Xem mẫu

  1. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ------------------------- LÊ THU HƢỜNG TÌM HIỂU VỀ THƢ VIỆN SỐ THẾ GIỚI VÀ THƢ VIỆN SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH – 2007 – X NGƢỜI HƢỚNG DẪN : THẠC SỸ TRẦN HỮU HUỲNH Hà Nội, 2011 K52 Thông tin- Thư viện
  2. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy, cô giáo. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Thông tin Thư viện, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Các thầy cô đã tạo điều kiện giúp chúng em tiếp thu kiến thức và có quá trình học tập bổ ích. Để hoàn thành khóa luận này em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Thạc sỹ Trần Hữu Huỳnh. Qua đây, em xin gửi tới thầy lời cảm ơn chân thành nhất. Trong quá trình khảo sát tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, em đã được các cô, chú và các anh, chị là cán bộ chỉ bảo tận tình, được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm quí báu từ hoạt động thực tiễn thư viện. Những kiến thức đó là yếu tố vô cùng quan trọng giúp em hoàn thành khóa luận của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam nơi em khảo sát. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Lê Thu Hường K52 Thông tin- Thư viện
  3. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài “Tìm hiều về Thư viện số thế giới và thực trạng Thư viện số ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của Thạc sỹ Trần Hữu Huỳnh. Đề tài này được tác giả độc lập nghiên cứu trên cơ sở tham khảo tài liệu, khảo sát tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và sự phân tích, đánh giá tổng hợp của bản thân. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011 Tác giả Lê Thu Hường K52 Thông tin- Thư viện
  4. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ của từ viết tắt AGORA Access to Global Online Research in Agriculture CSDL Cơ sở dữ liệu ISBD International Standard Bibliographic Description Quy tắc mô tả thư mục quốc tế ISBN International Standard Book Number Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách ISSN International Standard Serial Number Chỉ số chuẩn quốc tế cho một ấn bản liên tục LAN Local Area Network Mạng máy tính cục bộ OCLC Online Computer Library Center OPAC Online Public Access Catalog Mục lục truy cập công cộng trực tuyến RFID Radio frequency identification TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam UNESCO United Nations Educational and Caltural Organization VALEASE Dự án phát huy hệ thống thư tịch cổ ở Đông Nam Á WAN Wide Area Network Mạng diện rộng WDL World Digital Library K52 Thông tin- Thư viện
  5. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2 5.Tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2 6.Ý nghĩa của Khóa luận ............................................................................... 3 7. Bố cục của Khóa luận ............................................................................... 3 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN SỐ VÀ TÌM HIỂU VỀ THƢ VIỆN SỐ THẾ GIỚI (WORLD DIGITAL LIBRARY) ............................ 4 1.1. Sơ lược về thư viện số ............................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về thư viện số ................................................................. 4 1.1.2. Đặc điểm của thư viện số ................................................................ 6 1.2. Thư viện số thế giới (World Digital Library) ........................................ 7 1.2.1. Giới thiệu về WDL........................................................................... 7 1.2.2. Nhiệm vụ của WDL ......................................................................... 8 1.2.3.Nội dung của bộ sưu tập .................................................................. 8 1.2.4. Cách tổ chức thông tin .................................................................... 9 1.2.5. Giao diện ....................................................................................... 10 1.2.6. Các dịch vụ WDL cung cấp........................................................... 10 1.2.7. Công nghệ ..................................................................................... 10 1.2.8. Đối tác ........................................................................................... 11 1.2.9. Các tổ chức đóng góp về tài chính ................................................ 11 1.2.10. Nhận xét ...................................................................................... 12 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THƢ VIỆN SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM .................................................................... 14 2.1. Quá trình hình thành thư viện số tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam .... 14 K52 Thông tin- Thư viện
  6. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường 2.2. Xây dựng thư viện số/ thư viện điện tử tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam ................................................................................................................. 16 2.2.1.Nhiệm vụ......................................................................................... 16 2.2.2. Nội dung bộ sưu tập số ................................................................. 17 2.2.2.1.Nguồn thông tin thư mục ......................................................... 17 2.2.2.2. Nguồn thông tin toàn văn ....................................................... 18 2.2.3. Cách tổ chức thông tin .................................................................. 30 2.2.4. Giao diện ....................................................................................... 30 2.2.5.Dịch vụ thư viện số cung cấp ......................................................... 30 2.2.6. Công nghệ ..................................................................................... 31 2.2.7. Đối tác ........................................................................................... 38 2.2.8. Đóng góp tài chính ........................................................................ 39 2.3. Nhận xét chung .................................................................................... 40 2.3.1.Ưu điểm .......................................................................................... 40 2.3.2.Hạn chế .......................................................................................... 41 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THƢ VIỆN SỐ Ở THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.................................................................................................................. 42 3.1. Hoàn thiện hệ thống phần mềm ........................................................... 42 3.2. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thông tin- thư viện ......................... 47 3.3. Tăng cường trao đổi chia sẻ nguồn tài nguyên số................................ 49 3.4. Đảm bảo tính pháp lý của tài nguyên số .............................................. 51 3.5. Đảm bảo nguồn kinh phí trong số hóa tài liệu ..................................... 55 3.6. Đẩy mạnh quảng bá các dịch vụ, Marketing về thư viện .................... 56 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC K52 Thông tin- Thư viện
  7. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, dễ dàng tìm thấy thông tin khi con người cần và chỉ có giá trị khi thông tin trở nên hữu ích. Những người làm công tác thư viện có nhiệm vụ đảm bảo sự tiếp cận không hạn chế và chuyển giao cho thế hệ. Khi còn thơ ấu, ta nghĩ thư viện như một nơi có phép màu kỳ diệu, một ngôi nhà của ước mơ. Ta có thể đến Thư viện, mở sách ra và bắt đầu một cuộc hành trình tưởng tượng đi đến bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Ngày nay, con người vẫn còn những điều thú vị nói về thư viện, về vai trò của nó trong việc mở mang trí tuệ vượt ra ngoài giới hạn của bản thân mình để học hỏi hiểu biết hơn về thế giới xung quanh và những người khác đang chung sống cùng chúng ta. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã đem lại nhiều lợi ích cho con người, những tiện ích mà trước đây chỉ là ước mơ được gửi gắm trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Internet ra đời cùng với thư viện số đã thay đổi cuộc sống con người. Chỉ cần click... Trước đây, muốn tra cứu thông tin phải đến thư viện, giờ đây chỉ một cái "click" là tất cả hiện ra. Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu miễn là kết nối được Internet thì ở đó có thư viện số. Với công nghệ tiên tiến hiện nay thư viện số trở thành một phần của cuộc sống con người. Thư viện số thế giới (World Digital Library) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành thông tin - thư viện trong thời đại tin học hóa hiện nay. Tổ chức Giáo dục - khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã phối hợp với thư viện Quốc hội Mĩ khai trương Thư viện số thế giới (World Digital Library), một trang web cung cấp miễn phí những quyển sách hiếm, bản đồ, tác phẩm viết tay, phim và hình ảnh trên khắp thế giới. Đây là sáng kiến của James Billington, giám đốc Library of Congress - thư viện lớn nhất thế giới của Quốc hội Mỹ. K52 Thông tin- Thư viện 1
  8. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường Tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã khai trương thư viện số/thư viện điện tử vào năm 2007. Nghiên cứu về Thư viện số thế giới (World Digital Library) và thư viện số/thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam để giúp ta có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc nhất về tình hình thư viện số hiện nay. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài Khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiều về Thư viện số thế giới và Thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” nhằm tìm hiểu và đưa ra các giải pháp thư viện số ngày càng hoàn thiện là vô cùng cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu. Thư viện số với mục đích “Tạo khả năng truy cập thông tin mọi nơi, mọi lúc trên phạm vi toàn cầu” đang giúp nhân loại xóa bỏ khoảng cách, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu – giáo dục – kinh tế - chính trị - văn hóa…và là một thành phần tạo nên xã hội thông tin đương đại. Nghiên cứu thư viện số được coi là công việc tiên quyết, quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào muốn xây dựng và phát triển thư viện số vì có nghiên cứu tốt thì quá trình triển khai mới đúng hướng, đạt kết quả cao. Khóa luận đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong Thư viện số thế giới World Digital Library (www.wdl.org) và thư viện số/thư viện điện tử tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Tìm kiếm trên Internet; Thống kê; Xử lý phân tích; Tổng hợp; Đánh giá. 5.Tình hình nghiên cứu của đề tài. Có một số bài báo, tạp chí tìm hiểu về thư viện số thế giới, song chưa có đề tài nào nghiên cứu việc ứng dụng cụ thể thư viện số tại Việt Nam. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này cho khóa luận của mình là hoàn toàn phù hợp. Tôi hi vọng, kết quả đạt được là những đóng góp thiết thực về mặt lí luận và thực tiễn trong việc đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng K52 Thông tin- Thư viện 2
