Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC *  * KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ ĐỀ TÀI Người thực hiện : Nguyễn Văn Lốc Niên khóa : 2008-2012 Tp. Hồ Chí Minh 5-2012
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC *  * KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ ĐỀ TÀI Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Thị Thu Hương TS. Nguyễn Tiến Công Người thực hiện : Nguyễn Văn Lốc Niên khóa : 2008-2012 Tp. Hồ Chí Minh 5-2012
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận này, tôi xin gửi đến cô Lê Thị Thu Hương và thầy Nguyễn Tiến Công - người thầy - người hướng khoa học - người khuyến khích động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian thực hiện khóa luận - lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Ngoài ra tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Nhà trường, Khoa Hóa Học, các thầy cô phòng thí nghiệm, các thầy cô trong khoa Hóa đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận trong suốt thời gian thực hiện tại phòng thí nghiệm. Cuối cùng là gia đình, bạn bè - những người thân luôn luôn động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Vì thời gian có hạn, cũng như chưa có kinh nghiệm, nên trong khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn, để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Văn Lốc
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................6 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN ..................................................................................8 I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỊ VÒNG THIAZOLE ........................................9 1. Vài nét về cấu tạo .........................................................................................9 2. Tính chất .......................................................................................................9 II PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP MỘT SỐ HỢP CHẤT CHỨA DỊ VÒNG THIAZOLE ...........................................................................................................10 1. Phương pháp đóng vòng gián tiếp thông qua các hợp chất α-halocarbonyl (phương pháp Hantzsch) ...................................................................................10 2. Phương pháp đóng vòng trực tiếp ..............................................................14 III. ỨNG DỤNG CỦA DỊ VÒNG THIAZOLE VÀ DẪN XUẤT ..................15 I. SƠ ĐỒ TỔNG HỢP .......................................................................................26 II. THỰC NGHIỆM ........................................................................................26 1. Tổng hợp 5-bromo-2-hydroxybenzaldehyde (1) ........................................26 2. Tổng hợp 5-bromo-2-hydroxybenzandehyde thiosemicarbazone (2) ........27 3. Tổng hợp 4-bromo-2-{[2-(4-phenyl-1,3-thiazol-2-yl)hydrazinylidene] methyl} (3a) .......................................................................................................27 4. Tổng hợp 4-bromo-2-[{2-[4-(4-bromophenyl)-1,3-thiazol-2-yl] hydrazinylidene}methyl]phenol (3b) ................................................................28 5. Tổng hợp 4-bromo-2-[{2-[4-(4-nitrophenyl)-1,3-thiazol-2-yl]hydrazin ylidene}methyl]phenol (3c) ..............................................................................29 6. Tổng hợp 4-bromo-2-[{2-[4-(3-nitrophenyl)-1,3-thiazol-2-yl] hydrazinylidene}methyl]phenol (3d) ................................................................29 7. Tổng hợp 3-{2-[-2-(5-bromo-2-hydroxybenzylidene)hydrazinyl]-1,3- thiazol-4-yl}-2H-chromen-2-one (3e) ...............................................................30 8. Tổng hợp 6-bromo-3-{2-[2-(5-bromo-2-hydroxybenzylidene)hydra zinyl]- 1,3-thiazol-4-yl}-2H-chromen-2-one (3f) .........................................................31 III. XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY VÀ PHỔ CỦA CÁC CHẤT......33 1. Nhiệt độ nóng chảy .....................................................................................33 2. Phổ hồng ngoại (IR) ...................................................................................33 3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR) .....................................................33 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................34 I. TỔNG HỢP 5-BROMO-2HYDROXYBENZALDEHYDE (1) ...................35
  5. 1. Cơ chế phản ứng .........................................................................................35 2. Phân tích phổ ..............................................................................................35 II. TỔNG HỢP 5-BROMO-2-HYDROXYBENZALDEHYDE THIOSEMICARBAZONE (2) .............................................................................38 1. Cơ chế phản ứng .........................................................................................38 2. Phân tích phổ ..............................................................................................39 III. TỔNG HỢP CÁC HỢP CHẤT CHỨA DỊ VÒNG THIAZOLE (3) .........40 1. Cơ chế phản ứng .........................................................................................41 2. Phân tích phổ ..............................................................................................41 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN .................................................................................53 PHỤ LỤC .......................................................................................................60
  6. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, hóa học các hợp chất dị vòng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các hợp chất dị vòng được tổng hợp ngày càng nhiều, những đặc tính cũng như tính chất của chúng cũng được nghiên cứu ngày một đầy đủ và hệ thống. Nhiều đặc tính quý báu của các hợp chất dị vòng được khám phá và được ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống và sản xuất ngày một phong phú, đa dạng. Các hợp chất dị vòng thơm như oxazole, imidazole, thiazole… đang nhận được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học vì những ứng dụng của chúng trong các ngành sản xuất như: hóa dược, phẩm nhuộm…ngoài ra nó còn được ứng dụng trong các hợp chất có hoạt tính sinh học… Trong số đó thì dị vòng thiazole tỏ ra là một trung tâm mang dược tính đáng để chúng ta quan tâm nghiên cứu. Một số hợp chất chứa dị vòng thiazole được dùng làm thuốc như vitamin B 1 (thiamine), Peniciline, Ritonavir... Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thì dị vòng thiazole có khả năng chống nấm [12, 26], kháng viêm [3, 16, 25], chống co giật [19, 29], chống ung thư [10], gây ức chế sự phân chia tế bào [5]... Với mong muốn tổng hợp được những chất mới chứa dị vòng thiazole đồng thời chứa những nhóm thế khác nhau nhằm góp phần vào việc nghiên cứu dị vòng thiazole. Chúng tôi quyết định chọn đề tài: “TỔNG HỢP MỘT SỐ HỢP CHẤT CHỨA DỊ VÒNG THIAZOLE TỪ 5-BROMO-2-HYDROXYBEZALDEHYDE” Chúng tôi thực hện đề tài này nhằm mục đích: tổng hợp được các hợp chất chứa dị vòng thiazole là dẫn xuất của 5-bomo-2-hydroxybenzaldehyde. Cụ thể là: Từ 2-hydroxybenzaldehyde thực hiện phản ứng thế electrophile gắn nhóm -Br vào vị trí số 5 của phân tử 2-hydroxybenzaldehyde tạo thành 5-bomo-2- hydroxy benzaldehyde (1). Sau đó cho (1) ngưng tụ với thiosemicarbazide (NH 2 NHCSNH 2 ) tạo thành 5-bomo-2-hydroxybenzaldehyde thiosemicarbazone (2).
  7. Cuối cùng là thực hiện phản ứng Hantzsch giữa (2) với các dẫn xuất α-bromoacetophenone hoặc các dẫn xuất của 3-(2-bromoacetyl)coumarin thu được các hợp chất chứa dị vòng thiazole (3a-f). Nghiên cứu tính chất vật lý của các chất tổng hợp được bằng cách xác định nhiệt độ nóng chảy, màu sắc, dung môi kết tinh… Xác định cấu trúc các chất tổng hợp được bằng cách phân tích phổ hồng ngoại (IR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR).
  8. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
  9. I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỊ VÒNG THIAZOLE 1. Vài nét về cấu tạo Thiazole là hợp chất dị vòng 5 cạnh thuộc họ 1,3-azole (imidazole, oxazole, thiazole) trong phân tử có 1 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử lưu huỳnh chiếm vị trí 1,3 với nhau . Theo thuyết orbital phân tử (MO) thì dị vòng thiazole có cấu tạo phẳng, trong vòng có hệ thống 6 electron π, bao gồm 2 electron π của liên kết C=C, 2 electron π của liên kết của C=N và 1 cặp electron p của nguyên tử lưu huỳnh. Thỏa mãn quy tắc Huckel (4n+2) nên vòng thiazole có tính thơm. Năng lượng liên hợp thơm của nó vào khoảng 84 kJ/mol [1]. Tính bền vững của thiazole được quyết định bởi sự có mặt của hệ 6 electron π giải tỏa trên toàn bộ phân tử. Ngoài ra, nguyên tử nitơ còn 1cặp electron không tham gia vào sự ổn định tính thơm của vòng nên dị vòng thiazole có tính base yếu. Theo quan điểm của thuyết cộng hóa trị (VB) cấu trúc của dị vòng thiazole được xem như sự lai hóa cộng hưởng của một dãy các dạng cộng hưởng khác nhau [19]. N N N N N S S S S S (I) (II) (III) (IV) (V) Trong đó cơ cấu (I) không mang điện tích sẽ đóng góp chính, các cơ cấu cộng hưởng khác không bền, trong đó cấu trúc (II) bền hơn các cấu trúc còn lại. Điều này giải thích về mặt cấu tạo thì dị vòng thiazole tồn tại chủ yếu theo cấu trúc của (I). 2. Tính chất
  10. Thiazole là chất lỏng màu vàng nhạt nhiệt độ sôi khoảng 116-118oC. Thiazole kém tan trong nước, tan tốt trong rượu và ether. II PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP MỘT SỐ HỢP CHẤT CHỨA DỊ VÒNG THIAZOLE Có nhiều phương pháp tổng hợp ra dị vòng thiazole và dẫn xuất của nó như: phương pháp Hantzsch, tổng hợp Garbriel, tổng hợp Kook-Heilbron, tổng hợp Tcherniac và nhiều phương pháp khác… Tuy nhiên theo các tài liệu cho thấy dị vòng thiazole được tổng hợp chủ yếu theo hai phương pháp mà chúng tôi trình bày dưới đây. 1. Phương pháp đóng vòng gián tiếp thông qua các hợp chất α-halocarbonyl (phương pháp Hantzsch) Đây là một trong những phương pháp tổng hợp ra dị vòng thiazole được nghiên cứu, sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Theo phương pháp này, đi từ hợp chất α-halocarbonyl và các hợp chất mang nhóm -NHC(=S)- (thiourea, thioamide và các dẫn xuất của nó [5]). Ví dụ như thiazole (6) không có nhóm thế sinh ra khi ngưng tụ chloroacetaldehyde (4) với thioamide (5). Cl S S H2C CH to HC NH2 N O (4) (5) (6) Phản ứng trên đạt hiệu suất thấp vì thioamide không bền. Tuy nhiên các đồng đẳng của thioamide thì bền vững hơn nhiều, phản ứng trong điều kiện đơn giản [1]. S Cl CH3 S H2C CH3 95oC C N C benzen NH2 H3C O H3C (8) (9) (7) Ứng dụng phương pháp này, nhiều tác giả đã tổng hợp một số hợp chất chứa dị vòng thiazole như sau:
  11. Theo tài liệu [21], tác giả đi từ 3-acetylcoumarin (10) thực hiện phản ứng brom hóa thu được 3-(2-bromoacetyl)coumarin (11). Tiếp tục cho chất này phản ứng với thiosemicarbazone của các aldehyde thơm khác nhau (12) để tạo thành hợp chất 3-[2-(2-arylidenehydrazinyl)thiazol-4-yl]coumarin (13). Các phản ứng chuyển hóa được thực hiện theo sơ đồ sau: O O Br Br2 CH3COOH O O O O (10) (11) 3-acetyl-2H-chromen-2-one (3-acetylcoumarin) S H C NNHCNH2 R (12) S R NHN=CH N O O (13 a-i) Hợp chất R Hợp chất R 13a H 13f 4-NO 2 13b 4-CH 3 13g 2-Cl 13c 4-Cl 13h 2-Br 13d 4-OH 13i 4-Br 13e 4-F Theo tài liệu [9], hai tác giả P. Manivel và F. Nawaz Khan đi từ dẫn xuất của isoquinoline thiosemicabazone (14) cho ngưng tụ với α-bromoacetophenone cùng các dẫn xuất (15) để tạo ra các hợp chất chứa dị vòng thiazole (16). Phản ứng được thực hiện ở 500C trong vòng 2 giờ, chất rắn được lọc và kết tinh trong dung môi thích hợp thu được sản phẩm.
  12. Các chất được tổng hợp theo sơ đồ sau: R2 R3 R1 R4 H2N R5 S R5 O S N HN NH R4 Br NH HN N R3 R1 N R2 (14) (15) (16 a-i) Hợp chất R1 R2 R3 R4 R5 16a H H CH 3 H H 16b H CN H H H 16c H F Cl H H 16d H H CF 3 H H 16e H H Cl H H 16f H H CN H H 16g H H F H H 16h F H Cl H H 16i H CF 3 H CF 3 H Theo tài liệu [13], đi từ 8-hydroxyquinoline (17) tác giả thực hiện phản ứng acyl hóa gắn nhóm acetyl vào vị trí số 5 trong vòng quinoline bằng cách cho (17) tác dụng với acetyl chloride (xúc tác là AlCl 3 ) thu được (8-hydroxyquinolin- 5-yl)methyl ketone (18). Từ (18) cho tác dụng với dẫn xuất của thiosemicarbazide tạo thành thiosemicarbazone (19). Cuối cùng là thực hiện phản ứng Hantzsch giữa thiosemicarbazone (19) mới tổng hợp được với các dẫn xuất của α-bromoacetophenone trong dung môi ethanol có thêm natri axetat khan thu được sản phẩm (20).
