Xem mẫu

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng KHỞI NGHIỆP VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH “CAFÉ TUỔI THƠ” START UP WITH BUSINESS INVESTMENT PROJECT “CHILDHOOD CAFÉ” Đinh Thị Anh, Nguyễn Thị Oanh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Hải Phòng dinhanh1193@gmail.com, oanhtc94@gmail.com TÓM TẮT Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, vì vậy, việc thực hiện những dự án đầu tư được xem là một yếu tố quan trọng tạo nên bộ mặt mới cho đất nước. Đối với sinh viên chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, việc biết, hiểu và phân tích về một dự án đầu tư giúp sinh viên có cái nhìn khái quát hơn về tình hình tài chính của một dự án. Cùng với đó xuất phát từ nhu cầu thực tế của rất nhiều người hiện nay về café và tính phổ biến rộng rãi của nó, từ sở thích kinh doanh, nghiên cứu khoa học và tìm tòi, nên nhóm nghiên cứu quyết định khởi nghiệp với dự án đầu tư kinh doanh “Café Tuổi thơ”. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư kinh doanh “Café tuổi thơ” từ đó phân tích, xây dựng phương án kinh doanh khả thi, dự án dự kiến được thực hiện trên địa bàn phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng trong năm 2016. Từ khóa: dự án đầu tư, lập dự án đầu tư, phân tích dự án đầu tư, Café Tuổi thơ, tài chính. ABSTRACT Our economics is on the track to greater international integration in the world, therefore, investment projects are regarded as an important part to put a new face on our country. For those whose major is in business and, deep insight and detailed analysis of an investment project will be very useful to get overview about financial status of one. In addition, due to the rising demand for cafe and its wide popularity, supported with our interest in business and research, an investment project called “Childhood Café” has been set up. After being analyzed, evaluated potential business options, the project is supposed to be activated in Lach Tray, Ngo Quyen, Hai Phong in 2016. Keywords: investment project, set up investment project, investment project analysis, Childhood Café, financial. 1. Giới thiệu Tính cấp thiết của đề tài: Café là một thức uống thông dụng toàn cầu trong đó có Việt Nam, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và quan điểm của người dân cũng thay đổi. Do đó, café không còn là một thức uống đơn thuần nữa mà người dân mong muốn một tách café phải hấp dẫn, hương vị đậm đà, đảm bảo vệ sinh và nhất là phải được thưởng thức trong một không gian đẹp, thoáng đãng và phù hợp với nhu cầu của họ. Cuộc sống hiện đại bận rộn và hối hả khiến mọi người luôn mong muốn tìm cho mình một nơi yên tĩnh, bình dị để tạm gác lại những bộn bề của cuộc sống, một không gian giúp mọi người thư thái và cân bằng lại mọi thứ, một không gian đưa họ trở về những năm tháng tuổi thơ không còn toan tính, không còn lo âu mà chỉ có những vui đùa, những câu chuyện, những trò chơi trẻ con ... Đối với Hải Phòng nói chung việc tìm một quán café như vậy là rất khó. Do vậy, việc ra đời một quán “Café Tuổi thơ” nhằm mang lại cho mọi người một không gian thoải mái, đưa mọi người trở về những năm tháng tuổi thơ đầy màu sắc và quên đi những xô bồ, mệt mỏi của cuộc sống hiện đại trên địa bàn thành phố Cảng là rất hết sức phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu cách lập một dự án đầu tư khả thi; Phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan và xây dựng phương án đầu tư khả thi cho dự án kinh doanh “Cafe Tuổi thơ”. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lập dự án đầu tư lĩnh vực kinh doanh 222
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lập dự án kinh doanh quán “Café tuổi thơ” trên địa bàn phường Đổng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng trong năm 2016. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Nhóm nghiên cứu chủ yếu dựa vào lý thuyết về đầu tư và dự án đầu tư để hình thành nên dự án khả thi với các phân tích cụ thể về nhân tố ảnh hưởng và đưa ra phương án kinh doanh cụ thể cho dự án. Căn cứ chủ yếu được sử dụng trong nội dung này là Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư do PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt làm chủ biên, nhà xuất bản Trường Đại học Kinh tế quốc dân xuất bản năm 2009. 