Xem mẫu

  1. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ------------------- ĐỒNG THỊ THU HƢƠNG TÌM HIỂU MÔ HÌNH THƢ VIỆN DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khoá học: QH - 2006 – X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: THS. ĐỒNG ĐỨC HÙNG HÀ NỘI, 2010 Đồng Thị Thu Hương 1 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  2. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 6 2.1 Mục đích ............................................................................................................. 6 2.2 Nhiệm vụ............................................................................................................. 6 3. Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài .............................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7 4.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 7 4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn ......................................................................... 8 6.1 Đóng góp vào lý luận ......................................................................................... 8 6.2 Đóng góp vào thực tiễn ...................................................................................... 8 NỘI DUNG ............................................................................................................. 9 CHƢƠNG 1: DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MÔ HÌNH THƢ VIỆN DOANH NHÂN ................. 9 1.1 Khái quát về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ................... 9 1.2 Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế .......... 12 1.2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp Việt Nam ............................................... 12 .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 1.2.2. Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam ..................................................... 14 1.2.3 Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................................................ 15 1.2.3.1 Thuận lợi ............................................................................................... 15 1.2.3.2 Khó khăn ............................................................................................... 16 1.3 Doanh nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ............. 18 1.3.1 Khái niệm về doanh nhân Việt Nam ............................................................. 18 1.3.2 Vai trò của doanh nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.................. 19 Đồng Thị Thu Hương 2 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  3. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam 1.3.3 Thông tin kinh doanh đối với doanh nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................................... 20 1.4 Giới thiệu về mô hình thƣ viện doanh nhân ................................................ 23 1.4.1 Khái niệm thư viện doanh nhân .................................................................... 23 1.4.2 Mục đích và vai trò của việc ứng dụng mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam ........................................................................................................................ 24 1.4.2.1 Mục đích .............................................................................................. 24 1.4.2.2 Vai trò .................................................................................................. 25 1.4.3 Nhu cầu tin của doanh nhân ở Việt Nam ...................................................... 25 1.4.3.1 Nhu cầu về nội dung tài liệu ............................................................... 25 1.4.3.2 Nhu cầu về hình thức tài liệu ............................................................... 32 1.4.3.3 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu ............................................................... 32 CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH THƢ VIỆN DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 35 2.1 Hoạt động thƣ viện doanh nhân của TV KHTH TP.HCM ........................ 35 2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Thư viện doanh nhân KHTH TP.HCM ................................................................................................................................ 35 2.1.2 Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ .................................................................. 37 2.1.3 Người dùng tin ............................................................................................. 38 2.1.4 Vốn tài liệu .................................................................................................... 39 2.1.5 Thực trạng hoạt động Thư viện doanh nhân KHTH TP.HCM ..................... 46 2.1.5.1 Các sản phẩm và dịch vụ thư viện doanh nhân KHTH TP.HCM ........ 46 2.1.5.2 Góc thông tin Ngân hàng Thế giới ....................................................... 