Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- VŨ THỊ THANH NGA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH BÌNH VINH ĐÀI LOAN Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------------O0O------------ VŨ THỊ THANH NGA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề án: “TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH BÌNH VINH ĐÀI LOAN” Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.s. Dương Thị Thu Hoài Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích lũy được cho công việc chuyên môn sau này. Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện dự án khởi nghiệp “Trồng rau củ, quả sạch trong nhà lưới tại huyện Định Hóa” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của người thân, bạn bè cùng đối tác. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu dự án này. Trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị cán bộ quản lý và quý công ty Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng bết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s. Dương Thị Thu Hoài đã tận tình giúp đỡ tôi trong xuất quá trình thực tập tốt nghiệp. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh (chị) tại Trung tâm đào tạo và phát triển Quốc tế của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được sang Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan học hỏi và làm việc ở môi trường hoàn toàn mới, hiện đại và chuyên nghiệp, đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh (chị) quản lý và mọi người đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong thời gian tại thực tập tại công ty. Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, đề tài mang tính mới, nên đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Sinh viên Vũ Thị Thanh Nga
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức......................................................................... 5 Bảng 2.1: Bảng chi tiết tạo ra một sản phẩm .................................................... 9 Bảng 3.1: Bảng tính chi phí............................................................................. 24 Bảng 3.2: Bảng tính doanh thu và điểm hòa vốn trong 1 năm ....................... 25
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tên đầy đủ 1 ATVS An Toàn Vệ Sinh 2 BP Bộ Phận 3 DN Doanh Nghiệp 4 K Nghìn đồng 5 TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn 6 Th.s Thạc sĩ 7 TR Triệu đồng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................... ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1.Tính cấp thiết............................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2 1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ ....................................................................... 2 1.2.2 Về thái độ và ý thức trách nhiệm ............................................................. 2 1.3. Phương pháp thực hiện............................................................................... 3 1.3.1 Chuẩn bị cho dự án .................................................................................. 3 1.3.2 Cách tiếp cận khách hàng ......................................................................... 3 1.3.3 Cách quản lý và duy trì ............................................................................ 3 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập ...................................................................... 3 1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 3 1.4.2. Địa điểm .................................................................................................. 3 PHẦN 2. TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP .................................... 4 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập .................................................................. 4 2.2. Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh ........................................................... 4 2.3. Bộ máy tổ chức .......................................................................................... 5 2.4. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập ............................................................. 8 2.5. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập ....................... 10 2.6. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở .................... 10 2.6.1 Đất .......................................................................................................... 10 2.6.2 Tài chính ................................................................................................. 10
  7. v 2.6.3 Con người ............................................................................................... 11 2.6.4 Vật tư máy móc ...................................................................................... 12 2.6.5 Thông tin ................................................................................................ 12 2.6.6 Công nghệ .............................................................................................. 12 2.7. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở, bài học kinh nghiệm ..... 12 2.7.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở ............................................... 12 2.7.2 Bài học kinh nghiệm: ............................................................................. 14 2.8. Những kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng trong sản xuất kinh doanh của cơ sở nơi thực tập, ưu điểm của những công nghệ đó, bài học kinh nghiệm rút ra ................................................................................................................ 14 2.8.1 Những kỹ thuật công nghệ ..................................................................... 