Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG -------***------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XU HƢỚNG HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Đỗ Thị Vân Lớp : Nhật 1 Khoá : 42 F Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Bùi Thị Lý Hà Nội - Tháng 11/2007
  2. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 4 1. KHÁI NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................ 4 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................... 6 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ ................................................................................................................................. 6 2.2. CÁC PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............ 8 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ ........................................... 9 4. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ........ 13 5. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ ........................ 16 5.1. CÁC MÔ HÌNH CHỦ YẾU CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ ..................... 16 5.2. CÁC LOẠI TẬP ĐOÀN KINH TẾ ............................................................ 19 6. Ý NGHĨA CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ................................................................................. 21 CHƢƠNG 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ............................................................... 25 1. TÍNH TẤT YẾU CỦA SỰ RA ĐỜI TẬP ĐOÀN KINH TẾ TỪ CÁC TỔNG CÔNG TY 91 Ở VIỆT NAM ..................................................... 25 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỔNG CÔNG TY 91 - TIỀN THÂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM .................................................................. 25 1.1.1. SỰ HÌNH THÀNH CÁC TỔNG CÔNG TY 91 Ở VIỆT NAM ...... 25 1.1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY 91 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ.......................................................................................................... 29 1.1.3. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY 91 .................................................................................................. 34 Đỗ Thị Vân Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  3. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 1.2. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY SANG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.......................................... 35 1.2.1. SỰ CẦN THIẾT CHUYỂN TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC SANG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ ................................................................ 36 1.2.2. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TẬP ĐOÀN KINH TẾ VÀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC ............................................................................................. 37 2. THỰC TRẠNG VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.............................................................. 39 2.1. TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG VIỆT NAM ...................... 40 2.2. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ... 45 2.3. TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM......................... 47 2.4. TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ........................................................ 50 2.5. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM ..................................... 55 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN TRONG THỜI GIAN QUA .................................................................................. 59 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 65 1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI ................................................................................... 65 1.1. TẬP ĐOÀN SAMSUNG VÀ KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC ....... 65 1.2. TẬP ĐOÀN SUMITOMO VÀ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN ..... 67 1.3. TẬP ĐOÀN CHINA TELECOM VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC................................................................................................................... 72 1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM CỦA CÁC TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI .................................................................................. 