2.1.1. Dự án đầu tư và lập dự án đầu tư Có nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư tùy theo từng các tiếp cận dự án theo các mục tiêu khác nhau. Theo Luật Đầu tư (2014), dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Theo Ngân hàng Thế giới, dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan đến nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định. Xét dưới góc độ nào thì dự án đầu tư đều bao gồm 4 thành phần chính đó là: mục tiêu của dự án, các kết quả của dự án, các hoạt động của dự án và các nguồn lực của dự án. Bốn bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau tạo nên một dự án đầu tư. Lập dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động xem xét, chuẩn bị, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý.. trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện một dự án đầu tư (PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, 2009). 2.1.2. Vai trò của dự án đầu tư Trong quá trình hội nhập và phát triển như hiện nay, dự án đầu tư giữ những vai trò cụ thể nhất định như: - Dự án đầu tư là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Giải quyết mối quan hệ cung - cầu về vốn trong phát triển, đẩy mạnh hoạt động đầu tư chính là việc phát huy mọi tiềm năng về vốn của các thành phần kinh tế ở trong nước, thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài; - Góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lực mới cho phát triển, các dự án đầu tư cho khả năng hình thành các công ty, nhà máy, các trung tâm thương mại, địa điểm vui chơi, giải trí,… đặc biệt là tạo ra những năng lực sản xuất mới, tạo nhiều giá trị gia tăng cho xã hội; - Dự án đầu tư giúp giải quyết mối quan hệ cung - cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, cân đối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội, các dự án đầu tư sẽ điền đầy “các khoảng trống” về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà nhu cầu thị trường đòi hỏi; cung cấp thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng mới, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của người tiêu dùng; - Dự án đầu tư góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế - xã hội cho đất nước. 2.1.3. Trình tự lập dự án đầu tư khả thi Một dự án đầu tư thông thường từ khi bắt đầu hình thành ý đồ đầu tư tới khi chấm dứt hoạt động được thể hiện thông qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị dự án, Giai đoạn thực hiện dự án, Giai đoạn vận hành khai thác. Mỗi giai đoạn được chia làm nhiều bước khác nhau. 223
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Việc lập dự án đầu tư khả thi nằm trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Giai đoạn này bao gồm các công việc chính: Nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thẩm định và ra quyết định phê duyệt dự án. Giai đoạn chuẩn bị dự án chiếm tỷ trọng vốn không quá lớn trong tổng vốn đầu tư của dự án xong có vai trò rất quan trọng vì nó quyết định tính đúng đắn trong đầu tư. Trình tự chung để lập một dự án đầu tư khả thi thường bao gồm: - Nhận dạng dự án đầu tư; - Lập kế hoạch soạn thảo; - Lập đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết của dự án; - Phân công công việc cho các thành viên của nhóm soạn thảo; - Tiến hành soạn thảo dự án đầu tư: + Thu nhập các thông tin, tư liệu cần thiết cho dự án. + Điều tra, khảo sát thực tế để thu thập các dữ liệu thực tế cần thiết phục vụ việc nghiên cứu, giải quyết vấn đề thuộc các phần nội dung của dự án. + Phân tích, xử lý các thông tin, tư liệu đã thu thập theo các phần công việc đã phân công trong nhóm soạn thảo tương ứng với các nội dung của dự án. + Tổng hợp các kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu ở từng phần việc sẽ được từng thành viên nhóm nhỏ tổng hợp, sau đó sẽ được tổng hợp chung thành nội dung của dự án. Thông thường nội dung của dự án, trước khi được mô tả bằng văn bản và trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan chủ quản, được trình bày và phản biện trong nội bộ nhóm soạn thảo dưới sự chủ trì của chủ nhiệm dự án. - Mô tả dự án và trình bày với chủ đầu tư hoặc cơ quan chủ quản; - Hoàn tất văn bản dự án đầu tư. (GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Phong, 