14 2.8.2 Ưu điểm của công nghệ.......................................................................... 14 2.8.3 Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 15 2.9. Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra của cơ sở thực tập, điểm khác biệt và bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 15 2.9.1 Quá trình tạo ra sản phẩm đầu ra ........................................................... 15 2.9.2 Điểm khác biệt trong sản phẩm.............................................................. 16 2.9.3 Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 16 2.10. Mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 16 2.10.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm ................................................................. 16 2.10.2 Những điểm đặc biệt trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm ........................ 17 2.10.3 Bài học kinh nghiệm ............................................................................ 17 PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 18 3.1.Tính cấp thiết............................................................................................. 18 3.2. Giá trị cốt lõi của ý tưởng: ....................................................................... 19 3.3. Khách hàng............................................................................................... 20 3.3.1. Khách hàng mục tiêu ............................................................................. 20
  8. vi 3.3.2..Kênh phân phối ..................................................................................... 20 3.3.3. Quan hệ khách hàng .............................................................................. 21 3.4. Hoạt động chính ....................................................................................... 22 3.4.1. Liệt kê nguồn lực.................................................................................. 22 3.4.2. Hoạt động chính .................................................................................... 23 3.4.3. Đối tác ................................................................................................... 23 3.5. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn (Cần có phụ lục để giải thích) .................................................................................................... 24 3.5.1. Chi phí ................................................................................................... 24 3.5.2. Doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn ................................................. 25 3.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ................................ 26 3.7. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng/dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro ....................................................................................................... 27 PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 29 4.1 Kết luận qua thời gian thực tập ................................................................. 29 4.2 Kết quả đạt được khi thực hiện ý tưởng .................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 31 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Tính cấp thiết Đảo Đài Loan nằm tại Tây Bắc Thái Bình Dương, giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách khỏi địa lục Á - Âu qua eo biển Đài Loan, diện tích khoảng 36.000 km², là đảo lớn thứ 38 trên thế giới, với khoảng 70% diện tích là núi đồi, còn đồng bằng tập trung tại ven biển phía tây. Do nằm tại giao giới giữa khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên và tài nguyên hệ sinh thái tương đối phong phú và đa nguyên. Hiện tại, thủ đô và chính phủ trung ương đặt tại Đài Bắc, thành phố lớn nhất là Tân Bắc bao quanh Đài Bắc; tổng nhân khẩu ước khoảng 23,5 triệu người, thành phần chủ yếu là người Hán và thổ dân Đài Loan Đài Loan là một Đảo nhỏ nhưng có nền kinh tế rất phát triển, mức sống của của người dân khá cao nên có nhu cầu về thực phẩm sạch và thức ăn nhanh cao. Do công việc quá bận rộn người Đài Loan thường xuyên sử dụng các xuất thức ăn nhanh để tiện cho công việc nhưng người Đai Loan đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển như vô cùng cao với đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, việc không ngừng sáng tạo và áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất là hướng đi tất yếu để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đời sống của người dân. Chính vì vậy việc học hỏi, tham khảo kinh nghiệm của Đài
  10. 2 Loan là một trong số các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cấp thiết Do đó em tiến đã thực hiện đề tài: “Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bình Vinh tại Đài Loan”. Từ đó đề xuất ý tưởng khởi nghiệp “Trồng rau củ, quả sạch trong nha lưới tại huyện Định Hóa”. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ - Học hỏi, tích lũy được kinh nghiệm, kỹ năng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (cách trồng, lịch mùa vụ,kỹ thuật chăm sóc tưới tiêu, cách sử lý khi gặp sâu bệnh). - Học được cách thu hoạch và bảo quản sản phẩm - Học được cách tiếp cận khách hàng, khách hàng tiềm năng nhằm giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm. - Biết cách quản lý các nguồn lực và sử lý các nguồn lực tài chính – đất – con người - Áp dụng triệt để khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. 1.2.2 Về thái độ và ý thức trách nhiệm - Thái độ: + Thái độ làm việc nghiêm túc + Thái độ tích cực, ham học hỏi tiếp thu những cái mới sáng tạo + Cần cù, chịu khó với công việc với tinh thần trách nhiệm cao - Ý thức trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với công việc của mình, tránh để tình trạng bị phàn làn từ đối tác.
  11. 3 1.3. Phương pháp thực hiện 1.3.1 Chuẩn bị cho dự án - Mua nguyên vật liệu (lưới, cột trụ), mua máy móc-kỹ thuật, giống và thuê nhân công 1.3.2 Cách tiếp cận khách hàng - Đến từng nhà, từng cơ sở chế biến thức ăn để giới thiệu về sản phẩm của mình nói làm sao cho họ hiểu và tưởng tượng ra điểm khác biệt trong sản phẩm của mình từ đó hỏi tới nhu cầu của khách hàng là gì cần bao nhiêu để tìm cách đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng 1.3.3 Cách quản lý và duy trì - Với các nguồn lực sẵn có (tài chính, đất, con người) sau khi xây dựng song hệ thống nhà lưới và đi vào sản xuất cần tính toán các khoản thu chi, khả năng tiêu thụ sản phẩm để tính lãi lỗ, xem xét mức độ khả thi để phát triển. 1.4. Thời gian, địa điểm thực tập 1.4.1. Thời gian thực tập - Từ ngày 10/05/2019 – 31/09/2019 1.4.2. Địa điểm - Tại Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan
  12. 4 PHẦN 2 TRẢI NGHIỆM TỪ CƠ SỞ THỰC TẬP 2.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập - Tên cơ sở thực tập: Công ty TNHH Thực phẩm Bình Vinh, Đài Loan (Ping Roun Food). - Địa chỉ: Số 8/21 km15, đường Nhân Lương, phường Đại Khê, quận Đào Viên - Điện thoại: 033072796 2.2. Mô tả lĩnh vực sản xuất kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty gồm: Công ty Ping Roun Food nằm ở thị trấn DaXi, quận Đào Viên được thành lập vào tháng 4 năm 2004, là sự hợp tác của công ty với chuỗi của hàng tiện lợi (Family mart, 7 Eleven) để sản xuất các sản phẩm như cơm hộp, cơm quận, cơm ép, các loại mỳ ăn liền, sanwich cùng các loại bánh như bánh su kem, thạch hoa quả, vào tháng 1 năm 2015 công ty thành lập thêm một chi nhánh tại Hsinchu (Nhà máy XinFeng) chính thức gia nhập sản xuất.
  13. 5 2.3. Bộ máy tổ chức Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
  14. 6 * Trách nhiệm của từng bộ phận - Chủ tịch hội đồng quản trị: Đại diện công ty đối ngoại, chịu trách nhiệm đánh giá và thực hiện có hiệu quảcác hoạt động kinh doanh và dự án đầu tư lớn. - Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển của công ty, đề ra mục tiêu mỗi năm đồng thời giám sát quản lý, vận hành các bộ phận của công ty như bộ phận chiến lược, marketing, nhân sự, tài chính - kế toán, công nghệ thông tin, bảo quản thực phẩm, đặt hàng… - Phó tổng giám đốc: Hỗ trợ tổng giám sát chỉ đạo, giám sát vận hành sản xuất của công ty, chiến lược marketing, nghiệp vụ xúc tiến kinh doanh, đảm bảo chất lượng tài vụ,… - Bộ phận nghiên cứu: + Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu sản phẩm, niêm yết sản phẩm mới, khai thác thị trường, xu hướng tiêu dùng và lập kế hoạch hoạt động. + Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực hiện quản lý sản xuất sản phẩm mới và công tác an toàn vệ sinh, kiểm tra thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu để cải tiến công nghệ, lập kế hoạch và phát triển dự án… - Bộ phận nguyên vật liệu: Quản lý nguyên vật liệu, liên hệ các nhà cung cấp thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm thiết bị, tiếp nhận đơn hàng. - Bộ phận nhà xưởng: + Bộ phận nhà kho: Điều phối và lưu trữ các nguyên liệu cần thiết phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, nghiệp vụ quản lý hàng hóa, kiểm tra lượng hàng trong kho mỗi ngày. + Phòng nấu nướng: Tất cả các nguyên liệu được nấu chín và chờ đưa ra phòng chuẩn bị.
  15. 7 + Phòng chuẩn bị: Là công đoạn sau khi nguyên liệu đã được nấu chín, phân loại và chia tỷ lệ sẵn sàng phục vụ cho quá trình sản xuất. + Đóng gói thực phẩm: Là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất cho ra thành phẩm. Giám sát, kiểm tra bao bì, tem, mác của sản phẩm. + Phòng bánh: Là nơi để sản xuất ra các loại bánh ngọt, bánh kem… - Bộ phận quản lý: + Phòng tài vụ: Quản lý các nghiệp vụ về nhân sự, tiền lương, thưởng, phạt, tài chính, thuế, nghiệp vụ kế toán, quản lý vốn, tài sản cố định và các nghiệp vụ liên quan khác. + Tổng vụ: Quản lý tất cả các công việc trong nhà máy + Công nghệ thông tin: Quản lý hệ thống thông tin liên lạc nội bộ và liên kết với bên ngoài. - Tổ an toàn thực phẩm: + Tổ trưởng: Quản lý an toàn thực phẩm, giáo dục đào tạo những kiến thức liên quan về an toàn thực phẩm cho thành viên trong tổ, đảm bảo thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, họp nội bộ và ngoại giao các hạng mục liên quan như: HACCP, GMP, GHP và CAS. Xử lý tình huống khẩn cấp đồng thời tìm cách khắc phục sự cố (nếu có). + Thành viên: Xử lý ý kiến của khách hàng, điều tra sự hài lòng về sản phẩm của khách hàng. Phân tích, sắp xếp, thu thập thông tin cạnh tranh thị trường của sản phẩm, phân tích xử lý tài liệu những vấn đề có liên quan như hoạt động thị trường, xu hướng tiêu dùng, an toàn thực phẩm. Xử lý những tình huống khẩn cấp, đồng thời tìm cách khắc phục những sự cố. Tham gia các hoạt động kiểm toán nội bộ, quản lý tài liệu, sổ sách.
  16. 8 2.4. Mô tả công việc tại cơ sở thực tập - Tại cơ sở thực tập có nhiều bộ phận như bộ phận sản xuất bánh ngọt, bộ phận làm cơm – mỳ, hay bộ phận chuẩn bị nguyên liệu. Trong thời gian thực tập tôi làm ở bộ phận tạo thành phẩm cơm – mỳ - Công việc tại xưởng sản xuất thường được chia vào nhiều thời gian khác nhau (12 giờ đêm, 2 giờ đêm, 4 giờ 5 giờ đối với những người làm công việc chuẩn bị nguyên liệu) riêng sinh viên thực tập như tôi và một số người khác bắt đầu làm vào lúc 6 giờ sáng. Đầu tiên trước khi vào làm người ta phải thay quần áo bảo hộ của công ty, khi vào xưởng cần khử trùng quần áo và rửa tay bằng xà phòng. - Vì là công ty thực phẩm nên yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm cực kì cao, cho nên trước khi vào dây chuyền chế biến thực phẩm làm việc phải tuân thủ các quy định mà công ty đưa ra để đảm bảo vệ sinh. - Sau khi mặc đồ bảo hộ và vệ sinh móng tay ta phải đi qua hai hệ thống hút bụi để loại bỏ hết bụi, tóc dính trên người, kết thúc là rửa tay bằng cồn 75◦ - Vào xưởng việc đầu tiên phải quẹt thẻ để tính giờ đi làm. Trong xưởng có nhiều chuyền khác nhau mỗi chuyền làm một công việc, mặt hàng khác nhau do khách hàng đặt, để điều hành công việc mỗi chuyền sẽ có một tổ trưởng quản lý trực tiếp, trên có thêm khưa trảng quản lý toàn bộ xưởng (nhiệm vụ của ông này là giám sát, đôn đốc nhân viên, theo dõi quá trình làm và quản lý nhân sự). - Trong xưởng chủ yếu là sản xuất đồ ăn (bánh ngọt, cơm hộp, mỳ hộp...) có chỗ chuyên chuẩn bị nguyên liệu rồi để vào phòng lạnh 4◦C để bảo quản, khi nào làm sản phẩm gì thì sẽ lấy đồ từ phòng chuẩn bị ra ngoài để bắt đầu công đoạn đóng hộp trên dây chuyền. - Sau đây là chi tiết công đoạn làm ra một sản phẩm
