Xem mẫu

  1. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nhân loại đang bước vào thời đại lấy tri thức làm nguồn tài nguyên quan trọng, sử dụng, phân phối và sản xuất tri thức làm nhân tố chủ yếu của nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin. Sự đột phá vươn tới thành công của thế giới hiện đại đều bắt nguồn từ thông tin trên cơ sở nguồn lực thông tin- nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, là chìa khoá của tri thức và sự đổi mới của thế kỷ XXI. Thông tin đang thực sự trở thành tài nguyên vô giá, là yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Trình độ phát triển thông tin trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nền văn minh vật chất và tinh thần xã hội trong nền kinh tế tri thức. Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, việc thu thập các nguồn thông tin để cung cấp thông tin có chất lượng phục vụ cho người dùng tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước những yêu cầu cấp thiết đó, các thư viện công cộng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng ở nước ta. Nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin đó là mục tiêu và động lực phát triển thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước ta nói chung, do đó TVQGVN hết sức chú trọng công tác phát triển nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. K51 Thông tin-Thư viện 1
  2. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của thư viện. Từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng nguồn tin ngoại văn cũng như nâng cao hiệu quả của khai thác nguồn tin đó tại thư viện. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận chung về nguồn tin. - Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại TVQGVN. - Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN. - Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại thư viện. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Những tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ Văn hoá- Thể thao- Du lịch về công tác thông tin- thư viện. Phương pháp nghiên cứu: K51 Thông tin-Thư viện 2
  3. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết - Thu thập, thống kê số liệu. - Phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu. - Khảo sát thực tế, trao đổi với các chuyên gia và các nhà quản lý. 6. Những đóng góp của khoá luận Hiện tại nghiên cứu về nguồn lực thông tin của TVQGVN đã có một số khoá luận đề cập đến ở những khía cạnh khác nhau như đề tài của các tác giả: Trần Mỹ Dung, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Nụ,….Với sự cố gắng cao nhất và trong khả năng có thể, đề tài “Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả có những đóng góp sau: Về mặt lý luận: Qua việc mô tả thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, đề tài khẳng định tầm quan trọng và giá trị thiết thực của công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung, công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nói riêng. Về mặt thực tiễn: Phản ánh thực trạng hoạt động xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN, đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong công tác này. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Khoá luận gồm những nội dung chính sau : Chương 1. Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam. K51 Thông tin-Thư viện 3
  4. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Chương 3. Một số giải pháp công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện khoá luận, do trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân hạn chế, khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cám ơn ! K51 Thông tin-Thư viện 4
