Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG TRẦN MINH Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KÝ PHÚ, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : KT&PTNN Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG TRẦN MINH Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KÝ PHÚ, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : KT&PTNN Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Tâm Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện, mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường ngoài những kiến thức lý thuyết đã được học thì thực hành thực tập là khâu vô cùng quan trọng. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Văn Tâm, tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Ký Phú, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Nguyễn Văn Tâm, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình đi thực tế. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ tôi trong những năm học tập tại trường. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ UBND Xã Ký Phú đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thành khóa luận nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên Đặng Trần Minh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính tại xã Ký Phú qua 3 năm 2016, 2017, 2018 .................................................... 28 Bảng 4.2. Trung bình số nhân khẩu, số lao động chính và độ tuổi của các hộ điều tra phân theo xóm .................................................................... 31 Bảng 4.3. Trung bình số nhân khẩu, số lao động chính và độ tuổi của các hộ điều tra phân theo nhóm hộ ............................................................. 31 Bảng 4.4. Thông tin chung của hộ điều tra về giới tính của chủ hộ phân theo nhóm hộ........................................................................... 32 Bảng 4.5. Phân loại nghề nghiệp của các chủ hộ ............................................ 32 Bảng 4.6. Bình quân diện tích đất canh tác phân theo nhóm hộ ..................... 33 Bảng 4.7. Bình quân (%) thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp theo xóm và nhóm hộ .............................................................................. 35 Bảng 4.8. Bình quân % thu nhập từ cây trồng trong tổng thu nhập từ nông nghiệp theo xóm .............................................................................. 38 Bảng 4.9. Bình quân % thu nhập về chăn nuôi trong tổng thu nhập từ nông nghiệp phân theo xóm và nhóm hộ .................................................. 38 Bảng 4.10 Hoạt động sinh kế hiện có ............................................................. 41 Bảng 4.11. Đề xuất sinh kế mới ...................................................................... 41 Bảng 4.12. Chiến lược sinh kế về yếu tố tự nhiên cho các hộ nông dân ........ 42 Bảng 4.13. Chiến lược sinh kế về yếu tố con người cho các hộ nông dân ..... 43 Bảng 4.14. Chiến lược sinh kế về xã hội, cộng đồng cho các hộ nông dân ... 44 Bảng 4.15. chiến lược sinh kế về cơ sở vật chất cho các hộ nông dân ........... 45
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 KT&PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn 2 PNN Phi nông nghiệp 3 SL Số lượng 4 XHCN Xã hội chủ nghĩa 5 UBND Uỷ ban nhân dân 6 TDP Tổ dân phố
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở lí luận về sinh kế ........................................................................... 7 2.1.3. Hộ và kinh tế hộ .................................................................................... 12 2.1.4. Thu nhập................................................................................................ 13 2.1.4.1. Khái niệm về thu nhập ....................................................................... 13 2.1.4.2. Phân loại thu nhập .............................................................................. 14 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15 2.2.1. Những yếu tố anh hưởng trong phát triển sinh kế của các hộ nông dân - Nguyên nhân của nó ........................................................................................ 17 2.2.2. Một số nghiên cứu về sinh kế ............................................................... 18
  7. v PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 20 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 20 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 20 3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .................................. 20 3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 20 3.3.2.1. Phương pháp luận............................................................................... 20 3.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 21 3.3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 22 3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 22 3.3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của nông hộ.............. 22 3.3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ hộ ............................................. 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Ký Phú ................................... 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23 4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 23 4.1.1.2. Địa chất, địa hình ............................................................................... 23 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu ............................................................................... 23 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. ..................................................................... 24 4.1.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................ 24 4.1.2.2. Giao thông .......................................................................................... 25 4.1.2.3. Giáo dục ............................................................................................. 26
  8. vi 4.1.2.4. Về thực hiện các chính sách xã hội .................................................... 26 4.1.2.5. Y tế - xã hội ........................................................................................ 27 4.1.2.6. An ninh - quốc phòng......................................................................... 27 4.1.2.7. Điện và thông tin liên lạc ................................................................... 27 4.1.2.8. Tình hình sản xuất của xã Phú Ký ..................................................... 28 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Ký Phú ............................................................................... 29 4.2. Các hoạt động sinh kế của nông hộ trên địa bàn xã Ký Phú.................... 30 4.2.1. Thông tin về hộ và phân loại hộ điều tra .............................................. 30 4.2.2. Diện tích đất canh tác, đất rừng của các hộ điều tra ............................. 33 4.2.3. Các hoạt động sinh kế và thu nhập của nông hộ ................................... 34 4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện sinh kế ......................................... 39 4.3.1. Nhận xét chung về sinh kế của người dân ............................................ 39 4.3.2. Xây dựng chiến lược cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân ................ 40 4.3.2.1. Hoạt động sinh kế hiện có và đề xuất sinh kế mới ............................ 41 4.3.2.2. Chiến lược sinh kế.............................................................................. 42 4.3.3. Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững,nâng cao thu nhập cho người dân xã Ký Phú ................................................................................................. 46 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 50 5.1. Kết luận .................................................................................................... 50 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52 I. Tiếng Việt .................................................................................................... 52 II. Tài liệu internet........................................................................................... 52
  9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, là hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế phát triển từ nông nghiệp. Dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, để phát triển các ngành khác. Vì vậy sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lí có hiệu quả kinh tế cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, với khoảng 70% dân số Việt Nam sống chủ yếu ở nông thôn, để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân sẽ rất khó nếu thiếu các yếu tố tác động hỗ trợ từ bên ngoài. Các yếu tố đó tạo ra sự thay đổi rất lớn trong nhận thức cũng như cải thiện cuộc sống cho người dân ở các vùng nông thôn. Đối với nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng thì các can thiệp, hỗ trợ cần tác động vào trồng trọt và chăn nuôi của người nông dân là chủ yếu. Nâng cao thu nhập cả thiện chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là người dân nông thôn từ lâu vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Vì vậy đã có rất nhiều chính sách, chương trình tháo gỡ khó khăn giúp người dân thoát nghèo. Và để thực hiện tốt các chương trình, chính sách có hiệu quả thì việc quan trọng cần làm là nghiên cứu các hoạt động sinh kế, các phương thức sống của người dân, có được cái nhìn toàn diện từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tổng quát để có được những biện pháp tác động hợp lí và có hiệu quả. Để có thể phát triển sản xuất, phát triển sinh kế, thì cần phải có đầy đủ các thông tin về hiện trạng các hoạt động sinh kế của người dân, phân tích cơ cấu, tỷ lệ thu nhập trong các hoạt động sinh kế của người dân cũng như thời gian mà họ giành cho các hoạt
  10. 2 động sinh kế của mình để có thể tạo ra một thu nhập ổn định trong quá trình sản xuất. Ký Phú là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Xã có đường tỉnh lộ 261 đi qua nối huyện Đại Từ với huyện Phổ Yên, trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường học, trạm y tế …, sự nỗ lực cố gắng của lãnh đạo và nhân dân địa phương nên tình hình kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Mặc dù vậy, Ký Phú vẫn là một xã nông nghiệp, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân vẫn còn thấp, diện tích đất canh tác, vốn, khoa học kĩ thuật còn yếu. Hoạt động sinh kế của các hộ trong địa phương chủ yếu vẫn là trồng trọt và chăn nuôi bao gồm trồng lúa, ngô,cây ăn quả, rau màu, nuôi lợn, nuôi gà, vịt, trâu, bò… Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tìm hiểu tình hình thực trạng về các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân xã Ký Phú nói riêng cũng như người dân trong địa bàn huyện Đại Từ nói chung, làm tiền đề cho các can thiệp của dự án phát triển nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế… để nâng cao đời sống cho người dân. Với mục đích như vậy nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung phân tích thực trạng hoạt động sinh kế và cơ cấu thu nhập từ các hoạt động sinh kế của người dân xã Ký Phú. Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp đa dạng hóa sinh kế cho người dân
  11. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn xã Ký Phú. - Phân tích thực trạng sinh kế của người dân trên địa bàn xã Ký Phú. - Đề xuất giải pháp đa dạng hóa sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức lý thuyết sinh viên đã được học trên lớp. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. - Giúp sinh viên nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và trang bị kiến thức thực tiễn phục vụ cho công tác sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để có những giải pháp, định hướng cho việc lựa chọn nguồn sinh kế bền vững nhằm góp phần xõa đói giảm nghèo và tăng thu nhập ổn định cho người dân tại địa phương.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm liên quan * Khái niệm sinh kế Sinh kế (livelihood) là hoạt động kiếm sống của con người thông qua việc sử dụng các nguồn lực (con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội…) trong một môi trường dễ bị tổn thương có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách. Khi hoạt động sinh kế thích ứng, hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương, đồng thời bảo đảm duy trì, phát triển được các nguồn lực trong cả hiện tại và tương lai thì được coi là sinh kế bền vững. Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (1) trồng trọt: Lúa, khoai, sẵn,… (2) chăn nuôi: bò, lợn, gà,… (3) lâm nghiệp keo, bạch đàn, mỡ,… Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là các dịch vụ, buôn bán và một số ngành nghề khác. Như vậy, trong phạm vi báo cáo này, sinh kế của người dân được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình của họ. Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế chính là việc xây dựng các thí nghiệm trình diễn hiện trường để góp phần cải thiện sinh kế địa phương. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.[8] * Khái niệm đa dạng hóa sinh kế Theo DFID, 2003 đa dạng hóa là sự tồn tại nhiều nguồn thu nhập khác nhau tại một thời điểm thời gian.