  17. 9 Bảng 2.1: Bảng chi tiết tạo ra một sản phẩm Kiến thức, kỹ năng, Nội dung và kết quả đạt được thái độ học hỏi STT từ các công việc đã thực hiện được thông qua trải nghiệm 1 Cơm hộp (cơm thịt gà) - Với mỗi công - Nguyên liệu: Cơm, tương ngọt, thịt, kim chi, hành, vừng, đoạn có người làm tương khác nhau và đòi hỏi - Dụng cụ làm cơm: Hộp đựng, cân, khay ước lượng, lán đựng kiến thức kỹ năng nguyên liệu, xe lán đựng thành phẩm, máy móc băng truyền riêng, nhưng về cơ - Các bước thực hiện: bản đều cần nhanh + Bước 1: Thả hộp tay nhanh mắt, chính + Bước 2: Thả tương (múc 40gr tương vào giữa hộp) xác do chuyền chạy + Bước 3: Cân cơm (cân 200gr cơm vào hộp liên tục, mỗi sai sót + Bước 4: Ấn cơm sẽ ảnh hưởng tới tiến + Bước 5: Thả tương (múc 60gr) độ công việc. Cần có + Bước 6: Cân thịt (cân 55gr thả lên trên tương) thái độ nghiêm túc, ý + Bước 7: Thả bột phô mai (cân 4gr) thức trách nhiệm + Bước 8: Thả ớt ngọt tươi (cân 2gr) trong công việc. Do + Bước 9: Thả hành lá khô (cân 0,2gr) là làm về thực phẩm + Bước 10: Lau hộp nên yếu tố cần đặt + Bước 11: Đóng lắp lên hàng đầu là vệ + Bước 12: Bọc mó kín hộp sinh thực phẩm. + Bước 13: Xếp hàng thành phẩm vào khay hàng Trung bình chuyền làm 3000-4000 hộp cơm 2 Mỳ lạnh (mỳ tương cà) - Do mỳ làm nhanh - Nguyên liệu: Gồm có mỳ, nước hầm sương, tương cà, thịt, hơn cơm nên khi làm mộc nhĩ, thính mỳ chuyền chạy rất - Dụng cụ làm mỳ: Gồm có hộp, muôi múc nước hầm sương nhanh, cần đặc biệt (cỡ 100), cân, muôi múc tương (cỡ 10), khay đựng thịt-mộc chú ý mới làm được. nhĩ, khay ước lượng Để làm mọi việc - Các bước thực hiện nhanh mà chính xác + Bước 1: Múc nước hầm sương vào hộp cần làm nhiều lần + Bước 2: Bỏ mỳ vào hộp một công viêc, lâu + Bước 3: Trỉnh mỳ (cần tãi mỳ bằng mặt hộp, và bỏ mỳ vãi ở dần sẽ thành quen ngoài vào) rồi chỉ cần ước + Bước 4: Bỏ 1 muôi tương vào hộp (tương để ở giữa hộp mỳ) lượng là được. Có + Bước 5: Ấn tương thái độ học hỏi tiếp + Bước 6: Rắc phô mai (phô mai được rắc đều trên mặt tương) thu kinh ngiệm từ + Bước 7: Rắc hành khô (hành khô rắc đều trên phô mai) những người đi + Bước 8: Lau bẩn trước + Bước 9: Đóng lắp + Bước 9: Bọc mó + Bước 10: Xếp hàng vào khay Mỗi ngày làm khoảng 5000-6000 hàng
  18. 10 2.5. Những quan sát, trải nghiệm được sau quá trình thực tập * Điểm đặc biệt của mô hình tổ chức: - Đơn giản, rõ ràng và mang tính logic cao - Có thể phát huy những ưu thế của chuyên môn hoá do các bộ phận theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất tương đồng, phát huy được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lặp trong hoạt động, đơn giản hoá đào tạo. - Giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản 2.6. Đánh giá về cách quản lý các nguồn lực chủ yếu của cơ sở 2.6.1 Đất - Đất: được phân bố rất hợp lý, tách biệt với ba khu + Khu sản xuất (là khu ở và làm việc, nhà ăn của cán bộ công nhân viên) + Khu xử lý nước thải, rác thải + Khu để xe, kho để máy - Điểm đặc biệt: Sự thuận tiện cho việc di chuyển từ nơi làm việc đến nơi ăn uống tới nơi nghỉ ngơi - Bài học kinh nghiệm: Cần phân bố vị trí các khu vực một cách hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại cũng như làm việc. 2.6.2 Tài chính - Tài chính: Có kế toán quản lý tài chính tính toán và chi trả tiền nguyên liệu, tiền lương, tính lãi lỗ - Điểm đặc biệt: Có hệ thống tính lương tự động thông qua quẹt thẻ tính giờ đi làm, tính lịch nghỉ - Bài học kinh nghiệm: Cần tính toán cẩn thận các khoản thu chi để biết được hiệu quả kinh doanh
