Xem mẫu

  1. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài : Thế kỷ XX, trong đó sự phát triển có tính chất bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, những tiến bộ công nghệ sinh học, sự chuyển dịch sang nền kinh tế dựa trên tri thức, xu hướng toàn cầu hóa, xu thế giao lưu văn hóa toàn cầu, sự ra đời nền kinh tế điện tử, sự có mặt của máy tính cá nhân và Internet ở khắp mọi nơi…đang tác động và làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Đứng trước những sự chuyển biến lớn lao của xã hội, việc nghiên cứu và học tập của sinh viên gặp nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn. Dẫu rằng sinh viên ở các trường đại học đang được giáo dục trong một môi trường với sự trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất cũng như môi trường để tiếp cận với các nguồn lực thông tin đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu, song đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của sản lượng thông tin cũng như các phương tiện lưu trữ, truyền tải, cung cấp thông tin phát triển theo cấp số nhân không ngừng như hiện nay, con người trở nên thật nhỏ bé. Sinh viên ngày nay đang được học tập trong một môi trường rộng mở và linh hoạt, nơi mà các kiến thức và kỹ năng xử lý, sử dụng thông tin được xem như nhân tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy: “Giáo dục cần phải được đổi mới thông qua các hình thức học tập mới để giúp sinh viên trở nên tích cực và chủ động hơn trong kỷ nguyên thông tin”. Theo đó: việc học tập nên dựa vào các nguồn thông tin về thế giới thực, việc học tập nên hướng vào vấn đề “tương tác” và “tích hợp” hơn là bị động và manh mún, việc học tập phải dựa trên cơ sở “cộng tác”, nên sử dụng các công nghệ truyền thông hiện đại trong việc học tập”.[8,tr.137] Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội1
  2. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang Nhìn chung, mỗi sinh viên chúng ta chỉ lưu lại một ít những gì chúng ta nghe được trên lớp hoặc ở các môi trường học tập khác nếu như chúng ta không tham gia tích cực vào quá trình học tập và áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề cụ thể. Cho nên phương pháp giáo dục là một điều rất quan trọng, làm thế nào để đưa sinh viên trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Sinh viên sẽ là những người tiếp nhận tri thức, xử lý tri thức và tạo ra tri thức một cách chủ động. Hay nói cách khác, sinh viên phải là người có Kiến thức thông tin để có khả năng học tập suốt đời. Nhận ra được tầm quan trọng của kiến thức thông tin (KTTT) đối với giáo dục đại học, nhiều trường đại học trong nước đã có những nỗ lực cho việc đổi mới phương pháp giáo dục, đặc biệt là xuất phát điểm bắt đầu đào tạo KTTT cho sinh viên từ trung tâm thông tin – thư viện của mỗi trường đại học. Nổi bật phải kể đến như Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ, Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Hà Nội, Trung tâm học liệu Đại học Huế, Trung tâm Thông tin học liệu Đại học Đà Nẵng, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia… Chúng ta biết rằng: “Thư viện chính là công cụ truyền bá tri thức một cách tĩnh lặng, là nơi chuyển tải thông tin một cách nhẹ nhàng, nhưng có tác động cao và hiệu quả lớn, không chỉ là hình thức cho người đọc mượn một cuốn sách, cung cấp một sản phẩm thông tin, mà nhiệm vụ (nội dung) của thư viện chính là sự chuyển tải những tri thức đến người đọc, người dùng tin những thông tin cần thiết và bổ ích trong việc tự học tập và nghiên cứu, xây dựng một xã hội học tập trong nhân dân”. Hiện tại, với việc chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo tín chỉ, việc giáo dục KTTT cho sinh viên lại càng quan trọng, hơn lúc nào hết thư viện chứng tỏ được là một phần không thể thiếu được của cộng đồng. Đào tạo KTTT cho người dùng tin một cách hiệu quả, khoa học để sinh viên biết chủ động, sáng tạo trong việc lựa chọn thông tin, trang bị cho mình kỹ năng học tập suốt đời luôn là vấn đề tác giả Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội2
  3. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang tìm hiểu. Bên cạnh đó hiện tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội – một trong những thư viện đại học đang triển khai đào tạo KTTT sớm nhất trên địa bàn Hà Nội, nhằm tìm ra các giải pháp cụ thể, thực tế, phù hợp triển khai KTTT cho các thư viện đại học nói chung. Do đó tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành Thông tin – Thư viện. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo KTTT dành cho sinh viên tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội. Qua đó tìm ra những giải pháp cụ thể, hữu hiệu và phù hợp cho việc triển khai đào tạo kiến thức thông tin tốt hơn tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Hà Nội nói riêng và các thư viện đại học trong cả nước nói chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu : - Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý thuyết về kiến thức thông tin, tầm quan trọng của KTTT với giáo dục đại học hiện nay - Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và phân tích những cơ sở triển khai KTTT phù hợp với hoàn cản kinh tế, chính trị, xã hội và con người Việt Nam - Nhiệm vụ 3: Khảo sát thực trạng thực tiễn hoạt động đào tạo KTTT dành cho sinh viên tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội. Phân tích số liệu thu được và đưa ra những nhận định ban đầu về hiệu quả hoạt động đào tạo KTTT của thư viện - Nhiệm vụ 4: Đưa ra những nhận xét và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo KTTT tại thư viện, cố gắng trong tương lai không xa đưa KTTT trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên trước khi tốt nghiệp. Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội3
  4. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang 3. Tình hình nghiên cứu Có thể nói KTTT cho đến nay vẫn là một vấn đề mới với Việt Nam. Hiện tại, đã có một số mảng nghiên cứu liên quan đến đề tài KTTT : Mảng nghiên cứu chuyên sâu về KTTT. Các nghiên cứu đã đưa ra những nét khái quát về khái niệm và vai trò của KTTT đối với con người trong cuộc sống nói chung và đối với sinh viên trong việc tích lũy khả năng học tập suốt đời nói riêng. Các bài viết về KTTT được tập hợp trong cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học của Khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Từ ngày 8-12/5/2006 ở trường Đại học Hà Nội, được sự tài trợ của UNESCO đã phối hợp với Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) và Trung tâm Tài nguyên Tri thức Phát triển Úc (ADS) tổ chức khóa bồi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện của một số trường đại học tại Việt Nam Một số bài khóa luận không nhiều nghiên cứu về vấn đề KTTT với việc đào tạo nguồn lực cho ngành Thông tin - Thư viện, và đổi mới phương pháp giáo dục để đào tạo KTTT cho sinh viên tốt hơn. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu vào việc đào tạo KTTT xuất phát điểm từ thư viện, đặc biệt là Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Hà Nội. Thiết nghĩ, trong điều kiện thư viện đang ngày một được nhìn nhận đúng đắn từ xã hội như hiện nay, thì đây quả là vấn đề đáng lưu tâm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: để nắm rõ và có cái nhìn khách quan, đầy đủ về thực trạng đào tạo KTTT tại Trung tâm, tác giả đã khảo sát và phỏng vấn sinh viên các khóa 06, 07, 08, 09 - Phạm vi thời gian: 2005-2010 Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội4
  5. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Khóa luận dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo và thư viện, các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn, mạn đàm với người dùng tin và cán bộ đang công tác tại Trung tâm - Tổng hợp, thống kê số liệu - Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài mà khóa luận nghiên cứu 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn 6.1. Về mặt lý luận : Khóa luận giúp làm đầy đủ và phong phú hơn khái niệm về “ kiến thức thông tin” và tầm quan trọng của KTTT với giáo dục đại học hiện nay. Quan trọng hơn, khóa luận khẳng định rằng : nếu được trang bị đầy đủ KTTT ngay từ môi trường đại học, sinh viên sẽ có khả năng tự học và nghiên cứu suốt đời 6.2. Về mặt thực tiễn : Kết quả nghiên cứu của khóa luận là cơ sở để khẳng định sự cần thiết đáng lưu tâm và hiệu quả thu được khả quan từ hoạt động đào tạo KTTT của thư viện đại học dành cho sinh viên. Qua đó, thúc đẩy hơn nữa, sự quan tâm, đồng thuận và đầu tư của BLĐ nhà trường đại học dành cho thư viện để thư viện có thể phát huy hết khả năng vốn có của mình. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, nội dung cơ bản của niên luận được trình bày trong 3 chương: Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội5
  6. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang Chương 1: Tầm quan trọng của kiến thức thông tin trong giai đoạn hiện nay với quá trình đổi mới phương pháp đào tạo đại học theo hình thức tín chỉ Chương 2: Thực trạng hoạt động đào tạo kiến thức thông tin cho sinh viên tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kiến thức thông tin cho sinh viên tại Trung tâm Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội6
  7. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KIẾN THỨC THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO HÌNH THỨC TÍN CHỈ 1.1. Kiến thức thông tin (Information Literacy) 1.1.1. Khái niệm kiến thức thông tin Khái niệm “kiến thức thông tin” được Paul Zurkowski, Chủ tịch Hội công nghiệp thông tin (Mỹ) lần đầu tiên được đề cập đến năm 1974. Vào thời điểm đó, do sự phát triển vũ bão của thông tin, cũng như nhu cầu của cộng đồng về việc sử dụng tài nguyên thông tin, kiến thức thông tin được xem như là “những kỹ thuật và kỹ năng sử dụng các công cụ thông tin khác nhau, cũng như những nguồn lực cơ bản trong việc thiết lập các giải pháp thông tin cho vấn đề của người dùng” [8,tr.135]. Tuy nhiên, từ năm 1989, khi bản báo cáo cuối cùng của Hiệp Hội thư viện Hoa Kỳ được công bố, khái niệm kiến thức thông tin đã được hầu hết các cơ quan giáo dục đặc biệt chú ý. Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), kiến thức thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả”. Cheek và các tác giả khác trích dẫn ý tưởng của McKie với sự khẳng định rằng: “kiến thức thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc tự học suốt đời” [8,tr.135]. Kiến thức thông tin không chỉ đơn thuần là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thông tin một cách có hiệu quả, nó bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định để truy cập các Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang nguồn thông tin. Rõ ràng xét về tổng thể, KTTT liên quan đến việc xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin, thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin. Kiến thức thông tin giúp trả lời những câu hỏi quan trọng như: “Có thể đáp ứng được nhu cầu tin ở đâu?”;“Có thể đáp ứng được nhu cầu thông tin nhờ những kỹ năng nào?”;“Thông tin nào cần được sử dụng và hành vi sử dụng như thế nào được coi là hợp lý?”[15,tr.203]. Có nhiều hướng tiếp cận nội dung Kiến thức thông tin, nhưng theo tôi hướng tiếp cận của Viện kiến thức thông tin Australia và New Zealand – ANZILL (Australian and New Zealand Institute for Information Literacy) là bao quát nhất. Theo tổ chức này, cấu trúc của KTTT gồm: kỹ năng cơ bản, kỹ năng thông tin, giá trị và niềm tin. - Nhóm các kỹ năng cơ bản bao gồm: kỹ năng giải quyết vấn đề, cộng tác và làm việc theo nhóm, giao tiếp và suy nghĩ tích cực. - Nhóm các kỹ năng thông tin bao gồm: tìm kiếm thông tin, sử dụng nguồn tin và sự thành thạo về công nghệ thông tin. - Nhóm giá trị và niềm tin bao gồm: sử dụng thông tin một cách thông minh và có đạo đức, đến trách nhiệm xã hội và sự tham gia các hoạt động công cộng. Kỹ năng cơ bản Kỹ năng thông tin Giá trị niềm tin Kiến thức thông tin Sơ đồ 1: các yếu tố của kiến thức thông tin Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội8