  5. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 1.1. Sự hình thành và phát triển của Thƣ viện Quốc Gia Việt Nam Thư viện Quốc gia Việt Nam (National Library of Viet Nam) nguyên là Sở Lưu trữ và thư viện Đông Dương thành lập ngày 29/11/1917. Ngày 21/06/1919 thư viện chính thức mang tên Thư viện Trung ương Hà Nội, năm 1935 thư viện mang tên Pierr Pasquier. Ngày 20/10/1945 thư viện đổi tên thành Quốc gia thư viện, năm 1946 khi Pháp chiếm đóng Hà Nội thư viện mang tên Thư viện Trung ương, năm 1953 đổi tên thành Tổng Thư viện do sáp nhập viện Đại học Hà Nội. Từ ngày 29/06/1957 đến nay thư viện mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện lớn nhất của cả nước với vốn tài liệu phong phú và đa dạng. Thông qua sắc lệnh nộp lưu chiểu và thực hiện tốt công tác bổ sung vốn tài liệu, hiện nay TVQGVN có khoảng 1,5 triệu bản sách, hơn 8.000 tên báo, tạp chí, hơn 15.000 luận án tiến sĩ. Thư viện có quan hệ trao đổi với khoảng trên 100 đơn vị trong và ngoài nước (thư viện, cơ quan văn hoá, giáo dục, báo chí) của trên 30 nước trên thế giới. Hiện nay Thư viện Quốc gia Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội quốc tế các Hội thư viện và cơ quan thư viện (IFLA). Ngày 25/11/2007 kỉ niệm 90 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhì. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ * Chức năng. K51 Thông tin-Thư viện 5
  6. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Căn cứ vào quyết định số 81/2004/QĐ của Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch (BVH-TT-DL), TVQGVN có chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch gìn giữ di sản dân tộc, thu thập, tàng trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu dân tộc trong xã hội. * Nhiệm vụ. Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng tài liệu của thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức. Xây dựng bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nước ngoài viết về Việt Nam. Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam. Xử lí thông tin, biên soạn thư mục quốc gia và ấn phẩm thông tin về văn hoá nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng thư mục Việt Nam. Hợp tác trao đổi tài liệu với thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động thư viện. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của BVH-TT-DL hoặc yêu cầu của địa phương, đơn vị. Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của BVH-TT-DL và quy định của pháp luật. Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 điều 5 của Pháp lệnh Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của chính phủ. K51 Thông tin-Thư viện 6
  7. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 1.3. Cơ cấu tổ chức. Về cơ cấu tổ chức của TVQGVN gồm các phòng ban như sau: Ban giám đốc: Giám đốc và các phó giám đốc Hội đồng khoa học. TVQGVN gồm có 13 phòng, ban chuyên môn như sau: Phòng Hành chính- Tổ chức. Phòng Lưu chiểu. Phòng Bổ sung-trao đổi. Phòng Phân loại-biên mục. Phòng Đọc sách. Phòng Đọc báo- tạp chí. Phòng Tra cứu thông tin-tư liệu. Phòng Nghiên cứu khoa học. Phòng Tin học. Phòng Bảo quản. Phòng quan hệ quốc tế Phòng Tạp chí thư viện Việt Nam. Đội bảo vệ. K51 Thông tin-Thư viện 7
  8. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có 195 công nhân viên chức, trong đó có khoảng hơn 85% có trình độ đại học và trên đại học, công tác trong 13 phòng chức năng. 1.4. Ngƣời dùng tin và nhu cầu tin Người dùng tin (NDT) là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành mọi hệ thống thông tin – thư viện. NDT và nhu cầu tin (NCT) của họ là cơ sở cần thiết định hướng cho các hoạt động của thư viện. NDT vừa là chủ thể sản sinh ra thông tin vừa là khách thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện (SP&DV TT-TV). Họ còn góp phần điều chỉnh các hoạt động của thư viện thông qua các thông tin phản hồi. Phục vụ NCT của NDT là mục đích tồn tại và phát triển của các cơ quan TT-TV. Hiệu quả hoạt động phục vụ NDT được coi là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bất kì các cơ quan TT-TV nào. Vì thế nghiên cứu NCT của NDT là một