  13. Các phản ứng được thực hiện theo sơ đồ chuyển hóa sau: H3C O O H3C Cl N AlCl3 N OH OH (18) (17) H2N NH ethanol R N S H S R1 S H3C N N N H3C N R N N R H H R1 COCH2Br N N OH OH Natri acetate, ethanol (20 a-e) (19) Hợp chất R R1 20a CH 3 H 20b CH 3 Br 20c CH 3 Cl 20d C2H5 CH 3 20e C2H5 OCH 3 Cũng theo phương pháp Hanztsch, đi từ thiosemicarbazide của 5-bromo- 2-hydroxybenzaldehyde (1) thực hiện phản ứng ngưng tụ và đóng vòng với α-halocarbonyl, các tác giả trong tài liệu [7] đã tổng hợp thành công hợp chất 4- bromo-2-[{2-[4-(p-tolyl)-1,3-thiazol-2-yl]hydrazinylidene}methyl]phenol (21).
  14. Các chất được tổng hợp theo sơ đồ chuyển hóa sau: OH OH NH2NHCSNH2 S MeOH N Br CHO Br N NH2 H CH3 COCH2Br OH S N CH3 Br N N H (21) 2. Phương pháp đóng vòng trực tiếp Dị vòng thiazole được tạo thành bằng cách cho hợp chất có mang nhóm acetyl (-COCH 3 ) phản ứng với các hợp chất mang nhóm –NHC(=S)- (thiourea hoặc thioamide) có thêm brom hoặc iod làm tác nhân đóng vòng. Áp dụng phương pháp này, theo tài liệu [6] từ acetophenone (22) tác giả cho phản ứng với thiourea, dung dịch brom được thêm vào hỗn hợp phản ứng từ từ từng giọt thật chậm, sau khi thêm brom xong hỗn hợp phản ứng được đun cách thủy, để yên qua đêm lọc và kết tinh sản phẩm trong dung môi thích hợp tạo thành 2-amino-4-phenylthiazole (23). Sơ đồ phản ứng như sau: CH3 H2N NH2 Br2 S O t0 N S NH2 (22) (23) Tương tự như tài liệu [6] trong tài liệu [17] tác giả SR Pattan cùng các cộng sự đã tổng hợp các hợp chất chứa dị vòng thiazole (25) bằng cách cho các dẫn xuất của acetophenone (24) với thioure có mặt brom hoặc iod.
  15. H2N NH2 Br2 S R COCH3 R t0 S N NH2 (24) (25) R = Cl R = OCH3 Theo tài liệu [23] hợp chất 3-(2-aminothiazole-4-yl)-2H-chromen-2-one (26) được tổng hợp bằng 2 con đường khác nhau trong đó áp dụng phương pháp đóng vòng trực tiếp hợp chất (10) với thiourea có mặt iod tạo thành 3-(2- aminothiazol-4-yl)-2H-chromen-2-one (26). Phản ứng tổng hợp (26) từ (10) chỉ xảy ra một giai đoạn không cần phải qua chất trung gian 3-(2-bromoacetyl)-2H- chromen-2-one (11). Sơ đồ phản ứng như sau: O Br C H2 Br2/CHCl3 O O 4h O 3-(2-bromoacetyl)-2H-chromen-2-one (11) S CH3 DMF, 8h NH2-C-NH2 S O O S NH2-C-NH2 NH2 (10) N 3-acetyl-2H-chromen-2-one I2/ 8h O O (26) 3-(2-aminothiazol-4-yl)-2H-chromen-2-one III. ỨNG DỤNG CỦA DỊ VÒNG THIAZOLE VÀ DẪN XUẤT Với những tính chất đặc biệt về hoạt tính sinh học cao, các hợp chất chứa dị vòng thiazole đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ rất lâu. Qua các nghiên cứu đã được công bố cho thấy các hợp chất chứa dị vòng thiazole và dẫn xuất của nó có khả năng kháng khuẩn chống nấm [12, 26] , kháng viêm [3, 16, 25] , chống các cơn co giật [19, 29], chống ung thư [10, 15], gây ức chế sự phân chia tế bào [5].
