản lý tổng hợp tài nguyên ven biển sau này. Phương pháp luận Lưu ý về thuật ngữ được dùng trong báo cáo Thuật ngữ ‘khôi phục’ đặt tên cho bài báo cáo này chưa được chính xác lắm. Khôi phục một sự vật có nghĩa là đưa nó trở về với trạng thái trước đó. Tuy nhiên, có thể rừng ngập mặn chưa từng xuất hiện ở một vài điểm ‘khôi phục’ được đề cập trong báo cáo này. Vì vậy, ở những chỗ khác trong bài báo cáo này, các thuật ngữ ‘trồng’, ‘trồng rừng’ và ‘rừng trồng’ được sử dụng để diễn đạt hoạt động trồng rừng ngập mặn ở tất cả các địa điểm. Cách tiếp cận chung Tất cả các thông tin về hoạt động trồng rừng ngập mặn do GIZ thực hiện ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang được thu thập qua hai đợt công tác. Mục tiêu của ba ngày làm việc 3
  6. trong đợt công tác thứ nhất vào cuối tháng Tám, đầu tháng Chín là nhằm tham vấn với cán bộ GIZ và đối tác, thu thập tất cả dữ liệu có liên quan và mục trắc các điểm rừng trồng. Qua đợt công tác thứ nhất, các thông tin sau đây đã được thu thập:  Lý do chọn địa điểm và cách đánh giá địa điểm được chọn cho trồng rừng.  Vị trí và quy mô của mỗi diện tích trồng rừng.  Loài cây trồng và cơ sở chọn loài cây trồng.  Sử dụng vườn ươm: loại hình, vị trí và cách thực hiện.  Chuẩn bị mặt bằng trồng rừng.  Có hay không có công trình chắn sóng để bảo vệ hiện trường trồng rừng (kiểu thiết kế, vật liệu xây lắp, vị trí gắn liền với rừng trồng, chi phí, yêu cầu bảo dưỡng, v.v...)  Chi phí cho trồng rừng kể cả khâu chuẩn bị mặt bằng và gieo ươm.  Mức độ thành rừng (hoặc không thành rừng) dựa trên số liệu quan trắc về tỷ lệ sống, sinh trưởng và trực quan.  Cách quan trắc rừng trồng: quan trắc yếu tố nào, bằng cách nào, tần suất quan trắc, lưu trữ thông tin quan trắc như thế nào.  Kế hoạch quan trắc tiếp theo của đối tác sau khi dự án kết thúc.  Lập hồ sơ và lưu trữ hình ảnh của các điểm rừng trồng. Do thời gian có hạn nên đoàn công tác chỉ đến được một số điểm rừng trồng tiêu biểu ở từng tỉnh để đánh giá hiện trạng. Mục tiêu của đợt công tác thứ hai đến các tỉnh vào giữa tháng 10, đầu tháng 11 là để cán bộ phía đối tác phản hồi cho bản dự thảo tổng hợp hoạt động trồng rừng, thành quả và bài học kinh nghiệm, đồng thời làm rõ những thông tin còn thiếu. Cuộc họp mặt tham vấn sau cùng với cán bộ GIZ và đối tác được tổ chức tại Cần Thơ vào ngày 24 tháng 11 để trình bày báo cáo thuyết minh dự thảo và ghi nhận ý kiến đóng góp. Bản thuyết minh báo cáo cuối cùng này phản ánh đầy đủ ý kiến phản hồi của những người tham gia tại cuộc họp mặt tham vấn. Phân tích và đồng bộ dữ liệu Mục tiêu chung cho trồng rừng ở cả ba tỉnh là nhằm tăng cường chức năng phòng hộ ven biển, nhưng mỗi tỉnh áp dụng các chiến lược khác nhau do yêu cầu cụ thể của tỉnh mình. Ngoài ra, giữa các tỉnh có sự khác biệt rất lớn trong phương pháp quan trắc, đặc biệt là chỉ tiêu đo đếm, tần suất đo đếm và cách ghi chép, lưu trữ dữ liệu quan trắc. Tất cả dữ liệu về rừng trồng và quan trắc ở Bạc Liêu được lưu trữ theo định dạng bảng tính, mỗi điểm rừng trồng có một bảng tính nhiều trang. Hầu hết thông tin chi tiết về rừng trồng và dữ liệu quan trắc đều được ghi chép theo một định dạng đồng bộ và mạch lạc, có thể truy xuất để xử lý và tổng hợp hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu hay ứng dụng khác rất dễ dàng. Ở Sóc Trăng, dữ liệu về rừng trồng được lưu trữ trong các tập tin văn bản còn dữ liệu quan 4