74 2. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ........................................................... 75 2.1. QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM... 75 2.1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƢỚC VỀ ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM .................................. 75 Đỗ Thị Vân Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  4. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 2.1.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ......................... 80 2.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VỀ PHÍA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ ................................................................................................ 84 2.2.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 84 2.2.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ....... 87 KẾT LUẬN ................................................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 94 Đỗ Thị Vân Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  5. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới khu vực kinh tế nhà nƣớc, trong đó, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nƣớc, đƣợc coi là những nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu phải xúc tiến với nhịp độ nhanh nhƣng vững chắc, có hiệu quả hơn. Một trong những giải pháp lớn đƣợc đề cập tới trong Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 3 khoá IX là thành lập các tổng công ty nhà nƣớc theo hƣớng tập đoàn kinh tế, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc và cho các doanh nghiệp nhà nƣớc có thể cạnh tranh với các đối tác nƣớc ngoài trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Để chủ trƣơng lớn này đƣợc thực hiện cần phải có cơ chế và chính sách phù hợp áp dụng cho các tổng công ty. Việc thành lập và quản lý các tập đoàn kinh tế là vấn đề không mới ở các nƣớc phát triển nhƣng hoàn toàn mới ở Việt nam. Với xu thế mở cửa, hội nhập, hợp tác và phát triển nhƣ hiện nay, yêu cầu phải có những tập đoàn kinh tế lớn về quy mô, mạnh về lực là một nhu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Việt nam. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn về mô hình tập đoàn kinh tế phát triển từ các tổng công ty nhà nƣớc và vai trò của chúng đối với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đƣa ra các giải pháp để phát triển tập đoàn kinh tế trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta. Đây cũng là lý do em lựa chọn vấn đề: “ Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt nam” làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của khoá luận Nghiên cứu thực trạng hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế của Việt nam kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trên Thế giới, từ đó đƣa ra một số định hƣớng và giải pháp phát triển cho các tập đoàn kinh tế của Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Đỗ Thị Vân 1 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  6. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Khoá luận là quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt nam, thực trạng hoạt động và vai trò của các tập đoàn đối với nền kinh tế . Phạm vi nghiên cứu của Khoá luận đƣợc giới hạn trong các tổng công ty nhà nƣớc phát triển theo mô hình tập đoàn. Trong đó, tập trung nghiên cứu một số tổng công ty thành lập theo quyết định 91/TTg của Thủ tƣớng chính phủ, gọi tắt là các tổng công ty 91, có tiềm lực kinh tế lớn trong các ngành quan trọng, đã và đang phát triển thành các tập đoàn kinh tế hiện nay nhƣ: tổng công ty Bƣu chính viễn thông Việt nam, tổng công ty Dầu khí Việt nam, tổng công ty Điện lực Việt nam, tổng công ty Than - Khoáng sản Việt nam, tổng công ty Đóng tàu Việt nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Khoá luận đã sử dụng những phƣơng pháp nhƣ sau: - Phƣơng pháp mô tả và khái quát đối tƣợng nghiên cứu. - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, dựa trên các bảng số liệu từ đó phân tích và đánh giá. - Phƣơng pháp tƣ duy logic. 5. Kết cấu của Khoá luận tốt nghiệp Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung Khoá luận tốt nghiệp đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ sau: - Chƣơng 1: Một số lý luận về tập đoàn kinh tế - Chƣơng 2:Sự hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt nam - Chƣơng 3: Định hƣớng phát triển cho các tập đoàn kinh tế ở Việt nam hiện nay Đỗ Thị Vân 2 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  7. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về mặt thời gian cũng nhƣ kiến thức; bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế của Việt nam đang trong giai đoạn đầu thí điểm thành lập, do vậy chắc chắn Khoá luận còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để Khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Tiến sĩ Bùi Thị Lý đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài Khoá luận tốt nghiệp này. Đỗ Thị Vân 3 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  8. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1. KHÁI NIỆM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ Hiện nay, ở nƣớc ta, việc thành lập các tập đoàn kinh tế và mô hình “công ty mẹ và công ty con” đang diễn ra khá sôi động. Tập đoàn kinh tế là mô hình không mới với các nƣớc phát triển nhƣng với nƣớc ta, đây là mô hình khá mới mẻ, đã có không ít những nghiên cứu tìm hiểu về mô hình này, từ đó cũng nảy sinh nhiều quan điểm khác nhau về tập đoàn kinh tế, và tuỳ theo từng quốc gia, từng tổ chức sẽ có một quan điểm của riêng mình. Trƣớc hết tập đoàn kinh tế là một tập hợp gồm nhiều doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam định nghĩa: “ Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”, trong đó kinh doanh đƣợc hiểu “ là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi” (Điều 4 - Mục 1,2). - Quan điểm thứ nhất: Tập đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế do Nhà nƣớc thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh (sản xuất kinh doanh), dịch vụ và tài chính. Theo quan điểm này, tập đoàn kinh tế là thể hiện bởi các liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp với nhau về sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tài chính giữa các chủ thể thành viên và tập đoàn kinh tế là pháp nhân kinh tế tức là có tƣ cách pháp nhân. Mà theo điều 84 - Bộ luật dân sự Việt Nam, pháp nhân đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Một tổ chức đƣợc công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: • Đƣợc thành lập hợp pháp. Đỗ Thị Vân 4 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  9. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Những tập đoàn kinh tế đƣợc thành lập theo một quyết định hành chính (do Nhà nƣớc thành lập), khi đó tập đoàn có con dấu riêng, đồng thời lại có quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc tập đoàn. Đây là một quan điểm rất đặc biệt và nhƣ theo quan điểm này thì tập đoàn kinh tế là loại hình doanh nghiệp có quy mô lớn. - Quan điểm thứ hai: Theo một số nhà nghiên cứu thì: “tập đoàn kinh tế (Group of company) là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhƣng tạo thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần, chịu sự kiểm soát của công ty mẹ vì công ty mẹ chiếm 1/2 vốn cổ phần. Theo quan điểm này, các công ty thành viên sẽ tập hợp với nhau dựa trên việc góp vốn cổ phần và sự kiểm soát của một công ty lớn nhất (công ty mẹ) trong tổ hợp công ty đó. - Quan điểm thứ ba: Một số nhà nghiên cứu nƣớc ta cho rằng: tập đoàn các doanh nghiệp - thƣờng gọi là tập đoàn kinh tế - là một loại hình tổ chức kinh tế đƣợc hình thành trong quá trình tự liên kết, liên hợp hoá của nhiều công ty, xí nghiệp của nhiều chủ sở hữu khác nhau, hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, thực hiện tập trung tƣ bản, đẩy mạnh phân công chuyên môn hoá và đầu tƣ theo chiều sâu, nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trƣờng, nâng cao năng lực cạnh tranh để dành lợi nhuận siêu ngạch từ lợi thế hoặc độc quyền. Trên thực tế ở nhiều nƣớc, hình thức biểu hiện tên gọi và đặc điểm của các tổ chức kinh tế dƣới dạng tập đoàn kinh tế rất đa dạng và phong phú. Ví dụ: Ấn Độ dùng thuật ngữ: Business house, Nhật Bản trƣớc chiến tranh thế giới Đỗ Thị Vân 5 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  10. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam thứ hai là Zaibatsu và sau chiến tranh gọi là Keiretsu, Hàn Quốc dùng từ Chaebol, Trung Quốc dùng thuật ngữ Tập đoàn doanh nghiệp. Sự đa dạng về tên gọi hay thuật ngữ sử dụng nói lên tính đa dạng của hình thức liên kết đƣợc khái quát chung là tập đoàn kinh tế. Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và những thay đổi trong tổ chức kinh tế những năm gần đây đã và đang có những tác động nhất định đối với hình thức biểu hiện của tập đoàn kinh tế. Những yếu tố đó thể hiện rõ nhất các sắc thái biến đổi của tập đoàn kinh tế trong thời gian gần đây có thể đƣa ra một số điểm chủ yếu sau: • Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên đã và đang đƣợc điều chỉnh trong các tập đoàn kinh tế, kèm theo đó là sự cải cách về kiểm soát và chiến lƣợc phát triển chung của cả tập đoàn. • Phạm vi, lĩnh vực hoạt động của cả tập đoàn và các đơn vị thành viên đã và đang thay đổi nhiều, một số công ty đã có những thay đổi lớn về lĩnh vực kinh doanh để thích ứng với môi trƣờng kinh doanh hiện nay. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhƣng có thể tổng hợp thành một khái niệm chung về tập đoàn kinh tế nhƣ sau: Tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau, ở phạm vi một nƣớc hay nhiều nƣớc, trong đó có một công ty mẹ nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lƣợc phát triển. Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cƣờng tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hoá lợi nhuận. 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế Từ khoảng thế kỷ 18, dƣới tác động của Cách mạng công nghiệp, các công ty thi nhau tăng thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc khác. Quá trình tích tụ và tập trung tƣ bản thực hiện Đỗ Thị Vân 6 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  11. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam bằng những hoạt động sáp nhập, thôn tính lẫn nhau đã tạo thành những tổ hợp lớn diễn ra mạnh mẽ vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cho đến nay, hàng loạt các công ty đa quốc gia, các tập đoàn kinh tế khổng lồ đã xuất hiện, lớn mạnh và có mặt trên khắp các quốc gia và khắp các Châu lục. Tập đoàn kinh tế ra đời, tồn tại và phát triển là tuân theo quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu tích tụ và tập trung tƣ bản. Ở Châu Âu, do điều kiện tự nhiên và xã hội khá tƣơng đồng, nền kinh tế các nƣớc Châu Âu sớm mở cửa thông thƣơng và phát triển theo mô hình cộng đồng. Các công ty ở đây dễ dàng hoạt động ở các vùng lãnh thổ khác nhau, xâm chiếm thị trƣờng của nhau, tạo điều kiện cho các công ty phát triển lớn mạnh nhanh chóng và sớm hình thành các mô hình liên kết kiểu tập đoàn. Tại đây, các Cácten (Cartel- hình thức liên minh độc quyền về giá cả và thị trƣờng thông qua các bản cam kết), Tơrơt ( Trust- tổ chức độc quyền của các công ty cổ phần) và Côngxoocxiom (Consocsion- loại hình liên minh độc quyền có tổ chức cao, là tiền thân của các tập đoàn đa ngành Conglomerate hiện nay)…lần lƣợt ra đời và phát triển mạnh mẽ theo xu hƣớng liên kết sản xuất kinh doanh với quy mô lớn và có thế lực mạnh trên thị trƣờng. Ngày nay, các tập đoàn kinh tế của Châu Âu đã và đang xuất hiện ở khắp các nƣớc trên thế giới với quy mô rất lớn và danh tiếng lâu đời trong giới kinh doanh. Tại Mỹ, ngay từ năm 1879 đã xuất hiện hàng loạt các công ty có số vốn lớn hàng triệu USD nhƣ Standart Oil, Rockefeller, Aromovar… các công ty này nhanh chóng lớn mạnh và bành trƣớng thế lực kinh tế. Với nền kinh tế khuyến khích tự do phát triển và đề cao quy luật tự nhiên của nền kinh tế thị trƣờng, các công ty dễ dàng sáp nhập, hợp nhất hay thôn tính lẫn nhau để cho ra đời những công ty ngày càng lớn hơn, hình thành ngày càng nhiều những tập đoàn khổng lồ, các công ty đa quốc gia với quy mô vô cùng lớn. Cùng với Microsoft, General Motors, General Electric… các tập đoàn của Mỹ đang Đỗ Thị Vân 7 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  12. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam đứng đầu trong các bảng xếp hạng và chiếm lĩnh hầu hết các ngành quan trọng trên thế giới. Ở Châu Á: Tại Nhật Bản, các tập đoàn lớn (trƣớc Thế chiến thứ 2 gọi là Zaibatsu, sau chiến tranh gọi là Keiretsu) hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Năm 1885, Chính phủ Nhật bản đã khuyến khích thành lập nhiều công ty cổ phần có quy mô lớn nhằm khắc phục nguồn vốn hạn chế của cá nhân. Công ty Mitsubishi thành lập năm 1870 và đến cuối thế kỷ 19 nó đã có dáng dấp của một tập đoàn theo dạng Conglomerate. Đến khoảng năm 1918- 1919 Mitsubishi đã có tới 7 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực đóng tàu, thép, thƣơng mại, khai thác mỏ, kho vận, bảo hiểm và ngân hàng. Chính sách của Chính phủ Nhật bản có tác động rất lớn đối với sự phát triển của các tập đoàn kinh tế. Tại Hàn quốc, các tập đoàn kinh tế (gọi là các Chaebol) bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1950 - 1960 và ngày càng đƣợc chú ý do những ảnh