Xem mẫu

BỘ GIÁODỤC–ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌCSƯ PHẠMTHÀNHPHỐHỒ CHÍ MINH KHOAVẬTLÍ ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Mạnh Hùng Sinh viên thực hiện: Lê Bá Mạnh Hùng Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2008 LỜI CẢM ƠN Để có thể được làm luận văn tốt nghiệp này, lời dầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể quí thầy cô giảng viên khoa Vật Lý, cảm ơn quý thầy cô đã tận tình dạy dỗ tôi trong bốn năm học qua. Để hoàn thành luận văn này, trước hết, tôi xin gửi cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Mạnh Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Kế đến, tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Vinh đã cho phép tôi giảng dạy tại lớp, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo các kinh nghiệm giảng dạy trong quá trình tôi vận dụng thực giảng phương pháp mới. Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn ban giám hiệu trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận I đã tạo điều kiện cho phép tôi giảng dạy thử phương pháp mới tại trường. Lời cuối cùng, tôi xin kính chúc quí thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa Vật Lý sức khỏe, thành đạt, niềm vui trong cuộc sống và công việc. Sinh viên Lê Bá Mạnh Hùng Niên khóa 2004-2008 PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: - Theo tôi, một người giáo viên khi đứng trên bục giảng không phải chỉ có vai trò, nhiệm vụ như một người thông báo cho học sinh các kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, không phải chỉ cần nắm vững kiến thức là có thể đứng trên bục giảng và nghiễm nhiên trở thành một người thầy. Người thầy giáo khi đứng trên bục gảng để đảm đương đầy đủ và đúng nghĩa vai trò của mình cần phải trang bị cho bản thân không chỉ vốn kiến thức, hiểu biết khoa học rộng mà điều quan trọng hơn cả là phải có phương pháp giảng dạy tốt, phải có cách thức giảng làm sao để học sinh- người học dễ hiểu, hiểu đúng và vận dụng được các kiến thức đó vào cuộc sống, đồng thời qua đó, giáo dục người học khả năng tự lực, tích cực chiếm lĩnh tri thức, hướng đến khả năng tự học ở bản thân mỗi người học. - Tuy nhiên, thực tế nền giáo dục truyền thống, vấn đề phương pháp giảng dạy chưa được quan tâm đúng mức, người dạy chỉ truyền thụ các kiến thức có sẵn, mang tính chất thông báo, người học chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, kết quả là quá trình dạy học đào tạo ra những con người chỉ là những thợ học, thụ động, thiếu khả năng xử lí linh hoạt với các tình huống trong cuộc sống. - Hiện nay, việc đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực, tự lực trong dạy học được quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Bản thân tôi là một sinh viên sư phạm, chuẩn bị ra trường trở thành người giáo viên nên việc nghiên cứu, rèn luyện cho bản thân một phương pháp dạy học phù hợp là rất cần thiết và có ích. - Do đó, tôi đã chọn bộ môn phương pháp giảng dạy để làm luận văn tốt nghiệp. Được sự hướng dẫn, giới thiệu của thầy Nguyễn Mạnh Hùng, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: “Tổ chức dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh” làm luận văn tốt nghiệp. Hy vọng rằng với đề tài này, tôi có thể chuẩn bị cho mình hành trang để trở thành người giáo viên tốt trong tương lai. 2. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài: - Do thời gian làm luận văn có hạn, những tài liệu mà tôi tiếp cận cũng không nhiều nên những nghiên cứu liên quan đến đề tài, tôi cũng không được trực tiếp đọc và nghiên cứu. Đa số những tư liệu mà tôi sử dụng trong bài luận văn này đều được dịch lại và biên soạn lại theo tư tưởng của các tác giả trong nước. Tuy nhiên, qua nghiên cứu những tài liệu có được, tôi cũng có một số thông tin về các nghiên cứu liên quan đến phương pháp dạy học tích cực. - Trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền giáo dục phát triển, phương pháp giáo dục nhằm hướng đến phát huy tính tích cực, tự lực, năng lực tư duy sáng tạo đã được nghiên cứu từ rất lâu. Cụ thể là nhà giáo dục Đức A. Đixtervec đã khởi xướng phương pháp giáo dục tích cực từ năm 1956. Đến những năm 70 của thế kỉ XX, ông I.F. Kharlamop đã nghiên cứu sâu sắc hơn và hệ thống lại trong các phương pháp giáo dục tích cực của nền giáo dục Xô viết trong cuốn sách “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào ?” (Sơ thảo về lý luận dạy học) (NxbGD.1978. Người dịch: Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang). Ngoài ra còn rất nhiều tác giả khác như Polya, K.Đ. Usinxki, M.Vaxiliep, L.V. Đancôp, A.Anhstanh(Mỹ)…. - Ở nước ta, ngày nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực của các tác giả Phạm Hữu Tòng, Nguyễn Ngọc Quang,… Từ những năm 90, giới nghiên cứu LLDH Việt Nam tập trung nghiên cứu Phương pháp giáo dục tích cực LẤY NGƯỜI HỌC LÀM TRUNG TÂM với định nghĩa và các đặc trưng cơ bản sau: “ PPGD tích cực lấy người học làm trung tâm là sự tích hợp thường xuyên các mối quan hệ giáo dục trò – lớp – thầy trong quá trình hoạt động giáo dục theo quan điểm người học là trung tâm với những đặc trưng cơ bản sau đây: 1) Trò là chủ thể của hoạt động giáo dục. 2) Lớp – Lớp học là cộng đồng các chủ thể, là thực tiễn xã hội ngày nay và cả ngày mai của người học ở ngay trong nhà trường. Lớp học được tổ chức nhằm mục đích giáo dục, làm môi trường xã hội trung gian giữa trò và thầy. 3) Thầy là người định hướng, đạo diễn cho học sinh tự mình khám phá ra kiến thức cùng với cách tìm ra kiến thức. Là người tổ chức cho trò biết cách hành động và hợp tác với các bạn và thầy để tự mình khám phá ra chân lí, cùng với cách tìm ra và ứng dụng chân lí trong cuộc sống. 4) Tự đánh giá, sau khi trao đổi, hợp tác với bạn và dựa vào kết luận của thầy người học tự đánh giá lại sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa chữa lỗi lầm mắc phải trong sản phẩm đó, tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách giải quyết vấn đề và tự điều chỉnh, tự hoàn thiện một sản phẩm tiến bộ hơn sản phẩm ban đầu, một sản phẩm khoa học.” - Ngoài ra, còn một số đề tài luận văn của các anh chị là sinh viên trường Đại Học Sư Phạm cũng nghiên cứu về phương pháp định hướng, tổ chức hành động học tập tích cực cho học sinh cũng là các tài liệu hay để tham khảo. - Tuy nhiên, phần nhiều những nghiên cứu trên mang nặng tính lí thuyết, khả năng ứng dụng vào thực tế giảng dạy, phù hợp với hoàn cảnh giáo dục cụ thể là không cao. Chính vì vậy, để bản thân tôi có một phương pháp giáo dục tích cực thích hợp và có thể sử dụng để giảng dạy trong tương lai, tôi đã tiến hành nghiên cứu, làm luận văn: “Tổ chức dạy học chương “Mắt. Các dụng cụ quang” (Vật lý 11- nâng cao) theo định hướng phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh” 3. Mục đích của việc nghiên cứu: - Nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động học tập vật lí tích cực, tự lực cho học sinh trung học phổ thông, cụ phể là: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn