Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Dƣơng NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 (QUA SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƢ PHẠM NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 (QUA SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƢ PHẠM NGỮ VĂN SINH VIÊN: NGUYỄN MINH DƢƠNG MÃ SỐ SINH VIÊN: 41.01.601.019 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TH.S LÊ VĂN LỰC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian thực hiện, khóa luận tốt nghiệp “Nhân vật cô đầu trong Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (Qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)” đã đƣợc hoàn thành đúng thời hạn. Đó là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc với sự hỗ trợ nhiều mặt từ phía nhà trƣờng, quý thầy cô khoa Ngữ văn, bạn bè. Dù rất cố gắng nhƣng công trình vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, đề xuất để công trình nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn. Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Lê Văn Lực - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài. Sự quan tâm, hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tâm của thầy đã giúp ích tôi rất nhiều trong việc hoàn thành khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM, cán bộ thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM, thƣ viện THPT Nguyễn Thƣợng Hiền (Quận Tân Bình – TP. HCM) đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, quỹ học bổng AMA đã luôn động viên, khích lệ và hỗ trợ tôi về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2019 Sinh viên Nguyễn Minh Dƣơng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................. 9 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát ............................................................. 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 11 6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................................... 12 7. Cấu trúc khóa luận ................................................................................................... 12 NỘI DUNG ..................................................................................................................... 14 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT ............................................................. 14 1.1. Khái niệm nhân vật văn học.................................................................................. 14 1.2. Đôi nét về cô đầu .................................................................................................. 15 1.2.1. Vấn đề tên gọi và khái niệm cô đầu ............................................................... 15 1.2.2. Nguồn gốc xuất hiện cô đầu ........................................................................... 17 1.2.3. Cô đầu và những thay đổi của nghề nghiệp qua các thời kỳ .......................... 20 1.2.3.1. Cô đầu trong thời kỳ ca trù đƣợc sử dụng ở các nghi lễ .......................... 20 1.2.3.2. Cô đầu trong thời kỳ ca trù trở thành hình thức giải trí ........................... 24 1.2.3.3. Cô đầu trong thời kỳ ca trù biến chất ....................................................... 26 1.3. Khái quát về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam ........................................ 28 1.3.1. Nhân vật cô đầu trong văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X – cuối thế kỷ XIX) .......................................................................................................................... 28 1.3.2. Nhân vật cô đầu trong văn học hiện đại Việt Nam (từ năm 1900 đến nay) ... 38 1.4. Đặc điểm của các sáng tác viết về nhân vật cô đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 ...................................................................................................................... 43 1.4.1. Sự phong phú về tác giả, tác phẩm ................................................................. 43 1.4.2. Sự đa dạng trong cách thể hiện....................................................................... 48 1.4.3. Nguyên nhân làm cho sáng tác thơ văn về cô đầu xuất hiện nhiều ................ 52 Tiểu kết chƣơng I ......................................................................................................... 55
  5. CHƢƠNG II: NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG ................... 56 2.1. Nhân vật cô đầu – con ngƣời hội tụ: sắc, tài, tâm ................................................. 56 2.1.1. Sắc đẹp ............................................................................................................ 56 2.1.2. Tài năng .......................................................................................................... 61 2.1.3. Phẩm chất, tính cách ....................................................................................... 69 2.1.3.1. Sự tự ý thức về nhân phẩm....................................................................... 69 2.1.3.2. Khát vọng tình yêu, hạnh phúc ................................................................ 71 2.2. Nhân vật cô đầu – con ngƣời của sự tha hóa ........................................................ 79 2.2.1. Những biểu hiện của sự tha hóa ..................................................................... 79 2.2.2. Nguyên nhân của sự tha hóa ........................................................................... 84 2.3. Nhân vật cô đầu – con ngƣời của số phận bi kịch ................................................ 87 2.3.1. Hoàn cảnh xuất thân đáng thƣơng .................................................................. 87 2.3.2. Cuộc sống thiếu thốn, tủi nhục ....................................................................... 89 2.3.3. Đời sống tinh thần nhiều đau thƣơng, mất mát .............................................. 94 2.4. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật cô đầu.......................................... 97 2.4.1. Thái độ mỉa mai, chế giễu, thiếu tôn trọng ..................................................... 97 2.4.2. Tình cảm yêu thƣơng, đồng cảm, trân trọng ................................................ 101 Tiểu kết chƣơng II ...................................................................................................... 106 CHƢƠNG III: NHÂN VẬT CÔ ĐẦU TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 108 3.1. Thể loại ............................................................................................................... 108 3.1.1. Thơ hát nói .................................................................................................... 108 3.1.2. Thơ Nôm Đƣờng luật ................................................................................... 115 3.1.3. Một số thể loại khác...................................................................................... 119 3.2. Ngôn ngữ............................................................................................................. 125 3.2.1 Ngôn ngữ mang đậm chất bác học ................................................................ 126 3.2.2. Ngôn ngữ bình dân, đời thƣờng.................................................................... 130 3.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ............................................................................... 134
  6. 3.4. Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật .................................................. 138 3.4.1. Thời gian nghệ thuật ..................................................................................... 139 3.4.2. Không gian nghệ thuật.................................................................................. 146 3.5. Giọng điệu ........................................................................................................... 149 3.5.1. Giọng điệu khôi hài, giễu cợt ....................................................................... 150 3.5.2. Giọng điệu cảm thƣơng ................................................................................ 153 Tiểu kết chƣơng III .................................................................................................... 158 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 165 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 169 Phụ lục 1: Bảng khảo sát số lƣợng những câu thơ bằng chữ Hán trong các bài hát nói về nhân vật cô đầu của 5 tác giả tiêu biểu ................................................................. 169 Phụ lục 2: Hình ảnh về nghệ thuật ca trù và cô đầu................................................... 172
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Những tác phẩm thuộc giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 viết về nhân vật cô đầu trong Việt Nam ca trù biên khảo Bảng 2: Những tác phẩm của 5 tác giả tiêu biểu trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 viết về nhân vật cô đầu
  8. MỞ ĐẦU “Tự cổ sầu chung kiếp xƣớng ca Mênh mông trời đất vẫn không nhà. Ngƣời ơi, mƣa đấy? Hay sênh phách? Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa.” (Sầu chung – Trần Huyền Trân) Từ xƣa đến nay, những ngƣời phụ nữ làm nghề đàn ca hát xƣớng luôn phải chịu nhiều sự thiệt thòi và cái nhìn khắt khe của xã hội. Nhân vật này đã tạo nên một tình cảm đặc biệt và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với các văn nhân dù ở bất cứ giai đoạn nào. Vào những năm nửa cuối thế kỷ XIX đến 1930, ngƣời phụ nữ làm nghề ca hát đã bƣớc vào trang viết của các tác giả một cách đông đảo, chân thực và sống động. Đó chính là cô đầu – một nhân vật phức tạp, bí ẩn và không bao giờ làm ngƣời ta ngƣng tìm tòi, khám phá. 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 đƣợc xem là giai đoạn văn học đầy biến động và phức tạp. Một trong những đặc điểm nổi bật của nó chính là sự nở rộ của nhiều hình tƣợng văn học, nổi bật trong đó là hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Nếu nhƣ ở thời kỳ trƣớc, ngƣời phụ nữ xuất hiện trong văn chƣơng gắn với tiếng nói bênh vực, ca ngợi thì đến giai đoạn này cái nhìn của các tác giả với ngƣời phụ nữ đã trở nên đa chiều. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ đƣợc nhắc đến thƣờng là ngƣời mẹ, ngƣời vợ, cung nhân, chinh phụ, liệt nữ… Trong đó hình tƣợng nhân vật cô đầu xuất hiện đông đảo trong nhiều tác phẩm đặc sắc và tạo ra sự đối nghịch trong quan điểm của các nhà thơ. Nghiên cứu về hình tƣợng nhân vật cô đầu để phát hiện đƣợc nét mới mẻ trong thân phận và cái nhìn của các tác giả so với hình tƣợng ngƣời phụ nữ nói chung; đồng thời, góp phần 1
  9. hiểu thêm về hiện thực xã hội nhiều biến động và sự phong phú, đa dạng trong dòng chảy văn học của thời kỳ này. 1.2. Thông qua những sáng tác của các tác giả tiêu biểu có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, chúng tôi mong muốn dựng lại bức chân dung hoàn chỉnh về một nhân vật văn hóa có những đặc điểm riêng về ngoại hình, tính cách, số phận. Từ đó thấy đƣợc địa vị của cô đầu trong nghệ thuật ca trù nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. 1.3. Trong lịch sử phát triển, cô đầu đƣợc xem là sự kết tinh của những vẻ đẹp, của nhan sắc, tài năng và tâm hồn. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, hát xƣớng với họ trở thành một nghề để mƣu sinh. Do đặc thù nghề nghiệp, họ phải thƣờng xuyên tiếp xúc với nam giới, nhất là những văn nhân tài tử, những con ngƣời phong lƣu và say mê nghệ thuật ca trù. Vì vậy, thái độ, cách nhìn, tình cảm của văn nhân đối với cô đầu rất đa diện, đa chiều. Có ngƣời cảm thông, trân trọng nhƣng cũng có ngƣời châm biếm, chế giễu. Nghiên cứu hình tƣợng nhân vật cô đầu và cái nhìn của tác giả đối với họ sẽ mang đến cho chúng ta những lý giải đầy đủ và xác đáng nhất về sự tiến bộ hay cổ hủ của nhà Nho đối với thân phận của ngƣời phụ nữ, cụ thể là cô đầu. Qua đó, ngƣời đọc sẽ có một cái nhìn thoáng đạt, đúng đắn hơn khi tiếp cận nhân vật này. 1.4. Bên cạnh việc miêu tả một cách tự nhiên và chân thực chân dung cô đầu, các tác giả còn thể hiện những phong cách nghệ thuật khác nhau khi xây dựng nhân vật. Nghiên cứu về nhân vật cô đầu sẽ cho chúng ta thấy đƣợc những nét đặc sắc về thể loại, nghệ thuật miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn từ, giọng điệu, xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. 1.5. Ngoài ra, ca trù vốn đƣợc xem là một bộ môn nghệ thuật xuất hiện lâu đời và là một di sản văn hóa của dân tộc. Nó gắn liền với lễ hội, phong tục, tín 2
  10. ngƣỡng, văn chƣơng, âm nhạc, tƣ tƣởng, triết lý sống của ngƣời Việt. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về môn nghệ thuật này. Trong đó, việc nghiên cứu ca trù trong mối quan hệ với văn học luôn là một đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời. Tìm hiểu nhân vật cô đầu trong các sáng tác văn học chính là một minh chứng cho mối quan hệ mật thiết, khăng khít giữa ca trù và văn chƣơng. Từ đó thấy đƣợc sự hòa quyện giữa ca trù với văn học nói chung và tình cảm đặc biệt giữa văn nhân với cô đầu nói riêng. Hơn nữa, nghiên cứu về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 còn cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin về nguồn gốc, lịch sử phát triển của nghệ thuật ca trù. Thông qua những tác phẩm giai đoạn này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về đời sống cô đầu, những biến động của ca trù trong giai đoạn mà nó trở thành dần biến chất và suy tàn. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn “Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (Qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 Công trình Việt Nam ca trù biên khảo của hai tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề chính là một nguồn tƣ liệu quý giá và cung cấp tƣơng đối đầy đủ những thông tin liên quan đến ca trù và cô đầu. Cuốn sách tóm tắt về lƣợc sử ca trù, những danh từ chuyên môn trong nghề ca trù, giáo phƣờng, những lối ca trù, nhạc khí, những truyện ả đào lƣu danh sử sách, những vị tiền bối hay nghe hát, hợp tuyển những bài ca trù và giới thiệu về những tác giả chuyên sáng tác ca trù. Riêng đối với nhân vật cô đầu, hai tác giả đã đề cập những phƣơng diện sau: khái niệm ả đào và cô đầu, phân biệt cô đầu nòi và cô đầu rƣợu, thông tin về 3
  11. những tập quán và cuộc sống của cô đầu, kể về những truyện ả đào trong lịch sử, tập hợp những bài hát nói có hình ảnh nhân vật cô đầu… Theo hai tác giả, cô đầu là ngƣời có đạo đức, nhân cách, có nhiều công lao với dân tộc và đặc biệt họ có mối liên hệ mật thiết với các văn nhân. Cuốn sách này, cũng chính là nguồn tài liệu mà chúng tôi sẽ sử dụng để khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu bởi nó tập hợp một số lƣợng lớn các sáng tác có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đến 1930. Trong Ca trù phía sau đàn phách của tác giả Nguyễn Xuân Diện, ông đã giới thiệu khái quát những vấn đề liên quan đến ca trù, đời sống đào nƣơng và mối quan hệ giữa văn nhân với ả đào. Nguyễn Xuân Diện khẳng định “Thƣởng thức ca trù gọi là nghe hát, chứ không phải là xem hát. Đào nƣơng ca trù chỉ ngồi yên gần nhƣ bất động trong suốt cuộc hát trên một mảnh chiếu cạp điều, với vẻ mặt bình thản, đoan trang… Ấy vậy mà nghệ thuật này đã góp cho văn chƣơng hàng nghìn bài thơ viết bằng chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng, rất nhiều biến thái vi tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ với các tên tuổi tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Dƣơng Tự Nhu, Nguyễn Hàm Ninh, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thƣợng Hiền, Phan Bội Châu, Bùi Kỷ, Tản Đà…” [3, 132]. Trong hàng nghìn bài thơ mà tác giả nhắc đến không thể không kể đến những bài thơ có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu, đặc biệt là các sáng tác trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Luận văn Thạc sĩ Nhân vật ả đào từ cuộc sống đến thơ văn của tác giả Đoàn Thị Anh Đào là một công trình mang tính tổng hợp về nghề nghiệp, đời sống của ngƣời ả đào từ trong cuộc sống đến những trang thơ từ lúc ca trù xuất hiện đến lúc suy tàn. Luận văn cũng đã nhắc đến và phân tích một số tác phẩm 4