hƣởng to lớn của chúng. Nét đặc biệt của các Chaebol ở Hàn quốc là sở hữu gia đình và sự bành trƣớng thế lực kinh tế và chính trị của các tập đoàn đó. Công ty Sam sung đƣợc thành lập năm 1938, lúc đầu chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, đến thập kỷ 80 đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế - chính trị của Hàn quốc. Quá trình tích tụ, tập trung sản xuất và tập trung vốn phát triển mạnh mẽ những năm sau Chiến tranh Thế giới 2, tạo ra một làn sóng hợp nhất chƣa từng có. Quy mô và phạm vi hoạt động của các tập đoàn kinh tế đã vƣợt ra ngoài biên giới mỗi nƣớc để biến thành những tổ chức kinh doanh quốc tế, các công ty xuyên quốc gia. Các tập đoàn kinh tế đã trở thành trung tâm thu hút, thâu tóm hàng loạt các công ty khác xung quanh nó để trở nên ngày càng hùng mạnh, có sức sống mãnh liệt và tăng trƣởng không ngừng. 2.2. Các phƣơng thức hình thành tập đoàn kinh tế Đỗ Thị Vân 8 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  13. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - Hình thành tập đoàn do mở rộng quy mô và chia nhỏ công ty: phƣơng thức hình thành tập đoàn một cách tự nhiên là dựa trên sự mở rộng quy mô của công ty tiến tới tách ra thành một số công ty hoạt động trên một lĩnh vực nhất định. Giữa các công ty mới đƣợc thành lập và công ty ban đầu (công ty mẹ) tồn tại mối liên kết kinh tế - tài chính chặt chẽ. Nhiều tập đoàn của Nhật bản đƣợc hình thành theo phƣơng thức này. - Hình thành do liên kết, sáp nhập tự nhiên: đây là con đƣờng hình thành các tập đoàn kinh tế đầu tiên trong lịch sử. Một số công ty có liên hệ nhất định về thị trƣờng, sản phẩm, nguyên liệu hoặc công nghệ tự nguyện liên minh lại theo kiểu Cartel hay Trust. Trong quá trình phát triển, nhiều tổ chức Cartel, Trust đã tan vỡ, nhƣng cũng có nhiều tổ chức loại này đƣợc cơ cấu lại và phát triển. Quá trình tập trung đã góp phần đẩy nhanh quá trình thành lập tập đoàn kinh tế. Quá trình này diễn ra theo những phƣơng thức khác nhau bằng con đƣờng thôn tính theo kiểu cá lớn nuốt cá bé thông qua việc mua lại các công ty nhỏ yếu hơn, biến chúng thành bộ phận không thể tách rời của công ty mẹ theo con đƣờng tự nguyện sáp nhập với nhau thành công ty lớn hơn chống lại nguy cơ bị thôn tính, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Ở các nƣớc công nghiệp hoá đi sau, các tập đoàn kinh tế đƣợc hình thành và phát triển chủ yếu bằng tích tụ và liên doanh nhằm tăng nhanh vốn, khả năng sản xuất và khả năng chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài, khả năng cạnh tranh nhằm chống lại nguy cơ bị các công ty nƣớc ngoài thôn tính. 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ Nghiên cứu một số tập đoàn kinh tế của các nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Mỹ, Hàn quốc…có thể nhận thấy một số nét đặc thù của tập đoàn kinh tế trong điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia và trong từng thời kỳ lịch sử. Mặc dù tập đoàn kinh tế hết sức đa dạng và có những sắc thái khác nhau, nhƣng có thể thấy những đặc điểm chung nhất của tập đoàn kinh tế nhƣ sau: Đỗ Thị Vân 9 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  14. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - Đặc điểm về hình thức tổ chức và mối quan hệ kinh tế: các tập đoàn kinh tế là các tổ chức liên kết về kinh tế. Sự liên kết chặt hay lỏng giữa các thành viên tuỳ thuộc vào mức độ liên kết về tài chính và lợi ích kinh tế. Về hình thức tổ chức, trong tập đoàn có công ty mẹ và các công ty thành viên. Các công ty thành viên vẫn giữ tính độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ giữa các thành viên chủ yếu dựa trên mối quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế và đƣợc thực hiện thông qua các hợp đồng hoặc thoả thuận kinh tế. - Đặc điểm qui mô: hầu hết các tập đoàn kinh tế có quy mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trƣờng, có phạm vi hoạt động rộng với các chi nhánh không chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Qui mô của tập đoàn có thể biểu hiện dƣới một số chỉ tiêu nhƣ: tổng số vốn, tổng tài sản hay doanh thu; số nƣớc có chi nhánh hay văn phòng đại diện; thị phần đối với một loại hay một nhóm các sản phẩm chủ yếu. - Đặc điểm về phương thức quản lý và chiến lược kinh doanh: thông thƣờng các tập đoàn kinh tế có Hội đồng quản trị để quản lý tập đoàn và trụ sở thƣờng nằm ở công ty mẹ. Hội đồng quản trị này đƣợc hình thành theo nguyên tắc số vốn cổ đông đóng góp của các thành viên. Hội đồng quản trị tập đoàn ( hay công ty mẹ của tập đoàn) chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lƣợc đầu tƣ thông qua các đòn bẩy kinh tế, còn các thành viên hoàn toàn tự chủ trong quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ở các công ty thành viên có Hội đồng quản trị và Ban giám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty đó. - Đặc điểm về nguyên tắc hoạt động: tối đa hoá lợi nhuận là nguyên tắc luôn đƣợc khẳng định trong mọi trƣờng hợp. Trong quá trình phát triển và chọn lọc lâu dài của các tập đoàn, các ƣu điểm của từng mô hình đƣợc học tập và đúc rút kinh nghiệm để ngày một hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Một số đặc trƣng đƣợc xem là ƣu điểm và phổ biến hiện nay của các mô hình tập đoàn kinh tế là: Đỗ Thị Vân 10 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  15. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Một là, sự chuyên môn hóa về tài chính của công ty mẹ. Trong mô hình tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành (mô hình thứ ba - các Conglomerate), các công ty mẹ (holding company - holding theo tiếng Anh có nghĩa là “nắm giữ”) chuyên môn hoá trong lĩnh vực đầu tƣ nắm giữ cổ phiếu của các công ty con, thay đổi cấu trúc và hoạt động của tập đoàn kinh tế thông qua việc mua bán quyền sở hữu các công ty. Trong mô hình này, các tập đoàn kinh tế thƣờng có các công ty tài chính thành viên, công ty bảo hiểm và ngân hàng thành viên trợ giúp quản lý tài chính cho tập đoàn. Vai trò của các công ty này là rất lớn, đặc biệt là công ty tài chính trong việc huy động vốn, điều hoà và luân chuyển vốn giữa các thành viên trong tập đoàn. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thành viên cũng trợ giúp rất lớn cho công ty mẹ trong việc điều hành và kiểm soát tài chính của tập đoàn. Hai là, tính chất đa ngành của các mô hình tập đoàn đang ngày càng trở nên phổ biến. Các tập đoàn kinh tế sau khi phát triển lớn mạnh đều mở rộng hoạt động của mình sang nhiều lĩnh vực khác nhau. Các tập đoàn hầu hết đều có ngành kinh doanh chiến lƣợc và ngành kinh doanh phụ trợ, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm đƣợc ƣu tiên phát triển trong điều kiện thị trƣờng tài chính phát triển cao nhƣ hiện nay. Trong điều kiện nền kinh tế và thị trƣờng tài chính chƣa phát triển hoặc đối với các tập đoàn kinh tế mới hình thành thì việc tập trung vào lĩnh vực mũi nhọn phải đƣợc chú trọng hơn vì đây là ngành kinh doanh chắc chắn đem lại hiệu quả cho tập đoàn. Ba là, tính chất đa sở hữu của tập đoàn kinh tế. Có thể nói đây là đặc điểm gần nhƣ của tất cả các tập đoàn kinh tế trên thế giới. Không thể có tập đoàn kinh tế nào chỉ có một chủ sở hữu mà có thể huy động đƣợc nguồn vốn đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển không có giới hạn của các tập đoàn. Đa sở hữu làm tăng hiệu quả quản lý của tập đoàn do cơ chế kiểm soát bởi nhiều chủ sở hữu, trong đó có bản thân các nhà quản lý trong tập đoàn. Đỗ Thị Vân 11 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  16. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Bốn là, về quản trị tập đoàn: cấu trúc phân quyền, sự tham gia của Nhà nƣớc, ngƣời lao động và các chủ sở hữu trong mô hình quản trị tập đoàn kinh tế…Hiện nay, không có quy luật chung nào là ƣu điểm cho các đặc trƣng này, các tập đoàn kinh tế của mỗi nƣớc đều có một cách thức riêng phù hợp với điều kiện môi trƣờng và thói quen kinh doanh của nƣớc đó. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn nổi lên một cách thức quản lý đƣợc xem là có ƣu thế hơn. Một số đặc trƣng trong mô hình quản trị tập đoàn của các nƣớc có thể thấy nhƣ sau: - Mỹ: là mô hình thống nhất ngang trong cấu trúc phân quyền. Thành lập Hội đồng giám đốc, bao gồm nhiều giám đốc phụ trách theo các tiêu thức khác nhau về khách hàng, khu vực, bộ phận. Nhà nƣớc ít tham gia mà chỉ tạo môi trƣờng ổn định cho nền kinh tế, mức độ luật định thấp. Công đoàn tham gia tự nguyện, nhỏ và yếu, quyền của ngƣời lao động bị hạn chế, hầu nhƣ không tham gia điều hành hoạt động công ty. - Nhật Bản: là mô hình thống nhất ngang giống nhƣ mô hình của Mỹ nhƣng mở rộng hơn. Cũng có Ban giám đốc hay Hội đồng giám đốc nhƣng có thêm Uỷ ban quản lý. Ngƣời lao động có nhiều ảnh hƣởng bởi họ làm việc lâu dài và gắn bó với công ty, tuy nhiên công đoàn hoạt động yếu và chịu ảnh hƣởng của chính trị. Chính phủ can thiệp mạnh vào nền kinh tế, thực thi chính sách ủng hộ và định hƣớng phát triển cho các tập đoàn kinh tế, các quan chức chính phủ và giới kinh doanh có mối quan hệ chặt chẽ. - CHLB Đức: là loại mô hình tách rời ngang trong việc phân chia quyền lực. Thành lập Hội đồng quản trị và Ban điều hành, có sự phân biệt tách rời giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành với chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Chính phủ điều tiết và duy trì độc quyền một số dịch vụ công ích. Quyền của ngƣời lao động có nhiều ảnh hƣởng thông qua công đoàn hay hội đồng công nhân và đƣợc quy định trong điều lệ về quyền tham gia của ngƣời lao động trong các vấn đề quan trọng của công ty. Đỗ Thị Vân 12 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  17. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam - Trung quốc: là mô hình tách rời ngang giống của Đức nhƣng có nhiều chủ thể tham gia quản lý hơn. Thành lập Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban giám sát, xử lý hài hoà mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban giám sát với Ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành công đoàn và Đại hội công nhân viên chức. Bí thƣ Đảng uỷ và Chủ tịch Hội đồng quản trị do một ngƣời đảm nhiệm, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về lý thuyết phải riêng biệt. Chính phủ phi tập trung hoá quyền lực, xoá bỏ sự can thiệp thái quá của Nhà nƣớc, hỗ trợ cho sự phát triển của các tập đoàn kinh tế và định hƣớng thị trƣờng theo Xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung quốc… Cách đây một vài thập kỷ, các tập đoàn của Mỹ còn học hỏi văn hoá quản lý của ngƣời Nhật, giờ đây họ lại coi đó là nguyên nhân gây ra sự chậm phát triển. Các tập đoàn Đức thƣờng đƣợc ca ngợi bởi cấu trúc chặt chẽ, tính pháp luật cao, thì nay bị phê phán là không thích nghi với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Các tập đoàn Hàn Quốc còn đƣợc coi là sự kết hợp hiệu quả của các mô hình trên và tập trung quyền lực cho những ngƣời thân trong gia đình, thì sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, đã bộc lộ những yếu kém về quản lý tập đoàn theo hình thức gia đình trị, gây thất thoát vốn. Các tập đoàn của Mỹ giai đoạn hiện nay đang thắng thế và có khả năng trở thành khuôn mẫu cho các nƣớc phát triển. 4. NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Tập đoàn kinh tế kinh tế ra đời, tồn tại từ lâu trong lịch sử phát triển của kinh tế thế giới. Dƣới dạng các thoả ƣớc, hợp đồng liên minh, liên kết, các tập đoàn kinh tế từng bƣớc nắm lấy các ngành, lĩnh vực chủ chốt có lợi nhuận cao, hình thành một tập đoàn lớn bao gồm hàng trăm, hàng ngàn công ty vừa và nhỏ phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào công ty mẹ về tài chính. Đồng thời, tích tụ tập trung đẩy mạnh quá trình liên kết ngang và liên kết dọc dẫn đến quá trình liên kết đa ngành, đa chức năng trong từng tập đoàn kinh tế. Kết Đỗ Thị Vân 13 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  18. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam quả tập đoàn kinh tế ngày càng trở nên hùng mạnh, vì nó phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của thời đại. Thứ nhất: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất dƣới tác động của tiến bộ khoa học công nghệ và liên kết quốc tế đã dẫn đến sự phát triển sâu rộng của phân công lao động xã hội, đến quy mô của sản xuất và tiêu thụ; sản xuất kinh doanh không còn mang tính chất manh mún, rời rạc và sở hữu không còn là sở hữu cá thể mà đi sâu vào xã hội hóa, vào hợp tác, phân công và sở hữu hỗn hợp. Tập đoàn kinh tế với tƣ cách là một loại hình tổ chức kinh tế, tổ chức kinh doanh, tổ chức liên kết kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất cần phải ra đời để đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Thứ hai: quy luật tích tụ tập trung vốn, sản phẩm. Để tồn tại trong cơ chế thị trƣờng, doanh nghiệp phải tái sản xuất mở rộng không ngừng quá trình đó cũng là quá trình tích tụ, tập trung vốn vào sản xuất hoặc tích lũy vốn từ lợi nhuận đem lại và tăng thêm nguồn vốn từ các nguồn khác ( nhƣ đi vay, liên doanh, liên kết, cổ phần…) nhờ vậy, vốn và khả năng sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Doanh nghiệp lớn mạnh thôn tính nhân sự của các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn. Trong quá trình vận động khách quan nhƣ vậy, tập đoàn kinh tế sẽ ra đời và phát triển. Thứ ba: quy luật cạnh tranh và liên kết tối đa hoá lợi nhuận. Cạnh tranh để dành ƣu thế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là quy luật hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng. Các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ thôn tính, sáp nhập các doanh nghiệp bị đánh bại, do vậy trình độ hoá về vốn đƣợc nâng lên. Còn khi cạnh tranh mà không phân thắng bại thì liên kết với doanh nghiệp khác nhằm tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa. Quá trình liên kết này có thể diễn ra theo các hình thức: Đỗ Thị Vân 14 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  19. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Liên kết ngang: diễn ra giữa các công ty hoạt động trong cùng một ngành. Tuy nhiên, để chống xu thế độc quyền hoá, luật pháp không cho phép kiểu liên kết độc quyền ngang thông qua luật chống độc quyền. Liên kết dọc: là sự liên kết giữa các công ty trong cùng một dây truyền công nghệ sản xuất mà trong đó mỗi công ty đảm nhận một bộ phận hoặc một công đoạn nào đó. Liên kết hỗn hợp: là sự kết hợp liên kết ngang và dọc, gồm rất nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, ít hoặc thậm trí không có mối liên hệ kinh tế trực tiếp với nhau. Đó là sự liên kết đa ngành, đa lĩnh vực. Nhƣ vậy, tập đoàn kinh tế là sự tất yếu của quá trình cạnh tranh, liên kết để tối đa hoá lợi nhuận. Thứ tư: tiến bộ khoa học công nghệ. Một trong những yếu tố quyết định giúp các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh và thu lợi nhuận là việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra sức ép đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, nghiên cứu ứng dụng các dây truyền công nghệ cao, thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hợp tác với nhau, tập trung nguồn lực về vốn và lực lƣợng cán bộ khoa học công nghệ. Tập đoàn kinh tế đƣợc hình thành với quy mô lớn, trƣờng vốn đã đáp ứng yêu cầu đó và thúc đẩy trở lại quá trình nghiên cứu triển khai khiến nó trở nên nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Các tập đoàn kinh tế đã tạo ra những sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến nhất, có sức cạnh tranh trên toàn thế giới. Thứ năm: xu thế toàn cầu hóa. Thị trƣờng tiêu thụ và các nguồn lực sản xuất trong phạm vi quốc gia ngày càng trở nên nhỏ bé đối với các doanh nghiệp lớn, vì vậy phát sinh các hoạt động kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hoá. Các tập đoàn, công ty đa quốc gia mở rộng hoạt động bằng việc thành lập các chi nhánh liên kết nhằm khai Đỗ Thị Vân 15 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
  20. Xu hướng hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào ở các nƣớc khác nhau, kết hợp với thƣơng quyền khai thác và chia sẻ thị trƣờng để cùng tồn tại và tăng trƣởng. 5. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ 5.1. Các mô hình chủ yếu của tập đoàn kinh tế Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế là hình thức liên kết kinh tế trong tập đoàn. Sự liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các thành viên trong tập đoàn tuỳ thuộc vào mức độ liên kết về tài chính và lợi ích kinh tế. Theo quan điểm đó, trong lịch sử và hiện tại có ba mô hình tổ chức sau: - Mô hình thứ nhất: quan hệ liên kết giữa các thành viên tƣơng đối lỏng lẻo thông qua các thoả thuận hoặc các cam kết hợp tác. Trong hình thức này, các công ty thành viên tham gia tập đoàn chỉ chịu sự ràng buộc tƣơng đối lỏng lẻo và có tính độc lập cao. Thông thƣờng, cơ sở tồn tại của loại hình tập đoàn này là các thoả thuận hoặc hợp đồng tạo ra liên kết “ mềm” giữa các thành viên để tăng thêm lợi thế cho nhóm các thành viên đó. Về mặt lịch sử, hình thức này đã xuất hiện rất sớm từ thế kỷ 19. Loại hình Cartel là thuộc hình thức này. Cartel là hình thức liên kết giữa các công ty hoạt động trong cùng một lĩnh vực, một ngành, thậm chí có cùng sản phẩm giống nhau. Thực ra, mối liên kết giữa các công ty trong Cartel chỉ thuần tuý là sự cam kết đối với một số điều khoản nhất định nhằm tránh cạnh tranh trực tiếp với nhau. Các công ty tham gia Cartel vẫn giữ nguyên tƣ cách pháp nhân và tính độc lập của mình. Thời kỳ đầu của Chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, rất nhiều tập đoàn dạng Cartel đƣợc hình thành. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trƣờng, hầu hết các nƣớc có luật chống độc quyền, chống liên minh kinh tế kiểu Cartel ngăn cản cạnh tranh gây ra ảnh hƣởng tiêu cực. Sự liên kết giữa các thành viên trong kiểu mô hình này có thể tạo ra ƣu thế kinh tế của hợp tác và lợi dụng đƣợc tính kinh tế nhờ quy mô. Do đó, các công ty thƣờng tìm kiếm những sự liên kết có lợi cho từng công ty và cho cả Đỗ Thị Vân 16 Lớp: Nhật 1 – K42F – KTNT
nguon tai.lieu . vn