48 2.1.5.3 Định hướng phát triển trong tương lai ................................................. 52 2.2 Hoạt động thƣ viện doanh nhân tại TVQG VN .......................................... 55 2.2.1 Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam................................................... 55 Đồng Thị Thu Hương 3 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  4. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam 2.2.2 Tình hình triển khai hoạt động Thư viện doanh nhân tại TVQG VN ........... 57 2.2.2.1 Đối tượng phục vụ ............................................................................... 57 2.2.2.2 Vốn tài liệu ........................................................................................... 58 2.2.2.3 Dịch vụ thư viện .................................................................................... 63 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ MÔ HÌNH THƢ VIỆN DOANH NHÂN Ở VIỆT NAM ........................................................................... 64 3.1 Nhận xét .......................................................................................................... 64 3.1.1 Ưu điểm ......................................................................................................... 64 3.1.2 Hạn chế.......................................................................................................... 66 3.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 67 3.2.1 Đối với ngành thư viện trong cả nước .......................................................... 67 3.2.2 Đối với mô hình thư viện doanh nhân........................................................... 68 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72 Đồng Thị Thu Hương 4 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  5. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nghĩa của ký hiệu viết tắt CSDL Cơ sở dữ liệu KHTP TP.HCM Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh TV KHTH TP.HCM Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh TVQG VN Thư viện Quốc gia Việt Nam Đồng Thị Thu Hương 5 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  6. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của thông tin tri thức, nơi tri thức lên ngôi và nắm trong tay công cụ để điều hành sự phát triển của toàn nhân loại. Chính vì thế ai nắm được thông tin tri thức trong tay, người đó sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, để có được những thông tin ấy, con người cần phải có những phương cách hữu hiệu sao cho thông tin vừa mang đầy đủ nội dung về số lượng lẫn chất lượng. Có nhiều cách để có được những thông tin hiệu quả, nhưng bằng cách nào để có được những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất thì thực sự không đơn giản. Không phải lúc nào bất kỳ ai cũng có đủ thời gian để tìm kiếm thông tin, đôi khi ta cũng cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia thông tin. Ngày nay, do nhu cầu đọc sách, tra cứu tài liệu và cập nhật thông tin ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt với doanh nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Để trở thành những chuyên gia thông tin trợ giúp đắc lực cho nền kinh tế cũng như cho các doanh nhân, cán bộ thư viện hiện nay cần thiết phải cung cấp những thông tin đầy đủ và hiệu quả nhằm tạo điều kiện phát huy khả năng chuyên môn nghiệp vụ của mình cũng như hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của thư viện và tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Sứ mệnh của những nhà kinh tế thị trường được đề cao hơn cả trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Nhưng họ luôn phải gồng mình để chạy theo sự phát triển tăng tốc của nền kinh tế tri thức, nhất là khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đứng trước sự phát triển của kinh tế thế giới và sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong và ngoài nước nhiều khi họ thất bại trong kinh doanh vì không nắm được thông tin kinh tế kịp thời. Đồng Thị Thu Hương 6 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  7. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam Để góp phần thúc đẩy hoạt động thông tin - thư viện đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng tin trong xã hội nói chung, người dùng tin là đội ngũ các doanh nhân, doanh nghiệp nói riêng, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp đại học của mình, với mong muốn được đóng góp một vài suy nghĩ cho sự phát triển của ngành thông tin - thư viện Việt Nam thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về mô hình thư viện doanh nhân tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TV KHTH TP.HCM) và Thư viện Quốc Gia Việt Nam (TVQG VN) nhằm tìm ra giải pháp để thúc đẩy và nâng cao hoạt động thư viện doanh nhân tại Việt Nam. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết tốt các mục tiêu trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề sau:  Khái quát chung về doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới  Tìm hiểu khái niệm và vai trò của mô hình thư viện doanh nhân.  