Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN URBAN STATION Ngành: Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Giảng viên hướng dẫn: ThS.Châu Văn Thưởng Sinh viên thực hiện: Từ Thị Minh Thư MSSV: 1154020977 Lớp 11DTNH4 TP.Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN URBAN STATION Ngành: Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Giảng viên hướng dẫn: ThS.Châu Văn Thưởng Sinh viên thực hiện: Từ Thị Minh Thư MSSV: 1154020977 Lớp 11DTNH4 TP.Hồ Chí Minh, 2015 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là bài Luận văn của tôi. Những kết quả và các số liệu trong Luận văn tốt nghiệp này được thực hiện tại công ty cổ phần UrbanStation, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP.HCM, ngày … tháng … năm 2015 Tác giả ii
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Công nghệ HUTECH đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian em học tập tại trường. Trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập, em đã nhận được sự hướng dẫn trực tiếp và tận tình của ThS. Châu Văn Thưởng, những góp ý, nhận xét của Thầy đã giúp em tiến bộ rất nhiều. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ quý báu đó. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cổ phần UrbanStation đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tập để em hoàn thành báo cáo này. Xin cảm ơn Giám đốc Tài chính – anh Huỳnh Minh Khôi, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập. Chân thành cảm ơn toàn thể các anh chị phòng Vận hành và phòng Tài chính đã nhiệt tình chỉ bảo, hỗ trợ để em được làm việc, học tập trong môi trường thân thiện, chuyên nghiệp. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em suốt thời gian qua. Với nội dung nghiên cứu phức tạp, thời gian, trình độ và khả năng có hạn nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, ngày … tháng … năm 2015 Tác giả iii
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị thực tập : Công ty cổ phần Urban Station Địa chỉ : 27 Hoa Sứ, phường 7, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại liên lạc : 083 517 4918 Email : urbanstation.info@gmail.com NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên : Từ Thị Minh Thư MSSV : 1154 020 977 Lớp : 11DTNH4 Thời gian thực tập tại đơn vị : Từ …………… đến ……………………………….. Tại bộ phậnthực tập :……………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện : 1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật : Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị : >3 buổi/tuần 1-2 buổi/tuần Ít đến đơn vị 3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị : Tốt Khá Trung bình Không đạt 4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Ngân hàng …..) : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP. HCM, Ngày …..tháng ….năm 2015 Đơn vị thực tập iv
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN : Họ và tên sinh viên : Từ Thị Minh Thư MSSV : 1154 020 977 Lớp : 11DTNH4 Thời gian thưc tập: Từ …………… đến ……………….. Tại đơn vị: Công ty cổ phần Urban Station Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện : 1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định: Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn : Thường xuyên Ít liên hệ Không 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP.HCM, ngày …. tháng ….năm 2015 Giảng viên hướng dẫn v
  7. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 3 1.1. Giới thiệu Chương 1...............................................................................................3 1.2. Rủi ro ......................................................................................................................3 1.2.1. Định nghĩa .................................................................................................. 3 1.2.2. Tại sao phải gánh chịu rủi ro ? .................................................................. 3 1.2.3. Nhận dạng và phân loại rủi ro ................................................................... 4 1.3. Rủi ro tài chính .......................................................................................................5 1.3.1. Định nghĩa .................................................................................................. 5 1.3.2. Phân loại .................................................................................................... 6 1.3.3. Ứng phó với rủi ro tài chính bằng thị trường phái sinh ............................ 6 1.4. Quản trị rủi ro .........................................................................................................7 1.4.1. Định nghĩa .................................................................................................. 7 1.4.2. Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) .......................................................... 8 1.4.3. Chiến lược quản trị rủi ro .......................................................................... 8 1.4.3.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro ............................................... 8 1.4.3.2. Những thuộc tính cần có của một chiến lược quản trị rủi ro .......... 9 1.4.3.3. Các chỉ số tài chính ....................................................................... 10 1.4.3.3.1. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) .................................................. 10 1.4.3.3.2. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ................................ 10 1.4.3.3.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) .......................... 10 1.4.3.3.4. Tỷ suất lợi nhuận gộp ............................................................. 10 1.4.3.3.5. Tỷ suất tự tài trợ ..................................................................... 11 1.4.3.3.6. Hệ số khả năng thanh toán nhanh .......................................... 11 1.4.3.3.7. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành .................................... 11 1.4.3.3.8. Hệ số vòng quay hàng tồn kho ............................................... 11 1.4.3.3.9. Các tỷ số tài chính trung bình ngành F&B............................. 12 1.4.4. Chu kỳ quản trị rủi ro ............................................................................... 12 1.4.4.1. Nhận dạng rủi ro ........................................................................... 13 1.4.4.2. Đánh giá rủi ro .............................................................................. 13 vi
  8. 1.4.5. Ứng phó với rủi ro (Risk response) .......................................................... 15 1.4.6. Trách nhiệm trong quản trị rủi ro ............................................................ 16 1.4.7. Giám sát sự kiểm soát rủi ro .................................................................... 16 1.4.8. Đánh giá chiến lược quản trị rủi ro ......................................................... 17 1.5. Nhượng quyền thương mại ..................................................................................17 1.5.1. Định nghĩa ................................................................................................ 17 1.5.2. Các loại hình nhượng quyền .................................................................... 18 1.5.3. Mô hình quản lý công ty nhượng quyền ................................................... 18 1.5.4. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động nhượng quyền ...................... 19 1.5.4.1. Rủi ro do các yếu tố bên ngoài tác động ...................................... 19 1.5.4.2. Rủi ro nội tại (rủi ro do các yếu tố đến từ bên trong công ty) ...... 20 1.6. Tóm tắt chương 1 .................................................................................................21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN URBANSTATION GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 ..................................................... 22 2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần UrbanStation .........................................22 2.1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................... 22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................... 23 2.1.3. Hệ thống cửa hàng của UrbanStation...................................................... 23 2.1.4. Mô hình Canvas của Công ty UrbanStation ............................................ 24 2.1.5. Doanh số của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2014 ............................... 25 2.2. Thực trạng tình hình quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động nhượng quyền tại Công ty Cổ phần UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014 ..............................................25 2.2.1. Tình hình hoạt động của Công ty giai đoạn 2012 – 2014 ........................ 25 2.2.1.1. Doanh thu...................................................................................... 25 2.2.1.2. Chi phí .......................................................................................... 28 2.2.1.3. Lợi nhuận ...................................................................................... 31 2.2.2. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động nhượng quyền cho Công ty Cổ phần UrbanStation ........................................................... 32 2.2.2.1. Nhận dạng và đánh giá rủi ro........................................................ 33 2.2.2.1.1. Thái độ của doanh nghiệp với rủi ro (Risk attitude) ............ 33 2.2.2.1.2. Khả năng chịu đựng rủi ro (Risk capacity) .......................... 34 2.2.2.1.3. Xét tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) của doanh nghiệp ............. 34 vii
  9. 2.2.2.2. Bản đồ rủi ro của UrbanStation (Risk mapping) .......................... 36 2.2.2.3. Ứng phó với rủi ro ........................................................................ 36 2.2.2.3.1. Rủi ro cơ cấu nguồn vốn.................................................. 37 2.2.2.3.2. Rủi ro biến động giá cả thị trường ................................... 39 2.2.2.3.3. Rủi ro đầu tư .................................................................... 40 2.2.2.3.4. Rủi ro tỷ giá ..................................................................... 42 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN URBANSTATION .................................................................................... 45 3.1. Đánh giá tình hình tài chính .................................................................................45 3.1.1. Ưu điểm .................................................................................................... 45 3.1.2. Khuyết điểm .............................................................................................. 46 3.1.2.1. Tăng trưởng nóng ......................................................................... 46 3.1.2.2. Ứ đọng nguồn vốn lưu động ......................................................... 46 3.1.2.3. Bỏ ngõ các giao dịch với nước ngoài ........................................... 48 3.1.3. Hướng khắc phục ..................................................................................... 49 3.1.3.1. “Hạ nhiệt” tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp ......................... 49 3.1.3.2. Sử dụng đòn bẩy tài chính ............................................................ 49 3.1.3.3. Thúc đẩy các giao dịch với nước ngoài ........................................ 50 3.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm sau.................................50 3.2.1. Dự báo xu hướng phát triển của ngành F&B .......................................... 50 3.2.2. Đánh giá tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.................................... 51 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 53 PHỤ LỤC viii
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT F&B Food and Beverage VCSH Vốn chủ sở hữu TSNH Tài sản ngắn hạn ix
  11. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa thái độ doanh nghiệp, mức độ rủi ro và cơ hội có được lợi thế cạnh tranh ....................................................................................................................... 4 Bảng 1.2. Các chỉ số tài chính trung bình ngành F&B năm 2014 ..................................... 12 Bảng 2.1. Doanh số của Công ty UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014 ............................ 25 Bảng 2.2. So sánh doanh số của Công ty UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014 ............... 25 Bảng 2.3. Doanh thu Công ty Cổ phần UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014 ................... 26 Bảng 2.4. Phân tích khái quát doanh thu bán hàng của Công ty trong 3 năm 2012 – 201427 Bảng 2.5. Chi phí của Công ty Cổ phần UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014 ................. 29 Bảng 2.6. So sánh mức giá trung bình của UrbanStation và một số thương hiệu cà phê khác .................................................................................................................................... 29 Bảng 2.7. So sánh các loại chi phí của công ty giai đoạn 2012 – 2014 ............................. 31 Bảng 2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014........................................................................................................................ 32 Bảng 2.9. So sánh tỷ suất tự tài trợ của Công ty Cổ phần UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014.................................................................................................................................... 33 Bảng 2.10. Phân tích các chỉ tiêu sinh lời của vốn ............................................................ 34 Bảng 2.11. Chỉ số ROE của Công ty Cổ phần UrbanStation trước và sau khi nhượng quyền .................................................................................................................................. 40 Bảng 3.1. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần UrbanStation với bình quân ngành F&B năm 2014 ....................................................................................... 45 Bảng 3.2. Phân tích tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho ........................................................ 47 x
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro ................................................................................................... 5 Sơ đồ 1.2. Sự kết hợp trong quản trị rủi ro .......................................................................... 8 Sơ đồ 1.3. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro ................................................................... 9 Sơ đồ 1.4. Chu kỳ quản trị rủi ro ....................................................................................... 12 Sơ đồ 1.5. Sổ ghi chép rủi ro (Risk register) ..................................................................... 13 Sơ đồ 1.6. Mô hình TARA trong quản trị rủi ro ................................................................ 14 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần UrbanStation ............................................... 23 Sơ đồ 2.2. Mô hình Canvas của Công ty Cổ phần UrbanStation ...................................... 24 Sơ đồ 2.3. Bản đồ rủi ro (Risk mapping) của UrbanStation .............................................. 36 Biểu đồ 2.1. Doanh thu Công ty Cổ phần UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014............... 27 Biểu đồ 2.2. Chi phí của Công ty UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014 ........................... 30 Biểu đồ 2.3. So sánh tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng và tổng doanh thu ....... 38 Biểu đồ 2.4. Biến động tỷ giá USD từ quý 02.2014 đến quý 01.2015 .............................. 43 Biểu đồ 3.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty Cổ phần UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014 ........................................................................................................ 46 Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu bán hàng và dịch vụ, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn của Công ty UrbanStation giai đoạn 2012 – 2014 ....................................... 48 xi
  13. Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động nhượng quyền trong những năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ, song, phương thức này vẫn còn mới lạ với các doanh nghiệp Việt Nam, vẫn còn nhiều lúng túng trong việc xây dựng mô hình và phương thức quản lý hệ thống cửa hàng nhượng quyền. Không thể phủ nhận những lợi ích mà hoạt động nhượng quyền mang lại, nhưng lợi nhuận lớn cũng kèm theo những rủi ro khôn lường. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quy luật đào thải diễn ra rất khốc liệt. Nếu không biết cách quản trị rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những tổn thất nghiêm trọng hoặc thậm chí phá sản. Do đó, những nhà hoạch định cần biết chắc rằng doanh nghiệp đang phải hứng chịu bao nhiêu rủi ro, ước lượng được những tổn thất mà rủi ro đó mang lại, đồng thời đề ra được những kế hoạch giảm thiểu, chuyển đổi rủi ro để định hướng phát triển lâu dài. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, tìm ra những rủi ro tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty cổ phần UrbanStation nói chung và các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhượng quyền tại Việt Nam nói riêng, từ đó tìm ra hướng giảm thiểu rủi ro tối ưu nhất chính là mục tiêu của báo cáo thực tập này. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, thống kê: nghiên cứu sách báo, internet,… So sánh chỉ tiêu giữa các năm, sử dụng phương pháp thống kê so sánh về tỷ lệ phần trăm. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu trong phạm vi năm 2012 đến năm 2014 5. Giới thiệu kết cấu khóa luận Bài khóa luận tốt nghiệp này gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận 1
  14. Chương 2: Thực trạng tình hình quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động nhượng quyền tại công ty cổ phần Urban Station Chương 3: Nhận xét, đánh giá thực trạng 2
  15. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giới thiệu Chương 1 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mô hình nhượng quyền thương mại đang dần trở nên thu hút nhà đầu tư bởi những lợi ích vượt trội mà nó mang lại so với các mô hình kinh doanh cũ. Trên thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức nhượng quyền tại Việt Nam, nhưng không phải ai trong số đó cũng thành công. Nhượng quyền thương hiệu là một con dao hai lưỡi, nếu biết sử dụng đúng cách, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận rất cao trong khoảng thời gian ngắn, mức gia tăng lợi nhuận này có thể tính theo cấp số nhân. Tuy nhiên, đi đôi với nó là những rủi ro khôn lường. Vậy một doanh nghiệp nhượng quyền phải đối mặt với những rủi ro như thế nào, cách thức quản lý rủi ro ra sao, những yếu tố cần lưu ý khi thiết lập một kế hoạch quản trị rủi ro tài chính cho doanh nghiệp là gì, …v…v… Đó là những vấn đề sẽ được làm rõ trong chương 1 – Cơ sở lý luận của quyển Khóa luận tốt nghiệp này. 1.2. Rủi ro 1.2.1. Định nghĩa “Rủi ro là những điều không chắc chắn của những kết quả trong tương lai hay là những khả năng của kết quả bất lợi” 1.Mọi yếu tố làm cho lợi nhuận thay đổi so với dự tính dù là tăng hay giảm đều coi là rủi ro. Về định tính, rủi ro là sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Về định lượng, rủi ro là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kì vọng. được đo bằng độ lệch chuẩn. Khi nhắc tới rủi ro, người ta thường nghĩ tới những tình huống bất lợi có thể xảy ra (downside risk). Nhưng trên thực tế , một số rủi ro có thể mang lại những kết quả tốt hơn, ngoài mong đợi (upside risk). 1.2.2. Tại sao phải gánh chịu rủi ro ? Chấp nhận rủi ro đồng nghĩa với việc công ty có được lợi thế cạnh tranh hoặc khả năng gia tăng lợi nhuận về tài chính. Lợi thế cạnh tranh là thế mạnh của doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác mà nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhà quản trị luôn so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được khi xem xét một vấn đề. Một 1 PGS-TS Phan Thị Bích Nguyệt, Đầu tư tài chính, NXB Thống Kê năm 2006 3
  16. doanh nghiệp gọi là có lợi thế cạnh tranh khi mà lợi nhuận nó có được lớn hơn lợi nhuận trung bình ngành. Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa thái độ doanh nghiệp, mức độ rủi ro và cơ hội có được lợi thế cạnh tranh Mỗi doanh nghiệp có một thái độ riêng đối với rủi ro, được gọi là “Khẩu vị rủi ro” (Risk appetite), theo đó khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư gồm 3 loại: - Không quan tâm rủi ro (Risk neutral) chỉ đặc tính của một nhà đầu tư trung lập với rủi ro. - Không thích rủi ro (Risk averse) đặc tính của một nhà đầu tư không ưa thích rủi ro và không chấp nhận nhiều rủi ro hơn nếu không nhận thêm một tỷ suất sinh lợi bổ sung (phần bù rủi ro). - Thích rủi ro (Risk taker): sẵn sàng chấp nhận rủi ro với kỳ vọng là sự biến động sẽ theo chiều hướng có lợi 1.2.3. Nhận dạng và phân loại rủi ro Có rất nhiều cách để phân loại rủi ro, dưới là một trong những cách phân loại thường hay sử dụng nhất. 4
  17. Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro 1.3. Rủi ro tài chính 1.3.1. Định nghĩa “Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng chi trả xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định, như nợ và cổ phần ưu đãi, trong cấu trúc vốn của mình” 2 Rủi ro tài chính phát sinh từ độ nhạy cảm của các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa, chứng khoán và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính – sử dụng nguồn vốn vay – trong kinh doanh, tác động đến thu nhập của doanh nghiệp Quàn trị rủi ro tài chính làm giảm độ biến động bất thường của giá trị công ty hoặc các dòng tiền thực của công ty, có thể làm tăng giá trị công ty thông qua tác động làm giảm thuế. Ngoài ra, nó còn bảo đảm cho doanh nghiệp có được trạng thái an toàn, tăng 2Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê năm 2005 5
  18. sự tự tin, tập trung cho hoạt động kinh doanh, ra quyết định đầu tư đúng đắn, tránh đầu tư lệch lạc. Trong một số trường hợp có thể biến rủi ro thành lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận. 1.3.2. Phân loại Rủi ro tài chính gồm 4 loại chính: - Rủi ro tín dụng: là rủi ro thanh toán chậm hoặc không thu hồi được các khoản phải thu. - Rủi ro chính trị: là những rủi ro phải đối mặt khi hợp tác với nhà đầu tư ở nước ngoài. Rủi ro chính trị không nhất thiết nằm trong nhóm rủi ro tài chính nhưng nó vẫn được đưa vào đây vì rủi ro tài chính thường bắt nguồn từ bức tranh tổng thể hoạt động kinh doanh của nước ngoài. Rủi ro chính trị chủ yếu là để bao quát các rủi ro phát sinh từ những nguồn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. - Rủi ro lãi suất: là rủi ro tăng lên hoặc giảm xuống giá trị của tài sản hoặc các khoản nợ phải trả do thay đổi lãi suất. - Rủi ro tiền tệ: là rủi ro phát sinh từ những biến đổi có thể xảy ra trong tương lai ở một tỷ giá hối đoái. Đây là một rủi ro 2 chiều, vì tỷ giá hối đoái có thể di chuyển theo hướng thuận lợi hoặc bất lợi. 1.3.3. Ứng phó với rủi ro tài chính bằng thị trường phái sinh Các sản phẩm phái sinh (Derivative Securities) là những công cụ được phát hành trên cơ sở những tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa …. (tài sản cơ sở), nhằm mục đích phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận.Khi thị trường tài chính phát triển, các công cụ tài chính được xây dựng để kết hợp với việc phát hành nợ, giúp chuyển giao rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó Thị trường phái sinh được phân thành 2 nhóm : - Thị trường tiền mặt (thị trường giao ngay) là nơi việc mua và bán đòi hỏi hàng hóa hoặc chứng khoán phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc chỉ ít lâu sau đó. Việc thanh toán cũng thường được thực hiện tức thời. - Thị trường các công cụ phái sinh: là thị trường dành cho các công cụ mang tính chất hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một 6
  19. tài sản khác (tài sản cơ sở). Các công cụ phái sinh cho phép việc thanh toán trong thời gian xác định trong tương lai. Thông thường các sản phẩm phái sinh được phân thành một số loại chính sau: - Hợp đồng kỳ hạn (Forward) - Hợp đồng giao sau (Future) - Hợp đồng quyền chọn (Option) - Hợp đồng hoán đổi (SWAP) - Kết hợp các sản phẩm phái sinh Vai trò chính của các sản phẩm phái sinh gồm có: khóa rủi ro (hedge risk), dự báo thị trường (speculate) và tìm kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá (arbitrage) 1.4. Quản trị rủi ro 1.4.1. Định nghĩa Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự mong muốn. 3 “Các công ty quản trị rủi ro để giảm thuế, giảm chi phí phá sản, bởi vì các nhà quản trị quan tâm đến tài sản của riêng họ, để tránh đầu tư lệch lạc, để thực hiện vị thế đầu cơ khi có dịp, để kiếm được lợi nhuận kinh doanh chênh lệch hoặc để giảm rủi ro tín dụng và từ đó làm giảm chi phí đi vay” 4 Có 2 quan niệm chính về quản trị rủi ro. Trước đây, quản trị rủi ro chỉ đơn giản là những hoạt động nhằm mục đích bảo vệ doanh nghiệp khỏi tổn thất từ các rủi ro bất lợi (downside risk) bằng các quy trình phù hợp (conformance) hoặc các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro. Hiện nay, quản trị rủi ro còn hướng tới việc tận dụng cơ hội (upside risk) để nâng cao lợi nhuận tổng thể trong một doanh nghiệp. 3 PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê năm 2007 4 PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê năm 2007 7
  20. Nguồn: FAC (1999) Enhancing Shareholder Wealth By Better Managing Risk Sơ đồ 1.2. Sự kết hợp trong quản trị rủi ro 1.4.2. Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM) Quản lý rủi ro doanh nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management) là một thuật ngữ được đặt ra để liên kết các hoạt động quản trị rủi ro với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ và rủi ro một cách hiệu quả hơn, đồng thời tối đa hóa cơ hội cho doanh nghiệp. ERM được định nghĩa là: “Một quy trình, được thực hiện bởi hội đồng quản trị, bộ phận quản lý và các nhân sự khác trong một doanh nghiệp cụ thể, áp dụng trong việc thiết lập chiến lược và phổ biến rộng rãi trong doanh nghiệp. Nó được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Tùy vào “khẩu vị rủi ro” (risk appetite) của từng doanh nghiệp, chương trình quản lý rủi ro đưa ra sự đảm bảo thích đáng trong việc đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.” 5 1.4.3. Chiến lược quản trị rủi ro 1.4.3.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro Một chiến lược quản trị rủi ro cần được phát triển nhằm đảm bảo mức độ rủi ro của doanh nghiệp phù hợp với “khẩu vị rủi ro” (risk appetite) của nó. Khả năng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp tối thiểu phải đủ để: - Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ - Đảm bảo rằng các công tác quản lý được thực hiện đúng cách 5 Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (2003) 8
nguon tai.lieu . vn