  9. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nói riêng và các cơ quan thông tin - thư viện nước ta nói chung. 6.Ý nghĩa của Khóa luận . - Về lý luận: Đề tài góp phần khẳng định vai trò quan trọng của thư viện số trong hoạt động thông tin – thư viện. - Về thực tiễn: Đề tài đưa ra những giải pháp, kiến nghị để thư viện số ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. 7. Bố cục của Khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về thư viện số và tìm hiểu về thư viện số thế giới (World Digital Library) Chương 2: Thực trạng công tác thư viện số tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thư viện số ở Thư viện Quốc Gia Việt Nam trong thời gian tới. K52 Thông tin- Thư viện 3
  10. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN SỐ VÀ TÌM HIỂU VỀ THƢ VIỆN SỐ THẾ GIỚI (WORLD DIGITAL LIBRARY) 1.1. Sơ lƣợc về thƣ viện số 1.1.1. Khái niệm về thư viện số Với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của mạng lưới truyền thông và công nghệ thông tin, thư viện số đã ra đời và đang có sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay. Những thư viện số này sẽ trở thành trung tâm thu thập và sản sinh ra nhiều tài nguyên thông tin khác nhau, là cầu nối cho sự trao đổi giữa các chuyên gia, thủ thư và bạn đọc, là công cụ khám phá, tìm kiếm, truy xuất thông tin và là mô hình hiện đại nhằm cung cấp những dịch vụ thông tin chuyên biệt ở mức độ cao. Sự xuất hiện của thư viện số không chỉ tạo ra một cơ hội mới cho sự phát triển thư viện trong tương lai, mà còn đặt ra những yêu cầu cao hơn trong việc cải tổ thư viện truyền thống, đặc biệt là phát triển một thủ thư theo “phong cách mới”. Thư viện số là gì? Thư viện điện tử và Thư viện số là những khái niệm đang còn rất mới ở Việt nam và cũng tồn tại nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau: Thư viện điện tử, Khái niệm về thư viện điện tử được định nghĩa như sau: “Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số”. Sự xuất hiện khái niệm này có liên quan trực tiếp tới sự bùng nổ Internet và Web mang lại. Khái niệm này đang được các chuyên gia công nghệ thông tin sử dụng để chỉ toàn bộ hệ thống dạng này, bất kể có dựa trên một thư viện truyền thống hay không. Môi trường kỹ thuật Internet hiện nay thậm chí cho phép một số người coi toàn thể nguồn thông tin của mạng một lúc nào đó như một thư viện số ảo toàn cầu mà độc giả là toàn thể những K52 Thông tin- Thư viện 4
  11. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường người sử dụng mạng trên hành tinh và các công cụ tìm tin và sự hiện diện của Web bảo đảm các chức năng thư mục cho thư viện đó. Nhiều định nghĩa đã được công bố trong giới học giả thế giới về thư viện nhằm định nghĩa rõ ràng một thư viện số. Một số định nghĩa tiêu biểu về thư viện số: Một số thành viên Hiệp hội Thư viện số Hoa kỳ (Digital Library Federation) đưa ra định nghĩa: “Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấp khả năng truy cập thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống nhất của các bộ sưu tập số theo thời gian để đảm bảo làm sao chúng luôn sẵn có thể truy xuất một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng” (Raitt, 1999). Hai học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng thư viện số là một hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại tài liệu điện tử khác nhau, mà giúp người dùng có thể truy cập và được chuyển giao thông tin dễ dàng qua mạng máy tính (Xiao, 2003). Nhiều học giả Trung Quốc quan điểm “Một thư viện số trên thực tế không phải là một thư viện ở góc độ mở rộng không gian của nó; thay vào đó nó là trung tâm tài nguyên thông tin số chứa đựng tài nguyên thông tin đa phương tiện. Một thư viện số tồn tại bằng việc số hóa thông tin, chẳng hạn như văn bản, ký tự, chữ viết, hình ảnh, video và âm thanh, đồng thời cung cấp cho người dùng các dịch vụ thông tin nhanh chóng và thuận tiện thông qua Internet, nhằm chuyển giao một hệ thống thông tin số mà trong đó việc chia sẻ nguồn tài nguyên luôn sẵn sàng” (Wang, 2003). Nhìn chung, Thư viện số là một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dung dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông. K52 Thông tin- Thư viện 5
  12. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường Một Thư viện số hoàn chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ bản của thư viện truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, tìm kiểm và phổ biến nội dung thông tin. Thư viện số là cơ hội đặc biệt cho thư viện truyền thống đổi mới phương thức phục vụ cho người dùng tin, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho đối tượng phục vụ. Khái niệm Thư viện số không chỉ tương đương với bộ sưu tập số, đó là một môi trường tập hợp các bộ sưu tập số theo chủ đề. Nguồn thông tin của thư viện số có thể nằm ngay trong thư viện và có thể cả bên ngoài thư viện (ví dụ: CSDL toàn văn mua quyền truy cập theo thời gian). Khái niệm về bộ Sưu tập số: Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hoá dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, Audio, Video…) về một chủ đề. Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm dễ dàng. Như vậy, một Thư viện số có thể bao gồm nhiều bộ sưu tập theo các chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi, mua bán. Có thể nằm trong lưu trữ của thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài thư viện thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác. Sự có mặt của các nguồn tin số hoá đã mở ra một chiều hướng mới trong việc quản lý các thư viện được tin học hoá. Như vậy các thư viện số đã bổ sung vào hệ thống quản lý thư viện tích hợp một hệ thống quản lý các nguồn số hoá trong quá trình xây dựng các bộ sưu tập thông tin. 1.1.2. Đặc điểm của thư viện số Thư viện số có những đặc điểm cơ bản sau:  Khả năng lưu trữ khối lượng lớn tài nguyên thông tin khác nhau.  Khả năng lưu trữ và chuyển giao tài nguyên thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau.  Khả năng chuyển giao tài nguyên thông tin qua mạng. K52 Thông tin- Thư viện 6
  13. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường  Khả năng quản lý tài nguyên thông tin phân tán.  Khả năng chia sẻ thông tin ở mức độ chuyên biệt cao.  Dùng công cụ để tìm kiếm và truy xuất thông tin.  Cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn về không gian và thời gian. Thư viện số có một lịch sử khá lâu đời trên thế giới đặc biệt ở các nước có nền khoa học phát triển, mà cụ thể là khoa học thông tin - thư viện, đã có rất nhiều dự án nhằm phát triển thư viện số trên thế giới. Nhắc tới thư viện số không thể không kể tới: Thư viện số thế giới (World Digital Library); Thư viện số Europeana (www.europeana.eu) chứa tới 2 triệu đầu sách, Google Book Search (www.books.google.com) là một kho lưu trữ sách trực tuyến khổng lồ cho phép người dùng tin tìm kiếm và xem hàng triệu cuốn sách từ các thư viện và các nhà xuất bản trên thế giới. Tại Việt Nam, thư viện số đang từng bước phát triển tuy còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Có rất nhiều thư viện tiến hành số hóa tài liệu và nhiều dự án ra đời, tiêu biểu phải kể đến thư viện số/thư viện điện tử tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam. 1.2. Thƣ viện số thế giới (World Digital Library) 1.2.1. Giới thiệu về WDL Thư viện số thế giới - World Digital Library (WDL) cung cấp đến cho độc giả sự khám phá, học hỏi và thừa hưởng những kho báu văn hóa từ khắp nơi trên thế giới. (Xem Hình 1 - Phụ lục 1) Tài sản văn hóa không giới hạn bao gồm các bản viết tay, bản đồ, tài liệu quý hiếm, nhạc trong phim, các bài ghi âm, phim ảnh, tài liệu in, ảnh chụp và cả các bản vẽ kiến trúc. Các tài liệu trên WDL có thể dễ dàng hiển thị theo nơi xuất xứ, thời gian, chủ đề, loại hình tài liệu và các tổ chức đóng góp; hoặc có thể được định vị tài liệu sử dụng tìm kiếm „open-ended‟ bằng nhiều ngôn ngữ. Các tính năng đặc biệt bao gồm các cụm địa lý tương tác, mốc thời gian, duyệt ảnh nâng cao và các khả năng về nghệ thuật trình diễn. Các công K52 Thông tin- Thư viện 7