Khảo sát thực trạng mô hình thư viện doanh nhân tại TV KHTH TP.HCM và TVQG VN  Nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm của mô hình thư viện doanh nhân  Đưa ra kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển mô hình thư viện doanh nhân tại Việt Nam. Đồng Thị Thu Hương 7 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  8. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài Tại Việt Nam, thực tế mô hình thư viện doanh nhân chưa thực sự phát triển, hiện nay mô hình này mới đang ở giai đoạn manh nha và vẫn còn non trẻ. Trong hoạt động thông tin - thư viện ở Việt Nam, TV KHTH TP.HCM là thư viện đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình này. Tiếp theo sau là TVQG VN đang trong giai đoạn tìm hiểu và triển khai, tuy nhiên chưa chính thức đưa vào sử dụng. Cũng chính bởi lý do đó nên cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu về vấn đề này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Mô hình thư viện doanh nhân 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: + Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM + Thư viện Quốc gia Việt Nam - Phạm vi về thời gian: Mô hình thư viện doanh nhân triển khai tại 2 thư viện trên từ năm 2008 đến nay 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp trao đổi, mạn đàm - Phương pháp phỏng vấn sâu… Đồng Thị Thu Hương 8 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  9. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn 6.1 Đóng góp về lý luận Làm rõ hơn bản chất của thư viện doanh nhân khi nghiên cứu tại TV KHTH TP.HCM và TVQG VN 6.2 Đóng góp về thực tiễn Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển mô hình thư viện doanh nhân tại Việt Nam trong thời gian tới. Đồng Thị Thu Hương 9 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  10. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam NỘI DUNG CHƢƠNG 1 DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MÔ HÌNH THƢ VIỆN DOANH NHÂN 1.1 Khái quát về bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Hội nhập là một hiện tượng tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế. Trên thế giới, mầm mống của hội nhập kinh tế quốc tế xuất hiện từ thời thịnh hành thuyết Tự do thương mại của Adam Smith và David Ricardo vào cuối thế kỷ XVIII. Trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế ở nhiều nước diễn ra mạnh mẽ nhất từ giữa thế kỷ XX. Đến nay hội nhập kinh tế quốc tế vẫn còn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, quan niệm chưa thật thống nhất. Theo ý kiến của một số chuyên gia, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế, tuân thủ những quy định, những luật chơi chung của quốc tế. Ở Việt Nam, tư tưởng về hội nhập kinh tế xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân và Nhà nước dân chủ cộng hòa ra đời, Chính phủ Việt Nam đã rất coi trọng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Từ năm 1986, việc đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện và triệt để đã làm thay đổi căn bản nhận thức và quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 28/07/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN và cam kết bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thành viên của Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), từ 01/01/1996 với lộ trình cắt giảm thuế và điều chỉnh các chính sách khác trong vòng 10 năm qua. Cùng với việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1995), việc gia nhập ASEAN là một bước quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn hợp Đồng Thị Thu Hương 10 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  11. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Năm 2000, Việt Nam ký Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ. Năm 2001, Bộ Chính trị ra quyết định số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại WTO. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục những nỗ lực để trở thành nước có nền kinh tế thị trường. Hội nhập với nền kinh tế thế giới là một trong những động lực chính của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi nền kinh tế lại đi liền với quá trình hội nhập quốc tế rộng hơn. Giai đoạn ban đầu của quá trình này thực hiện chủ yếu thông qua việc đơn phương giảm các rào cản đối với thương mại và đầu tư. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và ký kết các hiệp định thương mại song phương, nền kinh tế Việt Nam đã cởi mở hơn, mở cửa tiếp xúc với thị trường quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài và cạnh tranh bên ngoài, nhờ vậy đã mang lại nguồn lực, công nghệ và kỹ thuật để hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã có tác động mạnh và rộng khắp đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng ngành nói riêng. Việc hội nhập mở ra cơ hội phát triển lực lượng sản xuất, nhưng cũng xã hội hóa sâu sắc lực lượng sản xuất. Đồng thời việc hội nhập tạo ra các cơ hội thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đó là những nguồn vốn đầu tư và công nghệ. Việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam không chỉ đem đến những cơ hội to lớn mà còn đem đến cả những thách thức không nhỏ cho các doanh nhân Việt Nam. Đó là cơ hội cho doanh nghiệp được mở rộng thị trường, hưởng những ưu đãi thương mại, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ sản phẩm và được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp; đồng thời doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ thuận lợi hóa thương mại và đầu tư ngay trên sân nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được mở ra thêm những cơ hội khác như tiếp cận nhanh và dễ dàng với công nghệ và các quản lý mới, tăng tính năng động và hiệu quả các doanh nghiệp trong nước. Đồng Thị Thu Hương 11 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  12. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp trong nước của Việt Nam cũng không ít. Thực tế rằng nội lực của nền kinh tế Việt Nam trong nước còn yếu, chưa phù hợp với ngoại lực, do đó việc bị đối xử bất bình đẳng trong cạnh tranh là điều không tránh khỏi. Hội nhập đặt ra thách thức nghiệt ngã cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khi các nước này chưa tạo ra được những ưu thế cạnh tranh đáng kể. Lợi thế cạnh tranh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý và thực lực chi phối thị trường đang thuộc về các nước phát triển. Vì thế, trong cạnh tranh nhiều doanh nghiệp trong các nước đang phát triển đã bị thua thiệt, phá sản, bị công ty nước ngoài thôn tính. Thực tế này hiện đã và đang diễn ra tại Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển cũng luôn bị động trong các chính sách phát triển. Điều đáng nói ở đây là sự bị động trong hoạch định chính sách và sức ép của các nước phát triển, các định chế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia lên quá trình xây dựng chính sách. Đó chính là sự áp đặt của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đồng thời những hạn chế của đội ngũ lực lượng lao động trong các doanh nghiệp cũng đang là một bài toán không dễ gì có lời giải nhanh chóng. Muốn đào tạo một người lao động có trình độ thực sự và có đủ sức đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay phải mất ít nhất 5 năm. Với một quãng thời gian như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tiếp tục trong cảnh thiếu hụt thực sự nguồn nhân lực, một trong những yêu cầu quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những cải thiện về mặt kinh tế do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại, Việt Nam cũng được cải thiện cả về đời sống xã hội nhờ vào tiến trình này. Giáo dục được cải thiện đầu tiên do hội nhập kinh tế quốc tế. Nền kinh tế phát triển mở ra khả năng đến trường cho rất nhiều học sinh của các gia đình nghèo. Tỷ lệ phổ cập giáo dục đạt trên 90% trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thêm vào đó, do nhu cầu về nhân lực của hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều cơ sở đào tạo đã được mở cho rất nhiều các nhóm ngành nghề. Bên cạnh đó, học sinh Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp xúc với những nền giáo dục Đồng Thị Thu Hương 12 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  13. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam hiện đại trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Nhật, Australia, New Zealand… Trong những năm gần đây, tỉ lệ du học sinh Việt Nam đến các nước có trình độ giáo dục cao để nghiên cứu học tập tăng nhanh. Một số trong đó là du học tự túc, một số khác đi bằng học bổng của Chính phủ, một số khác nữa đi bằng khả năng tự tìm kiếm học bổng của các tổ chức quốc tế… Hội nhập cũng đem đến cho Việt Nam cơ hội được cải thiện về y tế. Một phần nhờ vào quá trình chuyển đổi đang diễn ra trong ngành y tế, nơi các nhà cung cấp có thể gia tăng hoạt động “bán” dịch vụ và phần khác là nhờ vào sự gia tăng hợp tác quốc tế cho nghiên cứu y học, dược học. Chính phủ đã có được kinh phí để có thể chi trả được một phần tiền cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng, việc được xem là miễn giảm chi phí y tế của người dân nghèo. Số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng giảm xuống đáng kể. Chương trình dinh dưỡng quốc gia đã giúp đại bộ phận người dân có được những hiểu biết về thực phẩm để có thể chống trọi với bệnh tật và cải thiện bữa ăn gia đình… Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung những cơ hội thuận lợi mới, dù bên cạnh đó cũng còn những thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng như hiện nay, cùng với những chính sách kinh tế phù hợp, Việt Nam vẫn tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế với mức tăng trưởng bền vững. Theo đánh giá của báo chí thế giới, Việt Nam không chỉ là điểm sáng về xóa đói giảm nghèo mà còn là ngôi sao đang lên trên rất nhiều sân chơi quốc tế. 1.2 Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp Việt Nam Tính theo quy mô lao động và phân theo loại hình doanh nghiệp, tới đầu năm 2008 trong cả nước có 155.771 doanh nghiệp như sau: Đồng Thị Thu Hương 13 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  14. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2007 phân theo quy mô lao động và phân theo loại hình doanh nghiệp Phân theo quy mô lao động 200- 1000- Tổng số Dưới 5 5 - 9 10-49 50-199 300-499 500- 999 5000 người 299 4999 người người người người người người trở lên người người TỔNG SỐ 155771 34856 51041 50588 13333 1962 1694 1283 928 86 Doanh nghiệp Nhà nƣớc 3494 10 43 631 1251 405 438 357 322 37 Trung ương 1719 3 14 208 544 202 241 238 236 33 Địa phương 1775 7 29 423 707 203 197 119 86 4 Doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc 147316 34658 50668 48533 10549 1178 870 558 290 12 Tập thể 6688 788 2766 2605 420 53 38 14 4 Tư nhân 40468 15297 13142 10555 1295 86 64 23 6 Công ty hợp danh 53 15 20 16 2 Công ty TNHH 77648 15722 27479 27318 5813 573 388 250 99 6 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1597 14 50 344 686 154 142 117 88 2 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 20862 2822 7211 7695 2333 312 238 154 93 4 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nuớc ngoài 4961 188 330 1424 1533 379 386 368 316 37 DN 100% vốn nước ngoài 4018 159 266 1125 1224 314 315 304 277 34 DN liên doanh 943 29 64 299 309 65 71 64 39 3 Đồng Thị Thu Hương 14 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  15. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam với nước ngoài Đồng Thị Thu Hương 15 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  16. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam 1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là:  Uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng  Khả năng huy động vốn  Rủi ro đầu tư  Tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp  Tổ chức quản lý doanh nghiệp * Một số loại hình doanh nghiệp ở nƣớc ta:  Doanh nghiệp tư nhân  Công ty hợp danh  Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên  Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên  Công ty cổ phần  Công ty nhà nước  Hợp tác xã  Doanh nghiệp liên doanh  Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Đồng Thị Thu Hương 16 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  17. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam 1.2.3 Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.3.1 Thuận lợi Gia nhập WTO, bước vào sân chơi toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thời cơ mới có tác động không nhỏ đến nền kinh tế trong nước:  Thị trường được mở rộng: không những kinh tế nước nhà phát triển mà doanh nghiệp nước ta cũng có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với 150 thành viên WTO (chiếm 85% thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu). Trên thị trường rộng lớn ấy những rào cản về hạn ngạch, giấy phép, thuế quan… sẽ dần được gỡ bỏ, hàng hóa Việt Nam có điều kiện đi ra nước ngoài, thâm nhập thị trường toàn cầu và bình đẳng với hàng hóa các nước khác.  Doanh nghiệp nước ta có thêm nhiều cơ hội tiếp cận bình đẳng công nghệ, vốn, tín dụng và nhân lực từ bên ngoài. Đó chính là những yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam mà trước đây chúng ta chưa tự giải quyết được. Đặc biệt quan trọng là công nghệ hiện đại sẽ được tiếp thu bởi doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên đất nước ta.  Môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện, hội nhập sẽ thúc đẩy các cơ quan nhà nước tích cực đổi mới thể chế, chính sách, sắp xếp lại tổ chức quản lý và làm sạch đội ngũ công chức, cải cách thủ tục hành chính, chống quan liêu tham nhũng, thuận lợi hơn cho yêu cầu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp hiện có và phát triển thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân mới.  Tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là thời cơ để doanh nghiệp tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài mà tái cấu trúc doanh nghiệp một cách khẩn trương, kể cả bố trí bộ máy, sắp xếp lại nhân sự, triển khai các quan hệ liên kết, liên doanh. Đồng Thị Thu Hương 17 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  18. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam  Các cuộc tranh chấp thương mại sẽ được giải quyết công bằng hơn. Trước đây doanh nghiệp Việt Nam bị kiện, đó là trên sân của nước sở tại, theo luật của nước họ, thường không công bằng. Ngày nay, khi là thành viên của WTO doanh nghiệp nước ta sẽ được bảo vệ trước những tranh chấp thương mại theo các điều lệ của WTO, được đối xử công bằng hơn. 1.2.3.2 Khó khăn Nhìn chung, ở Việt Nam hiện nay hầu hết các doanh nghiệp không được đào tạo đầy đủ, cơ bản kiến thức về kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập toàn cầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lại thiếu kinh nghiệm quản lý, nhất là quản lý các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, phạm vi hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia, trong đó, một số lại tự ti hoặc tự thoả mãn với những kết quả hiện tại. Mặt khác, tầm nhìn của nhiều doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp, rõ ràng, khả năng liên kết, hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp kém, thậm chí là không có. Bên cạnh đó, do hoàn cảnh đất nước mới mở cửa và hội nhập, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các cơ hội cũng như nguy cơ mang tính toàn cầu, khả năng chịu đựng các va đập, rủi ro trong kinh doanh thấp, chưa thực sự am hiểu các thông lệ, luật phát kinh doanh quốc tế... Các điểm yếu này không phải là quá trầm trọng, những rõ ràng nếu không được khắc phục có hiệu quả sẽ có ảnh hưởng xấu và ngày càng lớn đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO thì đây chính là những nhân tố góp phần tạo ra những thách thức đối với Việt Nam:  Yêu cầu thị trường khắt khe hơn: Trên thị trường toàn cầu, người tiêu dùng có thêm nhiều thuận lợi để lựa chọn hàng hóa mà họ cần, không những thế ngày nay người tiêu dùng không chỉ quan tâm hình dáng, mẫu mã, giá cả sản Đồng Thị Thu Hương 18 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  19. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam phẩm hàng hóa, dịch vụ mà họ còn có những đòi hỏi mới cao hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.  Cuộc cạnh tranh sẽ gay gắt, khốc liệt hơn: Đó là cuộc cạnh tranh toàn cầu, doanh nghiệp ta ra nước ngoài sẽ gặp nhiều đối thủ mới, đồng thời các doanh nghiệp trong WTO sẽ tìm mọi cách để thâm nhập ngày càng sâu vào thị trường nước ta. Có thể thấy trước nhiều lĩnh vực sẽ bị cạnh tranh gay gắt nhất là tài chính, ngân hàng, viễn thông… Cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư, kinh doanh bình đẳng như doanh nghiệp trong nước.  Thị trường lao động sẽ sôi động hơn: có thể diễn ra tình trạng dịch chuyển lao động giữa các nước thành viên WTO, trước hết là các nước trong khu vực gây ra tình trạng thiếu nhân lực. Nhân lực cấp cao sẽ tìm đến nơi có điều kiện phù hợp với họ, cuộc cạnh tranh về nhân lực cấp cao sẽ gay gắt. Vì vậy, doanh nghiệp rất khó tìm được và giữ được nhân lực lao động kỹ thuật và nhân lực cấp cao cho doanh nghiệp mình.  Nhiều ưu đãi hiện hành trái với các cam kết trong WTO để bảo vệ doanh nghiệp trong nước, nhất là với doanh nghiệp nhà nước sẽ bị bãi bỏ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp khó khăn. Các doanh nghiệp được bình đẳng cạnh tranh trong kinh doanh, không kể đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này sẽ khó khăn cho doanh nghiệp nước ta nhất là khi doanh nghiệp nước ta đang còn yếu kém.  Doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ thành thạo trong luật chơi chung. Gia nhập WTO doanh nghiệp nước ta phải tiếp cận hệ thống luật lệ WTO và luật lệ của từng đối tác. Khi thương mại và đầu tư tăng nhanh, các cuộc kiện tụng về tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, sở hữu trí tuệ… sẽ nhiều hơn trước. Thế nhưng, hệ thống thể chế, chính sách của nước ta chưa hoàn chỉnh, kinh Đồng Thị Thu Hương 19 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
  20. Tìm hiểu mô hình thư viện doanh nhân ở Việt Nam nghiệm của hệ thống tư pháp nước ta trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài còn nhiều lúng túng, doanh nhân nước ta lại chưa rành luật lệ thế giới về xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, bảo hiểm quốc tế… Đó là những thời cơ và thách thức chủ yều mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi hội nhập quốc tế, song thời cơ là chủ yếu. Trên thực tế mọi xu thế vừa là thời cơ vừa là thách thức, không có xu thế nào đơn thuần chỉ là thời cơ hoặc thách thức. Thời cơ và thách thức luôn đan xen nhau và có thể chuyển hóa cho nhau. Mối quan hệ tương tác giữa thời cơ và thách thức chính là một thách thức lớn tạo ra thời cơ lớn mà mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt để tự vươn lên trong bối cảnh hội nhập thế giới. 1.3 Doanh nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 1.3.1 Khái niệm về doanh nhân Việt Nam Có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nhân Việt Nam. - Xét theo tiêu chí nghề nghiệp: Doanh nhân Việt Nam được hiểu là một cộng đồng rất đa dạng, hình thành từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội, nhưng họ có một đặc điểm chung là làm công việc kinh doanh với mục tiêu đạt được sự giàu có và thành đạt. - Xét theo tính cách và tâm lý của doanh nhân: Doanh nhân là một nhóm xã hội lớn có đặc điểm tâm lý đặc thù so với một nhóm xã hội khác mà ta có thể so sánh như công nhân, công chức, người hoạt động xã hội, nhà báo, quân nhân… - Kết hợp cả hai tiêu chí trên, người ta đưa ra một khái niệm về đặc điểm nghề nghiệp và tính cách của họ: Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng xã hội gồm những người làm nghề kinh doanh, trước hết là bộ phận người chủ sở hữu, lãnh đạo, quản lý, hoạt động nghiệp vụ kinh doanh (có mục tiêu vị lợi) của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Đồng Thị Thu Hương 20 Lớp K51 – Thông tin Thư viện
nguon tai.lieu . vn