  7. trắc thì nằm trong các tập tin bảng tính. Dù các tập tin văn bản mang tính đồng bộ nhưng không được sắp xếp theo cách giúp cho trích xuất dữ liệu số được dễ dàng. Khó khăn cụ thể này nằm ở phần diện tích rừng trồng mở rộng năm 2011, thông tin chi tiết rừng trồng ở từng lô được ghi chép trong một tập tin văn bản duy nhất gồm 121 trang, để trích xuất và tổng hợp dữ liệu số về rừng trồng từ tập tin này phải mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, không có dự án ở tỉnh nào có được hệ thống quản lý thông tin có hiệu quả. Những khác biệt này làm cho việc phân tích định lượng so sánh về tỷ lệ sống và mức sinh trưởng rất khó khăn. Vì lý do đó, ảnh vệ tinh và hình ảnh chụp tại hiện trường trước và sau khi trồng rừng cũng được sử dụng để đánh giá tác động được trung thực hơn nếu như chỉ dựa vào có mỗi yếu tố là tỷ lệ sống được đo đếm. 5
  8. Kết quả và thành quả Bạc Liêu Hoạt động trồng rừng ngập mặn được thực hiện ở xã Vĩnh Trạch Đông, cuối vùng bờ phía bắc của Bạc Liêu. Vĩnh Trạch Đông được chọn để thực hiện các hoạt động của dự án dựa trên kết quả khảo sát rừng ngập mặn dọc theo bờ biển Bạc Liêu (CTU, 2010) và báo cáo đánh giá các diện tích cần ưu tiên trồng rừng (Clough, 2011). Có chín địa điểm với tổng diện tích là 27,8 ha rừng đã được trồng, chia thành hai kiểu hình trồng rừng:  Sáu điểm (Điểm 1 – 5 và 7) với tổng diện tích là 16,5 ha trên các vùng đất gò cao, không còn rừng ngập mặn hoặc chỉ có cây mọc lưa thưa (Bảng 1). Hầu hết các diện tích này là các vuông tôm bỏ hoang, bị phù sa lấp đầy qua nhiều năm. Một số điểm đã được trồng rừng nhưng không thành trong quá trình thực hiện dự án Ngân hàng Thế Giới CWPDP giữa những năm 2002 và 2006.  Ba điểm (Điểm 6, Điểm 8 và điểm AM-Bags + AM-Wild) với tổng diện tích là 11,3 ha trên các bãi bồi gian triều thấp dọc theo đoạn vùng bờ biển lở (Bảng 1). Bảng 1. Tổng hợp tất cả các điểm trồng rừng ở tỉnh Bạc Liêu. Diện Kiểu lập Ngày ‡ Mật độ Vĩ độ Kinh độ Điểm Xã tích Loài cây địa trồng (No / ha) (deg) (deg) (ha) Điểm 1 Vĩnh Trạch Đông Đất cao 15/9/2011 0,7 LR-IB-XM 14.201 9,244551 105,825984 Điểm 2 Vĩnh Trạch Đông Đất cao 15/7/2012 1,7 LR-IB-XM 14.106 9,233362 105,79864 Điểm 3 Vĩnh Trạch Đông Đất cao 20/9/2011 3,4 LR-IB-XM 18.477 9,226194 105,784543 * Điểm 3 Vĩnh Trạch Đông Mương 15/6/2012 0,5 BC 11.332 9,226194 105,784543 Điểm 4 Vĩnh Trạch Đông Đất cao 25/7/2012 2,2 LR-IB-XM 20.410 9,228915 105,789799 Điểm 5 Vĩnh Trạch Đông Đất cao 18/6/2013 4,0 LR-XM-EA 15.319 9,230181 105,792191 Điểm 6 Vĩnh Trạch Đông Đất thấp 05/6/2013 5,0 AM-SA 22.640 9,228826 105,793926 Điểm 7 Vĩnh Trạch Đông Đất cao 11/8/2014 4,0 LR 25.100 9,230923 105,79435 Điểm 8 Vĩnh Trạch Đông Bãi bồi 03/6/2014 2,0 AM 19.300 9,232046 105,801015 AM (Bag) Vĩnh Trạch Đông Bãi bồi 25/6/2012 2,3 AM 20.250 9,224889 105,78433 AM (Wild) Vĩnh Trạch Đông Bãi bồi 25/6/2012 2,0 AM 11.600 9,225370 105,785221 Ghi chú ‡ Mấm biển (AM); Dà vôi (CT); Vẹt trụ (BC); Giá (EA); Gõ biển (IB); Cóc trắng (LR); Bần trắng (SA); Su Mê kông (XM). * Cóc, Dà và Đước đã được trồng lần đầu dưới mương tại điểm 3 đều bị chết hết vào năm 2011. Vẹt trụ được trồng dưới mương tại điểm 3 vào năm 2012. Vị trí của tất cả các điểm rừng trồng, trừ điểm 1 được thể hiện tại Hình 1. 6
  9. Hình 1. Ảnh vệ tinh (ngày 15/10/2014) thể hiện tất cả các điểm rừng trồng ở Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu, ngoại trừ Điểm 1. Các Điểm B2, B3, B4, B5 và B7 hiếm khi được ngập nước, dạng lập địa gò cao; Điểm B6 là bãi bồi chặt có dạng đất tương đối dẻ cứng; AM Bag và AM Wild được trồng ở Điểm 4, dạng lập địa bùn mềm, thấp hơn (xem thuyết minh). Các địa điểm trồng rừng được chọn sau khi tiến hành đánh giá lập địa dựa trên ảnh vệ tinh năm 2006, kiểm tra hiện trường và thông tin lịch sử hình thành lập địa do cán bộ kiểm lâm cung cấp. Trồng rừng trên đất gò cao Chuẩn bị hiện trường trồng rừng Tất cả các điểm trồng rừng trên đất gò cao (các điểm từ 1 đến 5 và điểm 7) đều hiếm khi được ngập do cao trình cao và do có bờ hoặc vật cản khác bao quanh. Công việc chuẩn bị hiện trường là nhằm phục hồi điều kiện ngập triều thường xuyên hơn bằng cách đào một hoặc hai mương dẫn nước từ các kênh có sẵn ở gần đó. Có hai cách tiếp cận để phân bổ nguồn nước đã được thử nghiệm ở các điểm trồng rừng như sau: Cách thứ nhất, áp dụng ở Điểm 1, 2, 3 và 4 là đào các mương song song trên hiện trường, khoảng 2 – 3 m chiều rộng và 0,5 m chiều sâu, hình thành một chuỗi mương và liếp liền kề (Hình 2A và 2B). Cách thứ hai, áp dụng ở Điểm 5 là đào các mương song song khoảng 0,3 m chiều rộng và 0,3 m chiều sâu (Hình 2C và 2D). Trồng rừng Trụ mầm của các loài Mấm biển, Cóc trắng, Đước đôi và Giá được lấy tại Bạc Liêu; Dà vôi, Vẹt trụ và Su Mê kông được lấy ở Cà Mau; Bần trắng được lấy ở tỉnh Bến Tre; Gõ biển lấy ở 7
  10. Cần Giờ. Ngoại trừ loài Đước, các loài cây còn lại được gieo trong vườn ươm khoảng 12 tháng trước khi mang ra trồng rừng. Có hai kiểu vườn ươm được áp dụng, vườn ươm nổi đặt ở Vườn chim Bạc Liêu và vườn ươm chìm được đặt ở Vườn sưu tập thực vật rừng ngập mặn. Cây giống nuôi trong vườn ươm ở Vườn chim được tập cho quen dần với điều kiện của điểm trồng rừng bằng cách từng bước tưới nước có độ mặn tăng dần trong vài tháng trước khi mang ra trồng rừng. Cây giống được trồng trong hố đào đủ rộng để đặt cho vừa bầu đất sau khi đã tháo vỏ bầu bằng nhựa. Mật độ trồng bình quân khác nhau giữa các điểm, từ 11.000 đến 25.000 cây/ha (Bảng 1). A B Ảnh: Đặng Công Bửu (29.09.2011) Ảnh: Barry Clough (27.11.2012) C D Ảnh: Barry Clough (02.07.2012) Ảnh: Barry Clough (02.07.2012) Hình 2. Mương và liếp liền kề ở Điểm 4 (A) và Điểm 3 (B). Mương sâu 0,5-0,6 m và rộng 2-3 m. Cả hai ảnh đều cho thấy hiện trường sau khi trồng rừng. Ảnh A cũng cho thấy mức bồi tụ nhanh ở các cửa mương sườn, hiện tượng này xuất hiện ở tất cả các điểm áp dụng cách chuẩn bị mặt bằng theo hình thức này. Ảnh C và D thể hiện các mương sườn cạn dùng để cung cấp nước ở Điểm 5. Các mương sườn không được ngập mặc dù mương chính có mực nước cao. 8
  11. Thành quả Tỷ lệ sống và sinh trưởng Trong ba loài cây trồng trên bờ liếp, Cóc trắng đạt tỷ lệ sống cao và ổn định nhất, từ 20% ở Điểm 4 đến 60% ở Điểm 2 sau 40 tháng (Hình 3). Ngoại trừ Điểm 3, nơi Su Mê kông có tỷ lệ sống khoảng 60%, cả hai loài Gõ biển và Su Mê kông đều có tỷ lệ sống thấp hơn nhiều so với Cóc trắng (Hình 3). Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Tỷ lệ sống (%) Điểm 7 Chú dẫn Gõ biển Cóc trắng Su sung Giá Số tháng sau khi trồng Hình 3. Tỷ lệ sống của Giá (EA), Gõ biển (IB), Cóc trắng (LR) và Su Mê kông (XM) trên bờ líp tại các điểm rừng trồng trên đất gò cao ở tỉnh Bạc Liêu Cóc trắng chết nhiều trong vài tháng đầu ở Điểm 2, 3 và 4 rất có thể là do bị mất nước trong khi vận chuyển từ vườn ươm đến điểm trồng rừng mà không được che gió và cũng có thể là do rễ bị hư trong khi tháo bỏ túi bầu trong khi trồng cây. Cây giống Cóc trắng dễ bị mất nước 9
  12. hơn vì nó có nhiều lá hơn hai loài cây kia (và vì vậy bị mất nhiều nước hơn khi vận chuyển bằng xe mui trần). Tương tự như vậy, cây giống Cóc trắng có hệ rễ phát triển mạnh hơn nhiều so với hai loài cây kia nên có rủi ro bị đứt rễ cao hơn nếu lột vỏ bầu thiếu cẩn thận. Vận chuyển trong xe có mui và cẩn thận hơn khi trồng cây có thể sẽ cải thiện được tỷ lệ sống ban đầu của cả ba loài sau khi trồng rừng. Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Chiều cao bình quân (cm) Điểm 5 Điểm 7 Chú dẫn Gõ biển Cóc trắng Su sung Giá Số tháng sau khi trồng Hình 4. Tăng trưởng chiều cao của Giá (EA), Gõ biển (IB), Cóc trắng (LR) và Su Mê kông (XM) trên bờ líp tại các các điểm 2, 3, 4, 5 và 7 ở tỉnh Bạc Liêu. Ngoài thành quả đạt tỷ lệ sống cao nhất, Cóc trắng còn có tốc độ sinh trưởng (Hình 4) và phát triển tán (Hình 5) cao hơn nhiều so với hai loài cây kia được trồng trên bờ liếp ở Điểm 2, 3 và 4, nơi có mương sâu và rộng. Tuy nhiên, mức sinh trưởng của tất cả các loài rất thấp ở Điểm 5 và 7, nơi có mương cạn và hẹp. Cả hai loài Gõ biển và Giá sinh trưởng rất kém ở tất cả các điểm trồng rừng. Theo kết quả trên, Cóc trắng có vẻ là loài cây thích hợp nhất đối với những vùng đất gò cao ở đây, còn Gõ biển thì có vẻ không thích hợp ở nơi gò cao trên dạng đất sét nặng, dẽ chặt và có độ mặn từ trung bình đến cao. 10
