Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ------------------ uế H tế h in cK KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN họ CHẤP KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ ại Đ ng ườ TRẦN THỊ KHÁNH HUYỀN Tr Khóa học: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ------------------ uế H tế h KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC in cK GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI họ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ ại Đ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: ng Trần Thị Khánh Huyền TS. Phan Khoa Cương ườ Lớp: K49 Ngân hàng Khóa học: 2015 - 2019 Tr Huế, tháng 5 năm 2019
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Trước tiên, đề tài sẽ trình bày các lý luận chung nhất liên quan tới thực trạng cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân và các tiêu chí được sử dụng để đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân cũng như mô hình nghiên cứu của đề tài. uế Ở phần nội dung chính, với mục tiêu chủ yếu là nhấn mạnh khía cạnh thực H trạng cho vay tín chấp nên hướng đi chính của tôi là từ những thông tin trong báo cáo tài chính, số liệu khác mà đơn vị cung cấp. Thông qua các kiến thức trong thời tế gian học tập trên giảng đường và thời gian thực tập tại ngân hàng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu định lượng (Doanh số cho vay, doanh số thu h nợ, dư nợ, lợi nhuận,…), kết hợp với việc tổng hợp phân tích số liệu thống kê qua in các phiếu khảo sát của khách hàng từ đó đánh giá thực trạng cho vay tín chấp khách cK hàng cá nhân của MB – Chi nhánh Huế để đi đến kết luận về thực trạng sự phát triển của hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân của đơn vị. Cuối cùng, từ những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động tín dụng nói họ chung và cho vay tín chấp khách hàng cá nhân nói riêng, tôi đề xuất các giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá ại nhân tại ngân hàng MB – Chi nhánh Huế. Đ ng ườ Tr
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý Thầy, Cô giáo khoa Tài chính - Ngân hàng nói riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn bổ ích và quý giá cho uế em. Tất cả những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang vô cùng quý giá để em H bước vào sự nghiệp tương lai sau này. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên tế trong Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Huế đã dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho em có thể tìm hiểu thực tế và thu thập thông h tin phục vụ cho khóa luận này. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến in Thầy giáo Phan Khoa Cương đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em cK trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập. Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong họ nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô để em có thể củng cố kiến thức của mình và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. ại Em xin chân thành cảm ơn! Đ Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện ng Trần Thị Khánh Huyền ườ Tr
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BẢNG................................................................................................. iii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................1 uế 1. Lý do chọn đề tài:....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 H 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 tế PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY h TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................................................5 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN in HÀNG THƯƠNG MẠI ..............................................................................................5 cK 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ......................................................................5 1.1.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại..........................5 họ 1.1.3 Lý luận chung về hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại..........................................................................................................6 1.1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay tín chấp tại NHTM..........................................6 ại 1.1.3.2 Đặc điểm loại hình cho vay tín chấp khách hàng cá nhân ..............................7 Đ 1.1.3.3 Phân loại hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân.............................8 1.1.3.4 Quy trình cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại11 ng 1.1.3.5 Vai trò của hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân ........................13 1.1.4 Phát triển cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại...14 ườ 1.1.4.1 Khái niệm về phát triển cho vay tín chấp KHCN .........................................14 1.1.4.2 Ý nghĩa của phát triển cho vay tín chấp KHCN ...........................................15 Tr 1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân ...........................................................................................................................16 1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân..............................................................................................................20 1.1.6.1 Nhóm nhân tố khách quan.............................................................................20
  6. 1.1.6.2 Nhóm nhân tố chủ quan của ngân hàng ........................................................23 1.2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI MỘT SỐ NHTM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...........................................25 1.2.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Hạ Long......25 1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thừa Thiên Huế........28 uế 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với hoạt động cho vay tín chấp KHCN tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế ...........................................................28 H CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ ......................................30 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ .30 tế 2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế .................30 h 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế .................30 in 2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế ........................................................................................................31 cK 2.1.3.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế ...................................................................................................................................31 2.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế ..36 họ 2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội – Chi nhánh Huế .................................................................................................40 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI NGÂN ại HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ ...................................................41 Đ 2.2.1 Quy định chung về cho vay tín chấp KHCN của Ngân hàng TMCP Quân đội ...................................................................................................................................41 ng 2.2.2 Nội dung và quy trình cho vay tín chấp KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế ........................................................................................................42 ườ 2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế ........................................................................................................48 2.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐỊNH TÍNH THÔNG QUA Ý KIẾN ĐÁNH Tr GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG ......................................................................................54 2.3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .......................................................................54 2.3.2 Kết quả phân tích, đánh giá qua khảo sát của khách hàng đối với hoạt động cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế ...............................................................55
  7. 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI MB – CHI NHÁNH HUẾ........................................63 2.4.1 Những mặt đạt được:........................................................................................64 2.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân: .................................................................64 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI –..............................66 uế 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI ...................66 H 3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HUẾ ......................................66 tế 3.2.1 Hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tín chấp KHCN ....................67 3.2.2 Về quy trình thủ tục, hồ sơ cho vay .................................................................67 h 3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing Ngân hàng.....................................................68 in 3.2.4 Không ngừng nâng cao công tác quản lý, chất lượng nguồn nhân lực............68 cK 3.2.5 Hiện đại hóa trang thiết bị ngân hàng ..............................................................70 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................71 1. Kết luận .................................................................................................................71 họ 2. Kiến nghị...............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73 ại PHỤ LỤC 1...............................................................................................................74 PHỤ LỤC 2...............................................................................................................78 Đ ng ườ Tr
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TMCP Thương mại Cổ phần NHTM Ngân hàng Thương mại uế NHNN Ngân hàng Nhà nước KH Khách hàng H KHCN Khách hàng cá nhân tế KHDN Khách hàng doanh nghiệp CVTC Cho vay tín chấp h in TCTD Tổ chức tín dụng GĐ, PGĐ Giám đốc, Phó giám đốc cK CBTD Cán bộ tín dụng CBVN Cán bộ nhân viên họ CNQL Cán bộ quản lý ại CBQLCC Cán bộ quản lý cấp cao HĐLĐ Hợp đồng lao động Đ MB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội ng PGD Phòng Giao dịch ườ NTT Nam Trường Tiền BTT Bắc Trường Tiền Tr NVD Nam Vỹ Dạ i
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại MB – Chi nhánh Huế ...........33 Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động tại MB – chi nhánh Huế ............................................................................................................................34 Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại MB – chi nhánh uế Huế ............................................................................................................................35 H Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng sản phẩm thẻ tín dụng trong tổng dư nợ CVTC KHCN........47 Hình 1.1: Quy trình cho vay tín chấp KHCN ngân hàng thương mại ......................11 tế Hình 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại MB – chi nhánh Huế.......................30 h Hình 2.2: Quy trình nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại MB Huế ................48 in cK họ ại Đ ng ườ Tr ii
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Quân đội – Chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018.......................................................................................................32 Bảng 2.2: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ từ hoạt động tín dụng tại MB – chi uế nhánh Huế giai đoạn 2016 - 2018 .............................................................................36 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn ở MB – Chi nhánh Huế giai đoạn H 2016 - 2018 ...............................................................................................................37 tế Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại MB Huế..............................38 Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo phân loại tại MB – Chi nhánh Huế giai đoạn h 2016 -2018 ................................................................................................................39 in Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh tại MB – Chi nhánh Huế giai đoạn cK 2016 - 2018 ...............................................................................................................40 Bảng 2.7: Hạn mức cho vay đối với CBCNVC NN .................................................44 họ Bảng 2.8: Hạn mức cho vay đối với CBNV Viettel .................................................44 Bảng 2.9: Hạn mức cho vay đối với quân nhân........................................................45 ại Bảng 2.10: Các loại thẻ cho vay tín chấp..................................................................46 Đ Bảng 2.11: Tỷ trọng sản phẩm thẻ tín dụng trong dư nợ CVTC KHCN ..................46 Bảng 2.12: Tình hình hoạt động cho vay tín chấp MB – chi nhánh Huế giai đoạn ng 2016 - 2018 ...............................................................................................................49 Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu cho vay tín chấp KHCN tại MB Huế giai đoạn 2016 - 2018 ườ ...................................................................................................................................51 Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng vốn CVTC KHCN tại MB – Chi nhánh Huế giai đoạn Tr 2016 – 2018...............................................................................................................52 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố cơ chế chính sách và sản phẩm cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế .....................................................56 iii
  11. Bảng 2.16: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố đội ngũ cán bộ của MB – chi nhánh Huế ........................................................................................................57 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố chính sách Marketing và dịch vụ hỗ trợ của MB – chi nhánh Huế ...................................................................58 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá của khách hàng về yếu tố cơ sở vật chất và uy tín, uế thương hiệu của MB – chi nhánh Huế ......................................................................60 H Bảng 2.19: Ý muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm cho vay tín chấp KHCN của MB – chi nhánh Huế ...........................................................................................................62 tế Bảng 2.20: Ý định giới thiệu sản phẩm cho vay tín chấp của MB – chi nhánh Huế.... ...................................................................................................................................63 h in cK họ ại Đ ng ườ Tr iv
  12. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao và đa dạng hơn. Bên cạnh đó hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng mở rộng uế làm cho thị trường tín dụng ngày càng sôi nổi hơn. H Trong những hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra giá trị cao cho ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này thường chỉ dừng lại ở tế việc cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, vay đầu tư dự án, vay cầm cố giấy tờ có giá, vay thế chấp, … Với những loại hình cho vay này khách hàng cần có điều kiện h đảm bảo tín dụng đi kèm để hạn chế tối đa rủi ro về phía ngân hàng vì thế hạn chế in số lượng khách hàng muốn tiếp cận vốn khi không có tài sản đảm bảo hoặc e ngại cK các thủ tục giấy tờ phức tạp. Nhận thấy được điều đó, để khắc phục những hạn chế này, các ngân hàng phải đưa ra giải pháp rút ngắn thời gian cho vay, đơn giản hóa trong thủ tục cho vay, mở ra nhiều cơ hội cho vay với khách hàng bằng các sản họ phẩm dịch vụ cho vay tối ưu hơn. Sản phẩm cho vay tín chấp ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu tài chính cho một bộ phận lớn khách hàng cá nhân. Với những ưu ại điểm nổi bật, loại hình tín dụng này nhanh chóng được các ngân hàng và các công ty tài chính chú trọng đầu tư và mở rộng hơn. Tuy nhiên đây cũng là một sản phẩm Đ tín dụng tương đối mới mẻ nên vẫn còn ít người nắm rõ và hiểu biết về thông tin ng sản phẩm, điều này làm cho kết quả hoạt động của ngân hàng chưa đạt được nhiều hiệu quả như mong đợi. Các ngân hàng đòi hỏi phải tìm ra các nguyên nhân hạn chế ườ hiệu quả sản phẩm tín chấp, các giải pháp khắc phục và biện pháp phát triển, nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tín chấp này nhằm tạo ra lợi ích cho ngân hàng Tr cũng như cho xã hội. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ khi mà sự có mặt của các ngân hàng TMCP trên thị trường ngày càng nhiều cùng với sự phát triển sáng tạo nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ không chỉ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng mà 1
  13. còn có các ưu đãi đi kèm thuận lợi cho việc chi tiêu trong cuộc sống. Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế là một trong những ngân hàng có uy tín trên thị trường, hoạt động với tiêu chí ít rủi ro và bền vững, có lợi thế từ một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong ngành quân đội, quốc phòng, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel có thể khai thác nên ngân hàng cần phải chú trọng hơn trong mảng sản uế phẩm tín chấp và tìm ra những giải pháp phát triển sản phẩm phù hợp với thị trường trong từng thời kỳ kinh tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, củng cố vị thế trên thị H trường tài chính và tạo ra sự tăng trưởng ổn định cho ngân hàng. Từ những yêu cầu thực tiễn trên, nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động tế cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Huế” làm khóa luận tốt nghiệp. h in 2. Mục tiêu nghiên cứu cK 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế giai đoạn 2016 - họ 2018, khóa luận đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại đơn vị nghiên cứu trong thời gian tới. ại 2.2 Mục tiêu cụ thể Đ + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tín chấp; + Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá ng nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế; ườ + Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tịa Ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Huế. Tr 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế 2
  14. Phạm vi thời gian: Thực trạng hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân giai đoạn 2016 - 2018. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Huế 4. Phương pháp nghiên cứu uế 4.1 Thu thập số liệu H 4.1.1 Số liệu thứ cấp - Các số liệu và thông tin được thu thập từ các báo cáo hoạt động kinh doanh tế của MB - chi nhánh Huế qua các năm 2016 – 2018. h - Các tài liệu liên quan hoạt động cho vay tín chấp, chất lượng hoạt động cho in vay tín chấp từ các giáo trình, website, sách báo, tạp chí và một số báo cáo khóa luận tốt nghiệp. cK 4.1.2. Số liệu sơ cấp Tiến hành điều tra sự đánh giá của khách hàng về chất lượng hoạt động cho họ vay tín chấp cá nhân tại MB – chi nhánh Huế. • Đối tượng điều tra: Đối tượng phỏng vấn của nghiên cứu này là một bộ ại phận khách hàng hiện tại đang sử dụng dịch vụ cho vay tín chấp cá nhân của MB – chi nhánh Huế. Đ • Công cụ điều tra : Sử dụng bảng hỏi ng • Kích thước mẫu: Cỡ mẫu của nghiên cứu này được xác định bằng bằng phương pháp ước lượng ML. Ước lượng theo tiêu chuẩn 5 mẫu cho một tham số ườ cần ước lượng. Và số lượng tham số tương đương với 24 biến (câu hỏi) trong bảng hỏi. Vì vậy, kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu này là 120. Tuy nhiên để đảm Tr bảo thu về được số phiếu điều tra là 120 thì tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn 150 bảng hỏi. - Số phiếu phát ra: 150 - Số phiếu thu về: 150 3
  15. - Số phiếu hợp lệ: 145 • Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu được dùng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Từ tổng thể khách hàng vay tín chấp cá nhân của MB – chi nhánh Huế là 3000 người và với quy mô mẫu là 150 mẫu, do đó để chọn mẫu ngẫu nhiên, tiến hành thực hiện như sau: Trước tiên lập danh sách tổng uế thể chung theo thứ tự vần của khách hàng, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách, bao gồm 3000 khách hàng. Ta muốn chọn ra một mẫu có quy mô là 150 H khách hàng. Vậy khoảng cách chọn là: k= 3000/150 = 20, có nghĩa là cứ cách 20 khách hàng thì ta chọn một khách hàng vào mẫu. Đầu tiên ta chọn một số ngẫu tế nhiên trong danh sách khách hàng, sau đó cứ 20 người ta chọn một người, chọn cho đến khi đủ 150 mẫu. h • Phương pháp tiến hành điều tra: phỏng vấn trực tiếp khách hàng đang sử in dụng dịch vụ cho vay tín chấp cá nhân bằng cách gặp trực tiếp, điện thoại. cK 4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp để phân tích và họ so sánh tình hình sử dụng nguồn lực, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm với mục đích phân tích sự biến động của các tiêu thức nghiên cứu qua các thời kỳ. Số liệu được xử lý bằng sự hỗ trợ của máy tính với phần mềm Excel. ại 5. Kết cấu đề tài Đ Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung nghiên cứu của đề tài có kết cấu gồm ba chương: ng Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tín chấp của ngân ườ hàng thương mại; Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại Tr Ngân Hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Huế; Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Huế. 4
  16. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI uế 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI H 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại tế Theo điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 có thể hiểu ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng h (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản) và các in hoạt động kinh doanh khác được quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. cK Trên thực tế, các ngân hàng thương mại ở nước ta ngoài việc thực hiện các hoạt động được ghi trong luật thì còn phải thực hiện các hoạt động khác phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước như là thực hiện các chính sách họ ưu đãi đối với một số đối tượng, ưu đãi đối với một số dự án nhằm phát triển kinh tế. Do đó, ở Việt Nam ngân hàng thương mại được hiểu như là một tổ chức tín dụng ại thực hiện tổng hợp các dịch vụ về kinh doanh tiền tệ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cho vay lại vốn đầu tư, cung ứng các dịch vụ thanh toán,… và chịu sự giám Đ sát chặt chẽ của Nhà nước. ng 1.1.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng thương mại Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại xoay quanh việc kinh doanh ườ tiền tệ. Cụ thể là các hoạt động sau:  Nghiệp vụ tài sản nợ: Tr Nghiệp vụ nợ của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau để tạo nguồn vốn hoạt động. Các nguồn cung cấp vốn cho ngân hàng thương mại bao gồm các loại tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh doanh, 5
  17. tổ chức phi thương mại, cơ quan chính phủ và các ngân hàng thương mại khác; Các loại tiền vay ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức đầu tư và các ngân hàng khác; Tiền kỳ phiếu, nhờ thu, chậm trả...  Nghiệp vụ tài sản có: Nghiệp vụ có là nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại vào các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau: uế - Nghiệp vụ cho vay: Là việc ngân hàng thương mại cho khách hàng vay một H số tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định và khi hết hạn vay, người vay phải trả ngân hàng một khoản tiền bao gồm cả gốc và lãi. tế Tín dụng có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: + Theo thời gian: gồm có tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài h hạn. in + Theo đối tượng vay: tín dụng nông nghiệp, công nghiệp, công ích, cK cá nhân. - Nghiệp vụ bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết trả thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán. Cách cho vay như vậy họ gọi là tín dụng bảo lãnh. - Nghiệp vụ trung gian: Trong hoạt động ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng ại được coi là các nghiệp vụ bên thứ ba bên cạnh nghiệp vụ có và nghiệp vụ nợ. Thông Đ thường ngân hàng cung cấp các dịch vụ trung gian như: + Thanh toán, ngoại hối, vàng bạc đá quý, nhờ thu... ng + Nhận uỷ thác, ký gửi... ườ 1.1.3 Lý luận chung về hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Tr 1.1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay tín chấp tại NHTM Cho vay tín chấp là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền dùng cho mục đích xác định trong một 6
