Xem mẫu

  1. w T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C NGOẠI T H Ư Ơ N G K H O A KINH T Ê V À KINH DOANH Q U Ố C T Ê C H U Y Ê N N G À N H KINH T Ế Đ ố i NGOẠI KHÓA LUÂN TÓT NGHIÊP ĐÊ TẢI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHÊ THẺ THANH TOÁN KHÔNG HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thu Hoài Lớp : Nga Ì Khóa : 45C Giáo viên hướng d n : ThS. Nguyễn Thị Hiền í THU viện ị :i - !SfiOAi-TWí08ậ ị hí l-è5M ị Hà Nội, tháng 5 năm 2010
  2. MỤC LỤC Trang DANH M Ụ C T Ừ VIẾT T Ắ T DANH M Ụ C C Á C BẢNG DANH M Ụ C C Á C H Ì N H D A N H M Ụ C C Á C sơ Đ Ò LỜI M Ở Đ À U Ì C H Ư Ơ N G 1. T Ỏ N G Q U A N V Ê H O Ạ T Đ Ộ N G K I N H D O A N H T H Ẻ V Ớ I V Ấ N Đ Ề T H Ẻ K H Ô N G H O Ạ T Đ Ộ N G T Ạ I N H T M V I Ệ T NAM.... 4 1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh doanh thệ 4 1.1.1. Định nghĩa hoạt động thanh toán thẻ 4 1.1.2. Thẻ thanh toán-công cụ đắc lực của T T K D T M 5 1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường thẻ l i 1.2. Các hoạt động kinh doanh thệ thanh toán tại N H T M Việt Nam 13 1.2.1. Các hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán của N H T M 13 1.2.2. Các quy định pháp lý đảm bảo cho hoạt động thanh toán thẻ ở Việt Nam 16 1.2.3. Tình hình kinh doanh thẻ tại Việt Nam 18 1.3. Hoạt động kinh doanh thệ với vấn đề thệ không hoạt động tại các NHTM 22 1.3.1. Khái niệm thẻ không hoạt động 22 Ì .3.2. Nguyên nhân phát sinh thẻ không hoạt động 23 Ì .3.3. Tác động của thẻ không hoạt động đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng 26 Ì.3.4. Điều kiện cần và đủ để hạn chế thẻ không hoạt động 27 1.4. Kinh nghiệm của một số nước về hạn chế thệ không hoạt động và bài học cho Việt Nam 28
  3. 1.4.1. Kinh nghiệm của Hồng Rông 28 Ì .4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 29 Ì .4.3. Bài học cho Việt Nam 31 C H Ư Ơ N G 2: T H Ự C T R Ạ N G T H Ẻ T H A N H T O Á N K H Ô N G H O Ạ T Đ Ộ N G T Ạ I N G Â N H À N G N Ô N G NGHIỆP V À P H Á T T R I Ể N N Ô N G T H Ô N V I Ệ T N A M (AGRIBANK) 32 2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank 32 2.1.1. Giới thiệu về Trung tâm thẻ Agribank 32 2.1.2. Hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank 35 2. Ì .3. Vai trò của hoạt động kinh doanh thẻ đối với Agribank 42 2.2. Thực trạng thẻ không hoạt động trong kinh doanh thẻ ở Agribank 44 2.2.1. Thực trạng thẻ thanh toán không hoạt động tại Agribank 44 2.2.2. Nguyên nhân phát sinh 49 2.2.3. Tổn thất do thẻ không hoạt động đối với kinh doanh thẻ tại Agribank 51 2.3. Đánh giá 53 C H Ư Ơ N G 3: GIẢI P H Á P H Ạ N C H É T H Ẻ T H A N H T O Á N KHÔNG H O Ạ T Đ Ộ N G TẠI AGRIBANK 55 3.1. Định hướng phát tri n hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank 55 3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển của Agribank 55 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribank 56 3.2. Giải pháp hạn chế thẻ không hoạt động tại Agribank 58 3.2.1. Tối ưu hoa hoạt động của máy A T M 58 3.2.2. Tạo ra các sản phờm tiện ích, có tính liên kết, rằng buộc trong quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng 60 3.2.3. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các bộ phận huy động tiền gửi, tín dụng với bộ phận thẻ 63
  4. 3.2.4. Phát triển kênh phân phối đáp ứng nhu cầu giao dịch ở mọi nơi, m ọ i lúc 64 3.2.5. Thực hiện phân loại khách hàng: duy trì chủ thẻ 66 3.2.6. Đ ố i mới phương thức tiếp cận khách hàng 67 3.2.7. Đào tạo nâng cao chất lượng cán b , tạo đ ng lực cho cán b 67 3.3. Một số kiến nghị vói các cơ quan hữu quan 68 3.3.1. Kiến nghị Chính phủ 69 3.3.2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước 72 3.3.3. Kiến nghị Hiệp h i thẻ các ngân hàng 73 KÉT LUẬN 75 DANH M Ụ C TÀI LIỆU T H A M K H Ả O 76 PHỤ L Ụ C