  9. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang 1.1.2. Thế nào là ngƣời có kiến thức thông tin Theo Viện Kiến thức thông tin Úc và New Zealand cho rằng một người có kiến thức thông tin là người có khả năng [8,tr.135] : - Nhận dạng được nhu cầu tin của bản thân - Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần - Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả - Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra - Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức - Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả - Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa trong việc sử dụng thông tin - Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức - Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách nhiệm xã hội - Trải nghiệm kiến thức thông tin như một phần của học tập độc lập cũng như tự học suốt đời Qua đó chúng ta nhận ra rằng: “Người có kiến thức thông tin là người đã học được cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập từ họ. Kiến thức thông tin tạo lập cơ sở cho quá trình học tập suốt đời (Lifelong learning), người có KTTT luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động.”[8,tr.136] Trong môi trường Đại học, theo ACRL (Association of College and Research Libraries) sinh viên có kiến thức và kỹ năng thông tin, được thể hiện ở những khả năng sau: Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang 1) Khả năng xác định được bản chất và mở rộng nhu cầu tin - Định nghĩa và thống nhất các nhu cầu tin - Nhận ra sự khác nhau giữa các loại, các nguồn nhân lực thông tin - Xem xét giá trị và lợi ích của thông tin thu được - Đánh giá bản chất và mở rộng nhu cầu thông tin. 2) Khả năng tìm kiếm thông tin theo nhu cầu một cách có kết quả và hiệu quả - Lựa chọn những phương pháp tìm kiếm thích hợp, hoặc lựa chọn những hệ thống truy cập thông tin được thiết kế một cách hiệu quả - Tìm kiếm thông tin trực tuyến hoặc sử dụng các phương pháp khác - Lựa chọn chiến lược tìm nếu cần thiết - Lấy ra, ghi lại, quản lý thông tin và các nguồn của nó. 3) Khả năng đánh giá thông tin và nguồn tin tìm được một cách nhanh chóng, phối hợp các thông tin và nguồn tin được lựa chọn trong kiến thức cơ bản của mình và đánh giá hệ thống - Tóm tắt các ý chính từ các thông tin được tích hợp - Áp dụng các tiêu chuẩn ban đầu để đánh giá thông tin và các nguồn của nó - Tổng hợp những ý chính để xây dựng các ý tưởng mới - So sánh những kiến thức mới với những kiến thức trước đó, để xác định các giá trị mới, những mâu thuẫn, hoặc những định tính của thông tin - Xác định kiến thức mới có tác động đến hệ thống đánh giá của cá nhân hay không và từng bước điều hòa sự tác động đó - Quyết định có cần thiết phải xem xét lại các kiến thức hay không. 4) Khả năng làm việc theo nhóm hoặc độc lập, sử dụng thông tin có hiệu quả để hoàn thành một mục đích nhất định - Áp dụng những thông tin cũ và mới để xây dựng kế hoạch và tạo ra một sản phẩm cụ thể, hoặc kế hoạch trình bày Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang - Kiếm tra lại quá trình phát triển của sản phẩm, hoặc có kế hoạch trình bày - Truyền bá sản phẩm, hoặc trình bày ý tưởng một cách có hiệu quả. 5) Khả năng hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, luật pháp, các vấn đề xã hội xung quanh việc sử dụng thông tin và truy cập, sử dụng thông tin đúng cách, đúng luật - Hiểu quy cách, luật pháp và các vấn đề kinh tế, xã hội xung quanh thông tin và công nghệ thông tin - Có ý thức làm theo luật, theo các quy tắc, các chính sách của tổ chức và các quy ước nghề nghiệp, có liên quan đến việc truy cập và sử dụng thông tin - Biết nhìn nhận việc sử dụng thông tin trong việc truyền bá các sản phẩm hoặc thuyết trình. Như vậy, một người có KTTT không đơn giản chỉ là người có kiến thức rộng, hiểu biết sâu. Kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú, làm sao để sử dụng nó một cách hữu hiệu nhất, biết đánh giá đúng giá trị của thông tin. Sinh viên chúng ta nếu nắm được các khả năng cần có của một người có KTTT như Viện kiến thức thông tin Úc và New Zealand, hay theo ACRL hoặc tổ chức thư viện Mỹ đưa ra chắc chắn các bạn sẽ làm chủ được bất kỳ nguồn thông tin nào. 1.1.3. Tiêu chuẩn về kiến thức thông tin 1) Nhóm tiêu chuẩn kiến thức thông tin  Tiêu chuẩn 1: Sinh viên có kiến thức thông tin biết đánh giá thông tin một cách hiệu quả  Nhận thức được nhu cầu thông tin  Nhận biết rằng thông tin chính xác và toàn diện là cơ sở của những quyết định thông minh  Xác định vấn đề dựa trên các nhu cầu thông tin  Xác định một loạt các nguồn tin có thể Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội11