  16. Chúng tôi xin trích dẫn một số trường hợp tiêu biểu làm đại diện. Dị vòng thiazole trong các chế phẩm đã và đang được sử dụng Dị vòng thiazole được tìm thấy trong công thức cấu tạo của một số loại thuốc như: Thiamine (27) hay còn gọi là vitamin B 1 có tên hóa học là 3-[(4-amino-2- methylpyrimidin-5-yl)methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol-3-ium có khả năng giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ carbohydrate trong quá trình trao đổi chất, ngoài ra nó còn giúp hệ thần kinh hoạt động bình thường bởi vai trò của nó trong sự tổng hợp acetylcholine - một chất dẫn truyền thần kinh [19]. Cl- N N+ OH S N NH2 thiamine (27) Sulfathiazol (28) có tên hóa học là 4-amino-N-(thiazol-2-yl)benzene sulfonamide được sử dụng để làm thuốc kháng sinh [31]. O H N S N O S H2N (28) Sulf athiazol Ritonavir (29) có tên thương mại là Norvir, tên hóa học là thiazol-5- ylmethyl(3-hydroxy-5-[2-{3-[(4-isopropylthiazol-2-yl)methyl]-3-methylureido}- 3-methylbutanamido]-1,6-diphenylhexan-2-yl)carbamate là chất có khả năng chống HIV [4, 30].
  17. CH3 H3C N N CH3 O HO H H N N O N S S N H O O H3C CH3 (29) Ritonavir Imidacloprid isostere (30) có tên hóa học là (E)-N-{1-[(2-chlorothiazol-5- yl)methyl]imidazolidin-2-ylidene}nitramide, được sử dụng làm thuốc trừ sâu [4]. N NH S N NO2 N Cl (30) Imidacloprid isostere Epothilone (31) có tên hóa học là (1S,3S,7S,10R,11S,12S,16R)-7,11- Dihydroxy-8,8,10,12,16-pentamethyl-3-[(1E)-1-methyl-2-(2-methyl-4-thiazolyl) ethenyl]-4,17-dioxabicyclo[14.1.0]heptadecane-5,9-dione), hợp chất này được tổng hợp theo tài liệu [15]. Tiazofurin (32) có tên hóa học là 2-[(2R,3R,4S,5R)-3,4- dihydroxy-5-(hydroxymethyl)tetrahydrofuran-2-yl]thiazole-4-carboxamide. Theo nghiên cứu thì Epothilone, Tiazofurin có khả năng ức chế tế bào ung thư ở người. O NH2 O OH O HO S N O H HO O Tiazof urin O N (32) Epothilone (31) S OH OH Một số hợp chất chứa dị vòng thiazole có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm
  18. Theo tài liệu [24] tác giả tổng hợp các hợp chất chứa dị vòng thiazole (33) theo sơ đồ phản ứng như sau: R1 O S EtOH, MW N Br R1 H2N R2 800C R2 S R1=Aryl R2= Me, COOEt, NH2 (33) Hợp Hợp R1 R2 R1 R2 chất chất 33a 3,4-dichlorophenyl NH 2 33h 3,4-dichlorphenyl Me 33b 2,5-dichlorophenyl NH 2 33i 3-bromophenyl Me 33c 4-iodophenyl NH 2 33j 2-chlorophenyl Me 33d 3-bromophenyl NH 2 33k 4-nitrophenyl CO-OEt 33e 3,4-dimethoxyphenyl NH 2 33l Phenyl CO-OEt 33f 4-methoxyphenyl NH 2 33m 3,4-dichlorphenyl CO-OEt 33g 4-methoxyphenyl NH 2 Theo tác giả thì các chất (33a-m) tổng hợp được có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm. Các hợp chất (33a-m) được kiểm tra hoạt tính ở nồng độ 0.001 mol/ml sử dụng Chloramphenicol làm chất tiêu chuẩn cho khả năng kháng vi khuẩn và Fluconazole làm chất tiêu chuẩn cho khả năng kháng nấm. Khả năng kháng khuẩn: tác giả chọn 3 loại vi khuẩn để kiểm tra E. Coli, M. Luteus và S. Aureus trong đó vi khuẩn E. Coli và S. Aureus là 2 loại vi khuẩn phổ biến gây ra ngộ độ thực phẩm. Kết quả kiểm tra cho thấy ở nồng độ 0.001 mol/ml các hợp chất (33a), (33d), (33g) và (33m) có khả năng ức chế tốt đối với 3 loại vi khuẩn trên. Khả năng kháng nấm: 3 loại nấm được tác giả sử dụng để nghiên cứu khả năng chống nấm là A. Flavus, A. Niger và C. Lunata. Khu vực ức chế được đo và so sánh với chất tiêu chuẩn (Flucoazole). Kết quả kiểm tra cho thấy hợp chất (33b), (33e), (33g) và (33m) có khả năng kháng nấm tốt hơn so với chất tiêu chuẩn.
  19. Theo tài liệu [11], các tác giả Deepak Singh, Manish Srivastava, A.K. Gyananchandran và P. D. Gokulan đã tổng hợp các dẫn xuất của dị vòng 2-amino phenylthiazole từ các dẫn xuất của acetophenone và thioure. CH3 H2N NH2 R1 O S R2 I2/ NH3 Thiourea NH2 N R1 S R2 (34a-e) Hợp chất R1 R2 34a OCH 3 OCH 3 34b H NO 2 34c Cl H 34d OCH 3 H 34e NO 2 H Các hợp chất (34a-e) được tác giả tổng hợp và kiểm tra hoạt tính sinh học bằng cách kiểm tra khả năng kháng khuẩn với các loại vi khuẩn S. Aureus, S. Paratyophi, E. Coli, V. Cholera và S. Sonnei ở các nồng độ 100 μg/ml, 250 μg/ml, 500 μg/ml và 750 μg/ml, sử dụng Streptomycin làm tiêu chuẩn để đánh giá khả năng kháng khuẩn. Nhìn chung các hợp chất (34a-e) tổng hợp được đều có hoạt tính kháng khuẩn, so sánh với khả năng kháng khuẩn của Streptomycin ở cùng nồng độ kiểm tra thì chúng đều có khả năng chống lại các loại vi khuẩn thử nghiệm ở tất cả các nồng độ kiểm tra. Các hợp chất (34a), (34b) có hoạt tính kháng khuẩn tương tự như Streptomycin. Còn (34d) và (34e) thì hầu như không có khả năng kháng khuẩn như Streptomycin. Khả năng kháng nấm: sử dụng Carbendazim với nồng độ 100 μg/ml làm chất tiêu chuẩn cho khả năng chống nấm của các hợp chất (34a-e), kết quả cho thấy ở nồng độ 100 μg/ml thì tất cả
  20. các hợp chất (34a-e) tổng hợp được đều có khả năng chống 2 loại nấm mà tác giả sử dụng để nghiên cứu là Aspergillus niger và Candida albicans. Theo tài liệu [27] thì các hợp chất (35a-j) có công thức cấu tạo như sau: R1 NH N N S H R2 (35) Hợp Hợp R1 R2 R1 R2 chất chất 35a 4-NO 2 H 35f 4-Cl 4-F 35b 4-Cl H 35g 3,4-diCl 4-F 35c 3,4-diCl H 35h 4-CH 3 4-F 35d 4-CH 3 H 35i 4-NO 2 2-OCH 3 35e 4-NO 2 4-F 35j 4-Cl 2-OCH 3 Các hợp chất (35a-j) này cũng đã được tác giả kiểm tra khả năng chống khuẩn và chống nấm, với các chủng vi khuẩn E. Coli, S. Aureus và các chủng nấm Monascus Purpurea, Penicillium Citrinum. Kết quả kiểm tra cho thấy ở nồng độ 50μg/ml các hợp chất (35b), (35c), (35i) và (35j) có khả năng ức chế trên 50% vùng phát triển của các vi khuẩn thử nghiệm. Các hợp chất này có khả năng ức chế tốt hơn khi sử dụng với nồng độ cao hơn (100μg/ml, 200 μg/ml) so với thuốc tiêu chuẩn là Amikacin. Tương tự như trên ở nồng độ 50μg/ml thì hợp chất (35a), (35b), (35c), (35g), (35h), (35i) và (35j) có khả năng ức chế trên 50% vùng phát triển của các chủng nấm thử nghiệm. Nồng độ này được cho là tốt nhất thậm chí còn tốt hơn khi được thử nghiệm ở nồng độ cao hơn (100 μg/ml, 200 μg/ml). Một số hợp chất chứa dị vòng thiazole có khả năng chống các cơn co giật Theo tài liệu [19] thì các hợp chất 6-[(3-ethyl-4-methoxythiazol-2(3H)- ylidene)amino]-2H-chromen-2-one (36) và ethyl 3-ethyl-4-methoxy-2-[(2-oxo-
nguon tai.lieu . vn