  14. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường cụ định vị trong trang web và mô tả nội dung được cung cấp bằng các ngôn ngữ Arập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Nga và Tây Ban Nha.. Tháng 6 năm 2005, James Billington - Giám đốc Thư viện Quốc hội Mỹ đề xuất thành lập WDL và đến tháng 4 năm 2009 WDL mới chính thức giới thiệu toàn thế giới. WDL được phát triển bởi một đội ngũ nhân sự tại Thư viện Quốc hội Mỹ với sự đóng góp của các tổ chức cộng tác trên nhiều quốc gia và sự hỗ trợ của các tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) với sự hỗ trợ tài chính của một số công ty và các quỹ tài trợ khác. 1.2.2. Nhiệm vụ của WDL Thư viện số thế giới (WDL) có sẵn trên Internet, miễn phí và định dạng đa ngôn ngữ, có ý nghĩa chính trong việc sưu tầm tài liệu từ các quốc gia và các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Đây là thư viện kỹ thuật số thứ ba thế giới sau Google Book Search và dự án mới của EU Europeana. Thư viện được thành lập nhằm mục đích giảm khoảng cách số giữa các nước giàu và nước nghèo, cung cấp thêm nhiều thông tin, thúc đẩy sự hiểu biết giữa các nền văn hóa. Mục tiêu chính của WDL:  Thúc đẩy những hiểu biết quốc tế và đa văn hóa.  Mở rộng các nội dung văn hóa đa dạng, đa ngôn ngữ trên Internet.  Cung cấp các tài nguyên thông tin quý giá cho việc học tập và nghiên cứu của các học giả, nghiên cứu sinh … cũng như các đối tượng quan tâm.  Xây dựng kiến thức và năng lực trong các tổ chức đối tác để thu hẹp “khoảng cách số” trong và ngoài các quốc gia. 1.2.3.Nội dung của bộ sưu tập Bắt đầu từ ngày 21/4/2009, mỗi người sử dụng Internet có quyền truy cập thẳng vào các kho báu văn học và hình ảnh trước đây dành cho một nhóm người. Mục đích mở rộng tri thức cho quảng đại quần chúng toàn cầu với sự tham gia của 19 nước và 34 tổ chức, công cụ tìm kiếm được thực hiện với 7 K52 Thông tin- Thư viện 8
  15. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường thứ tiếng (Anh, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ảrập, Pháp và Hoa). Nội dung các tài liệu được thể hiện ở trên 40 ngôn ngữ khác nhau, cung cấp những tài liệu thuộc các nền văn hóa khác nhau và ngoài các văn bản, còn có các bức ảnh rất cổ của châu Mỹ Latinh, các thư họa Arập, Ba Tư hay các bản sao họa phẩm Trung Hoa cổ điển... Những người yêu văn học cổ có thể đọc quyển tiểu thuyết The tale of Genji (Chuyện kể về Genji) của Nhật Bản, được viết từ thế kỷ 11, ngay trên máy tính nối mạng của mình. Theo New York Times, cùng với The tale of Genji, khoảng 1.250 quyển sách, bản đồ, tác phẩm nghệ thuật, văn hoá cũng có thể được tham khảo trực tuyến trên trang www.wdl.org. (Xem Hình 2, 3, 4, 5, 6, 7 – Phụ lục 1) Tuy còn hạn chế về số lượng, song các thành viên của WDL tin rằng thư viện số thế giới sẽ lớn mạnh với sự tham gia của các học viện trong tương lai. Ngoài ra, “chúng tôi muốn xây dựng những tiêu chuẩn về chất lượng, sau đó mới tăng dần số lượng” - tiến sĩ James Billington cho biết. WDL mang lại khả năng học tập và khám phá kho tàng văn hóa từ nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách lựa chọn của WDL là tập trung vào các tài liệu có nội dung quan trọng, có ý nghĩa với nền văn hóa của mỗi quốc gia là thành viên của UNESCO. Nội dung được lựa chọn đa dạng về ngôn ngữ, về định dạng, từ những địa điểm và thời gian khác nhau. 1.2.4. Cách tổ chức thông tin Thông tin được tổ chức theo: Lãnh thổ (Khu vực địa lý, châu lục, quốc gia), thời gian, chủ đề, loại hình tài liệu, tổ chức giáo dục. (Xem Hình 8, 9, 10, 11, 12 – Phụ lục 1) Thông tin liên quan đến mỗi tư liệu bao gồm: tác giả, nguồn, tóm tắt ... đều được dịch ra 7 thứ tiếng khác nhau. Trang chủ là một bản đồ thế giới và một trục thời gian được phân chia thành các khoảng thời gian. Nội dung được tổ chức theo vùng địa lý trên bản đồ, mỗi khu vực được kết hợp với một nhóm các quốc gia bao gồm: các nội dung về sách hiếm, bản đồ, bản thảo, K52 Thông tin- Thư viện 9