  12. có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 trong tiến trình văn học Việt Nam. Trong Luận văn Thạc sĩ Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, tác giả Vũ Thị Hoàng Yến mang đến một cái nhìn tổng quan nhất về ngƣời kỹ nữ trong văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Trong đó, tác giả đã dành hai đề mục để nói về nhân vật cô đầu “Cô đầu và những nét đẹp của mối tình tài tử - giai nhân”, “Cô đầu và những biểu hiện tha hóa vào cuối thế kỷ XIX”. Tác giả khẳng định: “Hình ảnh cô đầu hiện lên trong niềm mến mộ và trân trọng của các văn nhân. Những bài thơ viết về cô đầu chiếm một số lƣợng khá nhiều, thƣờng làm theo thể hát nói – một thể ca trù đƣợc các tao nhân mặc khách ƣa chuộng nhất” [38, 66]. Tuy chỉ dành hai tiểu mục nói đến cô đầu trong văn học nửa cuối thế kỷ XIX nhƣng cũng có thể thấy rõ tác giả đã đề cập đến nhân vật này ở hai khía cạnh hoàn toàn trái ngƣợc nhau: vẻ đẹp và sự tha hóa. Trong Luận văn Thạc sĩ Người ả đào qua các nguồn tư liệu từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX, tác giả Hoàng Thị Ngọc Thanh đã tập trung khảo sát các nguồn tƣ liệu và các tác phẩm văn học có sự xuất hiện của nhân vật ả đào nhằm mục đích “dựng lại chân dung ngƣời ả đào nhƣ một nhân vật văn hóa, vừa là chủ nhân của thể hát ca trù, vừa là đối tƣợng của thơ hát nói và sáng tác văn chƣơng nói chung có thân phận và đặc điểm riêng” [26, 12]. Công trình đã cung cấp một cái nhìn tƣơng đối bao quát về nhân vật ả đào, nêu đƣợc đặc điểm nhân vật qua các nguồn tƣ liệu và cái nhìn đa chiều từ phía ngƣời thƣởng thức. Điểm qua các công trình có nhắc đến nhân vật cô đầu trong văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, có thể thấy rằng vấn đề này thƣờng đƣợc đặt trong một tổng thể lớn, đƣợc nhìn nhận ở cấp độ chung chứ không đƣợc đem ra nghiên cứu độc lập. Ngoài ra, hầu nhƣ các tác giả đều đề cập nhân vật cô đầu ở 5
  13. phƣơng diện nội dung còn nghệ thuật xây dựng hình tƣợng chƣa đƣợc chú ý khai thác. 2.2. Các công trình nghiên cứu về nhân vật cô đầu trong sáng tác của 5 tác giả tiêu biểu (Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Dƣơng Tự Nhu, Tản Đà) từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 Đối với tác giả Nguyễn Khuyến, trong bài viết Hai loại chân dung phụ nữ, Trần Thị Băng Thanh và Phạm Tú Châu đã phân ra hai mạch cảm hứng chính khi viết về phụ nữ của Nguyễn Khuyến chính là “Những gƣơng mặt yêu thƣơng” và “Những vai nữ lệch”. Trong đó, những cô đầu rƣợu, tức là những cô gái bán thân xác để lấy tiền đƣợc xếp vào “Những vai nữ lệch” và thể hiện hai thái độ khác biệt. Ông “không miệt thị những con gái nhà lành vì hoàn cảnh bắt buộc phải dấn thân vào chốn bình khang” [27, 258] nhƣng cũng “lại có những vần thơ ngoa ngoắt đến nhƣ “Đĩ cầu nôm”” [27, 259]. Theo hai tác giả thì “thái độ rạch ròi, quyết liệt “ghét thói mọi nhƣ nhà nông ghét cỏ” cũng là một nét khá tiêu biểu trong tính cách nhà nho” [27, 259]. Trong bài viết Nét riêng trong hát nói, tác giả Nguyễn Đức Mậu đã xếp 2 bài thơ viết về cô đầu của Nguyễn Khuyến là bài Bóng đè cô đầu và Duyên nợ vào mạch phóng khoáng, mềm mại bên cạnh mạch trào phúng. Đặc biệt, tác giả đánh giá 2 tác phẩm “Tuy đã thanh thoát hơn nhƣng dấu ấn của tính cách Nguyễn Khuyến in đậm nét trong hát nói của ông vẫn làm thành nét riêng, không lẫn và cũng không có cái hay của sự phóng túng, hào mại mà hát nói vốn có” [27, 358] . Nguyễn Đức Mậu đã cho rằng, những bài hát nói có sự xuất hiện của cô đầu đã góp phần làm nên nét riêng của Nguyễn Khuyến trong hát nói. Đối với tác giả Trần Tế Xƣơng, trong Luận án Tiến sĩ Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, Đoàn Hồng Nguyên trong mục “Kiểu hình tƣợng và sự thể hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ thị dân” đã xếp những 6