2016) 2.1.4. Nội dung phân tích dự án đầu tư Mục đích chính của công tác soạn thảo dự án đầu tư là xây dựng được một dự án đầu tư mang tính khả thi cao. Nội dung chủ yếu của một dự án đầu tư bao gồm các khía cạnh kinh tế vĩ mô và vi mô, quản lý và kỹ thuật. Các khía cạnh này ở các dự án thuộc các lĩnh vực, ngành khác nhau có những đặc trưng riêng. Đối với dự án đầu tư kinh doanh, nội dung chủ yếu bao gồm các vấn đề sau đây: - Xem xét tình hình kinh tế tổng quát có liên quan đến dự án: Xem xét các chính sách, luật lệ ảnh hưởng trực tiếp đến dự án; tình hình kinh tế xã hội tổng quát của địa phương và của ngành, cơ sở; điều kiện môi trường, địa lý,… - Nghiên cứu về thị trường: Nghiên cứu thị trường của dự án chính là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới đầu ra của dự án, được xác định trên cơ sở thị trường mục tiêu của dự án. Việc xác định thị trường của dự án cần quan tâm đến các vấn đề: Quy mô thị trường ở hiện tại, tương lai; Nguồn cung, cầu ở hiện tại, tương lai; Các đối thủ cạnh tranh;… - Đánh giá mặt kỹ thuật của dự án: Là xem xét tính khả thi về kỹ thuật của dự án, bao gồm các hoạt động: Xác định nguồn lực kỹ thuật; Xác định sản phẩm của dự án; Xác định tiến độ dự án, Xác định địa điểm dự án hoạt động; Xác định đầu vào nguyên vật liệu; Xác định các yếu tố đầu vào cần thiết cho dự án; Chiến lược nhân sự, marketting,… - Xem xét về mặt tài chính của dự án: Dự án đầu tư được coi là khả thi khi nó có khả năng huy động được đầy đủ các nguồn lực cho quá trình hoạt động của nó, nhằm đảm bảo các yêu cầu hiệu quả về tài chính và kinh tế. Đây là một nội dung quan trọng của một dự án đầu tư, bao gồm các hoạt động: 224
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Phân tích khả năng huy động vốn của dự án; Phân tích dòng chi và dòng thu của dự án; Xác định hiệu quả tài chính của dự án,… - Phân tích kinh tế, xã hội của dự án đầu tư: Hiệu quả kinh tế của một dự án dược xác định trên cơ sở lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, cơ sở để xác định hiệu quả kinh tế là các mục tiêu của nền kinh tế. Các nội dung phân tích sẽ được tổng hợp làm căn cứ để đưa ra phương án đầu tư hiệu quả nhất cho dự án. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề đặt ra, nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê kinh tế: được sử dụng để thu thập, xử lý số liệu, phân tích, so sánh các chỉ tiêu đã được lượng hóa để đánh giá về nhu cầu, thị hiếu khách hàng, nguồn cung hiện có trên thị trường đối với sản phẩm của dự án. - Phương pháp phân tích số liệu: các số liệu thu thập được đưa vào tính toán, phân tích để đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu được sử dụng để đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng tới dự án, từ đó đưa ra phương án kinh doanh khả thi nhất cho dự án. 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả 3.1.1. Tổng quan về dự án đầu tư kinh doanh “Café Tuổi thơ” Thông tin chung về dự án: Tên dự án: Dự án đầu tư kinh doanh “Café Tuổi thơ”. Chủ đầu tư: Sinh viên Đinh Thị Anh, Nguyễn Thị Oanh, lớp Tài chính Ngân hàng K13A, Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Hải Phòng. Tổng mức đầu tư: 450.000.000 đồng Địa điểm: số 217A, đường Lạch Tray, phường Đổng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Thời gian hoạt động của dự án: 5 năm Mục tiêu của dự án: - Mục tiêu chung: + Tạo ra thu nhập cho chủ đầu tư. + Giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống. + Phát triển kinh tế của thành phố đặc biệt là ngành dịch vụ và du lịch. - Mục tiêu cụ thể: Từ việc khảo sát thực tế cũng như dựa trên những chi phí và doanh thu ước tính, dự án đặt ra cho mình những mục tiêu sau: + Đạt được trên 100 khách hàng trong một ngày và khách hàng thân thiết đạt trên 300 khách hàng. + Doanh thu bình quân 1 tháng đạt trên 50 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt trên 50%. + Tạo được một không gian thoải mái, đảm bảo chất lượng dịch vụ, luôn đổi mới để khách hàng không bị nhàm chán. 225