  16. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường hình ảnh, bản in, bản ghi âm, bộ phim về các nước trong khu vực đó. Trục thời gian tương ứng với những tài liệu có sẵn trên bản đồ, mỗi mục WDL được liên kết đến một năm hoặc một khoảng thời gian dựa trên các chủ đề của tài liệu đó. 1.2.5. Giao diện Giao diện của WDL dễ dàng dễ dàng sử dụng, có thể được duyệt theo địa điểm, thời gian, chủ đề, loại hình hoặc có thể tìm kiếm theo từ khóa, chủ đề và cả trên một số ngôn ngữ. Bên cạnh đó, tính năng đặc biệt của WDL còn bao gồm: các cụm tương tác địa lý, khoảng thời gian, xem hình ảnh chi tiết theo các cấp độ bằng cách nhấp vào hình ảnh. Giao diện trang web cho phép người sử dụng theo các cách không truyền thống, mang lại cảm giác mới mẻ, hấp dẫn. Các trang kết quả tìm kiếm cung cấp tùy chọn để mở rộng (nhấp vào biểu tượng dấu + hay kéo bánh xe chuột lên trên) và thu hẹp (nhấp vào biểu tượng dấu - hay kéo bánh xe chuột xuống dưới) kết quả tìm. Bên dưới ảnh kết quả, người dùng còn được cung cấp tiện ích để Bookmark và Share tài liệu đến thư điện tử, máy in, Digg, MySpace, Facebook, Delicious, Google … (171 địa chỉ). 1.2.6. Các dịch vụ WDL cung cấp Hệ thống trợ giúp hướng dẫn về cách tổ chức, cách tìm kiếm thông tin trên trang web, hiển thị và trình bày kết quả một cách chi tiết, dễ hiểu. (Xem Hình 13 – Phụ lục 1) Hỗ trợ giải đáp một số các câu hỏi thường gặp về các vấn đề liên quan đến nội dung, ngôn ngữ, cách truy cập, tham gia vào thư viện số, bảo trì, tiêu chuẩn số hóa … Các dịch vụ được giới thiệu kèm theo của thư viện số. (Xem Hình 14 – Phụ lục 1) 1.2.7. Công nghệ WDL đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong việc biên mục và phát triển trang web đa ngôn ngữ: K52 Thông tin- Thư viện 10
  17. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường  Phát triển chuẩn biên mục mới phù hợp với yêu cầu của các siêu dữ liệu.  Sử dụng khung phân loại thập phân Dewey và giao diện của OCLC.  Sử dụng công cụ tập trung các bản dịch đã sẵn có vào bộ nhớ, giúp cho các dịch giả không phải mất thời gian dịch lại những cụm từ đã có.  Ứng dụng công nghệ web 2.0 để xây dựng trang web với các tính năng nổi trội hấp dẫn người dùng; tiếp tục phát triển các công nghệ mới, cải tiến quy trình làm việc giúp tiết kiệm thời gian trong việc lựa chọn các tài nguyên sẵn có trên Internet. 1.2.8. Đối tác Đối tác của thư viện số gồm 34 thư viện, tổ chức…chủ yếu là các thư viện, các trung tâm lưu trữ hoặc các tổ chức khác có bộ sưu tập về nội dung văn hóa mà họ đóng góp vào WDL. Ngoài ra các tổ chức, cơ sở, và công ty tư nhân có đóng góp vào dự án bằng nhiều cách khác, ví dụ bằng cách chia sẻ công nghệ, triệu tập hoặc đồng tài trợ cho các cuộc họp của các nhóm làm việc hoặc đóng góp tài chính. Các đối tác tham gia bắt đầu xây dựng từ năm 2003, hiện nay WDL có 34 đối tác trên thế giới như: Thư viện quốc gia Ai Cập, Pháp, Iraq, Nga, Mexico... Đối tác WDL đóng góp nội dung cũng như quản lý, biên mục, ngôn ngữ và chuyên môn kỹ thuật. WDL đang làm việc để thiết lập quan hệ đối tác thêm với các công ty công nghệ và cơ sở tư nhân để hỗ trợ cho sự tiến bộ của dự án này. Bất kỳ thư viện, bảo tàng, nơi lưu trữ hoặc tổ chức văn hóa khác yêu thích nội dung lịch sử và văn hóa có thể tham gia vào thư viện số. 1.2.9. Các tổ chức đóng góp về tài chính Tập đoàn Google đóng góp 3 triệu USD cho WDL phát triển kế hoạch và xây dựng mô hình. James H. Billington, người quản lí thư viện cho biết: World Digital Library sẽ được xây dựng dựa trên bộ sưu tập American K52 Thông tin- Thư viện 11