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATM Automated Teller Machine - Máy rút tiền tự động POS Point o f sale - Điểm chấp nhận thanh toán thẻ TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHPH Ngân hàng phát hành NHÍT Ngân hàng thanh toán ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế PIN Personal Identiíĩcation Number - M ã số cá nhân của chủ thẻ Banknetvn Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Smartlink Công ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink VNBC Liên minh thẻ Vietnam Bank Card Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Vi t Nam ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Vietinbank Ngân hàng Công Thương Vi t Nam EAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vi t Nam Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi t Nam Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bàng Ì: s lượng máy ATM/POS qua các năm ố 22 Bảng 2: s lượng thiết bị ATM, EDC đến 31/12/2009 ố 41 Bảng 3: Kết quả chấp nhận thanh toán thẻ đến 31/12/2009 42 Bảng 4: Tỷ lệ thẻ thanh toán không hoạt động trong tồng số lượng thẻ đã phát hành 46 Bảng 5: s lượng thẻ quốc tế không hoạt động năm 2008 ố 49 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Thị phần thẻ nội địa của các ngân hàng tính đến 31/12/2009 ..20 Hình 2: Thị phần các loại thẻ quốc tế tính đến 31/12/2009 20 Hình 3: s lượng thẻ Agribank đã phát hành qua các năm ố 39 Hình 4: s lượng thẻ Agribank không hoạt động qua các năm ố 45 Hình 5: Tỷ lệ số lượng thẻ thanh toán không hoạt động/số lượng thẻ đã phát hành của một số ngân hàng tính đến hết 31/12/2009 47 DANH MỤC CÁC sơ ĐÒ Sơ đồ Ì: Quy trình phát hành thẻ 14 Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán thẻ 16 Sơ đồ 3: M ô hình tổ chức Trung tâm thẻ của Agribank 34
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp t h i ế t của đề tài Ngày nay văn minh T T K D T M đang được phổ biến rộng rãi ở khá nhiều nước trên thế giới. Một trong những công cụ góp phần làm giảm việc thanh toán tiền mặt chính là những chiếc thẻ thanh toán nhỏ gọn và xinh xạn, được coi là những "chiếc ví điện tử". V ớ i ưu thế về thời gian thanh toán, tính an toàn, hiệu quả sử dụng và phạm vi thanh toán rộng, thẻ thanh toán đã tăng trường với tốc độ mạnh mẽ trên thế giới và dần dần thay thế cho việc thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán thẻ trong hoạt động kinh doanh đã trở thành một xu thế tất yếu. Chính vì vậy, các ngân hàng hiện đại không thể nằm ngoài thị trường đầy lợi nhuận nhưng cũng không ít thách thức này. Thẻ thanh toán được sử dụng phổ biến trên thế giới từ những năm 50 nhưng những năm gần đây mới được ứng dụng vào Việt Nam. Trong những năm qua, dịch vụ thẻ tại Việt Nam phát triển với tốc độ cao, đặc biệt năm 2006 đạt được sự tăng trường vượt trội của thị trường thẻ với tốc độ 3 0 0 % so với năm 2005. Thè - công cụ chính của hoạt động ngân hàng bán lẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đáp ứng được các nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của khách hàng, góp phần vào việc hình thành và phát triển nền thương mại điện tử nước nhà, phù họp với xu thế toàn cầu hoa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy mới gia nhập thị trường thẻ Việt Nam nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã đạt được những kết quả khá ấn tượng trong lĩnh vực thè, là một trong những ngân hàng có số lượng thẻ phát hành lớn, thu hút được rất nhiều khách hàng tham gia sử dụng thẻ. Tuy nhiên, giữ được khách hàng tiếp tục sử dụng thẻ lại rất khó khăn bởi Ì