  13. 5 Theo DFID, 2003 đa dạng hóa là diễn giải sự tạo thành da dạng như là một tiến trình kinh tế xã hội, phản ánh các nhân tố - là nguyên nhân dẫn đến sự chấp nhận chiến lược sinh kế của gia đình hay hộ. Đa dạng hóa sinh kế nông thôn là tiến trình mà các hộ gia đình nông thôn gây dựng một danh mục đa dạng của các hoạt động và tài sản để sống sót và cải thiện mức sống của họ.[8] * Tiếp cận sinh kế Đây là khái niệm tương đối mới, nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế. Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài có cơ hội thoát nghèo thích nghi với điều kiện tự nhiên, xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho những thế hệ tiếp theo[8]. * Khung sinh kế: Sinh kế là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Sự thành công của các chiến lược và hoạt động sinh kế tùy thuộc và mức độ hiểu biết mà con người có kết hợp cũng như quản lý những nguồn lực mà họ có. Vì thế, bàn về sinh kế và sinh kế bền vững có rất nhiều ý kiến, cách tiếp cận khác nhau.
  14. 6 Có ý kiến cho rằng sinh kế là phương tiện, cách thức để kiếm sống. Có ý kiến cho rằng sinh kế của một hộ gia đình hay của một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống. Hoặc sinh kế là thu nhập ổn định có được nhờ áp dụng các phương thức, biện pháp khác nhau. Và có ý kiến cho rằng sinh kế có thể được miêu tả như những quyết định, những hàng động mà họ sẽ được thực hiện không những để kiếm sống mà còn để đạt được những ước vọng của họ. Ta có thể miêu tả một sinh kế như là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mối quan hệ,…. (Wallmann, 1984). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”(DFID). Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng [10]. * Khái niệm sinh kế bền vững Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho
  15. 7 là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng lần đầu tiên như một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chamber và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai [8] 2.1.2. Cơ sở lí luận về sinh kế * Chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục tiêu nguyện vọng của họ[7]. * Khái niệm các nguồn vốn sinh kế Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng. Trong phạm vi đề tài này, các yếu tố về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, các thể chế chính sách mà xã hội quy định. Các nguồn vốn đó được hiểu như sau: - Vốn tự nhiên: Là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên. Nó cung cấp và phục vụ rất hữu ích cho phương kế kiếm sống của con
  16. 8 người. Có rất nhiều nguồn lực hình thành nên nguồn vốn tự nhiên. Từ các hàng hóa phân công vô hình như không khí, tính đa dạng sinh học đến các tài sản có thể phân chia được sử dụng trực tiếp trong sản xuất như: đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng,… Khung sinh kế bền vững theo DFID (2003)[1] Những thay đổi Bối cảnh tổn thương trong thực - Sốc và khủng hoảng trạng tài sản và - Những xu hướng chiến lược. kinh tế, xã hội và môi trường - Sự dạo động theo thời vụ Vốn con người Vốn xã hội Vốn tự nhiên Kết quả sinh kế CHIẾN LƯỢC - Thu nhập tốt hơn SINH KẾ - Đời sống nâng cao - Khả năng tổn Vốn tài chính Vốn tài chính thương giảm - An ninh lương thực Thể chế,chính được củng cố sách - Sử dụng tài nguyên -Chính sách và thiên nhiên. pháp luật -Các cấp chính quyền -Dịch vụ nhà nước, tư nhân -Luật tục, tập quán Hình 2.1:-Thể phânđồng chế cộng Khung tích sinh kế
  17. 9 - Vốn con người: Con người là cơ sở nguồn vốn này. Vốn con người bao gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình (bao gồm trình độ học vấn, kiến thức truyền được hoặc được kế thừa trong gia đình ), những kĩ năng và năng khiếu của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo, sức khỏe, tâm sinh lí của các thành viên trong gia đình, quỹ thời gian, hình thức phân công lao động. Đây là một yếu tố được xem như là quan trọng nhất vì nó quyết định khả năng một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác. - Vốn xã hội: Bao gồm các mạng lưới xã hội, các mối quan hệ với họ hàng, người xung quanh bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin, tín ngưỡng, văn hóa, các tổ chức xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để có được những lợi ích và cơ hội khác nhau,… Việc con người tham gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn này như thế nào cũng tác động không nhỏ đến quá trình tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như khả năng tiếp cận và huy động nguồn lực có từ các mối quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị chuẩn mực. Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa của họ thông qua sự tương tác giữa các cá nhân. - Vốn vật chất: gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống tưới tiêu, cung cấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin… - Vốn tài chính: Tài chính là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào. Các hoạt động sinh kế của người dân nông thôn cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các nhân tố vốn sản xuất (tài chính). Trước đây vốn của các hộ sản xuất thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc vay mượn của bà con họ hàng, láng giềng nên quy mô sản xuất
