Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– GIÀNG A CÁNG Tên đề tài: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ HUỔI LÈNG, HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh Tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– GIÀNG A CÁNG Tên đề tài: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ HUỔI LÈNG, HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh Tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Bùi Thị Minh Hà Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau những năm học tập tại Khoa Kinh tế &PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên cùng lớp, trường, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cử nhân kinh tế nông nghiêp với đề tài: “Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuến nông tại xã Huổi Lèng” Để hoàn thành khóa luận này, em gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới Cô giáo ThS. Bùi Thị Minh Hà trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo UBND xã Huổi Lèng, cùng các ban ngành, đoàn thể tại UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực tập tại UBND xã Huổi Lèng. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới anh Hồ A Tàng và Hạng A Cáng cán bộ khuyến nông viên xã đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập làm quen với công việc thực tế. Trong quá trình thực tập dù đã cố gắng hết sức thực hiện bài khóa luận bằng những kiến thức học tập tại trường, cũng như những kiến thức có được trong thời gian đi thực tập, nhưng em cũng không thể tránh được những thiếu sót do tuổi đời còn non trẻ. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và các anh chị trong UBND xã Huổi Lèng để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong UBND xã Huổi Lèng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Giàng A Cáng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Huổi Lèng ..................... 24 Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Huổi Lèng qua 3 năm (2015 – 2017) .................................................................................. 28 Bảng 3.3 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Huổi Lèng năm 2017 .... 30 Bảng 3.4. Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2017 ........................ 33 Bảng 3.5. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Huổi Lèng ..... 42 Bảng 3.6 . Đánh giá viêc thực hiện nhiệm vụ của khuyến nông xã………………55
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã .......................................................... 43 Hình 3.2. Hệ thống tổ chức của khuyến nông xã Huổi Lèng.......................... 48
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ANTQ An ninh tổ quốc ATXH An toàn xã hội BCĐ – SXNLN Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp BCH Ban chấp hành CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DQTV Dân quân tự vệ GCN Giấy chứng nhận HĐND Hội đồng nhân dân KD Khang dân KH Kế hoạch KHKT Khoa học kỹ thuật KN – KNo Khuyến nông, nông nghiệp KNV Khuyến nông viên KTXH - ANQP Kinh tế xã hội – An ninh quốc phòng LLVT Lực lượng vũ trang NĐ-CP Nghị định chính phủ QĐ-UBND Quyết định của Uỷ ban nhân dân TB Trung bình TDĐKXDNTM, ĐTVM Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, Đô thị văn minh TDTT Thể dục thể thao UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập.................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 4 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 4 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 5 1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 5 1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 6 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6 Phần 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 7 2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 7 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 7 2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập .......................... 14 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14 2.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương lân cận ........................................... 15 2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ............................................... 21 Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 23 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 23 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23 3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................... 28 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 39
  8. vi 3.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................... 40 3.2.1. Mô tả nội dung thực tập ........................................................................ 40 3.2.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 55 3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 62 3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 64 Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 66 4.1. Kết luận .................................................................................................... 66 4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 67 4.2.1. Kiến nghị chung .................................................................................... 67 4.2.2. Đối với trạm khuyến nông huyện Huyện Mường Chà ......................... 67 4.2.3. Đối với Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng ............................................... 67 4.2.4. Đối với trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn ................................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 69
