Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ PHAN THỊ NHƯ HIẾU Niên khóa 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn Phan Thị Như Hiếu TS. Hoàng Văn Liêm Lớp: K49B Tài chính Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 04 năm 2019
  3. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện hướng đến mục tiêu là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, làm cơ sở để xác định đúng giá trị mà nhà đầu tư tìm kiếm cũng như các yếu tố chi phối, kìm hãm việc đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp thu hút các nhà đầu tư cá nhân trên đại bàn thành phố Huế tham gia đầu tư chứng khoán cũng như giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định đầu tư. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 200 nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn Thừa Thiên Huế, sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0 để phân tích dữ liệu và xác định các nhân tố có ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế, đó là: Hình ảnh của công ty, Thông tin kế toán, Thông tin trung lập, Ý kiến từ nhà tư vấn, Nhu cầu tài chính cá nhân. Trong đó yếu tố Hình ảnh của công ty ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định của của nhà đầu tư. Từ đó đề xuất một số giải pháp thu hút nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế tham gia đầu tư chứng khoán.
  4. Lời Cảm Ơn Thực tập cuối khóa là một quá trình rất quan trọng đối với mọi sinh viên. Đây là cơ hội để chúng em tiếp cận được với môi trường làm việc thực tế, tiếp thu những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc trong tương lai. Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Huế, quý thầy cô Khoa Tài chính – Ngân hàng với sự tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Liêm đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điệu kiện cho em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn đến các anh chị, cô chú cán bộ Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương – chi nhánh Huế đã tạo điều kiện cho em, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập cũng như đóng góp ý kiến để em hoàn thiện bản thân mình hơn. Trong quá trình làm thực tập và làm báo cáo, mặc dù đã nổ lực hết mình để thực hiện các yêu cầu và mục tiêu đề ra, song kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc thầy cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên, Phan Thị Như Hiếu
  5. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3 2.1 Mục tiêu chung .........................................................................................................3 2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3 4.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................3 4.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................4 5.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................4 5.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................4 5.3 Phương pháp lập bảng hỏi ........................................................................................5 5.4 Kích thước mẫu và cách thức chọn mẫu...................................................................6 5.5 Thang đo sử dụng......................................................................................................7 5.6 Thu thập dữ liệu ........................................................................................................7 5.7 Kiểm tra và xử lý số liệu...........................................................................................8 5.8 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu ..............................................................8 6. Kết cấu nội dung nghiên cứu ....................................................................................11 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................12 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN ....................12 1.1 Những vấn đề cơ bản về đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân...................12 1.1.1 Chứng khoán.........................................................................................................12 1.1.2 Đầu tư chứng khoán..............................................................................................12 1.1.2.1 Khái niệm đầu tư chứng khoán ........................................................................12 1.1.2.2 Mục đích đầu tư chứng khoán ..........................................................................13
  6. 1.1.2.3 Phân loại đầu tư chứng khoán ..........................................................................13 1.1.3 Khái niệm, đặc điểm và phân loại nhà đầu tư cá nhân .........................................14 1.1.3.1 Khái niệm: ........................................................................................................14 1.1.3.2 Các đặc điểm chính của nhà đầu tư cá nhân: ...................................................15 1.1.3.3 Phân loại: ..........................................................................................................15 1.2 Tổng quan về thị trường chứng khoán....................................................................17 1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán .......................................................................17 1.