  18. 10 không được mở rộng. Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất phải có lượng vốn nhiều hơn để đầu tư, cải tiến công nghệ, đưa thiết bị máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, công việc này có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công được, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.[2] * Quan điểm chiến lược phát triển bền vững Đây là một quan điểm thuộc xã hội hiện đại khi quan niệm về phát triển không đơn thuần chỉ là sự tăng trưởng về mặt kinh tế, lý thuyết này ra đời sau một thời gian dài, sự phát triển được hiểu là sự tăng trưởng về mặt kinh tế đã gây nên những hậu quả nặng nề: Sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nặng nề, sự nóng dần lên của trái đất,…những hậu quả ấy do những hoạt động phát triển của con người. Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường những năm 70 của thế kỉ XX và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Phát triển bền vững được hiểu như là “sự đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân họ” (Báo cáo Bruland, 1987). Hoặc là “sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp” (chăm lo trái đất)… Phát triển bền vững cũng có thể được hiểu là một sự phát triển lâu dài, phát triển đi đôi với việc làm phong phú các nguồn vốn sinh kế để từ đó dẫn đến các tác động tích cực tới đời sống của con người. Sự phát triển đó làm tăng khả năng chống chọi với những cú sốc, tổn Chiến lược phát triển bền vững được xem như là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp và quản lý các nguồn vốn sinh kế của con người nhằm để kiếm sống. Kết quả sinh kế con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố:
  19. 11  Sự hưng thịnh hơn: Bao gồm sự gia tăng về mức thu nhập, cơ hội việc làm và nguồn Sự tài chính nâng cao.  Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua bằng tiền, mức sống còn được đánh giá qua những giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác, mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế, khả năng sử dụng dịch vụ xã hội của gia đình.  Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Bởi vậy, sự ưu tiên của họ là tập chung cho việc bảo vệ gia đình mình thoát khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát triển những cơ hội của mình.  An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một trong dân… những vấn đề cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện nhiều cách như tăng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên, tăng nguồn thu nhập của người  Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: Việc phát triển cần đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên tránh sự ô nhiễm môi trường. Những chỉ tiêu trên đây là những mong muốn về một kết quả con người cần đạt được, đồng thời cũng là biểu hiện của sinh kế bền vững. Một sinh kế được xem như là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được những áp lực, cú sốc và có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng như cơ sở hạ tầng ở cả hiện tại và trong tương lai mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nói tóm lại quan niệm về sinh kế bền vững hướng đến một thế đứng kiềng 3 chân: “ kinh tế - môi trường - xã hội”. Đây cũng được xem là mục tiêu mà con người hướng tới trong tương lai khi tác động ngược của các quan điểm phát triển sai lệch trước đây đã và đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến con
  20. 12 người. Lý thuyết này được áp dụng trong đề tài để phân tích hoạt động sinh kế của người dân và xây dựng một mô hình phát triển tiến bộ hơn so với mô hình sinh kế hiện tại - mô hình sinh kế bấp bênh và thiếu tính bền vững. 2.1.3. Hộ và kinh tế hộ * Khái niệm về hộ: Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về hộ gia đình. Hộ là một tổ chức kinh tế xã hội ra đời từ rất lâu, trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước. Trong bất kỳ giai đoạn nào hộ luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới. Theo đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau về hộ. Theo Weberster - từ điển kinh tế năm 1990: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”. Theo Raul Ituna, một nhà nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp Lisbon, khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước Châu Á đã chứng minh: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ cộng đồng”. Theo Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010): “Hộ gia đình là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có chất hành chính và địa lý. Còn gia đình là một nhóm người, một cộng đồng người mà các thành viên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, vừa nhằm đáp ứng các nhu cầu riêng tư của các cá nhân, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa về thể xác lẫn tinh thần. Gia đình là một hệ thống phức tạp các vị trí và vai trò xã hội mà các thành viên chiếm giữ và thực hiện, là những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển
nguon tai.lieu . vn