trong các nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan TT-TV. Nghiên cứu NCT là nhận dạng nhu cầu về thông tin của NDT, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp để cung cấp thông tin phù hợp cho họ. Việc tìm hiểu đặc điểm NDT của TVQGVN và xác định NCT của họ đã được nghiên cứu thông qua kết quả của quá trình điều tra bằng phiếu điều tra nhu cầu tin (kết quả điều tra với tổng số phát ra là 120 phiếu thu về 111 phiếu), nghiên cứu thông qua báo cáo công tác của phòng đọc trong 5 năm gần đây. Các phương pháp trên đã xác định được thành phần NDT tại TVQGVN, xác định được trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, loại nguồn tin, ngôn ngữ mà họ thường sử dụng, đồng thời xác định được mức độ thoả mãn NCT của NDT. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung và xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng. K51 Thông tin-Thư viện 8
  9. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết * Số liệu thống kê thành phần NDT của TVQGVN từ năm 2005 đến năm 2009 Năm Tổng số Cán bộ Sinh viên thẻ cấp Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2005 23.463 6.600 28,1 16.863 77.4 2006 24.836 6.913 27,9 17.923 72.1 2007 21.705 6.257 28,6 15.448 71.4 2008 22.951 6.961 30,3 15.484 67,4 2009 16.633 5.779 34,7 10.851 65,2 Qua bảng số liệu này cho thấy số NDT chủ yếu đến TVQGVN làm thẻ là cán bộ và sinh viên trong đó lượng sinh viên luôn là đối tượng làm thẻ đông đảo nhất của thư viện. Tuy nhiên số lượng NDT đăng kí làm thẻ trong các năm gần đây có xu hướng giảm dần, năm 2006 là năm có số lượng làm thẻ đạt cao nhất 24.836 thẻ. Những năm sau thì số lượng thẻ có giảm đi đáng kể, đây là một điểm cần chú ý trong hoạt động phục vụ NDT của TVQGVN. Theo thống kê phiếu điều tra thì trình độ của NDT như sau: Cử nhân chiếm 82,9 % ( 92 phiếu ), thạc sĩ chiếm 12,6 % ( 14 phiếu), PGS.GS chiếm 0,9 % ( 1 phiếu), trình độ khác chiếm 3,6% ( 4 phiếu ) Theo phiếu điều tra NCT, thành phần NDT của TVQGVN như sau: Sinh viên các trường đại học cao đẳng chiếm 68,5% ( 76 phiếu ); cán bộ quản lí lãnh đạo chiếm 4,5% (5 phiếu); sản xuất kinh doanh chiếm 2,7 % (3 phiếu), giảng dạy chiếm chiếm 10,8 % (12 phiếu), hành chính sự nghiệp là 7,2% (8 phiếu), đối tượng khác 6,3%(7 phiếu). Do địa bàn Hà Nội có tới hơn 40 trường đại học, cao đẳng trong cả nước nên lượng sinh viên tới TVQGVN khá lớn chiếm 68,5% . Tuy nhiên bộ phận NDT là cán bộ hoạt động ở các lĩnh vực nói chung còn thấp, đòi hỏi Thư viện cần có biện pháp để thu hút bộ phận này. K51 Thông tin-Thư viện 9
  10. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Theo thống kê phiếu điều tra NCT của NDT về các lĩnh vực như sau: Lĩnh vực quan tâm Số lượng Tỉ lệ % Chính trị- xã hội 48 43, 2 Văn hoá-nghệ thuật 26 23,4 Khoa học công nghệ 12 10,8 Nông- Lâm nghiệp 1 0,9 Y- Dược học 12 10,8 Ngôn ngữ 36 32.4 Văn học 31 27,9 Lĩnh vực khác 19 17.1 Qua số liệu thống kê trên cho thấy nhu cầu của NDT về lĩnh vực chính trị - xã hội 43,2% là cao nhất, kể đến là lĩnh vực ngôn ngữ 32,4% thấp nhất là lĩnh vực nông- lâm nghiệp 0,9%. Theo thống kê phiếu điều tra NCT về loại ngôn ngữ mà người dùng tin sử dụng tại TVQGVN, nhìn chung NDT sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau bên cạnh ngôn ngữ tiếng Việt của nguồn tin chiếm 90% với 100 phiếu và chiếm số lượng cao nhất, sau đó là tiếng Anh chiếm 51,3% với 57 phiếu, các thứ tiếng khác ít hơn: tiếng Nhật chiếm 5,4% với 6 phiếu, tiếng Pháp chiếm 3,6% với 4 phiếu, tiếng Trung chiếm 1,8% (2 phiếu), tiếng Nga chiếm 0,9% (1phiếu), các ngôn ngữ khác chiếm 0,9% (1 phiếu). Như vậy TVQGVN nên bổ sung các loại ngôn ngữ nào để bạn đọc có thể sử dụng tốt nhất và làm phong phú nguồn tin ngoại văn tại thư viện. Từ phiếu điều tra NCT ta thấy các loại hình nguồn tin truyền thống vẫn được quan tâm sử dụng, nhất là sách chiếm 93,6% (104 phiếu), Internet chiếm 30,6% (34 phiếu), CSDL chiếm 4,5% (5 phiếu), vi phim vi phiếu 0,9% (1 phiếu), tài liệu dạng khác chiếm 3,6% (4 phiếu). Qua đó ta cũng thấy các loại hình nguồn tin như CSDL, vi phim vi phiếu, CD-ROM rất ít người sử dụng K51 Thông tin-Thư viện 10
  11. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết mà những nguồn tin đó thì TVQGVN rất phong phú và có chất lượng. Do đó Thư viện cần có biện pháp tuyên truyền hướng dẫn NDT sử dụng các loại hình nguồn tin này để không lãng phí và giảm thiểu áp lực về sử dụng nguồn tin dạng sách. Ngoài ra khi thống kê phiếu điều tra thì thời gian xuất bản của nguồn tin từ năm 2000 đến nay được sử dụng nhiều nhất chiếm 91% (101 phiếu ), từ năm 1987 -2000 chiếm 19,8% ( 22 phiếu), trước năm 1945 chiếm 9,9% ( 11 phiếu), từ năm 1954 đến 1986 chiếm 8,1% (9 phiếu), từ năm 1945 đến năm 1954 chiếm 5,4% (6 phiếu). Qua điều tra trên ta thấy NCT của NDT tại TVQGVN rất đa dạng và phức tạp. Thông qua nghiên cứu phiếu điều tra, báo cáo của công tác phục vụ bạn đọc và dựa trên quy định của TVQGVN về đối tượng phục vụ, có thể phân loại đối tượng người dùng tin của TVQGVN thành các nhóm sau: Nhóm 1: Các cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành. Các cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến các tỉnh thành phố là những người ra quyết định các cấp nhằm xây dựng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ - ngành. Thông tin cho họ là những thông tin mang tính mới, tính định hướng giải quyết tình hình thực tiễn trong và ngoài nước. Do vậy thông tin cần cô đọng, đầy đủ để giúp họ tiết kiệm thời gian có thể ra quyết định đúng đắn. Nhóm 2: Các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, kỹ sư. Nhóm NDT này cần các thông tin gốc, thông tin thư mục, tổng luận về nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực chuyên môn, những thành tựu mới, những phương pháp mới của khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước. K51 Thông tin-Thư viện 11
  12. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành khoa học. Nhóm NDT này là những người tích lũy kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc, nên họ cần thông tin mang tính cơ sở lý thuyết cơ bản đồng thời tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học và thông tin đi sâu vào một lĩnh vực chuyên ngành. Nhóm 4: Quần chúng nhân dân. NDT mục đích sử dụng thông tin của họ khác với nhóm NDT trên. Họ sử dụng thông tin khoa học kỹ thuật vào hoạt động thực tiễn để làm ra của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống nhằm phát triển toàn diện cho con người. So với những năm trước đây, thành phần NDT của Thư viện Quốc gia Việt Nam phong phú và đa dạng hơn. Ngoài NDT trong nước còn có đối tượng người nước ngoài, sinh viên học viên cao học ngày càng đông đảo hơn. 1.5. Các vấn đề chung về nguồn tin * Khái niệm nguồn tin: Nguồn tin là sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. Khái niệm phát triển nguồn tin: là quá trình làm cho nhu cầu thông tin của NDT được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nói cách khác, phát triển nguồn tin là nhằm đáp ứng NCT của NDT. * Phân loại nguồn tin: có nhiều cách phân loại như: Dựa vào chất liệu vật mang tin thì nguồn tin chia thành 3 loại: Nguồn tin in trên giấy: sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ…. K51 Thông tin-Thư viện 12
  13. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin trên phim ảnh, băng đĩa, băng từ…. Nguồn tin điện tử. Dựa vào mức độ xử lí thông tin: chia thành các loại: Nguồn tin cấp 1, nguồn tin cấp 2, nguồn tin cấp 3. Ngoài 2 cách phân loại nguồn tin trên, còn có các cách phân loại nguồn tin: thời gian xuất bản, nội dung thông tin, mức độ công bố, mục đích ý nghĩa… * Đặc trưng của nguồn tin Tính vật lý: Thể hiện trên 3 phương diện: Vật chứa đựng thông tin, phương thức ghi và truyền thông tin, phương pháp tiếp cận. Tính cấu trúc: Thông tin không có tính cấu trúc thì không thể có giá trị. Tính cấu trúc có tính cấp thứ bậc, ngôi thứ từ giản lược đến phức tạp. Cấu trúc giản lược nhất là thư mục. Cấp bậc phức tạp nhất là nhận xét đánh giá giá trị nội dung trong hoạt động Thông tin Khoa học và đóng góp với đời sống xã hội. Tính truy cập: Thông tin có giá trị khi được truyền đi, phổ biến và sử dụng. Để truy cập thông tin thông qua các điểm truy cập như: MLCC, MLPL, MLCĐ và bộ máy tra cứu bổ trợ. Thể hiện hệ thống hoá và sắp xếp phù hợp với thói quen NDT tìm kiếm thông tin. Khi phát triển mạng thông tin, Hệ thống mục lục trực tuyến online (mục lục OPAC) qua thuật ngữ tìm kiếm, từ khoá, từ chuẩn,…Các điểm truy cập cần được kết nối bằng các toán tử logic. Tính giá trị : Trong nguồn tin các thông tin đều chứa những nội dung và có ý nghĩa nhất định đối với từng lĩnh vực. Các cơ quan TT-TV phân loại, xử lý phân tích, tổng hợp logic tin và xây dựng điểm truy cập cho người sử dụng. Cần phát huy điểm mạnh và hạn chế nhược điểm của nó, đòi hỏi cán bộ K51 Thông tin-Thư viện 13
  14. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết thư viện có trình độ cao trong phân loại, xử lý nguồn tin. Gía trị thông tin tri thức trong nguồn tin sẽ cao khi nguồn tin được phổ biến rộng rãi và nhiều người sử dụng. Tính chia sẻ: Trong đời sống xã hội con người cần trao đổi thông tin, mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin được truyền đi giao lưu với người khác qua các hình thức: thảo luận, truyền đạt, mệnh lệnh, thư từ,….Hợp tác chia sẻ nguồn tin giữa các cơ quan TT-TV làm phong phú nguồn thông tin mỗi cơ quan, đồng thời nâng cao hiệu quả thoả mãn NCT của NDT và tiết kiệm kinh phí bổ sung. K51 Thông tin-Thư viện 14
  15. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN NGOẠI VĂN TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1. Qúa trình hình thành và phát triển nguồn tin của Thƣ viện Quốc gia Việt Nam * Giai đoạn trước 1954: Khi mới thành lập vốn tài liệu ban đầu TVQGVN chỉ có khoảng vài nghìn bản, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Đến năm 1953 phòng đọc sách có 15.092 bản, 1.215 tên tạp chí (chủ yếu là tạp chí Đông Dương và Việt Nam), 420 tên tạp chí ngoại văn, 647 tên nhật báo. Trong đó sách tiếng Việt là 11.088 bản, tiếng Pháp là 13.515 bản, tiếng Anh có 2.016 bản. Ngày 31/01/1922 toàn quyền Pháp ban hành nghị định quy định lưu chiểu các ấn phẩm xuất bản ở 5 xứ Đông Dương cho Thư viện Đông Dương. Việc thực hiện lưu chiểu khá nghiêm túc, theo thống kê từ năm 1922 đến 1940 Thư viện đã nhận được số lượng ẩn phẩm được lưu chiểu như sau: - 1.381 tên sách các loại. - 5.123 các loại báo và tạp chí. - 1.291 các bản đồ. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh số 18 về Lưu chiểu văn hoá phẩm, sắc lệnh đã được thực hiện tốt từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 số sách nhập vào thư viện là 3.733 bản. * Giai đoạn từ 1954 đến 1985. Tháng 10/1954 TVQGVN đã thu nhận được 4.168 tên tài liệu xuất bản ở vùng kháng chiến và 2.500 tên tài liệu xuất bản trong vùng địch tạm chiếm, K51 Thông tin-Thư viện 15
  16. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết xây dựng tiến hành mua sách Hán Nôm và tạo lập được kho sách Hán Nôm trên 4.000 bản của 2.270 tên sách. Năm 1955 Thư viện Bắc Kinh đã gửi tặng TVQGVN 36.000 bản sách tiếng Trung, năm 1956 Thư viện Quốc Gia Liên Xô gửi tặng 30.000 bản ( sách tiếng Anh và tiếng Pháp). Sách nhập vào TVQGVN qua lưu chiểu từ 1967-1985 là 18.399 bản. Thư viện được phép nhận luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước, của người nước ngoài bảo vệ ở Việt Nam theo quyết định 401/TTg ngày 9/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập kho luận án gồm 998 bản. * Giai đoạn 1986 -2002. Ngày 7/7/1993 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Xuất bản năm 1993. Nghị định 79/CP ngày 6/11/1993 của Thủ tướng chính phủ cho phép TVQGVN nhận lưu chiểu 4 bản cho 1 tên ấn phẩm. Năm 1997 Thư viện đã nhận 370 tên, năm 1998 là 535 tên, 1999 là 587 tên. Tính đến tháng 12/1999, Thư viện đã thu nhận được 8.000 bản luận án tiến sĩ, đồng thời trao đổi được 1.215 cuốn sách ngoại văn, gấp 3 lần số mua. Số sách ngoại văn bằng tiếng Trung, Anh, Pháp mua trong năm 1999 chỉ đạt 482 cuốn, tháng 2/2002 tài liệu kho lưu chiểu đã đạt tới 140.045 tên. * Giai đoạn từ 2002 đến nay. Tính đến năm 2008 TVQGVN có 1.300.468 tổng số bản sách và 800.752 tổng số tên sách, hơn 8.000 tên báo- tạp chí. Trải qua hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay TVQGVN đã có được gần 1.500.000 bản sách, hơn 8.000 tên báo-tạp chí, hơn 15.000 luận án, hơn 1.000 đĩa CD-ROM và các CSDL cho người dùng tin sử dụng. K51 Thông tin-Thư viện 16
  17. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 2.2. Vai trò nguồn tin ngoại văn tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam Nguồn tin ngoại văn là thành phần của hệ thống thông tin và là nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động thông tin khoa học. Chính vì vậy vốn tài liệu ngoại văn giữ vị trí then chốt, quyết định sự tồn tại và hiệu quả hoạt động thông tin khoa học. Nguồn tin ngoại văn là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, làm công cụ tra cứu như: thư mục, các CSDL thư mục... là tiêu chí để đánh giá chất lượng một sản phẩm thông tin - thư viện. Nguồn tin ngoại văn tạo ra các sản phẩm thông tin phản ánh tính độc đáo, tính quí hiếm của thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, tạo ra giá trị gia tăng của thông tin như: thông tin phân tích, tổng luận... Nguồn tin đó là cơ sở để hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan thông tin - thư viện. Như chúng ta đã biết, nguồn tin của các thư viện ngày càng trở nên bất cập do sự tăng lên nhanh chóng, trong đó có các thông tin khoa học tăng theo cấp số nhân. Mâu thuẫn của sự gia tăng “chóng mặt” giữa khối lượng thông tin, kinh phí hàng năm cho việc bổ sung nguồn tin và yêu cầu của người dùng tin đã đặt ra một yêu cầu đối với các cơ quan thông tin - thư viện. Sự thành bại trong nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học một phần phụ thuộc vào khả năng với tới các nguồn tin phù hợp. Do vậy TVQGVN có chính sách phát triển nguồn tin nói chung và xây dựng, khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trên cơ sở nhu cầu tin của người sử dụng, đảm bảo bốn mục tiêu: xây dựng nguồn tin phong phú, đa dạng; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tin học cao; số lượng người dùng tin đông đảo được đào tạo và hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững. K51 Thông tin-Thư viện 17
  18. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin ngoại văn còn thể hiện mức độ phát triển trí tuệ, văn minh của một quốc gia, một dân tộc đó và là công cụ đối tượng làm việc hàng ngày của cán bộ thông tin -thư viện (bổ sung, xử lý, phục vụ NDT...). Đối với hoạt động của con người giúp họ có những quyết định căn cứ khoa học nhất. Bên cạnh đó, nguồn tin ngoại văn là một bộ phận không thể tách rời trong nguồn lực thông tin đang được quản trị tại TVQGVN. Cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tin của NDT thư viện. Trong những năm gần đây, số lượng bạn đọc đến sử dụng thư viện tăng nhanh và đến năm 2009 đã đạt: số lượt bạn đọc là 303.239 lượt nhưng giảm 39.208 lượt so với năm 2008; sách, báo, tài liệu trong năm 2009 đã luân chuyển được 511.399 lượt, năm 2008 là 583.106 lượt Nguồn tin ngoại văn có tác dụng mang lại những tri thức, kinh nghiệm cho người dùng tin; là công cụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, lao động và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, là phương tiện thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước. Đến với TVQGVN, NDT có thể tìm thấy nhiều tài liệu về các lĩnh vực tri thức với nhiều