  8. hiện tại Agribank có số lượng thẻ thanh toán không hoạt động (khách hàng có thẻ nhưng không sử dụng) ngày càng gia tăng. Trước tình hình trên, việc tìm ra những giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nhân lực... nhểm nâng cao hiệu quả kinh doanh thẻ của Agribank là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp hạn chế thẻ thanh toán không hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam" làm khoa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoa những lý luận cơ bàn liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ và vấn đề thẻ không hoạt động tại các N H T M Việt Nam - Trình bày thực trạng thẻ thanh toán không hoạt động tại Agribank - Đ ề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhểm hạn chế thè thanh toán không hoạt động, từ đó góp phần nâng cao dịch vụ thẻ tại Agribank 3. Đ ố i tượng và phạm v i nghiên cứu - Đ ố i tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank - Phạm v i nghiên cứu: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Agribank giai đoạn 2005 - 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoa luận sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích. Khoa luận sẽ sử dụng các bảng biểu, sơ đồ, số liệu của các tổ chức thẻ, của Agribank để minh hoa, kết hợp nghiên cứu lý thuyết với phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ để đánh giá và đề xuất giải pháp. 2
  9. 5. Kết cấu của khoa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoa luận gồm 3 chương chính: Chương ì: Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ với vấn đề thẻ không hoạt động tại các N H T M Việt Nam hiện nay Chương l i : Thực trạng thẻ thanh toán không hoạt động tại Agribank Chương I U : Giải pháp hạn chế thè thanh toán không hoạt động tại Agribank Đ ể hoàn thành bài khoa luận, ngoài sự nỗ lực và cố gẫng của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của ThS. Nguyễn Thị Hiền, sự giúp đỡ của các anh chị làm việc tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn! 3
  10. C H Ư Ơ N G 1: TỎNG QUAN VỀ HOẠT Đ Ộ N G KINH DOANH T H Ẻ VỚI V Ấ N Đ È THẺ K H Ô N G HOẠT Đ Ộ N G TẠI NHTM VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh doanh thẻ 1 1 1 Định nghĩa hoạt động thanh toán thẻ .. Xuất phát từ nhu cầu thực tế thay thế tiền mặt trong lưu thông một hoạt động thanh toán mới đã ra đời: hoạt động thanh toán thẻ. Thẻ thanh toán (sau đây gọi tắt là thẻ) là phương tiện T T K D T M , ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoa bán lẻ và phát triển gan liền với việc ứng dống công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thanh toán thẻ là hoạt động m à các khách hàng sử dống thẻ do các ngân hàng hay các tổ chức tài chính phát hành và cung cấp để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý, các máy A T M hoặc thanh toán tiền hàng hoa, dịch vố. Xét về phương diện tổng thể, hoạt động thanh toán thẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với việc giúp cho người dân tiếp cận các phương tiện thanh toán văn minh hiện đại của thế giới, góp phần nâng cao đời sống cộng đồng dân cư, nâng cao đời sống xã hội. Xét về phương diện cố thể, hoạt động thanh toán thẻ không chỉ góp phần quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi N H T M m à còn là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh hấp dẫn này. Ngày nay, hoạt động thanh toán thẻ đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đáp ứng đầy đủ những nhu cầu riêng lẻ của người tiêu dùng. Các ngân hàng và công ty tài chính luôn tìm cách cải thiện sao cho càng ngày thè càng dễ sử dống và cung cấp những dịch vố thanh toán tiện lợi nhất cho người tiêu dùng. Sự phát triển mạnh mẽ này đã khẳng định xu thế phát triển tất yếu của hoạt động thanh toán thẻ. 4
