Xem mẫu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Chuẩn mực đạo đức ra đời và tồn tại một cách khách quan trong cuộc sống, nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của con người. Xét về phương diện xã hội cũng như phương diện hành vi của mỗi cá nhân, đạo đức là sự thể hiện quan hệ ứng xử và hành vi của con người, đem lại lợi ích cho con người, cho người khác và xã hội. Trong đời sống xã hội loài người có những mối quan hệ phức tạp, đa dạng nó tồn tại đan xen nhau. Mặt khác do trình độ nhận thức của mỗi người cũng khác nhau, họ sống trên những lãnh thổ khác nhau nên về tập tục, lợi ích, văn hóa, trình độ phát triển cũng khác nhau. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, mỗi xã hội phải xây dựng những nguyên tắc chuẩn mực sống, trên cơ sở đó con người tự ý thức tự hành động. Đạo đức là nhu cầu tất yếu khách quan, nhưng lại là vấn đề có tính lịch sử. Trong xã hội nào cũng cần hình thành những nguyên tắc sống để con người tự nguyện tuân theo, nhằm bình ổn trật tự xã hội, duy trì sự tồn tại của xã hội và của mỗi cá nhân. Trong đời sống, có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung cho mọi thời đại, ở đâu có con người thì ở đó có quan hệ đạo đức, đó là (sống thiện, yêu quý lao động, trung thực, sự thủy chung, lòng nhân hậu, lòng biết ơn và sự tôn kính đối với tổ tiên, …) Đạo đức giúp cho cá nhân hoàn thiện nhân cách của mình. Những con người có đức hạnh bao giờ cũng có những phẩm chất đạo đức cao quý. Những giá trị đạo đức khi đã được hình thành ở cá nhân thì có tác động trở lại đối với xã hội theo hướng tích cực. Trong xã hội, con người tồn tại với tư cách là những cá nhân. Sự đa dạng, phong phú, nhiều vẻ của cái riêng đang đặt ra yêu cầu phải có những chuẩn mực 1 đạo đức trong việc khẳng định những giá trị và hướng dẫn hành vi đạo đức cho cá nhân trong những điều kiện cụ thể. Phẩm chất đạo đức của cá nhân người lao động được biểu hiện ở sự tổng hợp những tính cách đáp ứng yêu cầu chung của xã hội. Phẩm chất đạo đức người lao động chứa đựng trong đó những nội hàm của những nguyên tắc, quy tắc đạo đức xã hội, những phẩm chất đạo đức của người lao động là cơ sở quan trọng, góp phần to lớn vào việc phát triển nhân cách của người lao động, giúp cho người lao động tích cực trong hoạt động lao động tạo tạo điều kiện đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Mặt khác nó còn là những tính cách mang ý nghĩa tâm lý, đạo đức của riêng mỗi người lao động, nghiên cứu nắm vững các phẩm chất đạo đức này giúp cho các nhà quản lý lao động, lãnh đạo các doanh nghiệp có cơ sở để tổ chức, quản lý và điều hành người lao động một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả năng suất lao động cao. 1.2. Về thực tiễn Đạo đức nói chung và những phẩm chất đạo đức nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động lao động sản xuất của, khi cá nhân có những phẩm chất đạo đức trong lao động thì hoạt động lao động sẽ đạt hiệu quả cao, đời sống của người lao động ngày càng được đảm bảo. Bên cạnh đó người lao động là lực lượng chính, chiếm số lượng đông và trực tiếp tạo ra các sản phẩm. Với vị trí đó người lao động có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động động lao động và đối với các doanh nghiệp. Để tổ chức và phát huy hiệu quả khả năng của người lao động, ngoài việc đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thiết phải nắm vững và giáo dục có hiệu quả nhất các phẩm chất đạo đức đối với người lao động 2 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và công cuộc hội nhập, phát triển. Việt Nam hiện là thành viên của tổ chức thương mại thế giới do đó trên thị trường có sự sự cạnh tranh gay gắt, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ đổi mới về cơ cấu tổ chức, thiết bị công nghệ mới vào trong quá trình quản lý sản xuất mà các doanhh nghiệp quan tâm đến số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động để có đủ điều kiện cạnh tranh đứng vững trên thương trường. Ngày nay, thông qua các phong trào thi đua sản xuất của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp phát động thực hiện, những tiêu chí về phẩm chất đạo đức của người lao động đã được cụ thể hóa và được đông đảo người lao động trong các công đoàn học tập. Người lao động Việt Nam dù là lao động chân tay hay lao động trí óc, ở bất kỳ các lĩnh vực hoạt động nào trong quốc doanh, ngoài quốc doanh…đề năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ, thích ứng dần với cơ chế thị trường và hội nhập với cơ chế thị trường và kinh tế quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước thì vai trò của người lao động ngày càng trở nên to lớn, nắm bắt được vấn đề này công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã không ngừng đổi mới cơ cấu tổ chức, trang thiết bi, dây truyền máy móc hiện đại vào trong sản xuất. Tuy nhiên để hoạt động lao động đạt hiệu quả cao hơn nữa phải xem xét đến chất lượng nguồn lao động tại doanh nghiệp, nó được biểu hiện cụ thể ở phẩm chất đạo đức của người lao động, thông qua việc nghiên cứu nắm bắt kịp thời những phẩm chất đạo đức của người lao động tại doanh nghiệp để có những phương pháp tổ chức lao động khoa học, đúng người, đúng việc đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Mặt khác, Đảng ta luôn xác định: “Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo 3 dục, có khả năng nắm bắt khoa học và công nghệ”. Đội ngũ lao động có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phát huy được các phẩm chất đạo đức người lao động trong doanh nghiêp, cùng với việc cải tiến khoa học công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngày đứng vững và phát triển trên thi trường nhưng các phẩm chất đạo đức của người lao động, chưa được các doanh nghiệp đánh giá và phát huy một cách đầy đủ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì một số các phẩm chất đạo đức của người lao động vẫn còn những điểm chưa tốt cần được khắc phục, hiện nay công tác tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức của người lao động vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Đồng thời do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, một số giá trị truyền thống, phẩm chất đạo đức của người lao động có phần bị mai một. Một bộ phận người lao động có lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm trong công việc, thiếu tác phong công nghiệp cần thiết ảnh hưởng đến hiệu quả trong sản xuất. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi lựa chon “Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng các phẩm chất đạo đức và các yếu tố tác động đến phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao đạo đức của người lao động. 3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 Nghiên cứu thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu 181 lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa trong đó có: 91 lao động nam, 90 lao động nữ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về đạo đức và phẩm chất đạo đức. 4.2. Thực trạng các phẩm chất đạo đức của người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa 4.3. Đề xuất một số biện pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao đạo đức của người lao động và hiệu quả lao động. 5. Phạm vi nghiên cứu Nhân cách con người nói chung và người lao động nói riêng có những phẩm chất đao đức khác nhau nhưng ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu sáu phẩm chất đạo đức cơ bản sau: Tính trung thực; tính nguyên tắc; tôn trọng danh dự; lòng nhân ái; thái độ lao động và học tập không ngừng, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điều tra 181 người lao động tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn – Thanh Hóa. Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012 6.Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn