Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN TRẦN THỊ THANH THẢO MSSV: 12D340201052 LỚP: ĐHTCNH7A Cần Thơ, 2016
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN TS TRẦN KIỀU NGA TRẦN THỊ THANH THẢO MSSV: 12D340201052 LỚP: ĐHTCNH7A Cần Thơ, 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô, đặc biệt là quý Thầy, Cô khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng trường Đại học Tây Đô đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Trần Kiều Nga - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi đồng kính gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo, các Anh, Chị tại Agribank Chi nhánh Chợ Lách, đặc biệt là các Anh, Chị ở phòng Kế hoạch và Kinh doanh đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại Ngân hàng. Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Tây Đô và các Anh, Chị đang công tác tại Agribank Chi nhánh Chợ Lách lời chúc tốt đẹp nhất. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Thảo i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo được thực hiện tại NHNo&PTNT Chi nhánh Chợ Lách, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Cần Thơ, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Thảo ii
  5. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Với sự hội nhập và phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay thì nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các KHCN ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM. Bởi đó, các NHTM cần có những giải pháp và chiến lược phù hợp để phát triển hơn về mảng cho vay KHCN. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Chợ Lách”. Bài viết này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Bằng cách tham khảo ý kiến của những người hiểu biết về lĩnh vực này, có kinh nghiệm công tác lâu năm và nắm rõ về thực tế để có thể đưa ra chính xác hơn những nhân tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Sau đó, tác giả tiến hành lập bảng câu hỏi phỏng vấn những khách hàng đã và đang vay vốn tại Agribank chi nhánh Chợ Lách. Từ kết quả phỏng vấn, tác giả sẽ tiến hành phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để có thể kiểm định lại những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN. Kết quả nghiên cứu thu được 04 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Chợ Lách bao gồm: (1) Chính sách tín dụng, (2) Cán bộ tín dụng, (3) Sản phẩm tín dụng, (4) Nhân tố từ phía khách hàng. Dựa trên cơ sở thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu và kết quả phân tích tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chợ Lách như sau: (1) Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, (2) Đẩy mạnh hoạt động Marketing, (3) Xây dựng bộ phận chuyên trách, (4) Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn, (5) Đẩy mạnh công tác huy động vốn. Với hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp cho ngân hàng Agribank Chợ Lách phát triển hoạt động cho vay KHCN trong giai đoạn sắp tới. iii
  6. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Chợ Lách, ngày…. tháng…. năm 2016 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu) iv
  7. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2016 v
  8. MỤC LỤC Trang Chương 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 2 1.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...................................... 2 1.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 3 1.3.2 Xác định mẫu nghiên cứu ...................................................................... 3 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3 1.3.4 Phương pháp phân tích ........................................................................... 3 1.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5 1.5 Ý nghĩa đề tài ................................................................................................ 5 1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu ......................................................................... 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 6 2.1. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại ................. 6 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng .......................................................... 6 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng ........................................... 6 2.1.1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng ....................................... 6 2.1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng ............................................... 7 2.1.1.4. Các hình thức tín dụng ngân hàng .......................................... 8 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của NHTM ......... 9 2.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân ................................................. 9
  9. 2.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân .................................................. 9 2.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ................................................................................................................ 9 2.2.4 Các loại hình cho vay khách hàng cá nhân ............................................ 10 2.2.5 Các quy định về hoạt động cho vay KHCN của NHTM ....................... 10 2.3 Rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ............................... 11 2.3.1 Khái niệm rủi ro từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân .................. 11 2.3.2 Các loại rủi ro cho vay ........................................................................... 11 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro ................................................................... 12 2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân ............................... 12 2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng .............................................. 12 2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM ........... 12 2.4.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ............................................................... 12 2.4.2 Hệ số thu nợ ........................................................................................... 12 2.4.3 Vòng quay vốn tín dụng ......................................................................... 13 2.4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ........................................................... 13 2.4.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ .................................................................. 13 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng hộ và cá nhân ................................................................................................................. 13 2.6 Mô hình hồi quy tuyến tính bội ................................................................... 14 2.7 Các nghiên cứu trước có liên quan ............................................................. 15 Chương 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG HỘ VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH ............................................................................................................... 17 3.1 Thông tin chung về NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách ................... 17 3.1.1 Lịch sử hình thành - phát triển ............................................................... 17 3.1.2 Ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh ......................................................... 18 3.1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự .......................................................................... 18
  10. 3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 22 3.1.5 Thuận lợi - khó khăn .............................................................................. 23 3.1.5.1 Thuận lợi .................................................................................. 23 3.1.5.2 Khó khăn .................................................................................. 24 3.1.6 Định hướng phát triển ............................................................................ 25 3.1.6.1 Mục tiêu chung......................................................................... 25 3.1.6.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................... 25 3.1.7 Quy trình tín dụng .................................................................................. 25 3.2 Phân tích tình hình cho vay khách hàng hộ và cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm 2013 – 2015 ......................................................... 26 3.2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách ........ 26 3.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ............................... 28 3.2.2.1 Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân ......................... 28 3.2.2.2 Doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân ........................... 28 3.2.2.3 Tình hình dư nợ đối với khách hàng cá nhân ............................ 29 3.2.2.4 Tình hình nợ xấu đối với khách hàng cá nhân .......................... 30 3.2.3 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ................................. 30 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng hộ và cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách ................................................... 33 3.3.1 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế ...................................................... 33 3.3.1.1 Về nghề nghiệp của khách hàng .............................................. 33 3.3.1.2 Về mục đích sử dụng vốn vay.................................................. 34 3.3.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ......................... 35 3.3.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................. 37 3.3.4 Phân tích tương quan.............................................................................. 40 3.3.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến.......................................................... 40 3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng hộ và cá nhân hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách ................................... 43 3.4.1 Kết quả đạt được .................................................................................... 44 3.4.2 Những mặt còn hạn chế.......................................................................... 45
  11. Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG HỘ VÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH CHỢ LÁCH ..................................................................................................... 47 4.1 Những thuận lợi và khó khăn ...................................................................... 47 4.1.1 Thuận lợi và cơ hội ................................................................................ 47 4.1.2 Khó khăn và thách thức.......................................................................... 47 4.2 Giải pháp ....................................................................................................... 48 4.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng ............................................................. 48 4.2.2 Đẩy mạnh hoạt động Marketing............................................................. 48 4.2.3 Xây dựng bộ phận chuyên trách ............................................................ 49 4.2.4 Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn .................................................. 49 4.2.5 Đẩy mạnh công tác huy động vốn .......................................................... 49 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 51 5.1 Kết quả chính của nghiên cứu ..................................................................... 51 5.2 Các kiến nghị ................................................................................................. 51 5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam................................................ 51 5.2.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam .... 51 5.2.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Chợ Lách............................................................................................... 51 5.3 Các hạn chế và đề xuất nghiên cứu tiếp theo ............................................. 52
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng hộ và cá nhân .................................................................................................................................... 14 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2013 – 2015)........................... 23 Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm (2013- 2015) ............................................................................................................... 27 Bảng 3.3 Doanh số cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013 – 2015)........................................................................................................................... 28 Bảng 3.4 Doanh số thu nợ theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013 – 2015) ............................................................................................................. 29 Bảng 3.5 Tình hình dư nợ theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm ( 2013 – 2015) ............................................................................................................ 29 Bảng 3.6 Tình hình nợ xấu theo thời hạn của khách hàng cá nhân qua 3 năm (2013- 2015) ............................................................................................................... 30 Bảng 3.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách qua 3 năm 2013 – 2015 ............................................................. 31 Bảng 3.8 Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN ................................................................................... 35 Bảng 3.9 Hệ số Cronbach alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay KHCN .................................................................................................................................... 37 Bảng 3.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến độc lập .................. 38 Bảng 3.11 Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm cho các nhân tố .................................. 39 Bảng 3.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến phụ thuộc .............. 40 Bảng 3.13 Hệ số hồi quy trong mô hình .................................................................... 41 Bảng 3.14 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình hồi quy ..................... 42 Bảng 3.15 Giá trị bình quân và mức ý nghĩa của các nhân tố.................................... 43
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách .................... 19 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình tín dụng .............................................................................. 26 Biểu đồ 3.3 Nghề nghiệp của khách hàng .................................................................. 34 Biểu đồ 3.4 Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng ............................................ 35
  14. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KHCN Khách hàng cá nhân NHTM Ngân hàng thương mại KHDN Khách hành doanh nghiệp NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn SXKD Sản xuất kinh doanh
  15. Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thương mại thế giới như WTO; gia nhập các hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) với mục tiêu giảm thuế quan nhập khẩu; được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)… Những sự kiện trên có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 để có thể sánh vai với các cường quốc trong khu vực và trên toàn thế giới. Để làm được điều này đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành từ Trung ương đến địa phương cùng chung tay xây dựng đất nước phồn vinh và giàu đẹp. Trong đó, hoạt động của ngành ngân hàng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước, các tổ chức kinh tế xã hội nói chung và cá nhân nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước. Thông qua hoạt động ngân hàng mà mọi nguồn vốn được tích tụ, tập trung và phân phối lại cho các đối tượng có nhu cầu vốn, từ đó thúc đẩy kinh tế ngày một phát triển. Các hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng. Trong các hoạt động đó có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất của các NHTM. Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm khách hàng cá nhân (KHCN) thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với khách hành doanh nghiệp (KHDN), tuy nhiên xét về số lượng giao dịch thì khách hàng cá nhân (KHCN) chiếm tỷ trọng khá cao. Với sự hội nhập và phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay thì nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các KHCN ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM. Hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất cho các NHTM và dĩ nhiên đối với NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách cũng thế. Để có thể quản trị tốt hơn nghiệp vụ ngân hàng đối với KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách thì cần có những 1
  16. giải pháp thiết thực và hiệu quả để hạn chế rủi ro và phát huy những lợi ích to lớn tiềm ẩn từ phía KHCN. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Chợ Lách” để làm đề tài nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. - Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.3 Phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 1.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập thông tin từ phòng Kế hoạch và Kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. - Tham khảo các ý kiến của lãnh đạo ngân hàng, các anh chị tại phòng Kế hoạch và Kinh doanh về vấn đề có liên quan. - Thu thập số liệu từ sách, tạp chí, internet, các đề tài nghiên cứu, luận văn. - Bảng tổng kết tình hình hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng qua 3 năm 2013 – 2015. - Phương hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN của NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách năm 2016 và những năm tiếp theo. 2
  17. 1.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Xây dựng bảng câu hỏi những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Khảo sát các khách hàng là cá nhân đã và đang tham gia hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.3.2 Xác định mẫu nghiên cứu Theo Bollen (1989), để có thể phân tić h nhân tố khám phá cầ n thu thâ ̣p dữ liê ̣u với kić h thước mẫu it́ nhấ t bằ ng 5 lầ n các biế n quan sát, theo Hair và ctg (1998) thì kić h thước mẫu tố i thiể u phải từ 100-150. Như vâ ̣y, với mô hin ̀ h nghiên cứu có 23 biế n quan sát thì kić h thước mẫu cầ n thiế t là n=23*5=115. Để có thể đa ̣t đươ ̣c kích thước mẫu đề ra, số mẫu dự kiế n tiế n hành điề u tra là 130. 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. 1.3.4 Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Trong đó: Y0 : là chỉ tiêu năm gốc. Y1 : là chỉ tiêu năm phân tích. Y : là phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Y1 - Y0 Y = x 100 Y0 Trong đó: Y0 : là chỉ tiêu năm gốc. Y1 : là chỉ tiêu năm phân tích. Y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế. 3
  18. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích số liệu. - Lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như nghề nghiệp, mục đích vay vốn của khách hàng… - Cronbach alpha: phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). - Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Khi phân tích nhân tố khám phá cần chú ý một số điều kiện sau:  Trị số 0,5< KMO < 1 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett’s có Sig < 0,05 ( Hair và cộng sự, 2006).  Phương pháp trích hệ số được sử dụng là Principal Components với phép xoay Varimax. Những nhân tố có eigenvalue > 1 được giữ lại mô hình (Gerbing & Anderson, 1988). Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố.  Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích (% Cumulative variance) > 0,5 (Gerbing & Anderson, 1988).  Các biến quan sát có trọng số factor loading < 0,5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006). - Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội: Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, tiến hành dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến thông qua kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF). Điều kiện để không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình hồi quy thì các hệ số VIF phải nhỏ hơn 10. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng. 1.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 4
  19. 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng cho vay khách hàng là cá nhân. - Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân đã và đang vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm 2013, 2014, 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 15/02/2016 đến 15/3/2016. Thời gian thực hiện đề tài: từ 04/01/2016 đến 09/4/2016. - Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 1.5 Ý nghĩa đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách, đồng thời xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Trên cơ sở đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. 1.6 Bố cục nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Mở đầu. Chương 2: Cơ sở lý luận. Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Lách. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 5
  20. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương này giúp chúng ta tìm hiểu các khái niệm, chức năng, vai trò về hoạt động cho vay của ngân hàng. Thông qua đó tác giả tìm hiểu hoạt động cho vay KHCN: các quy định về hoạt động cho vay KHCN, những nhân tố tác động tới hoạt động cho vay KHCN của NHTM. 2.1. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là một quan hệ vay mượn tài sản (tiền tệ hoặc hàng hóa) trong một khoảng thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng thương mại với bên kia là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. 2.1.1.2. Bản chất và chức năng của tín dụng a. Bản chất của tín dụng Được thể hiện trong quá trình hoạt động tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình phát triển xã hội, được thể hiện qua 3 giai đoạn: Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay: vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hoá được chuyển nhượng từ người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết. Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh: vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc để mua vật tư hàng hoá thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người đi vay. Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để trở về trạng thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi vay hoàn trả cho người cho vay. Hơn nữa sự hoàn trả tín dụng là quá trình trở về với tư cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trả phải bảo toàn về mặt giá trị có phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất. b. Chức năng của tín dụng  Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế: 6
nguon tai.lieu . vn