  19. 11 Với nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao của con người thì vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay càng trở nên báo động hơn bao giờ hết. Ở Việt Nam,tình hình an toàn thực phẩm của cả nước đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Sức khỏe là vốn quý của mỗi người và của toàn xã hội, do đó vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng trở nên nóng bỏng và được cộng đồng hết sức quan tâm. Từ những cơ sở sản xuất rau không an toàn, do không có lưới che sâu bệnh dễ tấn công, nước mưa nước tưới rửa đi chất dinh dưỡng nên lạm dụng phân bón hóa học phun thuốc trừ sâu dẫn đến tồn dư chất bảo vệ thực vật, vì vậy phát triển mô hình nhà lưới trồng rau củ, quả sạch là một hướng đi đầy tiềm năng có thể giải quyết được vấn đề thiếu nguồn thực phẩm sạch Xây dựng hệ thống nhà lưới giá rẻ trên huyện Định Hóa rất hợp lý vì Định Hóa có dân số khá đông nên nhu cầu thực phẩm lớn cộng thêm đời sống cao nên nhu cầu thực phẩm sạch rất được quan tâm. Địa điểm để xây dựng dự án cũng khá thuận lợi cho việc vận chuyển buôn bán đi những nơi khác cũng như quảng bá do nằm ngay sát mặt đường trên trục đường chính Tên đề án là “TRỒNG RAU CỦ, QUẢ SẠCH TRONG NHÀ LƯỚI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”, tên đề án đã nói lên sản phẩm được sản xuất ra là gì được thực hiện ở đâu và vấn đề chính là thực phẩm sạch trong nhà lưới đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. 2.6.3 Con người - Con người: Quản lý con người rất chặt chẽ, từng khu từng phân xưởng đều có người quản lý (tính toán số ngày nghỉ, chuyên cần. Để tăng năng suất lao động tăng làm thêm ca đêm). - Điểm đặc biệt: Với mỗi công việc đều có bộ phận quản lý riêng (như có đội ngũ chuyên kiểm tra chất lượng, chuyên kiểm tra hình thức, chuyên kiểm tra năng suất lao động).
  20. 12 - Bài học kinh nghiệm: Để có một sảm phẩm đầu ra chất lượng cần chú ý chi tiết vào từng khâu sản xuất. 2.6.4 Vật tư máy móc - Các vật tư máy móc: Vật tư máy móc hiện đại, thường xuyên cải tiến máy móc để tăng năng suất lao động - Điểm đặc biệt: Mỗi công đoạn trong quá tình tạo ra sản phẩm đều có sự tham gia của máy móc. Có cả máy dự phòng khi xảy ra hỏng hóc để không ảnh hưởng tới tiến độ. - Bài học kinh nghiệm: Muốn làm nhanh chất lượng tốt cần áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất. 2.6.5 Thông tin - Thông tin: Có bộ phận chuyên thu thập thông tin ý kiến của khách hàng (nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng, sau đó phản hồi lại công ty để đưa ra biện pháp giải quyết). - Điểm đặc biệt: Bộ phận này chuyên nghiên cứu các sản phẩm mới (thay đổi thành phần nguyên liệu cũng như tạo ra sản phẩm mới). - Bài học kinh nghiệm: Để nhận được phản hồi từ khách hàng cần có người chuyên thu thập thông tin, nghiên cứu tìn ra cách khắc phục để phát triển. 2.6.6 Công nghệ - Công nghệ: Cần áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tăng hiệu quả. 2.7. Phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở, bài học kinh nghiệm 2.7.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở * Khái niệm kế hoạch sản xuất kinh doanh: Kế hoạch sản xuất kinh doanh là một kế hoạch chi tiết mô tả quá trình kinh doanh, định hướng thực hiện công việc của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Đây là cơ sở
nguon tai.lieu . vn