  13. So với Điểm 2, 3 và 4 thì mức sinh trưởng của tất cả các loài ở Điểm 5 là rất thấp, hầu như không tăng thêm chiều cao sau 5 tháng đầu (Hình 5). Tình trạng này rất có thể là hệ quả của hai yếu tố kết hợp. Thứ nhất, do mương cạn nên chỉ ngập được khi thủy triều lên cao, và nếu ngập thì cũng chỉ được ngập trong thời gian ngắn (xem Hình 3). Tốc độ dòng chảy trong các mương sườn rất thấp, nên vùng cuối nguồn có thể không bao giờ được ngập. Ngoài ra, lượng phù sa tích tụ ở cửa mương sườn dù không nhiều nhưng cũng góp phần làm giảm tần suất và thời gian được ngập nước. Mục đích đào kênh (hay mương) sâu hơn và rộng hơn ở Điểm 1, 2, 3 và 4, trồng năm 2011 và 2012 là để nước vào đủ thường xuyên, đủ lâu và ngấm được sang hai bên vào trong mạch đất của bờ liếp, từ đó hình thành nguồn nước mặt bán thường xuyên. Đây có thể là lời giải đáp chủ yếu cho tốc độ sinh trưởng khá nhanh của cây trồng ở Điểm 2, 3 và 4 so với ở Điểm 5 và Điểm 7. A B Ảnh: Bary Clough (27.11.2012) Ảnh: Bary Clough (02.07.2013) C D Ảnh: Bary Clough (02.07.2013) Ảnh: Phan Văn Hoàng (05.11.2012) Hình 5. Cóc trắng có tán lá phát triển tốt: (A) Điểm 3 sau khi trồng 14 tháng; (B) và (C) Điểm 3 sau khi trồng 26 tháng; (D) Điểm 4 sau khi trồng 17 tháng. Thứ hai, sự chênh lệch cao trình giữa mặt bằng trồng rừng [bờ liếp] và đáy mương có tác 11
  14. động đến mức thoát nước bề mặt và rửa được muối trong mùa mưa. Ở Điểm 2, 3 và 4, đất đào từ dưới mương sâu và rộng được đắp lên mặt liếp. Dù có làm cho bờ nâng lên 30 – 40 cm nhưng cũng tạo được lớp đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước (giống như dạng đất trồng cây nông nghiệp), làm cho độ mặn trong đất ở Điểm 3 giảm từ 40‰ – 45‰ xuống còn 25‰ – 30‰ trong mùa mưa đầu tiên. Ngược lại, độ mặn trong đất ở độ sâu 5 – 10 cm ở Điểm 5 vẫn giữ nguyên ở mức cao hơn 35‰ – 40‰. Tuy nhiên các yếu tố cục bộ khác ngoài độ mặn cao như thành phần và độ chặt của đất hoặc một vài đặc tính lý-hóa khác cũng có thể có liên quan đến tốc độ sinh trưởng thấp của cây trồng ở Điểm 5 (đặc tính của đất ở Điểm này không được kiểm tra trước khi trồng rừng cũng như trong quá trình quan trắc rừng trồng). Về bản chất, phương pháp chuẩn bị mặt bằng ở Điểm 5 không khác gì phương pháp mà dự án CWPDP đã áp dụng và kết quả cũng rất giống nhau: sinh trưởng còi cọc và còn rất ít cây sống sót về lâu về dài. Bằng chứng đó cho thấy rằng kiểu chuẩn bị mặt bằng này có vẻ không có gì hứa hẹn, nhưng để kết luận được như vậy thì cần phải tiến hành quan trắc dài hạn hơn. Trồng các loài Đước, Dà vôi, Cóc trắng dưới mương ở Điểm 1 và 3 trong năm 2011 bị thất bại, chủ yếu là do cây trồng bị phù sa bồi lắng quá nhanh vùi lắp, nhưng cả hai loài Dà vôi và Cóc trắng đều không thích hợp để trồng dưới mương bị ngập hầu như thường ngày ở độ sâu 30 – 40 cm. Các mương ở Điểm 3 được trồng lại bằng loài Vẹt trụ vào năm 2012 tỷ lệ sống chỉ đạt 20% sau khi trồng 20 tháng và số cây sống sót có vẻ sinh trưởng kém (Hình 6). Chiều cao (cm) Tỷ lệ sống (%) Số tháng sau khi trồng Số tháng sau khi trồng Hình 6. Tỷ lệ sống và tăng trưởng (chiều cao) của Vẹt trụ trồng trồng dưới mương tại Điểm 3 năm 2012 Chi phí trồng rừng Phục hồi điều kiện ngập triều và các điều kiện thủy văn khác để đáp ứng nhu cầu của cây rừng ngập mặn đã làm tăng đáng kể tổng chi phí cho trồng rừng trên đất gò cao. Ở Điểm 1 và 3 trồng vào năm 2011, chi phí đào mương và cho thao tác chuẩn bị mặt bằng khác chiếm 38% mức tổng chi phí là 6.830 USD (Bảng 2). Dù không có được số liệu chi phí chuẩn bị mặt bằng cho Điểm 2 và 4 trồng vào năm 2012 nhưng chắc là sẽ cao hơn do giá ngày công lao động tăng lên. Tuy nhiên, chi phí cho vận chuyển cây giống từ vườn ươm đến địa điểm trồng rừng và chi phí có liên quan đến lao động trồng rừng (tính chung vào khoảng 37% tổng chi phí trồng rừng) cũng rất cao (Bảng 2). Chi phí vận chuyển và chăm sóc vườn ươm có thể 12
  15. giảm xuống đáng kể nếu áp dụng vườn ươm ngập triều được thiết lập ở gần địa điểm trồng rừng. Bảng 2. Chi phí trồng rừng bình quân cho một ha ở Điểm 1 và 3 năm 2011. Tổng số cây giống mang ra trồng rừng vào khoảng 31.500 cây. Hạng mục chi phí VND/ha USD/ha * Chuẩn bị mặt bằng (chủ yếu là đào kênh) 57.245.161 2.600 Cây giống (trái giống + gieo ươm) 36.834.677 1.670 Trồng rừng (vận chuyển + công lao động) 56.193.548 2.550 Tổng chi phí 15.273.387 6.830 * Theo tỷ giá 1 USD= 22.000 VND, làm tròn ở hàng chục USD Trồng rừng trên bãi bồi về phía biển Có bốn khu rừng trồng thử nghiệm được thực hiện trên bãi bồi về phía biển, được đặt tên là Điểm 6, Điểm 8 và Bãi bồi 4 trong Bảng 1, vị trí được thể hiện ở Hình 1. Bãi bồi 4 Hàng rào hình chữ T để ngăn cản sóng và bẫy phù sa được làm bằng cọc tre (Albers, 2012) trước khi trồng Mấm biển ở điểm Bãi bồi 4 vào tháng 6/2012. Một phần diện tích được trồng bằng cây con gieo trong vườn ươm 12 tháng, phần còn lại được trồng bằng cây giống tự nhiên bứng ở gần điểm trồng rừng để thử xem nguồn giống nào có kết quả cao hơn. Cây giống tự nhiên có tỷ lệ sống cao hơn (63%) cây giống gieo trong vườn ươm (47%) sau khi trồng 11 tháng. Tuy nhiên, cây giống tự nhiên có tăng trưởng chiều cao kém hơn một ít (72 cm) so với cây gieo trong vườn ươm (79 cm). Sự chênh lệch này có thể do mật độ trồng rừng vì cây giống tự nhiên được trồng ở mật độ xấp xỉ bằng phân nửa (11.600 cây/ha) so với cây gieo trong vườn ươm (20.205 cây/ha). Dải cồn đất bùn chặt đang hình thành cách hàng rào chữ T khoảng 50 – 100 m về phía biển và bản thân hàng rào chữ T bị chôn vùi gần hết do phù sa bồi đắp giữa hàng rào và dải cồn đất (Hình 8). Hiện tượng này cho thấy dải cồn đất đóng vai trò chính trong việc xúc tiến bồi tụ và bảo vệ rừng trồng. Thể hiện rất rõ ở Hình 1, dải cồn đất hiện nay đang vươn dài từ phía đông bắc của Điểm 6 xuống phía tây nam đến điểm Bãi bồi 4 và đã được Mấm tái sinh tự nhiên che phủ (cũng ở Hình 8). Điểm đặc biệt là dải cồn đất đã dịch chuyển đoạn bờ biển này vươn ra ngoài khoảng 100 m. 13
  16. Cây gieo trong vườn Cây giống tự nhiên Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ sống (%) Số tháng sau khi Số tháng sau khi trồng trồng Chiều cao (cm) Chiều cao (cm) Số tháng sau khi Số tháng sau khi trồng trồng Hình 7. So sánh tỷ lệ sống và tăng trưởng giữa cây giống Mấm biển gieo trong vườn ươm và cây bứng trong tự nhiên ở điểm Bãi bồi 4 14
  17. Ảnh: Barry Clough (20/03/2012) Ảnh: Barry Clough (20/03/2012) Ảnh: Phan Văn Hoàng (08/2014) Ảnh: Phan Văn Hoàng (31/05/2013) Ảnh: Barry Clough (01/04/2014) Ảnh: Barry Clough (01/04/2014) Hình 8. Điểm bãi bồi 4. (A) và (B) trước khi xây dựng hàng rào chữ T; (C) vừa sau khi làm hàng rào và trồng rừng; (D) khoảng 10 tháng sau khi trồng rừng; (E) Hàng rào bị chôn vùi gần hết và rừng trồng (từ ngoài biển nhìn vào) khoảng 2 năm sau khi xây dựng và trồng rừng; (F) rừng Mấm tái sinh tự nhiên trên dải cồn đất phía ngoài điểm trồng rừng. Điểm 6 Điểm 6 (Hình 1) là một bãi bồi đã ổn định nằm ở điểm bắt đầu tiếp giáp với đất liền của dải cồn đất lớn được mô tả trên đây. Khu vực này có vẻ được ngập ít thường xuyên. Điểm này được trồng vào năm 2013, chia làm hai khu: một khu trồng Mấm biển thuần loài, khu còn lại 15
  18. trồng hỗn giao giữa Mấm biển và Bần trắng, cả hai đều sử dụng cây từ vườn ươm. Bần trắng thành rừng kém, tỷ lệ sống chỉ đạt 7% sau khi trồng 16 tháng còn Mấm biển trồng hỗn giao với nó thì đạt tỷ lệ sống là 55% (Hình 9). Mấm biển trồng thuần loài có tỷ lệ sống cao hơn (74%) và tăng trưởng chiều cao mạnh hơn Mấm trồng hỗn giao với Bần (Hình 9). Do hai khu vực này đều sử dụng chung một nguồn giống và áp dụng cùng một kỹ thuật trồng rừng nên sự chênh lệch đó chính là do sự khác biệt về đặc tính lập địa ở hai nơi. Mấm biển thuần loài Mấm + Bần Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ sống (%) Số tháng sau khi trồng Số tháng sau khi trồng Chiều cao (cm) Chiều cao (cm) Số tháng sau khi trồng Số tháng sau khi trồng Hình 9. Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều cao của Mấm biển và Bần trắng ở Điểm 6. Một khu vực trồng Mấm thuần loài và khu vực còn lại trồng hỗn giao Mấm và Bần. Điểm 8 Điểm 8 có diện tích 2 ha, nằm ở gần cuối đoạn tây nam của vạt hàng rào chữ T ban đầu có chiều dài khoảng 1,4 km (Hình 10). Cây Mấm biển từ trong vườn ươm được mang ra trồng trên dạng đất bùn mềm, tương đối dẽ, nằm phía trong hàng rào chữ T. Tuy nhiên, dù đã có hàng rào chữ T nhưng điểm này đã bị xói lở bề mặt rất nghiêm trọng sau khi trồng rừng, tất cả cây trồng đều bị cuốn trôi sau khi trồng 4 tháng (Bảng 3). 16
  19. Hình 10. Hàng rào chữ T quanh Điểm 8. Đoạn màu đỏ là hàng rào bị chặt phá. Khu vực tô màu xanh lá cây là Điểm 8. Bảng 3. Tỷ lệ sống của Mấm biển ở Điểm 8. Số tháng Tỷ lệ sống (%) 1 49 2 36 3 17 6 0 Điểm này đang chịu tác động luân phiên giữa xói lở và bồi tụ. Xói lở chiếm ưu thế vào mùa gió đông-bắc từ tháng 11 đến tháng 4, khi sóng ven bờ mạnh hơn; bồi tụ diễn ra mạnh vào mùa gió tây-nam từ tháng 5 đến tháng 10, vào thời điểm năng lượng sóng yếu hơn. Hàng rào chữ T ở Điểm 8 được xây dựng vào tháng 01/2013 nhưng cho đến cuối tháng 5 bước qua đầu tháng 6/2014 mới tiến hành trồng rừng do hàng rào bị sóng đánh hư, cần phải sửa chữa nhiều lần trước khi trồng rừng (Hình 11A, 11B). Dù qua nhiều lần sửa chữa nhưng hàng rào chữ T vẫn không được tốt lắm lúc trồng rừng vào đầu mùa gió tây nam, vào thời điểm bùn loãng bồi tụ diễn ra đáng kể (Hình 11C, 11D). Cụ thể là lớp bó chà phía trên của hàng rào đã bị mất (Hình 11D), làm cho hàng rào giảm đi tác dụng. 17
nguon tai.lieu . vn