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng + Sản phẩm phong phú đa dạng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhưng vẫn trẻ trung hóm hỉnh, đúng với phong cách tươi trẻ của quán. Quy trình lập dự án: Quá trình lập dự án đầu tư kinh doanh “Café Tuổi thơ” được thực hiện qua những công việc chính như sau: - Hình thành ý tưởng, xác định mục tiêu đầu tư; - Tiến hành phân tích các yếu tố vĩ mô, phân tích thị trường và đánh giá nội lực của dự án. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh và tiến độ của dự án. - Xây dựng kế hoạch tài chính của dự án. - Xây dựng các phương án phòng ngừa rủi ro. - Đánh giá về lợi ích kinh tế - xã hội của dự án. - Tổng hợp và hoàn thiện dự án. 3.1.2. Nghiên cứu các yếu tố hình thành dự án a) Nghiên cứu các yếu tố vĩ mô Căn cứ pháp lý thực hiện dự án: - Luật Đầu tư 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài. - Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp. - Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 về việc điều chỉnh mức thuế môn bài. - Thông tư 42/2003/TT-BTC hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Thông tư 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 về việc điều chỉnh mức thuế môn bài. - Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự ra đời của dự án Đối với Việt Nam nói chung, nền kinh tế đang trên đà hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, việc thực hiện các dự án đầu tư được xem là rất quan trọng. Trong 5 năm trở lại đây các dự án đầu tư được triển khai và thực hiện dưới nhiều hình thứ khác nhau BT, BOT,… nhằm một mục đích duy nhất là thay đổi và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, điều này tạo ra cơ hội việc làm và phát triển toàn diện cho người dân. Với Hải Phòng nói riêng, lĩnh vực du lịch dịch vụ đang rất phát triển, dự kiến còn phát triển lớn mạnh hơn nữa với một loạt các dự án kinh tế, giao thông vận tải, hành chính đang và sẽ được triển khai tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế các ngành. Đi kèm với việc phát triển về vật chất là sự phát tiển của tinh thần, nhu cầu của người dân chuyển từ “ăn no mặc ấm” sang “ăn ngon mặc đẹp”, việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tinh thần cho mọi người cũng được xem trọng hơn, thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nhóm ngành dịch vụ đang ở mức cao trong những năm gần đây. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho nhóm sáng lập dự án, dự kiến khi triển khai sẽ bắt kịp được xu thế phát triển chung của thị trường cũng như đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho người dân. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển dịch vụ ăn uống tại Hải Phòng 226
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Với đặc thù kiều kiện tự nhiên là một thành phố cảng biển, thành phố Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km2 , các khu du lịch nổi tiếng là Đồ Sơn, đảo Cát Bà và đảo Bạch Long Vĩ, là nơi đầu mối giao thương với rất nhiều tỉnh thành khác, hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, nên việc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nói chung đặc biệt là ăn uống, nhà hàng nói riêng được xem là đúng đắn và hợp lý trong thời điểm thị trường hiện nay. b) Nghiên cứu thị trường và đánh giá nội lực (SWOT) Phân tích cầu thị trường Nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của mọi người tốt hơn, chúng tôi đã tiến hành điều tra nhu cầu của khách hàng thông qua phiếu điều tra đối với sinh viên các trường đại học quanh khu vực phường Đổng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, nhân viên văn phòng và những người nằm trong độ tuổi từ 15 -35 tuổi, từ đó nhóm tác giả nhận thấy rõ nhu cầu café của mọi người là tương đối lớn, đa số những người được hỏi đều rất tò mò và thích thú với ý tưởng của dự án và họ sẵn sàng bỏ ra một lượng chi phí tương đối để được thưởng thức một ly café chất lượng cùng với không gian thư thái, thoáng đãng của tuổi thơ miền quê đồng bằng Bắc bộ. Điều quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của quán “Café Tuổi thơ” là làm thế nào để khách hàng cảm thấy mình thực sự thấy được tuổi thơ ở đó và còn muốn quay lại vào lần sau. Và các quán café trên khu vực điều tra thị trường chưa làm được một quán café tương tự. Phân tích cung thị trường Qua điều tra thực tế, trong khu vực thị trường của dự án có tất cả 20 quán café (chưa bao gồm các quán nằm trong ngách nhỏ), trong tổng quãng đường 2.400m, trung bình 