  14. bài thơ viết về cô đầu của Tú Xƣơng vào “thơ viết cho ngƣời tình”. Tác giả nhấn mạnh “Chính cái đẹp của cảm hứng tình yêu hƣớng thƣợng ấy của Tú Xƣơng đã không dƣới một lần cứu cho chuyện quan hệ tình cảm eo sèo ở xóm Bình Khang khỏi trở nên tầm thƣờng nhuốm màu vật dục” [15, 116]. Đối với Đoàn Hồng Nguyên, những bài thơ viết cho cô đầu của Tú Xƣơng xuất phát từ tình yêu và nó góp phần phát triển dòng thơ tình trung đại. Văn Tâm trong Tính Chất và giá trị văn thơ trào phúng của Tú Xương có nhận định: “Để mỉa mai trào phúng, Tú Xƣơng hay vẽ nên những hình ảnh kì lạ. Con đĩ của Tú Xƣơng không phải là con đĩ “có tàn có tán, có hƣơng án bàn độc” nhƣ con đĩ của Nguyễn Khuyến” [24, 269]. Qua đây, chúng ta thấy đƣợc sự khẳng định của Văn Tâm về nét khác biệt, độc đáo của Tú Xƣơng trong việc xây dựng hình ảnh “con đĩ” (phần lớn ám chỉ những cô đầu rƣợu) so với một thi nhân khác cũng viết về nhân vật này là Nguyễn Khuyến. Tú Mỡ trong bài Tính chất trào lộng trong thơ Tú Xương cho rằng viết về gái đĩ ở Tú Xƣơng có hai thái độ rõ ràng. Thứ nhất, đối với những “gái đĩ, về già hết duyên rồi mới đi tu” thì ông xem đó là “một sản phẩm của chế độ đồi trụy” và “mắng phủ đầu dữ dội”. Thứ hai, ông “sau nghĩ lại thƣơng ngƣời đàn bà, nạn nhân của xã hội dâm ô, sa ngã nay đã biết quy thiện” [24, 288]. Ở một phƣơng diện khác, Nguyễn Đình Chú trong bài Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc lại nói về mối quan hệ giữa Trần Tế Xƣơng và các cô đầu. Theo Nguyễn Đình Chú “Trời sinh ra Tú Xƣơng là thuộc giống đa tình, “nòi tình”, kia mà”, “Trƣờng hợp Tú Xƣơng, dĩ nhiên không phải là chuyện giữa cái anh hùng và cái phong tình, mà là cái nghĩa tình và cái phong tình. Nhìn vào cảnh “đi hát mất ô trong thơ Tú Xƣơng” thì rõ. Tình gì mà tệ mạt thế. Nhót cả ô của ngƣời tình! Nhƣng điều đáng quý là Tú Xƣơng phong tình ở đây đã không chịu để cho cái tầm thƣờng, cái đớn hèn từ phía kia đè tất cả xuống…” [24, 423]. Tác 7
  15. giả đã cho ta thấy quan hệ giữa cô đầu và Tú Xƣơng chính là sự “phong tình”, là “nghĩa tình”, hai thứ tƣởng chừng nhƣ không thể hòa hợp nay lại cùng tồn tại trong bản thân tác giả. Đối với tác giả Tản Đà, Hà Nhƣ Chi trong Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – Thân thế, sự nghiệp văn chương viết: “Tản Đà ƣa ăn ngon, thích thơ rƣợu, mê hát ả đào – hành lạc đối với ông là cái lẽ độc nhất còn níu giữ ông lại trên cõi đời buồn tẻ này” [4, 271]. Tản Đà chán đời, tôn thờ khoái lạc và xem cô đầu là ngƣời mình có thể bên cạnh để quên đi mọi buồn phiền “Dù sao uống rƣợu bên ngƣời ngọc đối với thi sĩ cũng là một cớ để khỏi chán đời” [4, 272]. Nguyễn Thiên Thụ trong bài viết Thực và mộng trong tình mẫu tử của Tản Đà đã đƣa ra lí giải vì sao mà Tản Đà thƣờng hay viết về nhân vật cô đầu. Theo tác giả, chính vì mẹ và em gái của Tản Đà là ngƣời của xóm Bình Khang nên điều này đã tác động sâu sắc đến nội dung văn chƣơng của ông. Những tình cảm, những tƣ tƣởng của Tản Đà trong các tác phẩm có liên hệ đến đào nƣơng nhƣ Thề Non Nƣớc, Trần Ai Tri Kỷ, Kiếp Phong Trần và phần Bình Khang Ca Phả trong Tản Đà Vận Văn đều có hình ảnh mẹ và em gái Tản Đà. Riêng đối với hai tác giả khác mà khóa luận khảo sát là Dƣơng Khuê và Dƣơng Tự Nhu, hầu nhƣ chƣa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu một cách chi tiết về nhân vật cô đầu trong sáng tác của hai nhà thơ. Nhƣ vậy, điểm qua các công trình, bài nghiên cứu, có thể thấy vấn đề nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 không phải chƣa đƣợc nhắc đến. Tuy nhiên, các công trình hoặc phạm vi quá rộng, hoặc chƣa đề cập trọn vẹn, đầy đủ các khía cạnh của nhân vật này. Qua việc tìm hiểu đề tài “Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)”, chúng tôi hi vọng góp thêm một hƣớng nghiên cứu mới, cách tiếp cận mới về nhân vật cô đầu. Những ý kiến, 8
  16. công trình đi trƣớc là tiền đề, định hƣớng đúng đắn và gợi mở quý báu để chúng tôi hoàn thành đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Với đề tài “Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)”, trƣớc hết, khóa luận nhằm mục đích tái hiện, phân tích chân dung nhân vật cô đầu và nghệ thuật xây dựng nhân vật này qua sáng tác của các tác giả tiêu biểu. Từ đó sẽ thấy đƣợc bối cảnh lịch sử xã hội của giai đoạn lúc bấy giờ và thái độ của các nhà thơ, nhà văn. Ngƣời đọc sẽ có cái nhìn tƣơng đối bao quát, toàn diện về nhân vật cô đầu, góp phần khẳng định thành tựu của giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến 1930 vốn đƣợc xem là một giai đoạn phát triển rực rỡ và phức tạp. 3.2. Tiếp theo, thông qua những khảo sát, phân tích, công trình còn mong muốn khẳng định vai trò của nhân vật cô đầu trong dòng văn học tài tử giai nhân nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 3.3. Ngoài ra, công trình còn nhằm cung cấp thêm những thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, lịch sử phát triển của bộ môn nghệ thuật ca trù. Đặc biệt là đời sống, hoàn cảnh, tính cách phức tạp của cô đầu. 3.4. Tìm hiểu đề tài “Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 (qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu)”, khóa luận còn nhằm mong muốn góp phần định hƣớng vào việc dạy đọc – hiểu những tác phẩm trong nhà trƣờng có sự xuất hiện của nhân vật cô đầu. Trong bối cảnh chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn đã quy định rõ các tiêu chí và yêu cầu để lựa chọn văn bản (ngữ liệu), theo chúng tôi, văn bản viết về cô đầu của các tác giả trong giai đoạn này hoàn toàn phù hợp và có khả năng đƣa vào dạy học trong nhà trƣờng bởi những giá trị to lớn về mặt nội dung cũng nhƣ nghệ thuật. 9
  17. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Với đề tài này, đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 thông qua khảo sát các sáng tác của một số tác giả tiêu biểu. Cụ thể, khóa luận sẽ tiến hành khảo sát sáng tác của 5 tác giả: - Nguyễn Khuyến - Dƣơng Khuê - Trần Tế Xƣơng - Dƣơng Tự Nhu - Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) 4.2. Phạm vi khảo sát Phạm vi khảo sát của đề tài là những tác phẩm có sự xuất hiện nhân vật cô đầu của 5 tác giả tiêu biểu. Quá trình tổng hợp sáng tác của các tác giả đƣợc đề cập trong khóa luận chủ yếu dựa vào những công trình chính sau: - Đối với tác giả Nguyễn Khuyến: “Nguyễn Khuyến tác phẩm” do Nguyễn Văn Huyền sƣu tầm, NXB Nghệ An, 2008. - Đối với tác giả Dƣơng Khuê: “Việt Nam ca trù biên khảo” của tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, NXB Sài Gòn, 1962. - Đối với tác giả Trần Tế Xƣơng: “Tú Xƣơng toàn tập” của Trung tâm nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, 2010. - Đối với tác giả Dƣơng Tự Nhu: “Việt Nam ca trù biên khảo” của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, NXB Sài Gòn, 1962. - Đối với tác giả Nguyễn Khắc Hiếu: “Tuyển tập Tản Đà” do Nguyễn Khắc Xƣơng sƣu tầm, NXB Hội nhà văn, 2002. 10
  18. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm một số bài hát nói của các tác giả khác trong “Việt Nam ca trù biên khảo” của Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (NXB Sài Gòn, 1962) nhằm mục đích mang đến một cái nhìn toàn diện và bao quát hơn về nhân vật cô đầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Trong quá trình nghiên cứu, để thấy đƣợc nét độc đáo, đặc sắc của hình tƣợng nhân vật cô đầu trong giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, chúng tôi sẽ liên hệ với nhân vật cô đầu trong sáng tác văn chƣơng ở giai đoạn trƣớc hoặc sau để thấy rõ những nét tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp lịch sử Với phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng để tìm hiểu bối cảnh giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Đồng thời, chúng tôi còn tìm hiểu sự hình thành và những giai đoạn phát triển của nghệ thuật ca trù gắn với sự chuyển biến của nhân vật cô đầu. 5.2. Phƣơng pháp thống kê Với phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng để thống kê các tác phẩm văn học có nhắc đến nhân vật cô đầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 và rút ra những nhận xét. 5.3. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp Với phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng để khai thác nhân vật cô đầu ở những khía cạnh chi tiết trên cả hai bình diện nội dung và nghệ thuật nhằm nắm đƣợc bản chất của nhân vật này. Từ đó, chúng tôi sẽ tổng hợp để đƣa ra những kết luận khái quát về nhân vật để ngƣời đọc dễ hình dung và tiếp cận nhất. Đây là phƣơng pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong khóa luận này. 5.4. Phƣơng pháp so sánh 11
  19. Với phƣơng pháp này, chúng tôi sử dụng để so sánh nhân vật cô đầu trong sáng tác của các tác giả tiêu biểu giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 với các tác giả thời kì trƣớc và sau. Đồng thời, chúng tôi sẽ nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện nhất trong sự đối sánh giữa các tác giả với nhau. Từ đó, rút ra những điểm tƣơng đồng, khác biệt và khái quát lên đặc trƣng hình tƣợng nhân vật cô đầu trong cả giai đoạn. Đây cũng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt trong toàn khóa luận. 6. Đóng góp của khóa luận 6.1. Ý nghĩa khoa học Với việc đi sâu tìm hiểu về nhân vật cô đầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 thông qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu, khóa luận hi vọng sẽ góp thêm một cách hiểu toàn diện và đúng đắn về kiểu nhân vật đầy thú vị này. Qua đó, giúp ngƣời đọc có cái nhìn phù hợp, cặn kẽ và cảm nhận đƣợc nét độc đáo của nhân vật cô đầu trong văn chƣơng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Giai đoạn văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 là mảnh đất màu mỡ đã nảy sinh nhiều cây bút xuất sắc nhƣ: Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Trần Tế Xƣơng, Tản Đà… Sáng tác của các tác giả này đã và đang đƣợc đƣa vào giảng dạy ở nhà trƣờng phổ thông. Vì thế, việc tìm hiểu về nhân vật cô đầu trong sáng tác của các tác giả trên là điều rất quan trọng, góp phần đƣa ra những định hƣớng trong việc lựa chọn ngữ liệu và nội dung dạy ở chƣơng trình phổ thông. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận đƣợc triển khai thành ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Những vấn đề khái quát 12
  20. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ khái quát về khái niệm và vai trò của nhân vật văn học; giới thiệu về khái niệm, nguồn gốc và những thay đổi của cô đầu qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam và đặc điểm của các sáng tác viết về cô đầu trong giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Chƣơng 2: Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 nhìn từ phƣơng diện nội dung Trong chƣơng này, chúng tôi đi sâu khai thác nhân vật cô đầu trên phƣơng diện nội dung. Cụ thể là tìm hiểu về đặc điểm của những cô đầu chân chính, những cô đầu bị tha hóa, số phận và khát vọng của cô đầu qua các sáng tác tiêu biểu. Ngoài ra, chúng tôi còn chỉ ra thái độ, tình cảm đa chiều, phức tạp của các tác giả đối với nhân vật này. Chƣơng 3: Nhân vật cô đầu trong văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ nghiên cứu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong việc khắc họa nhân vật cô đầu của các tác giả tiêu biểu. Cụ thể là trên các phƣơng diện: thể loại, ngôn ngữ, nghệ thuật xây miêu tả nhân vật, giọng điệu, thời gian - không gian nghệ thuật. 13
nguon tai.lieu . vn