Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN ---------------------- VŨ THỊ NGUYỆT ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION V8i VÀ GCADAS THÀNH LẬP TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ 61 TỈ LỆ 1:500 TẠI THỊ TRẤN PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Lớp : K47- QLĐĐ – NO3 Khoa : Quản lý tài nguyên Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khóa : 2015 -2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Thị Hồng Gấm THÁI NGUYÊN – 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này, là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Để đạt mục tiêu trên, được sự nhất trí của Bộ môn Trắc địa bản đồ – Khoa Quản lý tài nguyên, đại học Nông Lâm em tiến hành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500, Thị Trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. Đến nay khóa luận đã hoàn thành, để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên, sự động viên của gia đình, bạn bè, sự giúp đỡ của Công ty TNHH Viet Map cùng toàn thể nhân dân địa phương đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Với lòng biết ơn vô hạn, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo ThS.Ngô Thị Hồng Gấm , giảng viên khoa Quản lý Tài Nguyên đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đây, em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thể nhân viên Công ty TNHH Viet Map đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn anh chị em, bạn bè,và người thân trong gia đình đã khuyến khích, động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Khóa luận này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho công việc của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Thị Nguyệt
  3. ii DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CSDL Cơ sở dữ liệu BĐĐC Bản đồ địa chính CP Chính Phủ HN-72 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia HN-72 LC Lào Cai QĐ Quyết định QL Quốc lộ TCĐC Tổng cục Địa chính TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt thông số chia mảnh ........................................................... 13 Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2018 .................................. 33 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2018 ......................... 34
  5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa .................................................................................................. 16 Sơ đồ 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không ......... 17 Hình 2.2: Giao diện của phần mềm gCadas .................................................... 21 Hình 2.3: Chức năng của công cụ Hệ thống ................................................... 21 Hình 2.4: Chức năng Nhập kết quả đo đạc bản đồ ......................................... 22 Hình 2.5: Chức năng Tạo Topology cho bản đồ ............................................. 22 Hình 2.6: Chức năng của Menu Bản đồ tổng .................................................. 23 Hình 2.7: Chức năng của Menu Bản đồ địa chính .......................................... 23 Hình 2.8: Chức năng của Menu Hồ sơ thửa đất .............................................. 23 Hình 2.9: Chức năng của công cụ Hồ sơ địa chính......................................... 24 Hình 2.10. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm gcadas........... 27 Hình 4.1: Nhập số liệu bằng Gcadas ............................................................... 39 Hình 4.2: Tạo mô tả trị đo ............................................................................... 40 Hình 4.3: Phun điểm chi tiết lên bản vẽ .......................................................... 40 Hình 4.4: Một góc tờ bản đồ trong quá trình nối thửa .................................... 41 Hình 4.5: Tự động tìm, sửa lỗi Gcadas ........................................................... 42 Hình 4.6: Bản đồ sau khi phân mảnh .............................................................. 43 Hình 4.7: bật chứng năng Đánh số thửa tự động ........................................... 43 Hình 4.8: Bảng các chứng năng Đánh số thửa tự động .................................. 44 Hình 4.9: Vẽ nhã địa chính ............................................................................. 45 Hình 4.11: Tạo khung bản đồ địa chính .......................................................... 46 Hình 4.12: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh ................................ 47
  6. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 2.1. Tổng quan về bản đồ địa chính .................................................................. 3 2.1.1. Khái niệm về địa chính, bản đồ địa chính ............................................... 3 2.1.2. Nội dung bản đồ địa chính ...................................................................... 4 2.1.3. Cơ sở toán học ......................................................................................... 7 2.1.4. Yêu cầu độ chính xác ............................................................................ 14 2.1.5. Các phương pháp khác thành lập bản đồ địa chính .............................. 15 2.2. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm Gcadas ................ 19 2.2.1. Phần mềm Microstation V8i ................................................................. 19 2.2.2. Phần mềm Gcadas ................................................................................. 21 2.3. Tình hình thành lập bản đồ địa chính ở Việt Nam ................................... 27 2.3.1. Hệ thống địa chính trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ..................... 28 2.3.2. Hệ thống địa chính giai đoạn từ 1945 đến 1975 ................................... 28 PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 29
  7. vi 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 29 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 29 3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................... 29 3.3.2. Phương pháp đo đạc chi tiết .................................................................. 30 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31 4.1.Khái quát về thị trấn phố Lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai. ............. 31 4.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên thị trấn phố Lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai ............................................................................................................ 31 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm 2018 ..................................... 32 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thị trấn Phố Lu .............................. 34 4.3. Tình hình tư liệu hiện có của khu đo ....................................................... 36 4.3.1. Hệ thống bản đồ .................................................................................... 36 4.3.2. Tư liệu trắc địa ...................................................................................... 36 4.3.3. Cơ sở pháp lý thành lập bản đồ địa chính ............................................. 36 4.3.4. Khảo sát lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết ................................. 37 4.4. Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính thị trấn Phố lu - huyện Bảo Thắng - tỉnh Lào Cai ................................. 39 4.4.1. Nhập dữ liệu trị đo vào máy.................................................................. 39 4.4.2.Hiển thị số liệu đo .................................................................................. 39 4.4.3. Thành lập bản vẽ ................................................................................... 40 4.4.4. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ ........................................................... 41 4.4.5. Sửa lỗi ................................................................................................... 41 4.4.6. Thực hiện trên một mảnh bản đồ .......................................................... 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 48 1. Kết luận ....................................................................................................... 48 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49
  8. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất để tạo ra của cải vật chất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất đai, đặc biệt là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, phân phối và quản lý đất đai, sở hữu đất đai đóng vai trò cốt lõi cho việc tạo nên của cải và sự giàu có cho mỗi cá nhân. Việt Nam là nước đang phát triển nên kinh tế theo hướng thị trường, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với nó là sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quỹ đất để phát triển, vì thế quỹ đất cho ngành nông nghiệp ngày càng giảm do có sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đây là một quy luật tất yếu chính vì thế chúng ta cần chủ động quản lý và quy hoạch quỹ đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững. Bản đồ địa chính là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản lý nhà nước đối với đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng. Do đó, bản đồ địa chính có vai trò rất quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Phố Lu là một xã có địa hình, địa mạo khá phức tạp. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đai trong thời kỳ hiện nay. Do đó, việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào thành lập bản đồ địa chính là thực sự cần thiết và cấp bách.
  9. 2 Trước đòi hỏi thực tế khách quan, được sự phân công của khoa Quản Tài Nguyên.Trường đại học Nông lâm, dưới sự hướng dẫn của ThS. Ngô Thị Hồng Gấm và sự hỗ trợ của Công ty TNHH VietMap em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính số 61 tỉ lệ 1:500 tại Thị Trấn Phố Lu -Huyện Bảo Thắng- Tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu cụ thể - Sử dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng tờ bản đồ địa chính số 61 tỷ lệ 1:500 thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu khả năng ứng dụng của công nghệ tin học bao gồm hệ thống phần mềm Trắc địa, số liệu đo vẽ trong công tác thành lập bản đồ địa chính và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc. - Trong thực tiễn. + Ứng dụng Microstation V8i và Gcadas thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  10. 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm về địa chính, bản đồ địa chính 2.1.1.1. Khái niệm về địa chính Theo truyền thống, địa chính được xem như là “trạng thái hộ tịch của quyền sở hữu đất đai”, nhưng khái niệm được tiến hóa theo thời gian. Ngày nay, có thể hiểu địa chính là một ngành nằm trong hệ thống bộ máy Nhà nước chuyên trách về đất đai, thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai từ công tác điều tra, khảo sát đo đạc, tổng hợp các dữ liệu và các văn bản xác định rõ ranh giới, phân loại về số lượng cũng như chất lượng đất đai nhằm đánh giá, phân hạng đất, đăng ký thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, thành lập hệ thống tài liệu, số liệu về đất đai từ đó lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với từng vùng để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. Ngành địa chính còn có chức năng: Ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng đất, tổ chức thực hiện và hướng đẫn các chủ sử dụng đất đúng quy định, hợp lý, đầy đủ, tiết kiệm, đúng mục đích, làm cho hiệu quả sử dụng đất không ngừng tăng lên (Giáo trình bản đồ địa chính –PGS. Phan Đình Binh - 2012) 2.1.1.2. Khái niệm về bản đồ địa chính Trước hết tìm hiểu về bản đồ: Bản đồ là bản vẽ hiển thị khái quát thu nhỏ bề mặt của Trái Đất hoặc bề mặt thu nhỏ của các thiên thể khác lên mặt phẳng theo một quy luật toán học nhất định. Quy luật cơ bản của bản đồ được biểu thị ở phép chiếu, tỷ lệ, bố cục và phân mảnh. Bản đồ địa chính cơ sở là bản đồ gốc được đo vẽ bằng các phương pháp đo vẽ chi tiết ngoài thực địa, đo vẽ bằng phương pháp sử dụng ảnh chụp từ các máy bay kết hợp đo vẽ bổ sung ở thực địa hay thành lập trên cơ sở biên tập,
  11. 4 biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Bản đồ địa chính cở sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín khung, mảnh bản đồ. Bản đồ địa chính là bản đồ được đo vẽ trực tiếp hoặc biên tập, biên tập từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính. Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên đề của ngành quản lý đất đai, là loại bản đồ có tỷ lệ lớn, trong đó thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan; được đo vẽ thống nhất trên toàn quốc theo đơn vị xã, phường, thị trấn và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhập các thay đổi hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật thường xuyên hoặc cập nhật định kỳ. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới, người ta hướng đến sử dụng bản đồ địa chính đa chức năng vì vậy bản đồ địa chính còn mang tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia. (Giáo trình bản đồ địa chính –PGS. Phan Đình Binh) . 2.1.2. Nội dung bản đồ địa chính a) Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm: - Khung bản đồ; - Điểm khống chế toạ độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định; - Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp; - Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn; - Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
  12. 5 - Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình; - Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến; - Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao; - Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao ( khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình); - Ghi chú thuyết minh. b) Thể hiện nội dung bản đồ địa chính - Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp: Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao; Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp; Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất. Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất;
  13. 6 - Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông,thuỷ lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn: Các loại mốc giới, chỉ giới này chỉ thể hiện trong trường hợp đã cắm mốc giới trên thực địa hoặc có đầy đủ tài liệu có giá trị pháp lý đảm bảo độ chính xác vị trí điểm chi tiết của bản đồ địa chính. - Đối tượng thửa đất Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập; Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất; Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó. - Loại đất Loại đất thể hiện trên bản đồ địa chính phải đúng theo hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất vào mục đích khác với hiện trạng mà việc đưa đất vào sử dụng theo quyết định đó còn trong thời hạn quy định thì thể hiện loại đất trên bản đồ địa chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đó; Trường hợp loại đất hiện trạng khác với loại đất ghi trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và đã quá thời hạn đưa đất vào sử dụng thì ngoài việc
  14. 7 thể hiện loại đất theo hiện trạng còn phải thể hiện thêm loại đất theo giấy tờ đó trên một lớp (level) khác. Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì phải thể hiện các mục đích sử dụng đất đó. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được Nhà nước công nhận (cấp Giấy chứng nhận) toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở thì thể hiện loại đất là đất ở. - Các đối tượng nhân tạo, tự nhiên có trên đất Ranh giới chiếm đất của nhà ở và các công trình xây dựng trên mặt đất được xác định theo mép ngoài cùng của tường bao nơi tiếp giáp với mặt đất, mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của các kết cấu xây dựng trên cột, các kết cấu không tiếp giáp mặt đất vượt ra ngoài phạm vi của tường bao tiếp giáp mặt đất (không bao gồm phần ban công, các chi tiết phụ trên tường nhà, mái che). Ranh giới chiếm đất của các công trình ngầm được xác định theo mép ngoài cùng của hình chiếu thẳng đứng lên mặt đất của công trình đó. Hệ thống giao thông biểu thị phạm vi chiếm đất của đường sắt, đường bộ (kể cả đường trong trong khu dân cư, đường trong khu vực đất nông nghiệp, lâm nghiệp phục vụ mục đích công cộng) và các công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới đường, phần đắp cao, xẻ sâu. Hệ thống thuỷ văn biểu thị phạm vi chiếm đất của sông, ngòi, suối, kênh, mương, máng và hệ thống rãnh nước. Đối với hệ thống thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ hoặc thời điểm điều vẽ ảnh. Đối với hệ thống thuỷ văn nhân tạo thì thể hiện ranh giới theo phạm vi chiếm đất của công trình. 2.1.3. Cơ sở toán học 2.1.3.1 Lưới khống chế tọa độ và độ cao Cơ sở khống chế tọa độ và độ cao để đo vẽ thành lập bản đồ địa chính gồm:
  15. 8 - Lưới tọa độ và độ cao Quốc gia các hạng (lưới tọa độ địa chính cơ sở tương đương điểm tọa độ hạng III quốc gia) - Lưới tọa đọ địa chính cấp I, II; lưới độ cao kỹ thuật. - Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh. Trong trường hợp lưới tọa độ Quốc gia các hạng hoặc lưới tọa độ địa chính cơ sở chưa có hoặc chưa đủ mật độ, cần xây dựng lưới tọa độ địa chính trên cơ sở các điểm tọa độ Quốc gia cấp “0” hạng I và hạng II. 2.1.3.2 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia VN 2000 trong thành lập bản đồ địa chính Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia là cơ sở toán học mà mỗi Quốc gia nhất thiết phải có để thể hiện chính xác và thống nhất các dữ liệu đo đạc bản đồ phục vụ quản lý biên giới Quốc gia trên đất liền và trên biển, quản lý Nhà nước về địa giới lãnh thổ, điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi trường, theo dõi hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia còn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học về Trái đất trên phạm vi cả nước cũng như khu vực toàn cầu, dự báo biến động môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ Quốc gia còn cần thiết cho việc lập các dữ liệu địa lý phục vụ đào tạo nâng cao dân trí và các hoạt động dân sự của cộng đồng. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng hệ quy chiếu và tọa độ quốc gia HN72 có mặt phẳng chiếu vuông góc Gauss – Kruger với múi chiếu 3o, sử dụng elipxoit Kravoski. Nhưng theo sự phát triển của thời gian hệ quy chiếu quốc gia HN72 không còn đáp ứng được các yêu cầu thực tế. Vì vậy từ tháng 7 năm 2000 Tổng cục địa chính đã đưa vào sử dụng hệ tọa độ và hệ quy chiếu nhà nước VN-2000 mang tính ưu việt . Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 có các tham số chính sau: + Bán trục lớn: a = 6 378 137,000 + Độ dẹt: α = 298,257223563
  16. 9 + Tốc độ quay quanh trục = 7292115,0 x 1011 rad/s +Hằng số trọng trường Trái Đất GM = 3986005. 108m3s-2 - Điểm gốc tọa độ quốc gia là điểm N00 đặt trong khuôn viên Viện nghiên cứu Địa chính (nay là Viện nghiên cứu khoa học đo đạc bản đồ), đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. - Lưới chiếu tọa độ phẳng cơ bản : theo hệ thống lưới hình trụ ngang đồng góc UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện hành có chú thích danh pháp UTM quốc tế. - Phép chiếu UTM quốc tế được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trên múi chiếu 30, sai số trên kinh tuyến giữa của mõi múi là k0 = 0,9999. - Hệ tọa độ vuông góc phẳng: có trục Y là xích đạo, trục X là kinh tuyến trục quy định thống nhất cho từng tỉnh, lùi về phía tây 500km. - Điểm gốc của hệ độ cao là điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu – Hải Phòng. 2.1.3.3 Phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính a. Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ vuông góc Bản đồ địa chính được chia thành các mảnh theo lưới ô vuông của hệ tọa độ vuông góc phẳng. Cần xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn km trong hệ tọa độ vuông góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín toàn bộ ranh giới ranh giới hành chính của tỉnh hoặc thành phố làm giới hạn. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 Dựa vào lưới kilomet (km) của hệ tọa độ mặt phẳng theo kinh tuyến trục cho từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 6x6 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích là 3600ha. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp theo là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn kilomet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilomet (km) của tọa độ Y của điểm góc trái trên của
  17. 10 mảnh bản đồ. Trục tọa độ X tính từ xích đạo có giá trị X = 0 km, trục tọa độ Y có giá trị Y = 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh. VD: 10 – 728 – 494 - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 60 x 60 cm tương ứng với diện tích 900 ha. Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000 nhưng không ghi số 10. VD: 725 497 - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 100 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc tư trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 724 502 – 6
  18. 11 - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyến tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 724 502 – 6 – b - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
  19. 12 VD: 724 502 – 6 – (11) - Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha. Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông. VD: 724 502 – 6 – 13 Tên gọi của mảnh bản đồ: tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) đo vẽ bản đồ.
  20. 13 Bảng 2.1: Tóm tắt thông số chia mảnh Tỷ lệ bản Cơ sở chia Kích thước Kích thước Diện tích Ký hiệu đồ mảnh bản vẽ (cm) thực tế (m) đo vẽ (ha) thêm vào 1:10000 Khu đo 60 x 60 6000 x 6000 3600 1:5000 1:10000 60 x 60 3000 x 3000 900 1:2000 1:5000 50 x 50 1000 x 1000 100 1÷9 1:1000 1:2000 50 x 50 500 x 500 25 a, b, c, d 1:500 1:2000 50 x 50 250 x 250 6,25 (1)…(16) 1:200 1:2000 50 x 50 100 x 100 1,0 1 ÷ 100 (Nguồn: Thông tư 25/2014/TT-BTNMT) 2.1.3.4 Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý Khi đo vẽ bản đồ địa chính trên khu vực rộng lớn có thể dùng phương pháp chia mảnh bảo đồ theo tọa độ địa lý tương tự phương pháp chia mảnh bản đồ địa hình. Khi chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý thì người làm công tác đo đạc địa chính cần hiểu rõ để khi cần thiết sẽ có biện pháp chuyển đổi bản đồ từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Trình tự chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý như sau: - Lấy một tờ bản đồ tỷ lệ 1:100.000 làm cơ sở chia ra thành 384 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Tức là chia mảnh bản đồ theo chiều ngang chia ra 24 mảnh, theo chiều đứng chia ra 16 mảnh. Kích thước khung tờ bản đồ 1:5000 là 1’15” x 1’15”. - Ký hiệu tờ bản đồ 1:5000 là số hiệu tờ bản đồ 1:100.000 thêm vào các số thứ tự của tờ bản đồ 1:5000, đánh số bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 384 đặt trong dấu ngoặc đơn, đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang phải Phương pháp chia mảnh này hoàn toàn giống cách chia mảnh bản đồ địa hình cùng tỷ lệ. Tọa độ góc thẳng đứng của góc khung không phải là số chẵn mà phải tính ra từ tọa độ địa lý. Khung trong của tờ bản đồ có hạng hình thang.
nguon tai.lieu . vn