240m thì có 1 quán café – mật độ tương đối dày. Nhìn chung các quán trong khu vực thị trường hoạt động được một thời gian tương đối, giá cả phải chăng, có bảng giá cho menu rõ ràng, nhân viên phục vụ nhiệt tình. Các quán café điển hình được đưa ra ở trên có không gian quán trang trí lạ mắt, mật độ khách ra vào ở mức tương đối. Hạn chế chung của các quán: Diện tích còn hạn hẹp, quy mô chưa đủ lớn, nằm ở những nơi còn khuất tầm nhìn và chưa thực sự thuận tiện để khách có thể dễ dàng ghé qua, không gian của một số quán còn mang tính chung chung chưa có ý tưởng hay không gian cụ thể. Hầu như không có quán nào có không gian giành riêng cho giới trẻ, khách hàng mà các quán này hướng đến chủ yếu nằm trong độ tuổi trung niên từ 30-55, có ít giới trẻ ra vào những quán này. Đánh giá nội lực SWOT Thế mạnh của dự án: Ý tưởng hoàn toàn mới trong khu vực thị trường, vị trị thuận lợi. Có đội ngũ quản lý trẻ trung, nhiệt huyết. Điểm yếu của dự án: Thiếu kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế. Cơ hội: Nhu cầu về sản phẩm café rất lớn, tận dụng các ưu đãi của nhà nước trong đầu tư kinh doanh, tiếp cận được nhiều hình thức quảng cáo hiệu quả, nhanh chóng. Thách thức: áp lực từ các đối thủ cạnh tranh, sự biến động giá cả thị trường. *Sử dụng chiến lược marketting 4P để quảng bá về sản phẩm, tác động trực tiếp đồng thời lên 4 yếu tố: Giá (Pride), Sản phẩm (Product), Xúc tiến thương mại (Promotion) và Kênh phân phối (Place). c) Nghiên cứu kế hoạch kinh doanh và tiến độ dự án Địa điểm cửa hàng:Tổng diện tích mặt bằng cửa hàng là 60m2 (6x10m), nằm ở tầng 1 của tòa nhà 2 tầng, dự tính thuê nhà số 217A– Lạch Tray, phường Đổng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, Hải Phòng, thuộc ngã tư Lạch Tray, nút giao của các tuyến đường chính Lạch Tray, Nguyễn Bình và Đổng Quốc Bình, giá thuê là 15.000.000 đồng/tháng. 227
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Vị trí này không bị che khuất tầm nhìn, nằm ở phía bên phải theo hướng đi về trung tâm thành phố, thoáng đạt, rất phù hợp để đặt cửa hàng. Sơ đồ 1. Vị trí dự kiến triển khai dự án (Nguồn: Trang Web Google Map) Không gian cửa hàng: Về tổng thể quán được xây dựng theo kiểu cũ cổ điển với những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt với cây đa, giếng nước, sân đình, những trò chơi, sách truyện của thế hệ 8x, 9x, những vật dụng thời bao cấp … được sắp xếp theo từng khu vực riêng để tạo ra nét đặc trưng riêng của quán và tạo ra cho khách hàng những không gian riêng biệt. Sơ đồ 2. Sơ đồ bố trí không gian của dự án Kế hoạch sản phẩm: Sản phẩm chủ đạo của quán là café, vì vậy café mà chúng tôi sử dụng hoàn toàn là café hạt nguyên chất tự rang xay, hương vị cafe được nghiên cứu và pha chế theo đúng khẩu vị, sở thích của người Hải Phòng và vẫn đảm bảo đưa được nét truyền thống trong văn hóa café người Việt bằng cách sử dụng các cốc đựng café hay vật dụng từ nguyên liệu thân thiện với môi trường như tre, trúc,… Nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào được lấy từ những cơ sở uy tín, đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả tốt nhất. Café: nhập trực tiếp café hạt từ đại lý café Trung Nguyên, 139 Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng, Hải Phòng; Hoa quả, bim bim, kem sữa,… nhập từ siêu thị Metro Hải Phòng. Sẽ có những sản phẩm ăn vặt do nhóm sáng lập dự án tự làm để bán. Ngoài việc cung cấp các sản 228
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD phẩm đồ ăn đồ uống, quán còn triển khai các hoạt động vui chơi giải trí như hằng ngày tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy dây, ô ăn quan…hằng tuần sẽ tổ chức dã ngoại cho các nhóm bạn, cung cấp, tổ chức các sự kiện sinh nhật, tiệc, tỏ tình cầu hôn,… Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: Ngoài việc cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng, chất lượng của sản phẩm cũng được chú trọng và đảm bảo ngay từ khâu lựa chọn nhà cung ứng nhằm tạo dựng lòng tin của khách hàng và có thể đứng vững trên thị trường. Kế hoạch nhân sự của dự án: Quản lý bao gồm 2 người là chủ đầu tư của dự án bao gồm Ms. Anh và Ms. Oanh sẽ làm thu ngân kiêm việc pha chế. Nhân viên chạy bàn, ghi order bao gồm 3 người, 3 ca thay phiên nhau, là học sinh