ngôn ngữ và loại hình khác nhau, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và làm phong phú hơn đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân - đặc biệt còn là phương tiện tiếp cận nhanh nhất tới các thành tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ trên thế giới, nhanh chóng vận dụng những thành tựu đó vào thực tiễn cuộc sống của Việt Nam. Có thể nói cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN đã hình thành nên nguồn lực thông tin, là tiền đề phát triển của TVQGVN, là cơ sở cho hoạt động của thư viện. Việc quan tâm xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN trong giai đoạn hiện nay càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Để giải quyết thật tốt công K51 Thông tin-Thư viện 18
  19. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết tác này cần tìm hiểu những việc đã làm được và những tồn tại ở TVQGVN nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình. 2.3. Chính sách bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam Nguồn tin hiện có của TVQGVN là kết quả xây dựng, tích luỹ lâu dài theo chính sách phát triển nguồn tin hợp lý, trên cơ sở nhu cầu người dùng tin nói riêng và xã hội nói chung. Hoạt động thông tin-thư viện của họ, nguồn tin được xây dựng trên công tác tổ chức, quản lý, khai thác và căn cứ nhu cầu đích thực của người dùng tin. Do đó, lãnh đạo TVQGVN đã nhìn nhận cần phải đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin (NDT).TVQGVN mặc dù chưa có một văn bản chính thức về chính sách phát triển nguồn tin nhưng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, trong quá trình xây dựng nguồn tin nói chung và xây dựng nguồn tin ngoại văn nói riêng thì Thư viện đã đề ra hướng bổ sung nguồn tin ngoại văn như sau: a) Diện đề tài về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự, y tế và nông nghiệp. Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự y tế và nông nghiệp nhưng không chuyên sâu về từng ngành cụ thể mà có nội dung tổng hợp, liên ngành, phản ánh xu thế phát triển của ngành đó trong nước, trên thế giới với những thành tựu mới nhất. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học mới xuất hiện, đang phát triển hiện nay ở nước ta như: tin học, dầu khí, sinh học, chế tạo máy,... b) Diện đề tài về khoa học xã hội. K51 Thông tin-Thư viện 19
  20. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học xã hội có nội dung tổng hợp, là mảng tài liệu chiếm ưu thế trong thành phần nguồn tin nên cần phải chú trọng. Hạn chế bổ sung các nguồn tin về một nước kinh tế kém phát triển, quan hệ ngoại giao và hợp tác không lớn và không liên quan nhiều đến Việt Nam. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học xã hội đang phát triển hiện nay ở nước ta như: luật pháp, ngân hàng, ngoại thương, du lịch, môi trường, kinh tế…. c) Diện đề tài về văn hoá nghệ thuật. Nguồn tin thuộc các vấn đề lý luận về văn hoá nghệ thuật. Nền văn hoá của các nước có truyền thống văn hoá lâu đời, các nước châu Á, và các nước có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử như: Pháp, Mỹ,… d) Diện đề tài về văn học. Thu thập tất cả các tác phẩm văn học tiêu biểu của các quốc gia, của thế giới qua các thời kì hay các tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế và quốc gia. TVQGVN ưu tiên bổ sung các tác phẩm văn học của Pháp và Trung Quốc. Hạn chế bổ sung các tác phẩm mặc dù có giá trị nhưng được xuất bản bằng ngôn ngữ không thông dụng, lưu ý bổ sung các bản dịch ra ngôn ngữ thông dụng của các tác phẩm đó. e) Diện đề tài các nước Đông Nam Á, Châu Á. Chú trọng bổ sung tài liệu nghiên cứu về kinh tế, văn hoá, văn học, xã hội....các nước Đông Nam Á được xuất bản bằng ngôn ngữ thông dụng. Để khắc phục tình trạng hạn chế ngôn ngữ trong bổ sung TVQGVN đẩy mạnh công tác sao chụp và mượn quốc tế. f) Diện đề tài về thư viện học. K51 Thông tin-Thư viện 20
nguon tai.lieu . vn