  18. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường Memory. Bắt đầu từ 1994 cho đến nay, American Memory đã số hóa và đưa lên www.loc.gov/memory/ 10 triệu danh mục, bao gồm cả bản viết tay của các vĩ nhân như: Abraham Lincoln, Thomas Jefferson, những bức ảnh về cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ, cho đến những tư liệu giản dị về cuộc sống đời thường, tạo nên một bộ sưu tập khổng lồ về nền văn hóa Mỹ. Billington nói: Tất cả mong muốn của chúng tôi là World Digital Library có thể cung cấp miễn phí những tư liệu vô giá về mọi nền văn hóa cho mọi người dùng internet. Google đã tặng 3 triệu USD, hứa cùng Thư viện Quốc hội Mỹ xây dựng chỉ mục bộ sưu tập và giúp đỡ về mặt trang thiết bị máy tính. Qatar Foundation đóng góp 3 triệu USD cho WDL và hỗ trợ cho thư viện trung tâm của Qatar Foundation trên trang web của WDL. Ngoài ra đóng góp của các tổ chức như: Carnegie Corporation của New York, Đại học King Abdullah của Viện khoa học & công nghệ thuộc Saudi Arabia; Tập đoàn Microsoft; Quỹ tài trợ của Lawrence và Mary Anne Tucker, quỹ tài trợ của Bridges of Understanding cho phát triển các nội dung có liên quan về Trung Đông. 1.2.10. Nhận xét Có thể nói, WDL là minh chứng quan trọng nhất cho thấy sự ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật đã làm biến đổi văn hóa đọc, từ hình thức thể hiện tác phẩm đến cách thưởng thức tác phẩm. Đây là kho tàng tri thức của nhân loại tập hợp những bản thảo chép tay, bản đồ, sách, bảng tổng phổ nhạc, bản ghi âm, phim ảnh, tài liệu in và ảnh chụp, nhằm nâng cao sự hiểu biết về trao đổi văn hóa và quốc tế, tăng số lượng và tính đa dạng của những tài liệu văn hóa trên mạng Internet, đồng thời đóng góp cho nền giáo dục và học thuật. Về cơ bản World Digital Library là nơi lưu trữ, bảo tồn nền văn hóa văn minh của nhiều quốc gia trên thế giới dưới nhiều định dạng ngôn ngữ khác nhau. Vô cùng đơn giản, người dùng tin chỉ cần truy cập vào website: K52 Thông tin- Thư viện 12
  19. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường http://www.wdl.org và tìm kiếm tài liệu mình cần mà không cần trả bất cứ một khoản phí nào. K52 Thông tin- Thư viện 13
  20. Khóa luận tốt nghiệp Lê Thu Hường CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THƢ VIỆN SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1. Quá trình hình thành thƣ viện số tại Thƣ viện Quốc Gia Việt Nam. Năm 1986 Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đánh dấu bước chuyển mình lớn lao của đất nước, cả nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện. Sự trùng hợp ngẫu nhiên năm 1986, Thư viện Quốc Gia Việt Nam (TVQGVN) tiếp nhận chiếc máy tính Olivetty đầu tiên do Thư viện Quốc gia Úc tài trợ và tiếp nhận công nghệ đào tạo nhân lực, TVQGVN bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin. Từ hiệu quả chia sẻ biểu ghi thư mục với Thư viện Quốc gia Úc và tự động hóa việc biên soạn thư mục quốc gia tại TVQGVN, công nghệ thông tin đã mở rộng trong toàn hệ thống Thư viện công cộng. Quá trình xây dựng thư viện số/thư viện điện tử tại TVQGVN trải qua 3 giai đoạn:  Giai đoạn 1(1986 – 1993) Ứng dụng công nghệ thông tin. Ban đầu với một số máy tính đơn lẻ và xử lý tài liệu trên phần mềm CDS/ISSIS do UNESCO cung cấp, TVQGVN đã chú trọng đến việc tăng cường các cơ sở dữ liệu thư mục bằng các đợt hồi cố sách Việt và sách hệ ngôn ngữ Latinh. Từ việc in phích mục lục và biên soạn thư mục quốc gia hàng tháng, hàng năm và quản lý dữ liệu được thực hiện trên máy tính, vừa chính xác, đẹp, nhanh và giảm đáng kể sức lao động của người cán bộ tại một số bộ phận ở TVQGVN.  Giai đoạn 2 (1994 – 2000) Xây dựng mạng LAN, WAN. Triển khai Nghị quyết của chính phủ về phát triển công nghệ thông tin đến năm 2000, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đã đầu tư công nghệ thông tin cho TVQGVN và lần lượt các thư viện tỉnh/thành phố thông qua dự án từ 1994 – 2000. Các thiết bị được đầu tư, các khóa đào tạo tin học cơ bản, tin học nâng cao và đào tạo tiếp tục được chú K52 Thông tin- Thư viện 14
nguon tai.lieu . vn