sinh viên, năng động, nhiệt tình. Nhân viên bảo vệ sẽ là người trung tuổi, thật thà và có trách nhiệm. Kế hoạch quảng cáo, marketting: Dự án sẽ thực hiện một số hoạt động như sau: Phát tờ rơi quảng cáo tại các trường đại học, trung học, các công ty, xí nghiệp, khu vực tập trung đông dân cư; treo băng rôn ở các tuyến đường được phép, có nhiều người qua lại; quảng cáo online. Dựa vào những mối quan hệ của từng thành viên trong nhóm để quảng cáo; nhân dịp khai trương, cửa hàng sẽ giảm giá 15% trên tổng giá trị hóa đơn trong vòng 2 tuần đầu; tặng 1 đồ uống/ đồ ăn tự chọn nếu có hóa đơn trên 200.000 đồng, trong 2 tuần đầu từ ngày khai trương cửa hàng. Giảm giá ngay 10% trên tổng giá trị hóa đơn nếu khách đặt tổ chức sinh nhật, kỷ niệm, tại bất kỳ ngày nào. Tiến độ dự án: Dự án được thực hiện trong 5 năm từ 2016 tới năm 2021. Tiến độ cụ thể của dự án được xây dựng trên phần mềm Mirosoft Projects 2010. d) Nghiên cứu kế hoạch tài chính của dự án Xác định nguồn vốn cho dự án Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 450.000.000 đồng, trong đó bao gồm vốn cố định 277.500.000 đồng, vốn lưu động thường xuyên 150.000.000 đồng và quỹ dự phòng chung 22.500.000 đồng. Dự án sử dụng 350.000.000 đồng là vốn tự có và vay ngân vốn ngân hàng 100.000.000 đồng. Theo đó, trong chiến lược phân chia lợi nhuận, mỗi thành viên sẽ nhận được số tiền tương ứng với tỷ lệ góp vào dự án. Bảng 1. Bảng dự kiến sử dụng vốn Đơn vị tính: đồng STT Nội dung Số tiền Tỷ lệ (%) Ghi chú Tổng vốn đầu tư 450.000.000 100 1 Vốn cố định 277.500.000 66,4 2 Vốn lưu động 150.000.000 28,6 3 Lập quỹ dự phòng chung (5%) 22.500.000 5,0 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Chi phí đầu tư của dự án Chi phí đầu tư ban đầu của dự án là 277.500.000 đồng, dự kiến phân bổ đều trong vòng 5 năm. Chi phí thường xuyên của dự án được tổng hợp từ kết quả dự toán chi phí từ các phần như kế hoạch về nhân sự, kế hoạch marketing về sản phẩm, một số dự kiến và chi phí khác. Dự án dự kiến vay ngân hàng ViettinBank 100.000.000 đồng, trong vòng 5 năm, với lãi suất có kỳ hạn tương đương là 8%/năm. Dự kiến tiền vay trả đều hằng năm, lãi suất tính theo dư nợ thực tế. Xác định doanh thu của dự án Dựa trên những khảo sát thực tế, chi phí bỏ ra và trên mục tiêu ban đầu của quán, doanh thu của quán ước tính trung bình một tháng là 72.000.000 đồng tương đương với 864.000.000 đồng/năm. 229
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 2. Dự kiến doanh thu của dự án Đơn vị tính: đồng Giá bình STT Nội dung Số lượng Đơn vị Thành tiền quân 1 Đồ uống 50 ly 25.000 1.250.000 2 Đồ ăn 30 đĩa 15.000 450.000 3 Kem, sữa chua, khác 60 gói 10.000 600.000 Thu từ hoạt động khác (tổ chức sự 4 kiện) 1 sự kiện 100.000 100.000 5 Doanh thu bình quân 1 ngày 2.400.000 6 Doanh thu bình quân 1 tháng 72.000.000 7 Doanh thu bình quân 1 năm 864.000.000 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Xác định hiệu quả tài chính của dự án Qua việc dự báo doanh thu, chi phí biến động, xác định dòng tiền rònghàng năm, nhóm tác giả đã tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án. Kết quả các chỉ tiêu tài chính của dự án đều thể hiện dự án khả thi về mặt tài chính: NPV >0, IRR > lãi suất chiết khấu của dự án (8%), thời gian hoàn vốn (PP) đảm bảo yêu cầu. Một vài chỉ tiêu thể hiện hiệu quả tài chính thu được: Giá trị hiện tại ròng NPV = 931.643.473 đồng. Suất sinh lời nội bộ IRR = 77%. Thời gian hoàn vốn PP = 1 năm 11 tháng. Bảng 3. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 1. Dòng tiền vào 100.000.000 864.000.000 1.080.000.000 1.123.200.000 1.105.920.000 1.088.640.000 2. Dòng tiền ra 450.000.000 621.652.000 723.777.120 728.969.600 722.066.080 711.395.040 Chi phí thường xuyên 470.940.000 499.196.400 494.487.000 489.777.600 480.358.800 Chi phí thuế môn bài 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 Chi phí thuê mặt 105.000.000 150.000.000 150.000.000 150.000.000 150.000.000 bằng Chi phí thuế TNDN 44.712.000 73.580.720 83.482.600 81.288.480 80.036.240 3. Trả lãi 8.000.000 6.400.000 4.800.000 3.200.000 1.600.000 4. Trả gốc 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000 5. Thu hồi vốn lưu 150.000.000 động ròng 6. Dòng tiền ròng của - 214.348.000 329.822.880 369.430.400 360.653.920 355.644.960 dự án 350.000.000 7. PV 8% - 198.470.370 282.769.959 293.265.762 265.091.398 242.045.984 350.000.000 8. NPV 931.643.473 9. IRR 77% 10. PP 1 năm 11 tháng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) 230
  10. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Phân tích rủi ro tài chính (phân tích độ nhạy) Bảng 4. Phân tích độ nhạy của dự án % thay đổi của IRR % thay đổi của NPV Các yếu tố thay đổi NPV (%) IRR (∆IRR/IRR) (đồng) (∆NPV/NPV) (%) Không đổi 77 0 931.643.473 0 Chi phí khả biến tăng 10% 73 -4,91 872.134.232 -6,39 Giá bán phẩm giảm 10% 62 -19,91 693.906.105 -25,52 Vốn đầu tư tăng 10% 71 -8,50 987.046.221 5,95 Tuổi thọ dự án giảm 1 năm 72 -7 689.597.489 -25,98 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Qua việc phân tích độ nhạy của dự án, chúng tôi nhận thấy rằng giá trị hiện tài ròng và suất sinh lời nội bộ của dự án nhạy cảm nhất với giá của sản phẩm sau đó đến tuổi thọ của dự án, chi phí khả biến và vốn đầu tư. Chi phí và giá sản phẩm là hai yếu tố đặc biệt cần lưu tâm trong dự án nói chung và dự án đầu tư kinh doanh “café tuổi thơ” nói riêng. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn nhất định theo hướng bất lợi, nhưng suất sinh lời nội bộ trong mọi trường hợp vẫn lớn hơn lãi suất chiết khấu yêu cầu 8%, và giá trị hiện tại ròng vẫn đảm bảo lớn hơn 0, nên dự án được coi là an toàn. e) Phân tích lợi ích kinh tế - xã hội của dự án Mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội là một trong những mục tiêu quan trọng của dự án. Vì vậy, mặc dù quy mô dự án không lớn, song cũng không thể không nhắc tới những lợi ích kinh tế - xã hội của dự án: - Góp phần tăng số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp (chủ yếu là các đơn vị cung cấp đầu vào) trên địa bàn thành phố. - Góp phần tăng thu nhập cho đối tượng hưu trí và sinh viên: Dự án sử dụng nguồn lao động chính là cán bộ hưu trí và sinh viên giúp giảm chi phí đầu tư, đồng thời nó cũng thể hiện tính nhân văn của dự án. - Đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế. - Thúc đẩy sự phát triển của văn hóa truyền thống của Hải Phòng nói riêng và của Việt Nam nói chung. - Góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế của thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ và ngành du lịch. 3.1.3. Các phương án phòng ngừa rủi ro Khi dự án mới đi vào hoạt động, điều không thể tránh khỏi là các rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dự báo những rủi ro mà quán có thể phải đối mặt như: - Những tháng hoạt động đầu tiên hiệu quả chưa cao: do đặc lĩnh vực kinh doanh của dự án nên phát sinh nhiều khoản chi phí thường xuyên, nếu như nhóm sáng lập dự án không cân đối và điều chỉnh tốt khoản chi phí này, có thể gặp khó khăn thậm chí rủi ro ở những ngày đầu đi vào hoạt động của dự án. Tuy nhiên, dựa vào những gì đã nghiên cứu và đúc kết trong suốt thời gian thăm dò thị trường, cũng như những cơ hội tiềm năng đang mở ra cho dự án trong điều kiện khu vực thị trường thì dự án vẫn có thể đảm bảo được các khoản chi phí và có mức doanh lợi tốt nhất với các chiến lược marketting phù hợp; 231
  11. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Rủi ro về nhân sự: Do các nhân viên của quán sử dụng đều là sinh viên, nên thời gian còn bị hạn chế, nếu đột xuất thiếu nhân sự thì dự án sẽ kêu gọi sự giúp đỡ từ người thân và bạn bè; - Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh: khu vực thị trường mà dự án hoạt động không phải là mới, tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh còn rất yếu, chúng tôi tin với “tính mới” và “tính đột phá”, dự án vẫn có thể hoạt động được bình thường nếu như xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh; - Rủi ro về thị trường: Khi thị trường café bão hòa, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của dự án, tuy nhiên qua thăm dò và dự báo thì mặt hàng này vẫn rất được ưa chuộng và chưa có dấu hiệu bão hòa hay suy thoái, thậm chí còn đang rất phát triển. Nên cơ hội đầu tư được mở ra đối với dự án ngày càng nhiều hơn; - Rủi ro tài chính: một trong những rủi ro đã nêu ra ở trên khi xảy ra đều kèm theo rủi ro về tài chính, khi đó các chiến lược marketting cần được triển khai mạnh mẽ hơn, cần có những chiến lược phát triển vượt