  18. thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi và được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp. Như vậy vay tín chấp là hình thức cho vay không cần có tài sản đảm bảo hay bảo lãnh của bên thứ 3 mà dựa vào mức độ uy tín của khách hàng vay. 1.1.3.2 Đặc điểm loại hình cho vay tín chấp khách hàng cá nhân uế Cho vay tín chấp khách hàng cá nhân là một hoạt động không thể thiếu của H ngân hàng. Đây là hoạt động chịu rất nhiều rủi ro song lại được chú trọng phát triển, có những đặc điểm riêng biệt khác với các loại hình cho vay khác như: tế - Đối tượng khách hàng được vay tín chấp cá nhân phải là các khách hàng cá nhân được đánh giá tốt. Mức độ đánh giá này cao hơn so với khách hàng vay có tài h sản đảm bảo, đối với khách hàng cá nhân cần phải có thu nhập ổn định và lịch sử tín dụng tốt. in cK - Quy mô khoản vay nhỏ: các khoản vay tín chấp thường có quy mô nhỏ và số lượng không lớn lắm. Do cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng như tiêu dùng hoặc thực hiện hoạt động kinh họ doanh hộ gia đình nhỏ lẻ nên quy mô của khoản vay thường không lớn lắm. - Rủi ro đối với các khoản cho vay tín chấp cá nhân: cho vay KHCN có mức ại độ rủi ro lớn và được đánh giá là tài sản có rủi ro nhất trong danh mục tài sản của Đ ngân hàng. Xuất phát từ bản thân của khách hàng vay vốn có thể có sự biến động trong cuộc sống về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng trả nợ hay khi khách ng hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình hình sức khỏe hay công việc,… Việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân gặp rất nhiều ườ khó khăn và đặc biệt là khi ngân hàng cho vay dựa trên uy tín của khách hàng mà không có tài sản đảm bảo phòng rủi ro. Ngoài ra để có được sự chấp thuận cho vay Tr nhiều khách hàng cố ý che giấu những thông tin bất lợi của mình về sức khỏe, rủi ro công việc trong tương lai,…nên ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay. - Lãi suất vay cao: vì tính chất rủi ro lớn nên các khoản vay tín chấp thường có mức lãi suất cao hơn các khoản vay thông thường có tài sản đảm bảo. Ngoài ra 7
  19. do quy mô các khoản vay nhỏ dẫn đến chi phí cho vay (về thời gian, nhân lực thẩm định, quản lý khoản vay,…) cao cũng là một trong những lý do có tác động đến lãi suất. 1.1.3.3 Phân loại hoạt động cho vay tín chấp khách hàng cá nhân Việc phân loại hoạt động tín chấp giúp cho ngân hàng có những phương án uế quản lý khoản vay hiệu quả hơn. Phân loại các khoản vay tín chấp theo một số tiêu H chí: a) Căn cứ vào mục đích vay: tế - Cho vay tín chấp KHCN nhằm phục vụ mục đích cư trú: Là các khoản vay h nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia in đình. Đặc điểm của khoản vay này là thời gian vay dài và quy mô lớn. - Cho vay tín chấp KHCN nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng: Là các khoản cK vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu trong cuộc sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học tập,... Đặc điểm của khoản vay này là thời gian vay họ ngắn, quy mô nhỏ và thường ít rủi ro hơn cả. - Cho vay tín chấp KHCN nhằm phục vụ mục đích kinh doanh: Là các khoản ại vay nhằm mục đích thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình, vay để buôn bán, thuê mặt bằng,… Đặc điểm của khoản vay này là thời gian Đ vay dài, quy mô phụ thuộc vào phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro của khoản vay này thường rất cao do biến động về việc kinh doanh ng trong tương lai và ngân hàng thường phải đối mặt với rủi ro đạo đức từ phía khách ườ hàng. b) Căn cứ vào đối tượng cho vay: Tr - Khách hàng là cán bộ quản lý của ngân hàng: Sản phẩm được thiết kế dành cho cán bộ quản lý của ngân hàng (từ cấp phó phòng trở lên) vay tín chấp cho tiêu dùng với quy mô khoản vay tùy vào cấp quản lý. 8
  20. - Khách hàng là cán bộ công nhân viên của ngân hàng: sản phẩm được thiết kế dành cho cán bộ công nhân viên vay thế chấp không tài sản đảm bảo cho mục đích chi tiêu cá nhân - Khách hàng truyền thống của ngân hàng: sản phẩm tín chấp được thiết kế dành cho những khách hàng đã có lịch sử vay trước đây tại ngân hàng, bên cạnh đó uế thường đi kèm theo nhiều gói sản phẩm ưu đãi và khách hàng cần có cam kết nghĩa vụ trả nợ đầy đủ. H c) Căn cứ vào thời hạn cho vay: tế - Cho vay ngắn hạn: Ngân hàng cho khách hàng vay tín chấp trong ngắn hạn (dưới 1năm) nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mua sắm h in - Cho vay trung và dài hạn: Ngân hàng cho khách hàng vay tín chấp trong khoảng thời gian từ 1 năm đến trên 5 năm nhằm đáp ứng nhu cầu lớn hơn như xây cK dựng nhà cửa, kinh doanh hay đầu tư là chủ yếu. d) Căn cứ vào hình thức cho vay: họ - Cho vay trực tiếp: Là hình thức cho vay truyền thống, ngân hàng và khách hàng gặp mặt trực tiếp để tiến hành cho vay hay thu nợ. Hình thức này có nhiều ưu ại điểm như ngân hàng có thể tận dụng tối đa những kiến thức, trình độ, kỹ năng của các cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp xúc với khách hàng để phần nào có đánh giá Đ sơ bộ khách hàng vay và có quá trình tư vấn khoản vay tốt hơn. Tuy nhiên hình thức này lại có những nhược điểm như việc mở rộng và gia tăng doanh số không thuận ng lợi, trong khi hầu hết những doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa, dịch vụ thường coi ườ trọng đến doanh số. Bên cạnh đó do cán bộ ngân hàng cần phải trực tiếp gặp mặt khách hàng nên tốn nhiều thời gian và chi phí phát sinh cho mỗi khoản vay đơn lẻ. Tr - Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua lại các khoản nợ phát sinh do các doanh nghiệp hay các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ của họ cho người tiêu dùng. Theo hình thức này các ngân hàng cho vay thông qua các công ty, doanh nghiệp mà không trực tiếp tiếp xúc 9
nguon tai.lieu . vn