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán ......................................................................18 1.2.3 Các chủ thể trên thị trường chứng khoán..............................................................19 1.2.3.1 Chủ thể phát hành.............................................................................................19 1.2.3.2 Nhà đầu tư ........................................................................................................20 1.2.3.3 Các tổ chức có liên quan đến chứng khoán......................................................20 1.2.4 Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán..............................................23 1.2.5 Một số chỉ số tài chính tham chiếu khi đầu tư trên thị trường chứng khoán ........24 1.3 Cơ sở lý thuyết của đề tài........................................................................................26 1.3.1 Cơ sở lý thuyết với nền tảng là lý thuyết tài chính hành vi của Victor Ricciardi & Helen K.Simon ..............................................................................................................26 1.3.2Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân .......................................................................................................................................29 1.3.2.1 Mô hình nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân (1994)”...........................29 1.3.2.2 Mô hình nghiên cứu của Hussen A. Hassan Al-Tamimi về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân (2005)...................................................30 1.3.2.3 Mô hình nghiên cứu của TS. Phạm Ngọc Toàn và Ths. Nguyễn Thành Long về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP. HCM” ....................................................................................31 1.3.3 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ...............................31 1.3.3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu..........................................................................31 1.3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................33 1.3.3.3 Xây dựng thang đo ...........................................................................................37
  7. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ...............................................................................................................................40 2.1 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và thành phố Huế năm 2018................................................................................................................41 2.1.1 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam ..............41 2.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán tại thành phố Huế..45 2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu...................................................................................46 2.2.1 Thống kê mô tả .....................................................................................................46 2.2.1.1 Đặc điểm mẫu điều tra.......................................................................................46 2.2.1.2 Thống kê mô tả về giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế .....................50 2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha (Phụ lục 4) .............56 2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Phụ lục 5) ......................................................59 2.2.3.1 Phân tích nhân tố biến độc lập...........................................................................59 2.2.3.2 Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc .......................................................63 2.2.4 Phân tích tương quan (Phụ lục 6) .........................................................................64 2.2.5 Phân tích hồi quy (Phụ lục 7) ...............................................................................65 2.2.6 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế (Phụ lục 8) .......................................................70 2.2.7 Kiểm định sự khác biệt về quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư theo các đặc điểm nhân khẩu học (Phụ lục 9) .......................................................................71 2.2.7.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính ...............................................................71 2.2.7.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi..................................................................71 2.2.7.3 Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp .........................................................70 2.2.7.4 Kiểm định sự khác biệt theo trình độ học vấn...................................................70 2.2.7.5 Kiểm định sự khác biệt theo thu nhập ...............................................................71 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ .........75 3.2.1 Đối với yếu tố hình ảnh của công ty.....................................................................75
  8. 3.2.2 Giải pháp cho yếu tố ý kiến từ nhà tư vấn............................................................76 3.2.3 Giải pháp cho yếu tố cho thông tin trung lập .......................................................78 3.2.4 Giải pháp cho yếu tố cho thông tin kế toán ..........................................................78 3.2.5 Giải pháp cho yếu tố cho nhu cầu tài chính cá nhân ............................................79 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................80 1. Kết luận .....................................................................................................................80 2. Kiến nghị ...................................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................84 PHỤ LỤC .....................................................................................................................87
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT APEC: Công ty cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương DN: Doanh nghiệp EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần P/E: Chỉ số giá thị trường trên thu nhập ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán TCPH: Tổ chức phát hành TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTCK: Thị trường chứng khoán i
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tóm tắt các giả thuyết ....................................................................................37 Bảng 1.2 Thang đo chính thức ......................................................................................38 Bảng 2.1 Đặc điểm mẫu điều tra ...................................................................................46 Bảng 2.2 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Hình ảnh của công ty” .......................................................................................................................................50 Bảng 2.3 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Thông tin kế toán” ...53 Bảng 2.4 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Thông tin trung lập” ........54 Bảng 2.5 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Ý kiến từ nhà tư vấn” ......55 Bảng 2.6 Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Nhu cầu tài chính cá nhân”..............................................................................................................................55 Bảng 2.7 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến độc lập ..........................57 Bảng 2.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc ............................58 Bảng 2.9 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test................................................................60 Bảng 2.10 Ma trận xoay nhân tố ...................................................................................60 Bảng 2.11 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test về nhân tố biến phụ thuộc ...................63 Bảng 2.12 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho của biến phụ thuộc .............63 Bảng 2.13 Mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc..................................65 Bảng 2.14 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................66 Bảng 2. 15 Kết quả kiểm định One – Sample T-test .....................................................71 ii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................5 Hình 1: Quy luật kiểm định Durbin Watson .................................................................10 Hình 1.1: Mô hình cơ bản lý thuyết tài chính hành vi...................................................27 Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................33 Hình 2.1 Diễn biến các chỉ số thị trường trong năm 2018 ............................................42 Hình 2.2 GDP Việt Nam năm 2018...............................................................................43 Hình 2.3 Thống kê tăng trưởng lợi nhuận sau thuế các ngành trong 2018 ...................44 Hình 2.4 Giá cổ phiếu các ngành giảm mạnh trong 2018 .............................................44 Hình 2.5 Dòng vốn ngoại vào VN Index giảm từ tháng 5 ............................................45 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thời gian tham gia thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân thành phố Huế.......................................................................................................49 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư.........49 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thống kê chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân ...............50 iii
  12. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000, cho đến nay trải qua gần 19 năm với những bước phát triển mạnh mẽ và nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán ngày càng khẳng định là một trong những thị trường thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư của các nhà đầu tư. Trong đó sự tham gia của số lượng lớn là các nhà đầu tư cá nhân. Từ con số 400 tài khoản vào ngày đầu tiên thị trường hoạt động ngày 28/7/2000 thì con số này đã đạt đến 766.725 tài khoản vào tháng 10 năm 2009, trong đó nhà đầu tư có tổ chức là 3.147 tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là 763.578 tài khoản.Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán VN (VSD), số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư tính đến ngày 31/01/2018 là 1.950.626 tài khoản. Trong đó, số tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước là 1.939.205 tài khoản (chiếm tỷ lệ áp đảo 99,41%), số còn lại là của nhà đầu tư tổ chức. Qua con số thị trường mang lại, cho ta thấy được thị trường chứng khoán đã là một kênh đầu tư thu hút được số lượng nhà đầu tư cá nhân rất rất lớn, và ngày càng nhiều. Ngày 28 tháng 7 năm 2000 là ngày đầu tiên hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, gần 19 năm là khoảng thời gian không phải là ngắn, nhưng cũng không thể gọi là dài đủ cho một thị trường mới nổi hoàn thiện. Trong hoàn cảnh chung là rất nhiều thị trường chứng khoán các nước trên thế giới đã hình thành từ rất lâu, thì thị trường chứng khoán của nước ta vẫn là một thị trường còn non trẻ, quy mô hoạt động còn rất nhỏ và có nhiều biến động. Đặc biệt từ khi đi vào hoạt động đến nay, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam luôn có những biến động bất thường không thể dự đoán được qua từng giai đoạn khác nhau. Từ cột mốc ban đầu VN INDEX là 100 điểm, giá trị cổ phiếu đã biến động tăng giảm không ngừng với biên độ thay đổi rất lớn. Cụ thể từ năm 2001 đến năm 2005, giá cổ phiếu liên tục biến động trong khoảng từ 210 điểm đến 571,04 điểm. Bước sang năm 2006, thị trường chứng khoán bắt đầu bùng nổ mạnh đa số các cổ phiếu đều tăng giá liên tục bất chấp cổ phiếu tốt hay xấu và điểm cao nhất 1