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính quyền cấp xã là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, là cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng và củng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến Pháp và Luật tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp. Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công chức, viên chức xã là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của hệ thống chính trị cấp xã là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
  10. 2 Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công chức, viên chức cấp xã là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, chất lượng hoạt động của cán bộ công chức, viên chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước. Huổi Lèng là xã miền núi nằm phía Đông Bắc huyện mường Chà, có Quốc lộ 12 đi qua với tổng chiều dài đi qua địa phận là 11km, xã Huổi Lèng cách thị trấn Mường chà 20 km và cách thành phố Điện Biên 75 km với tổng diện tích 10.828,74 ha với 571 hộ = 3.158 nhân khẩu. Xã có 07 thôn bản gồm : Huổi Toóng 1, Huổi Toóng 2, Trung Dình, Huổi Lèng, Ma Lù thàng, Nậm Chua và bản Ca Dính Nhè. Gồm 03 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn. Trong đó : Dân tộc mông chiếm 89% ; Dân tộc hoa chiếm 7%; Dân tộc kinh chiếm 4%, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức còn chậm và không đồng đều, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy , chỉ có 1 vụ / năm và chăn nuôi. Phát triển sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của xã, giữ một vai trò quan trọng. Nông nghiệp là tiền đề quan trọng để thúc đẩy và đưa xã phát triển đi lên điều đó chính là năng lực lãnh đạo và điều hành của tất cả
  11. 3 các cán bộ công chức, viên chức xã mà quan trọng hơn là phải nói tới vai trò của người cán bộ khuyến nông xã về lĩnh vực nông lâm nghiệp và nhận thức được vai trò quan trọng đó của người cán bộ khuyến nông xã, Chính phủ đã ban hành một số nghị định như: Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để các tổ chức chuyên ngành thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ sở tuyển chọn, hợp đồng hoặc điều động, hướng dẫn hoạt động đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật về công tác trên địa bàn xã; Nghị định số 13/NĐ-CP ra đời 02/03/1993 ban hành bản quy định về công tác khuyến nông; Nghị định số 56/NĐ-CP ra đời ngày 26/4/2005 Phân tích hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam; và mới nhất là nghị định số 02/2010NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2010 về Khuyến nông; góp phần hoàn thiện hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương, giúp nông dân có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nâng cao chất lượng, và khả năng cạnh tranh nhờ đó tăng thu nhập và cải hiện đời sống của dân cư vùng nông thôn. Đối với bản thân em, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, em cần phải trau dồi kỹ năng thực hành để áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Với những lý thuyết như vậy em muốn đi thực tập để nhằm: Tăng thêm vốn kiến thức và học hỏi thực tế không chỉ đơn thuần là ngày ngày đọc lý thuyết và những văn bản ban hành ra vì lẽ đó em muốn đi thực tập thực tế để thấy được lý thuyết và những văn bản đó được áp dụng như thế nào vào trong thực tế; bản thân em luôn mong muốn được trải nghiệm thực tế để trau dồi kinh nghiệm; cũng là để trả lời cho những câu hỏi mà bản thân em luôn băn khoăn chưa hiểu như: Cán bộ khuyến nông xã làm những công việc gì?, có chức năng, nhiệm vụ gì?, giải pháp nào để nâng cao năng lực công tác của cán bộ khuyến nông xã?. Để trả lời những câu hỏi trên, em
  12. 4 lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông, tại xã Huổi Lèng – Mường Chà – Điện Biên” để từ đó có những những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những người cán bộ sống và làm việc cùng nông dân. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu được chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tại xã Huổi Lèng, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ khuyến nông xã. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn Trong đợt đi thực tập này em xác định cho mình một số mục tiêu về chuyên môn như sau: - Nắm được những thông tin cơ bản về địa bàn thực tập. - Biết lồng ghép và gắn kết giữa lý thuyết và thực hành từ nhà trường về cơ sở thực tập, tạo điều kiện cọ sát với những công việc thực tế về lý thuyết em đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường. - Nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, chủ động trong công việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại cơ sở thực tập. - Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và hành trang để em áp dụng vào thực tế trong tương lai. - Học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn, tác phong làm việc độc lập, tinh thần trách nhiệm, tự chủ giải quyết các vấn đề có khoa học trong học tập cũng như công tác sau này.