  12. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang  Phát triển và sử dụng các chiến lược xác định thông tin một cách có hiệu quả  Tiêu chuẩn 2: Sinh viên có KTTT có thể đánh giá thông tin một cách thành thạo và khách quan  Xác định tính đúng đắn, chính xác và toàn diện  Phân biệt rõ ràng các khái niệm sự kiện, quan điểm và ý kiến  Xác định thông tin không đúng đắn và nhầm lẫn  Lựa chọn thông tin đúng đắn cho từng vấn đề  Tiêu chuẩn 3: Sinh viên có KTTT sử dụng thông tin một cách đúng đắn và sáng tạo  Đưa thông tin vào ứng dụng thực tế  Nhập thông tin mới vào kho tri thức riêng của mình  Áp dụng thông tin trong suy luận và giải quyết vấn đề  Xây dựng, lưu truyền thông tin và ý tưởng dưới nhiều dạng thức thích hợp 2) Nhóm các tiêu chuẩn học tập độc lập  Tiêu chuẩn 4: Sinh viên là người học độc lập là một người có KTTT và tìm đến nguồn thông tin có liên quan đến các lợi ích cá nhân.  Tìm kiếm thông tin đáp ứng sự thỏa mãn cá nhân như lợi ích nghề nghiệp, sức khỏe và giải trí  Thiết kế, phát triển và đánh giá các sản phẩm và giải pháp thông tin có liên quan đến các lợi ích cá nhân  Tiêu chuẩn 5: Sinh viên là một người học độc lập là một người có KTTT và đánh giá cao nguồn thông tin và các cách biểu hiện sáng tạo khác của thông tin  Là một người có khả năng đọc thành thạo và năng động  Lĩnh hội ý nghĩa thông tin trong các dạng thức khác nhau một cách sáng tạo Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội12
  13. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang  Phát triển các sản phẩm một cách sáng tạo dưới nhiều hình thức khác nhau  Tiêu chuẩn 6: Sinh viên là người học tập là một người có KTTT và luôn tìm kiếm các thông tin và tri thức mới  Đánh giá chất lượng của quá trình xử lý và các sản phẩm của việc tìm kiếm thông tin cá nhân  Phát huy các chiến lược chỉnh sửa, nâng cao và cập nhật tri thức tự có 3) Nhóm các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội  Tiêu chuẩn 7: Sinh viên có đóng góp tích cực đến cộng đồng học tập và cho xã hội là một người có tri thức thông tin và nhận thức được tầm quan trọng của thông tin trong xã hội dân chủ.  Tìm kiếm thông tin từ các nguồn, ngữ cảnh, nguyên tắc và văn hóa khác  Tôn trọng nguyên tắc truy cập công bằng đến thông tin  Tiêu chuẩn 8: Sinh viên có đóng góp tích cực đến cộng đồng học tập và cho xã hội là một người có tri thức thông tin và thực hiện tốt hành vi đạo đức đối với thông tin và công nghệ thông tin.  Tôn trọng các nguyên tắc tự do trí tuệ  Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ  Sử dụng công nghệ thông tin một cách có trách nhiệm  Tiêu chuẩn 9: Sinh viên có đóng góp tích cực đến cộng đồng học tập và cho xã hội là một người có tri thức thông tin và tham gia một cách hiệu quả vào quá trình tìm tòi và tiếp thu thông tin.  Chia sẻ tri thức và thông tin với người khác  Tôn trọng ý kiến và kiến thức của người khác và tiếp thu những đóng góp của họ  Hợp tác cùng mọi người để xác định các vấn đề thông tin và để tìm kiếm giải pháp Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội13
  14. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang  Hợp tác cùng mọi người cả đích thân và thông qua công nghệ để thiết kế, phát triển và đánh giá các vấn đề và giải pháp thông tin. 1.2. Vai trò của kiến thức thông tin trong giai đoạn hiện nay đối với giáo dục đại học Kiến thức thông tin trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt đối với giáo dục đại học có vai trò vô cùng quan trọng. Kiến thức thông tin là một kỹ năng cần thiết nhằm giúp người học, người nghiên cứu gặt hái được những thành công nhất định trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học. Việc sử dụng