  11. 1.1.2. Thẻ thanh toán - công cụ đắc lực của TTKDTM Cũng như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới Việt Nam đang nỗ lực để thực hiện việc T T K D T M trong nền kinh tế. Sự ra đời của những công cụ T T K D T M đã tạo nên một sự thay đổi lớn trong việc thanh toán, giúp cho quá trình thanh toán nhanh chóng và tiện lợi. Đảc biệt sự phát triển mạnh mẽ của thẻ trong những năm gần đây đã khiến nó trờ thành một phương tiện thanh toán chủ yếu thay thế cho séc và tiền mảt tại các điểm bán hàng, đồng thời là phương tiện thanh toán cơ bản sử dụng trong các loại hình giao dịch mua bán qua điện thoại, bưu điện, trực tuyến và thương mại điện tử. Chính vì vậy, thẻ với nhiề u tiện ích mới đã trở thành công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng. Thẻ đem lại những tiện ích to lớn sau: Đoi với nền kinh tế Hoạt động giao dịch dùng tiền mảt và trao đổi hàng hoa chiếm phần đáng kể trong hầu hết các nền kinh tế, đảc biệt ở các nước đang phát triển. Bằng việc khuyến khích hệ thống thanh toán điện tử phát triển m à cốt lõi là thanh toán thè, các chính phủ có thể giảm được khối lượng tiền mảt trong lưu thông. Đây là hoạt động có ý nghĩa lớn với hoạt động quản lý tiề tệ của Nhà n nước, giảm chi phí lưu thông, bảo quản cũng như tránh tình trạng tiền già. Với công nghệ hiện đại, mọi giao dịch đề nằm trong khả năng kiểm u soát của ngân hàng, tạo nền tảng cho công tác quản lý vĩ m ô của Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Thanh toán bằng thẻ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại, là yếu tố thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này tạo cơ hội cho các quốc gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đối với chủ thè Cùng với sự phát triển cùa nề kinh tế các phương tiện thanh toán phi n tiền mảt nhi! séc, ngân phiếu... ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, 5
  12. các phương tiện này í được phổ biến trong sinh hoạt của đại bộ phận dân cư. t Sự ra đời của thè chính là đáp ứng nhu cầu giao dịch đơn lè của các cá nhân nhằm từng bước thay thế tiền mặt trong giao dịch của xã hội. Các tiện ích m à hoạt động thanh toán thữ đem lại cho chủ thữ như: • Sự linh hoạt: V ớ i nhiều loại đa dạng, phong phú, thữ thích họp với mọi đối tượng khách hàng. Từ những khách hàng có thu nhập thấp (thữ thường) cho tới những khách hàng có thu nhập cao (thữ vàng), khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt (thữ rút tiền mặt) cho tới nhu cầu du lịch giải trí, thữ cung cấp cho khách hàng độ thoa dụng tối đa, thoa mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. • Sự tiện lợi: Thữ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi m à không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt đối với những người đi công tác nước ngoài hay đi du lịch nước ngoài, thữ giúp họ thanh toán ở bất cứ nơi nào m à không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiề họ cần thanh toán. n • Sự an toàn và nhanh chóng: Chủ thữ có thể hoàn toàn yên tâm về số tiền cùa mình trước nguy cơ bị mất cắp. D ù thữ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ cho chủ thữ bằng PIN, ảnh và chữ ký trên thữ nhằm tránh khả năng rút tiền của kè trộm. Trường hợp mất thữ, chủ thè thông báo đến NHPH hoặc ngân hàng đại lý để khoa thè và có thể được cấp lại thè khác. Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thè đề được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ u Đ V C N T hay điểm rút tiền mặt tới NHTT, NHPH và TCTQT. Việc ghi nợ, ghi có cho các chủ thữ tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một cách tự động, do đó quá trình thanh toán dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng. DỔivớiDVCNT • Thu hút thêm khách hàng: Chấp nhận thanh toán thữ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, do vậy khả 6