  13. 5 1.2.2.2. Về thái độ - Luôn có thái độ lễ phép với các ban ngành, đoàn thể và lãnh đạo của Ủy ban. - Luôn có ý thức thực hiện tốt các nhiệm vụ hay công việc của Ủy ban giao phó. - Biết được thái độ của cán bộ khuyến nông xã đối với các đồng nghiệp, lãnh đạo Ủy ban. - Thái độ của cán bộ khuyến nông khi tiếp xúc với người dân. - Luôn lắng nghe và học hỏi từ các cán bộ Ủy ban. - Chấp hành nghiêm các nội quy, quy định của Ủy ban đề ra. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc - Luôn phải hoàn thành công việc được giao một cách nhanh và đạt hiệu quả cao. - Sẵn sàng tham gia các công việc của Ủy ban giao để biết thêm nhiều thông tin về tình hình hoạt động và phát triển sản xuất trên địa bàn. - Thực hiện phương châm vừa học hỏi, lắng nghe, chia sẻ, cầu thị để nâng cao hiệu quả tại cơ sở thực tập và công việc trong tương lai. 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập - Đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã. - Tìm hiểu bộ máy, tổ chức, quản lý của xã và môi trường làm việc của các cán bộ. Bên cạnh đó tìm hiểu sâu về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã, từ đó phân tích đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà cán bộ khuyến nông xã đang gặp phải. - Cùng Cán bộ khuyến nông xã tham gia chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp tại cơ sở.
  14. 6 - Tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã tổ chức trong thời gian thực tập. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác của cán bộ khuyến nông . 1.3.2. Phương pháp thực hiện * Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong UBND xã. * Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp để thu thập thông tin về cán bộ xã như: thông tin về họ tên, chức vụ, công việc, chức năng, quyền hạn. - Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa phương. - Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp. 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 22/08/2018 đến ngày 24/12/2018. - Địa điểm: Tại UBND xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
  15. 7 Phần 2 TỔNG QUAN 2.1. Về cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập Khái niệm khuyến nông Theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung dùng để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.[7] Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giả quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ.[7] Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho côngnghiệp.[14] Lâm nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội,... của rừng.[12] Khái niệm đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.[6] Khái niệm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Theo nghĩa hẹp, đất nông nghiệp chỉ gồm
  16. 8 đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm). Theo nghĩa rộng, đất nông nghiệp bao gồm cả đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp lẫn dùng sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.[6] - Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; + Đất trồng cây lâu năm + Đất rừng sản xuất + Đất rừng phòng hộ + Đất rừng đặc dụng + Đất nuôi trồng thuỷ sản + Đất làm muối + Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. Khái niệm về cán bộ Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về cán bộ. Để nhận thức đầy đủ và đúng đắn vấn đề này, tôi xét một số khái niệm sau đây: Theo cuốn Đại từ điển Tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: “Cán bộ là người làm việc trong cơ quan Nhà nước – cán bộ Nhà nước, là người giữ chức vụ phân biệt với người bình thường”. Theo điều 1 của Hiến pháp công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 9/3/1998: “Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách”. Từ những nhận định nêu trên, có thể hiểu “cán bộ” là khái niệm dùng để chỉ những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công.
  17. 9 Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ nhưng tựu chung lại có hai hướng hiểu cơ bản: Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế Nhà nước, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một tổ chức để phân biệt với người không chức vụ. Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản: + Cán bộ được sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị..., lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động. + Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ thống chính trị. + Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công công tác sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử. + Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào chức danh, nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ. Như vậy, hiểu Theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản lý hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Họ được hình thành từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ bổ nhiệm, đề bạt đến bầu cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Người: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình
  18. 10 hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.[1] Khái niệm cán bộ công chức: Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định: Công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[3] Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Từ khái niệm trên, ta thấy cán bộ công chức là những người có những đặc điểm sau: + Tính chất công việc của công chức Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt. Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về
  19. 11 thời gian. Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt thời gian. Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên.. + Con đường hình thành công chức Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và bổ nhiệm. Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; UBND cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Ví dụ: UBND cấp tỉnh tiến hành tuyển dụng công chức trong các Văn phòng UBND, các sở, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36. Khi đáp ứng đầy đủ các
  20. 12 điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật. Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch. Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành công chức. Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc sở. Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm, trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù. - Nhiệm kỳ: Là thời gian có tính chất chu kỳ trong đó người được bầu thực hiện một nhiệm vụ vì lợi ích chung. Một nhiệm kỳ thường kéo dài 5 năm.[3]
nguon tai.lieu . vn