  13. của VN INDEX vào ngày 12/03/2007 là 1170,67 điểm, ở giai đoạn này các nhà đầu tư đều coi đó là nơi tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn. Sau giai đoạn đó giá cổ phiếu bắt đầu lao dốc không ngừng, VN INDEX giảm xuống mức đáy thấp nhất trong giai đoạn này là 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009. Kể từ đó đến nay, thị trường vẫn biến động không ngừng, tuy có những giai đoạn phục hồi tăng điểm khá cao nhưng dường như niềm tin của nhà đầu tư ít nhiều đã có sự suy giảm, các nhà đầu tư hầu như thận trọng hơn trong các quyết định giao dịch của mình. Nhiều nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường chứng khoán và tham gia đầu tư vào các thị trường khác. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân nói riêng cũng như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung là điều cần thiết nhằm thu hút họ tham gia đầu tư trên thị trường này. Hiện nay, có rất nhiều yếu tố tác động và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài những biến động không lường về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tài chính của chính bản thân các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì ngay cả yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán cũng là một trong những yếu tố quyết định đầu tư chứng khoán hay không của các nhà đầu tư cá nhân. Đặc biệt, tại địa bàn thành phố Huế với tâm lý thận trọng, ngại rủi ro và thích ổn định thì việc đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán đối với các cá nhân trên trị trường này cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn. Do đó việc nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán là điều then chốt cho việc ra quyết định đầu tư chứng khoán đối với các nhà đầu tư cá nhân. Giúp cho nhà quản lý đưa ra được các chiến lược thu hút thị trường, phục hồi thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Đồng thời giúp nhà đầu tư có cái nhìn thấu đáo, phân tích thị trường rõ ràng trước khi đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Từ những lý do trên, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế” làm đề tài khóa luận của mình. 2
  14. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1Mục tiêu chung Đề tài được thực hiện hướng đến mục tiêu là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp thu hút các nhà đầu tư cá nhân trên đại bàn thành phố Huế tham gia đầu tư chứng khoán cũng như giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả trong việc ra quyết định đầu tư. 2.2Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư chứng khoán và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá tại thành phố Huế. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cần thiết cho việc thu hút các nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế trong việc tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán đối với nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế? - Tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Huế như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế. - Đối tượng khảo sát: Các nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại thành phố Huế, chỉ khảo sát các nhà đầu tư trong nước, không khảo sát nhà đầu tư nước ngoài. 4.2Phạm vi nghiên cứu 3
  15. - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nhà đầu tư cá nhân có tham gia đầu tư chứng khoán trên địa bàn thành phố Huế. - Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu khảo sát của nhà đầu tư cá nhân trong khoảng thời gian từ tháng 2/2019 đến tháng 3/2019. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ internet, các trang báo online trong thời gian từ năm 2018 – 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính, (2) Nghiên cứu định lượng  Phương pháp nghiên cứu định tính Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm: - Thu thập dữ liệu thứ cấp để đề xuất mô hình nghiên cứu. - Thu thập thông tin sơ cấp để hoàn chỉnh bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng trong bước tiếp theo. Để thực hiện mục tiêu này tác giả đã tiến hành như sau: - Phân tích tài liệu để hiểu sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân. - Phỏng vấn sâu với 10 đối tượng là nhà đầu tư cá nhân và nhân viên môi giới làm việc trong công ty chứng khoán APEC nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán và hiệu chỉnh thang đo.  Phương pháp nghiên cứu định lượng: nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đối với các nhà đầu tư cá nhân có đầu tư chứng khoán trên địa bàn thành phố Huế. 5.2Quy trình nghiên cứu Đề tài được thực hiện qua nhiều bước bắt đầu từ cơ sở lý thuyết cho đến thiết kế thang đo và đi vào nghiên cứu định lượng, tổng hợp, phân tích dữ liệu để viết báo cáo tổng kết. Quy trình nghiên cứu được sơ đồ hóa như sau: 4
  16. Cơ sở lý thuyết Mô hình Thang đo 1 nghiên cứu đề xuất Nghiên cứu định Thang đo Hiệu chỉnh lượng (n=200) chính thức thang đo Thống kê mô tả mẫu - Kiểm tra hệ số Conbach’s Alpha Đánh giá thang đo bằng hệ số tin - Loại bỏ các biến có trọng cậy Conbach’s Alpha số EFA nhỏ Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Đánh giá độ phù hợp của mô hình Phân tích hồi quy - Kiểm định sự khác biệt - Kiểm định mô hình Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 5.3Phương pháp lập bảng hỏi Bảng hỏi có tên: “Bảng câu hỏi đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế” Bảng hỏi được thiết kế gồm 34 biến quan sát, được thể hiện dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ rất không đồng ý đến rất đồng ý. Bảng hỏi điều tra bao gồm 2 phần chính: - Phần I, thông tin chung của người trả lời trong phần này khách hàng sẽ trả lời các câu hỏi về bản thân (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập). 5
  17. - Phần II, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân, ở phần này thì các nhà đầu tư cá nhân sẽ đưa ra ý kiến của bản thân về các biến trong bảng hỏi, mỗi biến sẽ được đánh giá dựa trên thang đo Likert bao gồm 5 cấp độ. 5.4Kích thước mẫu và cách thức chọn mẫu Kích thước mẫu: Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thể nghiên cứu, tác giả đã sử dụng công thức của Cochran (1977) như sau: n= Do tính chất p+ q =1, vì vậy p×q sẽ lớn nhất khi p= q = 0,5 nên p×q = 0,25. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e = 7%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất: n= = = 196 Tuy nhiên theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố tối thiểu gấp 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy với số lượng 34 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo có ít nhất 170 quan sát trong mẫu điều tra. Như vậy, từ các điều kiện để đảm bảo kích cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành các phân tích và kiểm định nhằm giải quyết các mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đưa ra, tác giả đã chọn cỡ mẫu lớn nhất là 196 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo số lượng và chất lượng bảng hỏi cũng như loại trừ các bảng hỏi thiếu thông tin hoặc kém chất lượng, tác giả bổ sung thêm 54 bảng hỏi nâng tổng số mẫu điều tra là 250 mẫu. Cách thức chọn mẫu: Dữ liệu phân tích được thu thập theo chọn mẫu phi xác suất theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà người điều tra có khả năng gặp được nhiều đối tượng. 6
  18. 5.5Thang đo sử dụng Để làm rõ các khái niệm đã đề cập trong mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của khái niệm được xác định là có quan hệ nhân quả trong mô hình, do đó đã tiến hành đo lường “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Huế” khái niệm bao gồm: “ảnh hưởng cua donah nghiệp”, “mục tiêu cá nhân”, “thông tin về cổ phiếu”, “thông tin về thị trường”, “tâm lý đám đông”, “sự tự tin”, “sự chấp nhận rủi ro”, “khuynh hướng mua bán cổ phiếu” với tư cách là biến độc lập của mô hình, khái niệm “quyết định” với tư cách là biến phụ thuộc. Thang đo cho những khái niệm này được tiếp nhận từ nghiên cứu của Robert A.Nagy & Robert W.Obenberger [1994], Hussen A. Hassan Al-Tamimi (2005), Al Anood Bin Kalli (2009). Sau đó dựa vào kết quả phỏng vấn sâu để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu và đối tượng khảo sát. Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mức độ ảnh hưởng tương ứng (Theo mức độ đồng ý tăng dần): 1. Rất không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Bình thường 4. Đồng ý 5. Rất đồng ý Sử dụng Thang đo định danh (Nominal Scale) với các biến định tính như: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn,… 5.6Thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: - Thu thập các thông tin từ giáo trình, Website, sách báo, tạp chí…để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. - Các công trình nghiên cứu và các khóa luận tốt nghiệp để có thông tin tham khảo để phục vụ xây dựng hướng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp: - Các đánh giá của nhà đầu tư cá nhân về quyết định đầu tư chứng khoán trên địa bàn thành phố Huế thông qua điều tra bảng hỏi. 7
  19. 5.7Kiểm tra và xử lý số liệu Sau khi chúng ta thu thập đầy đủ bảng hỏi từ khách hàng thì tiến hành chọn lọc và loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu còn các bảng hỏi đạt yêu cầu dùng để phân tích. Dữ liệu khi làm sạch sẽ được xử lý bảng phần mềm SPSS 16.0. 5.8Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, tiến hành phân tích theo: - Thống kê mô tả: Mục đích của phương pháp này là mô tả mẫu điều tra, tìm hiểu đặc điểm của đối tượng được điều tra. - Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Conbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Sử dụng phương pháp này trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3), tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Conbach’s Alpha: + Cronbach’s Alpha ≥ 0.95 chấp nhận được nhưng không tốt + 0.8 ≤ Cronbach’s Alpha < 0.95 thang đo tốt + 0.7 ≤ Cronbach’s Alpha < 0.8 thang đo sử dụng được + 0.6 ≤ Cronbach’s Alpha < 0.7 thang đo chấp nhận được (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) - Phân tích nhân tố khám phá: Theo Hair & ctg (1998), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. + Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn yêu cầu: Hệ số tải nhân tố > 0.5 + 0.5 ≤ KMO ≤1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. 8
  20. + Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể (Othman & Owen, 2002). + Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Percentage of variance) >50%: thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %. Tiêu chuẩn Kaiser (Keiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích dẫn từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích (Gerbing & Anderson, 1998). - Phân tích tương quan và hồi quy: Kiểm định giả thiết của mô hình cũng như xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân ở thành phố Huế bằng phương pháp hồi quy đa biến. Mô hình hồi quy đa biến sử dụng để giải thích mối liên hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc có dạng như sau: Yi =β0 + β1X1 + β2X2+ βnXn+ei + Ký hiệu Xn biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ n tại quan sát thứ i. + Các hệ số βk được gọi là hệ số hồi quy riêng thể hiện sự ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc, khi biến độc lập thay đổi một đơn vị thì biến phụ thuộc thay đổi β đơn vị (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) + Thành phần ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn. - Kiểm định dò tìm các vi phạm của hồi quy tuyến tính + R bình phương hiệu chỉnh phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. + Kiểm định Durbin Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau. Quy luật kiểm định Durbin Watson như sau: 9
nguon tai.lieu . vn