ngày càng nhiều các kỹ thuật học tập chủ động, sự phổ biến của các nguồn thông tin điện tử và kinh nghiệm ngày càng tăng của cán bộ thư viện trong việc dạy cách sử dụng thư viện và các nguồn thông tin đã thúc đẩy nhu cầu thực thi các chương trình kiến thức thông tin. Howard Simmons, Cựu giám đốc của ủy ban các bang miền trung đã chú ý vào tính trung gian và tầm quan trọng của kiến thức thông tin: “Kiến thức thông tin phải được coi như một khái niệm có liên kết chặt chẽ đến cải tiến chương trình đại học – và nó không chỉ là con ngựa gỗ của cán bộ thư viện. Theo tôi, kiến thức thông tin – theo nghĩa hẹp – vẫn được nhiều người coi là một hoạt động ngoại biên trừ khi nó là một thành tố không thể tách rời của quá trình giảng dạy và học tập. Hiểu một cách rộng rãi, kiến thức thông tin nên được coi như một chiến lược để nâng cao năng lực lĩnh hội cách học của sinh viên”[13,tr.95]. Để có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn về tầm quan trọng của KTTT đối với giáo dục đại học, chúng ta có thể đưa ra một số vai trò cơ bản của KTTT trong giáo dục đại học như sau: 1.2.1. Công cụ giúp cho việc học tập suốt đời Học tập suốt đời là yếu tố đầu tiên được nhắc đến khi thảo luận tính cấp thiết của KTTT. Không thể coi đào tạo là công cụ duy nhất để thu thập thông tin, nâng cao tri thức, phát triển học tập và sự nghiệp của mình. Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội14
  15. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang “KTTT tạo lập cơ sở cho vấn đề tự học suốt đời. Nó cho phép người học làm chủ nội dung thông tin, mở rộng diện quan tâm của học, giúp học có khả năng tự định hướng hơn, đồng thời kiểm soát tốt hơn việc học tập của họ. KTTT nên đưa vào trong các chương trình đào tạo quốc gia, cũng như trong giáo dục đại học, giáo dục phi chính quy và vấn đề học tập suốt đời”. (Theo Abid trong hội nghị Quốc tế lần thứ 70 về Thông tin – Thư viện do IFLA tổ chức).[5,tr.11] 1.2.2. Giảm thiểu hiệu quả sự bùng nổ thông tin Sự bùng nổ thông tin cũng được xem là một nguyên nhân khác cho sự cần thiết của KTTT. Thông tin được truyền tải đến mỗi cá nhân theo nhiều cách khác nhau: từ thư viện, từ nguồn cộng đồng, các tổ chức, các phương tiện truyền thông, Internet…và dưới rất nhiều dạng thức: đa phương tiện, đồ thị, thính giác, văn bản…Điều đó đặt ra vấn đề về tính xác thực, hợp lý, độ tin cậy của thông tin và cũng đặt ra nhiều thách thức cho các cá nhân trong việc đánh giá và nhận biết thông tin. Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thông tin và sự ra đời của Internet, người học dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết qua nhiều cách. Tuy nhiên, nếu không có KTTT người học sẽ không biết lựa chọn thông tin, dễ rơi vào tình trạng quá tải thông tin, tiếp cận thông tin sai lệch, vận dụng thông tin không hiệu quả, hoặc không thể chuyển biến thông tin thành tri thức. 1.2.3. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học Phương pháp đào tạo tín chỉ như hiện nay có thể nói là sự “thay da đổi thịt” của giáo dục đại học ở Việt Nam. Dần dần loại bỏ cách học “thầy đọc trò chép”, tạo ra cho sinh viên một không khí học chủ động hơn, luôn tìm tòi những cái mới và biến kiến thức thành của mình. Hơn nữa, phương pháp giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết đầu ra. Cho nên, Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội15
  16. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang phương pháp giáo dục cần phải được nâng cấp và đổi mới nhằm đưa sinh viên trở thành trung tâm của quá trình dạy và học. Eskola gọi đây là “giảng dạy tích cực”, tức là sinh viên sẽ là người chủ động trong cách tiếp nhận tri thức, hơn nữa là phải biết xử lý và sáng tạo ra tri thức. Sau đây là biểu đồ về mức độ tiếp thu kiến thức của sinh viên trong môi trường đại học qua một số hình thức như: nghe, đọc, âm thanh – hình ảnh, minh họa, thảo luận nhóm, thực hành và dạy người khác – dùng ngay điều đã học. Từ đó các trường đại học có thể đổi mới phương pháp dạy và học hiệu quả nhất, giúp sinh viên thu được lượng kiến thức từ những bài giảng hằng ngày ở giảng đường. Biểu đồ 1: mức tiếp thu kiến thức của sinh viên thông qua các hình thức học tập 2% 4% Nghe 7% Đọc 31% 11% Âm thanh, Hình ảnh Minh họa Thảo luận nhóm 18% Thực hành Dạy người khác/ dùng ngay 27% điều đã học 1.2.4. Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học (NCKH) được xem như một thước đo chất lượng của nền giáo dục và kinh tế tri thức của một quốc gia. Hoạt động NCKH ở các trường đại học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển khoa học – công nghệ vì đó là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Chính vì vậy, KTTT đóng một vai trò hết Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang sức quan trọng trong việc rèn luyện cho sinh viên, giáo viên cũng như các nhà nghiên cứu khả năng thực hiện NCKH và nâng cao chất lượng NCKH. NCKH là thu thập, phân tích thông tin để hiểu biết về một hiện tượng, đó là “quá trình điều tra có thông số và mục tiêu rõ ràng: khám phá, sáng tạo tri thức, xây dựng học thuyết”.[5,tr.13]. Vì vậy, NCKH là một quá trình vận dụng nhiều kỹ năng của người nghiên cứu, mà chính KTTT giúp người đọc xây dựng và rèn luyện những kỹ năng đó. Với định nghĩa NCKH vừa nêu trên, để tiến hành NCKH, người nghiên cứu trước hết phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng về KTTT như:  Nhận biết: biết được lúc nào cần thông tin, đặt giả thuyết cho vấn đề  Khả năng định vị: xác định nguồn cung cấp thông tin và tìm được nguồn tin cần có  Đánh giá thông tin  Khả năng phê phán: tư duy nhận xét, phê bình trước các vấn đề, hiện tượng  Khả năng sáng tạo: không ngừng đặt câu hỏi với những kiến thức, lý thuyết đã được đúc kết, tìm ra hướng đi mới, xây dựng tri thức, học thuyết mới  Tổ chức thông tin: chọn lọc và tổ chức thông tin theo thế giới quan của mỗi người  Khả năng ứng dụng: vận dụng hiệu quả thông tin đó vào thực tế giải quyết vấn đề Không phải bất cứ sinh viên nào cũng có thể NCKH một cách thuận lợi mà không có sự rèn luyện của giáo viên về những kỹ năng của KTTT, qua đó là sự tự phát huy và không ngừng trau dồi các kỹ năng đó của bản thân họ. KTTT chính là hành trang không thể thiếu trong NCKH, trong nền Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội17
  18. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang kinh tế tri thức, giúp sinh viên hòa nhập và phát triển bền vững trong xã hội thông tin. 1.2.5. Tăng khả năng thích ứng với môi trƣờng của sinh viên Môi trường làm việc rất khắc nghiệt có tình cạnh tranh cao, nếu sinh viên chưa cọ xát và có một nền tảng vững chắc về KTTT sẽ không đủ tự tin bước vào môi trường mới hay đưa ra ý kiến của mình. KTTT chắc chắn sẽ giúp sinh viên có một khả năng làm việc linh hoạt, năng động, hơn nữa là kỹ năng cộng tác nhóm hiệu quả, đánh giá chính xác năng lực cá nhân và một tinh thần làm việc, một đạo đức nghề nghiệp lành mạnh. 1.3. Tình hình triển khai kiến thức thông tin hiện nay 1.3.1. Trên thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu về KTTT đã được tiến hành từ giữa những năm 1970. Càng về sau mức độ nghiên cứu càng tăng lên. KTTT đã được nhiều quốc gia và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp nghiên cứu và phổ biến trên toàn cầu như Hội Công nghiệp thông tin Mỹ, Hiệp hội các thư viện đại học và chuyên ngành của Mỹ, Hội thư viện Mỹ, Liên hiệp các Hội thư viện thế giới, UNESCO. Hiện nay, ở nước ngoài KTTT được coi như một môn khoa học với đầy đủ hệ thống lý luận, phương pháp nghiên cứu và phương pháp giảng dạy với những kỹ năng ứng dụng hiệu quả vào thực tế. Hoa Kỳ là nước đã bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu về KTTT. Rất nhiều hội nghị, hội thảo đã được tổ chức ở các nước, các khu vực và quốc tế về vấn đề này. Ở khu vực Đông Nam Á, năm 2004 Thư viện Đại học Brunei Darussalam phối hợp với Hội Thư viện Brunei đã tổ chức một hội thảo về KTTT với sự tham dự của nhiều nước trong khu vực. Trong tổ chức IFLA cũng có những thay đổi để đáp ứng với sự quan tâm đối với KTTT. Vào năm 2001, tại hội nghị hàng năm tại Boston, Hoa Kỳ, IFLA đã đổi tên Bàn tròn về đào tạo người dùng tin thành Tiểu ban Kiến thức thông tin. Từ đó đến Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội18
  19. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang nay, Tiểu ban đã có nhiều hoạt động để phổ biến KTTT trên toàn thế giới, trong đó có ý định sẽ sử dụng chứng chỉ quốc tế về KTTT [7,tr.215]. UNESCO cũng quan tâm tới vấn đề phổ biến KTTT trên phạm vi toàn cầu với những chương trình hoạt động hết sức phong phú. Ở đây, tác giả muốn đề cập đến một sự kiện, mà kết quả của nó đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến KTTT. Đó là sự kiện: vào tháng 9 năm 2003, dưới sự tài trợ của UNESCO, UB quốc gia về khoa học thư viện và thông tin và Diễn đàn quốc gia về KTTT (Hoa Kỳ) đã tổ chức một hội thảo bàn về KTTT. Hội thảo này đã ra một tuyên bố gọi là Tuyên bố Praha: tiến tới một xã hội có kiến thức thông tin (The Prague Declaration: Towards an Information Literate Society). Điều đáng chú ý là trong Tuyên bố Praha đã đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản quan trọng về kiến thức thông tin [7,tr.215]. Đó là:  Việc hình thành xã hội thông tin là chìa khóa cho sự phát triển xã hội, văn hóa, kinh tế của các dân tộc và các cộng đồng, các thiết chế và các cá nhân trong thế kỷ XXI và những năm tiếp theo  KTTT bao gồm kiến thức về nhu cầu và yêu cầu tin, khả năng xác định, định vị, đánh giá, tổ chức và sáng tạo, sử dụng có hiệu quả và truyền thông tin tới các địa chỉ. Đây là điều kiện đầu tiên để tham gia có hiệu quả vào xã hội thông tin và là một phần trong quyền cơ bản của con người được học tập suốt đời  KTTT trong quan hệ với sự tiếp cận tới các thông tin cần thiết và sử dụng có hiệu quả thông tin và công nghệ truyền thông, sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc thủ tiêu các bất công bên trong và giữa các quốc gia, dân tộc và trong việc khuyến khích lòng khoan dung, hiểu biết lẫn nhau thông qua việc sử dụng thông tin trong ngữ cảnh đa văn hóa và đa ngôn ngữ  Các chính phủ cần phát triển các chương trình liên ngành rộng lớn để khuyếch trương KTTT trên phạm vi cả nước như là bước đi cần thiết để loại bỏ sự cách biệt về số hóa thông qua việc tạo lập tính công dân ở KTTT, xã hội dân sự có hiệu quả và lao động có tính ganh đua Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Phạm Thị Huyền Trang  KTTT là nhu cầu của mọi khu vực xã hội và mỗi khu vực có nhu cầu phù hợp với nhu cầu và ngữ cảnh đặc thù của mình  KTTT là một bộ phận quan trọng của Giáo dục dành cho mọi người mà nó có thể đóng góp vào sự thành công của các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ và thực hiện Tuyên bố toàn cầu về quyền con người. Đặc biệt, phải kể đến Mô hình 8 bước (Empowering Eight Model – Generic Model for Information Literacy) mà Hội thảo quốc tế tại Shilanka năm 2004 đã xây dựng dựa trên những vấn đề nghiên cứu lý thuyết và đúc rút từ làm việc với người dùng tin có thể gợi ý cho ta nhiều điều lý thú về kiến thức thông tin [14,tr.166]: Bước 1: Xác định nhu cầu thông tin Bước 2: Xây dựng chiến lược/Khám phá nguồn tin Bước 3: Lựa chọn thông tin/Tìm kiếm thông tin Bước 4: Tổ chức thông tin Bước 5: Sáng tạo trong dùng tin Bước 6: Trình bày thông tin Bước 7: Đánh giá thông tin Bước 8: Sử dụng thông tin Mô hình này đã khái quát một cách khoa học 8 bước cần thiết trong KTTT. Đây là mô hình hay, hiệu quả để chúng ta suy nghĩ nên áp dụng vào điều kiện giáo dục KTTT tại Việt Nam. Hiểu được tầm quan trọng không thể thiếu của KTTT trong một xã hội phát triển, nhiều nước trên thế giới đã có kế hoạch và triển khai KTTT rất hiệu quả, tiêu biểu phải kể đến như Mỹ, Oxtraylia, New Zealand…Ở những nước này, hệ thống các trường đại học được triển khai KTTT một cách có hệ thống, môn học KTTT được tích hợp trong khung chương trình đào tạo đại học và là một yếu tố không thể thiếu trong tiêu chí tốt nghiệp. Đây là một cơ sở tốt cho Việt Nam học tập, áo dụng vào thực trạng đào tạo sinh viên cho đất nước. Tìm hiểu hoạt động đào tạo kiến thức thông tin dành cho sinh viên tại Trung tâm TTTV Đại học Hà Nội20
nguon tai.lieu . vn