  13. năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, đặc biệt là khách du lịch, các nhà đầu tư nước ngoài luôn có thói quen sử dụng thẻ thanh toán. Doanh số cung ứng hàng hoa dịch vụ của Đ V C N T cũng tăng lên. Thẻ tạo cho Đ V C N T một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thù khác. • A n toàn, đảm bảo: Hạn chế hiện tượng khách hàng sử dụng tiền giả, hạn chế nguy cơ mất cựp tiền, nhất là đối với các đơn vị nhà hàng, khách sạn... • Rút ngựn thời gian giao dịch với khách hàng: Chấp nhận thanh toán thẻ giúp Đ V C N T thực hiện giao dịch với khách hàng nhanh hơn. V ớ i các thiết bị chuyển ngân điện từ tại điểm bán hàng, người ta chỉ việc quẹt thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện, nhờ đó giúp đẩy nhanh quá trình xù lý khi bán hàng, giúp Đ V C N T cung cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin về việc bán hàng m à không phải xử lý thủ công trên giấy tờ. Hơn nữa, thanh toán thẻ còn giúp các Đ V C N T giảm được chi phí bán hàng thông qua việc giảm chi phí đếm, bảo quản tiền, quản lý t i chính. à • Ngoài ra việc tham gia chấp nhận thẻ cũng là điều kiện cần thiết để Đ V C N T nhận được các ưu đãi của ngân hàng như ưu đãi về tín dụng, về dịch vụ thanh toán. Đoi với ngân hàng • Tạo nguồn thu cho ngân hàng: Thu nhập từ thẻ m à ngân hàng có được là phí Đ V C N T , phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và l i suất cho khoản ã tín dụng m à chủ thẻ chậm thanh toán. Đ ó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo. • Góp phần gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng: Nhờ thẻ số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và số lượng t i khoản của các à Đ V C N T cũng tăng lên. V ớ i lượng giao dịch thẻ tương đối lớn, các tài khoản 7
  14. này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, cũng có thể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng. • Đa dạng hoa sản phẩm ngân hàng: Thẻ ra đời làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoa mãn tốt nhất nhu cầu cởa khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ khác song song như đầu tư hoặc bào hiểm cho các sản phẩm. Thông tin về các loại hình dịch vụ này sẽ được gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng cởa ngân hàng. • Thanh toán thẻ là cơ sờ để hiện đại hoa công nghệ ngân hàng. Khi đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Thẻ là một phương tiện thanh toán hiện đại, thuận tiện, lợi ích về mọi mặt đối với nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng trong nền kinh tế, đặc biệt trong công cuộc toàn cầu hoa. Ngày nay, trên thế giới thanh toán bằng thẻ đã trở thành xu thế tất yếu. Ở các nước phát triển, trên 8 5 % lưu chuyển hàng hoa, dịch vụ bán lẻ được thực hiện bằng thẻ. V ớ i phạm vi thanh toán rộng như vậy, vai trò cởa thè chắc chắn sẽ ngày càng được khẳng định và mở rộng. * Phân loại: Hiện nay trên thế giới cũng nhu tại Việt Nam, có rất nhiều loại thẻ khác nhau với những đặc điểm, công dụng rất đa dạng và phong phú. Từ đó thẻ có thể phân loại theo một số tiêu chí sau: Theo công nghệ sản xuất, có ba loại thè: Thẻ khắc chữ nối (Embossing card), thè băng từ (Magnetic stripe) và thẻ thông minh (Smart card) • Thẻ khắc chữ nổi: là loại thẻ được làm bàng nhựa dựa trên kỹ thuật khắc chữ nổi với các thông tin cần thiết được khắc trên thè. Công nghệ 8
  15. này được sử dụng từ khi phát hành tấm thẻ nhựa đầu tiên và hiện nay không còn được sử dụng nữa vì kỹ thuật quá thô sơ, dễ bị lợi dụng làm giả. • Thẻ băng từ: được sử dụng phổ biến trên thế giủi. Đây là loại thẻ m à toàn bộ thông tin liên quan đến chủ thẻ và thẻ được m ã hoa bằng dải băng từ phía sau thẻ. Tuy nhiên, nó dần bộc lộ nhược điểm, đó là số lượng các thông tin được m ã hoa không nhiều và mang tính cố định nên không thể áp dụng kỹ thuật m ã hoa an toàn, có thể bị ăn cắp thông tin bằng các thiết bị nối vủi máy vi tính. • Thẻ thông minh: là giai đoạn phát triển hiện tại của thể, thể hiện những ứng dụng hiện đại nhất của công nghệ thông tin vào lĩnh vực thè, đó là việc sử dụng chíp điện tử. Do đó, khả năng làm giả thẻ thông minh rất khó. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ mủi nên giá thành cao, hệ thống máy móc chấp nhận thanh toán thể này cũng đắt nên sử dụng còn chưa phố biến như thẻ từ. Theo phạm vi sử dụng, có hai loại thè: Thẻ nội địa và thẻ quốc tế • Thẻ nội địa: là thẻ do các ngân hàng, tổ chức tín dụng phát hành để thanh toán hàng hoa, dịch vụ và rút tiền mặt trong phạm v i quốc gia. Thông thường đó là thẻ ghi nợ của các NHTM, được phát hành, sử dụng tại hệ thống máy A T M và mạng lưủi các Đ V C N T của NHPH, ngân hàng đại lý, ngân hàng liên kết vủi NHPH. • Thẻ quốc tế: là thẻ do TCTQT hoặc thành viên của tổ chức này phát hành. Thẻ quốc tế có thể được sử dụng trên phạm v i trong nưủc và quốc tế, tại bất kỳ các Đ V C N T hoặc máy A T M có mang biểu tượng chấp nhận thanh toán thẻ đó. Cũng vì mang tính chất toàn cầu nên đồng tiền được sử dụng của loại thè này phải là các ngoại tệ mạnh. Đ ể phát hành thẻ quốc tế, NHPH thẻ phải đăng ký và được chấp nhận làm thành viên của TCTQT. 9
  16. Theo tính chất thanh toán của thẻ, có hai loại thẻ: Thẻ tín dụng (Credit card) và thẻ ghi nợ (Debit card) • Thẻ tín dụng: là loại thẻ cho phép chủ thẻ chi tiêu trước trả tiền sau. Chủ thẻ được tiêu dùng trong một hạn mức chi tiêu do ngân hàng cấp dựa trên khả năng t i chính, tài sản thế chấp của chủ thẻ m à không phải trả tiền à ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng đầ thanh toán hàng hoa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiền cho ngân hàng có độ dài phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau. K h i toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ được khôi phục như ban đầu. Đây chính là tính chất tuần hoàn cùa thẻ tín dụng. • Thẻ ghi nợ: là loại thẻ cho phép chủ thẻ thanh toán tiền hàng hoa, dịch vụ tại các Đ V C N T hoặc thực hiện các giao dịch liên quan tới t i khoản à tại các máy ATM. Mức chi tiêu của chủ thẻ phụ thuộc chù yếu vào số dư trong t i khoản, ngân hàng giữ vai trò cung cấp dịch vụ và thu phí dịch vụ. à Đ ố i với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình vay tín dụng, không có việc phân loại khách hàng nên khách hàng chỉ cần có t i à khoản tại ngân hàng là có thầ tiếp cận với sản phẩm thè ghi nợ. Chính vì vậy, về mức độ có thầ thay thế tiền mặt, thẻ ghi nợ chiếm ưu thế vượt trội hơn thẻ tín dụng. Thè A T M là hình thức phát triần đầu tiên của thẻ ghi nợ, hiện đang được sử dụng rất phổ biến, cho phép khách hàng có thẻ tiếp cận trực tiếp tới t i khoản tại ngân hàng từ máy ATM. Loại thẻ ghi nợ này được ngân hàng à phát hành cho khách hàng trên cơ sở khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đó. Cùng với thẻ ATM, hệ thống A T M đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khả năng giao dịch ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sờ ngân hàng và khả năng tự phục vụ. lo
  17. 1.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường thẻ Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ trong nước có sự tham gia chặt chẽ của 4 chủ thể cơ bản là ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, chù thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ. Đ ố i với thẻ quốc tế, còn thêm một chù thể nợa là các tổ chức thẻ quốc tế. * Ngân hàng phát hành thẻ (Bank Issuer) NHPH là ngân hàng được được cơ quan có thẩm quyền của nước sờ tại cho phép cấp thẻ cho khách hàng sử dụng, chịu trách nhiệm quản lý, thanh toán và cung cấp các dịch vụ có liên quan đến thẻ đó. Đ ố i với thẻ quốc tế, NHPH phải được N H N N cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và phải là thành viên chính thức của TCTQT. N h ư vậy, NHPH được sự cho phép của tổ chức thể hoặc công ty trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của nhợng tổ chức và công ty này. NHPH là ngân hàng có tên in trên thẻ do ngân hàng đó phát hành thể hiện đó là sản phẩm của mình. Ví dụ như thẻ Visa, MasterCard do Agribank phát hành sẽ có tên Agribank Visa, Agribank MasterCard. Đ ố i với thẻ quốc tế, NHPH phải được N H N N cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và phải là thành viên chính thức của các TCTQT. NHPH quy định các điều kiện sử dụng, điều khoản phải tuân thủ cho khách hàng. * Chù thẻ (Cardhoỉder) Chủ thẻ là cá nhân hoặc người được uy quyền (nếu là thẻ do công ty uy quyền) có tên in nổi trên thẻ, được NHPH cấp thẻ và cho phép sử dụng thẻ theo nhợng quy định cùa NHPH. Chi có chủ thẻ mới có quyền sử dụng thẻ có đứng tên mình để thanh toán tiền hàng hoa, dịch vụ hay rút tiền mặt theo nhợng điều khoản, điều kiện do NHPH quy định. Chủ thè có thể gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. • Chủ thẻ chính: là người đứng tên xin cấp thẻ và được NHPH cấp thẻ để sử dụng. li
  18. • Chủ thẻ phụ: là người được cấp thẻ theo đề nghị của chủ thẻ chính. * Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer) N H Í T là ngân hàng được NHPH uy quyền thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng, hoặc là thành viên chính thức hoặc là thành viên liên kết của một TCTQT, thực hiện dịch vụ thanh toán theo thoa ước ký kết với TCTQT đó. N H T T trực tiếp ký hợp đồng với các Đ V C N T để tiếp nhận và xẫ lý các giao dịch thẻ tại Đ V C N T , cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn cho Đ V C N T nghiệp vụ xẫ lý cũng như chuyển tải các thông tin cần thiết trong quá trình giao dịch. Thông thường, N H T T thu từ các Đ V C N T một mức phí (phí chiết khấu). Mức phí này cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược đối với các đơn vị khác nhau. Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành thẻ. * Đơn vị chấp nhận thẻ (Merchant) Đ V C N T là đơn vị cung ứng hàng hoa, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ với N H T T hoặc NHPH. Đ V C N T có thể l nhà hàng, à khách sạn, sân bay, cẫa hàng, siêu thị hay các đơn vị nhận ứng tiền mặt, các ngân hàng đại lý. Thuồng các Đ V C N T được N H T T trang bị máy móc kỹ thuật để chấp nhận thanh toán tiền hàng hoa, dịch vụ hay cho phép rút tiền mặt bằng thẻ. Đ ể trở thành Đ V C N T đối với một loại thẻ nào đó, nhất thiết đơn vị này phải có tình hình t i chính tốt và có năng lực kinh doanh. Cũng như việc à NHPH thẩm định khách hàng trước khi phát hành thẻ cho họ, các N H T T cũng sẽ chỉ quyết định ký hợp đồng chấp nhận thè với những đơn vị kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hút nhiều giao dịch sẫ dụng thẻ. 12
  19. * Tố chức thẻ quốc tế Tố chức thẻ quốc tế (TCTQT) là đơn vị đứng đầu, quản l mọi hoạt ý động phát hành và thanh toán thẻ. TCTQT là tổ chức quốc tế cấp phép thành viên cho các NHPH và N H Í T thẻ. N ó tồn tại dưới các hình thức hiệp hội (Card Association) như Visa, MasterCard hay công ty độc lập như American Express, Diners Club, JCB... TCTQT không trực tiếp phát hành thẻ, chặ cung cấp mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán. TCTQT có nhiệm vụ đứng ra tổ chức liên kết các thành viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải tuân theo, thống nhất thành một hệ thống toàn cầu. Bất cứ ngân hàng nào hiện nay hoạt động ương lĩnh vục thẻ thanh toán quốc tế đều phải gia nhập vào TCTQT. Các TCTQT đồng thời cũng là trung gian giải quyết các tranh chấp khiếu nại, cấp phép, thanh toán của các thành viên. Như vậy, mỗi chủ thể tham gia thị trường thẻ đều có vai trò nhất định và không thể thiếu trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt của thẻ. 1.2. Các hoạt động kặnh doanh thẻ thanh toán tại các NHTM Việt Nam 1.2.1. Các hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán của N H T M Hoạt động kinh doanh thẻ của N H T M bao gồm 2 màng chính là phát hành và thanh toán. 13
nguon tai.lieu . vn