bậc hơn như chiết khấu giảm giá, khuyến mãi, tích lũy tiêu dùng,… để kích cầu tiêu dùng. Ngoài ra, dự án có một khoản chi phí dự phòng chung 5% tổng đầu tư, có thể sử dụng khoản tiền đó cho việc khắc phục rủi ro tài chính, ngoài ra có thể vận động sự giúp đỡ của gia đình các thành viên trong nhóm sáng lập dự án,… 3.1.4. Một số biện pháp phát triển dự án Xây dựng chuỗi xung quanh khu vực Hải Phòng: Khi dự án đã có được niềm tin, sự ủng hộ của người tiêu dùng, và mức doanh lợi đem lại tốt, dự kiến sẽ xây dựng thêm các quán café tuổi thơ khác tại các địa điểm khác nhau trong khu vực Hải Phòng, dần dần đưa các quán đó thành một chuỗi hoạt động. Kết nối với các tour du lịch: nhóm sáng lập dự án sẽ trực tiếp liên hệ và liên kết với các công ty du lịch, để đưa khách của các tour du lịch qua quán thăm quan và sử dụng sản phẩm. Sẽ mất thêm một khoản chi phí cho nhà môi giới nhưng đem lại một mức doanh thu tốt. Kết nối với các trường mầm non, tiểu học, trung học: mô hình mà dự án xây dựng là mô hình làng quê Việt Nam thập niên 90, nên khi các em học sinh tiểu học hay mầm non đến tham quan vừa được hình dung dễ dàng hơn về làng quê Việt, có thể kết hợp với các bài giảng về lịch sử, vừa được tham gia chơi các trò chơi dân gian mà trong cuộc sống hiện đại đã bị lãng quên và không còn được các em nhỏ chơi nữa. 3.2. Đánh giá Dự án đã phân tích về nhu cầu thị trường, phân tích các yếu tố liên quan đến doanh thu, chi phí của dự án, sử dụng các chỉ tiêu xác định tính khả thi của dự án và thấy kết quả rất tốt của dự án trong tương lai gần và hoàn toàn đảm bảo tính khả thi. Thêm vào đó với những nỗ lực và cố gắng để tạo ra sự khác biệt từ không gian đến việc cung cấp các dịch vụ kèm theo,… tất cả đã tạo nên một sự mới lạ cho quán “Café Tuổi thơ”. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cửa hàng cần thực hiện tốt, đầy đủ các phương án kinh doanh, đổi mới sản phẩm như phương án đã đưa ra, đồng thời phải luôn luôn quan tâm, tìm hiểu khách hàng. Tìm hiểu sự đổi mới về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu, đưa ra các sản phẩm mới, độc đáo, khác biệt, thỏa mãn được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm mới phải luôn luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Cùng với việc phát triển sản phẩm, phải đào tạo đội ngũ nhân viên có thái độ phục vụ nhiệt tình, thân thiện với khách hàng. 232
  12. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 4. Kết luận Đề tài nghiên cứu về vấn đề khởi nghiệp với dự án đầu tư kinh doanh “Café tuổi thơ” đã cụ thể hóa việc xây dựng một dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, dựa trên các số liệu khảo sát thực tế, nhóm tác giả đã thống kê, phân tích thị trường để thấy được sự cần thiết của dự án đối với dự án đầu tư kinh doanh “Café tuổi thơ”. Trong đề tài, việc xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, cùng với các phân tích tài chính, phân tích rủi ro và phân tích kinh tế xã hội đã chứng minh tính khả thi của dự án. Dự án được thực hiện không chỉ mang lại thu nhập đáng kể cho chủ đầu tư mà còn mang lại những lợi ích nhất định xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS.Trương Đình Chiến (2014), Giáo trình Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [2] Joseph Heagney (2014), Sách Quản trị Dự án, NXB Lao động – Xã hội. [3] TS. Đinh Thế Hiển (2015), Lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. [4] PGS.TS Lưu Thị Hương (2011), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [5] PGS.TS Lưu Thị Hương (2013), Thẩm định Tài chính dự án, NXB Tài chính. [6] PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2009), Giáo trình Lập và Thẩm định Dự án đầu tư, NXB Trường Đại học Kinh tế quốc dân. [7] PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Kinh tế Đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [8] PGS.TS. Từ Quang Phương (2014), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [9] PGS Vũ Công Tuấn (2010), Giáo trình Quản trị Dự án - Thiết lập và Thẩm định Dự án đầu tưc, Nhà xuất bản Thống kê. [10] PGS. TS. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [11] Trang web: www.ebook.edu.vn, tailieu.vn, www.doko.vn, khotailieu.com, doc.edu.vn [12] Các dự án đầu tư tham khảo. 233
nguon tai.lieu . vn