Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------- TRƯƠNG THỊ HUẾ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GIA VỊ BÌNH VINH – ĐÀI LOAN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Nông - Lâm - Nghiêp Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2016 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trương Thành Nam Thái Nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sinh viên. Công ty này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức bản thân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn TS. Trương Thành Nam, người đã tận tình, chu đáo hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt được khóa luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Quản lý tài nguyên đã giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty chế biến thực phẩm Bình Vinh Đài Loan và toàn bộ nhân viên tại cơ sở đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, xong do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trương Thị Huế
  3. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5 2.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường trên Thế Giới và Đài Loan ........ 7 2.2.1. Thực trạng môi trường trên Thế Giới .................................................... 7 2.2.2. Công tác quản lý môi trường trên Thế Giới .......................................... 11 2.2.3. Thực trạng môi trường ở Đài Loan ....................................................... 12 2.3.4. Công tác quản lí môi trường ở Đài Loan ............................................. 15 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........ 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 16 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 16 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16 3.3.1. Thu thập số liệu ..................................................................................... 16 3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa. ............................................................ 17
  4. iii Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 18 4.1. Khái quát về tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tại công ty Bình Vinh – Đài Loan ..................................................................................... 18 4.1.1. Mô tả tóm tắt về cơ sở thực tập ............................................................. 18 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm tại công ty Bình Vinh ................................................................................................................. 24 4.3. Đánh giá công tác quản lý môi trường ..................................................... 26 4.3.1. Hiện trạng nguồn nước .......................................................................... 27 4.3.2. Hiện trạng nguồn rác thải ...................................................................... 28 4.3.3. Hiện trạng môi trường không khí.......................................................... 31 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm .............................................. 33 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 34 5.1. Kết luận .................................................................................................... 34 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TY
  5. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Mô tả về cơ cấu phân khu của công ty ........................................... 19 Bảng 4.2: Bảng biểu sản lượng bình quân ...................................................... 26 Bảng 4.3: Hoạt động sản xuất của các phân xưởng có tác động đến nguồn nước ...27 Bảng 4.4: Bảng giá xử lý nước thải ................................................................ 28 Bảng 4.5: Khối lượng rác thải dựa theo sản lượng của các chuyền tại xưởng đóng gói ........................................................................................................... 29 Bảng 4.6: Số lượng rác thải dựa theo trang thiết bị phục vụ quá trình sản xuất ......30 Bảng 4.7: Công cụ thu gom, phương tiện vận chuyển rác tại công ty thực phẩm Bình Vinh ......................................................................................................................31 Bảng 4.8: Các nguồn gây ô nhiêm môi trường không khí .............................. 32
  6. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ quá trình tạo ra sản phẩm ...................................................... 24
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường đã và đang là vấn đề được rất nhiều quốc gia cũng như hầu hết mọi người sống trên trái đất của chúng ta quan tâm. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang hoành hành khắp nơi trên hành tinh xanh. Sau công cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay da đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề đều luôn có mặt trái của nó. Con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất. Nguyên nhân nào làm cho môi trường sinh thái bị ô nhiễm và bị tàn phá. Thực trạng của vấn đề này và một số giải phát dưới con mắt của triết học cho vấn đề thực sự đang rất nóng này. Trên hành tinh xanh của chúng ta, ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực lớn…Chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất hiện nay nóng hơn gần 400C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần nhất, khoảng 13.000 năm trước. Tuy nhiên trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất tăng khoảng 0,6 - 0,70C và dự báo sẽ tăng 1,4 - 5,80C trong 100 năm tới. Ấm lên toàn cầu có những tác động sâu sắc đến môi trường và xã hội. Một trong những hệ quả tất yếu của sự gia tăng nhiệt độ của trái đất là sự gia tăng mực nước biển, gia tăng cường độ các cơn bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan, suy giảm tầng ôzôn, thay đổi ngành nông nghiệp, và làm suy giảm oxy trong đại dương. Những dấu hiệu
  8. 2 cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm môi trường toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi trên toàn thế giới. Chúng ta đều hiểu rằng, một khi ô nhiễm môi trường xảy ra, chính loài người chúng ta cùng những sinh vật vô tội khác trên Trái Đất sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên, những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến sự sống hôm nay và mai sau. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội càng lớn, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn ở, tiêu dùng của con người được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Vấn đề quản lý ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề toàn cầu, không chỉ riêng ở đất nước Đài Loan mà còn là vấn đề của mọi quốc gia. Vì thế, nhiều phương án được các quốc gia này về công tác quản lý môi trường đã được đề ra nhưng nó vẫn chưa mang lại hiệu quả, chưa đáp ứng với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Xuất phát từ thực trạng trên, để biết được công tác xử lý các chất thải tại Đài Loan như thế nào và được sự đồng ý, nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Trương Thành Nam - nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các tác nhân, hoạt động gây ra, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá mô hình sản xuất và công tác quản lí môi trường của công ty thực phẩm Bình Vinh - Đài Loan”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm đồ ăn nhanh đóng hộp: cơm hộp, bánh mì, susi, mì tại Đài Loan. - Đánh giá công tác quản lý và xử lý môi trường tại công ty Bình Vinh - Đài Loan.
  9. 3 - Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm 1.3. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu  Ý nghĩa thực tiễn: - Đưa ra được các đánh giá chung nhất về công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm Bình Vinh, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận làm cơ sở cho các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường, những định hướng xây dựng phù hợp và đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường - Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làm cơ sở lý thuyết cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và nghiên cứu. - Sử dụng hiệu quả và tối đa các tài nguyên - Hiểu rõ các tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường.
  10. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận * Các khái niệm liên quan: - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
  11. 5 - Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. - Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. - Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. - Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm. - Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. - Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. - Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. - Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. - Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn a) Ô nhiễm không khí: - Nguồn gây ra ô nhiễm bao gồm hai loại chính là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Đối với nguồn nhân tạo, chúng rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hóa thạch, hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải và nông nghiệp,..
  12. 6 + Do sản xuất công nghiệp + Do giao thông vận tải + Do hoạt động sản xuất nông nghiệp + Ô nhiễm không khí trong nhà b) Ô nhiễm đất: - Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hoá học và hữu cơ. + Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông,... trong đất rất khó bị phân huỷ. + Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Ni ken, Cadimi… Thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. + Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn. + Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất. c) Ô nhiễm nước - Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ;
  13. 7 nước thải của các xí nghiệp thuộc ra ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,... Người ta thường sử dụng đại lượng PE để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…. 2.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường trên Thế Giới và Đài Loan 2.2.1. Thực trạng môi trường trên Thế Giới Ô nhiễm môi trường luôn là một trong những mối lo ngại lớn nhất của con người suốt nhiều thập kỷ. Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt như hiện nay, thì vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, ô nhiễm không khí gây ra cái chết sớm cho khoảng 4,2 triệu người trên thế giới vào năm 2016. Trong đó, 91% tỉ lệ thuộc về các nước nghèo và đông dân ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Bob O'Keefe, Phó Chủ tịch WHO chia sẻ: "Ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc lớn cho toàn cầu. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hô hấp thêm khó thở, trẻ con và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây ra những cái chết sớm cho con người". Health Effects Institute (HEI) vừa đưa ra phát hiện mới nhất trong báo cáo thường niên 2018, dựa trên dữ liệu vệ tinh và được quy chiếu với các tiêu chuẩn trong Hướng dẫn đánh giá chất lượng không khí của WHO. HEI cho biết, hơn 95% dân số thế giới đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm và có đến 60% người sống ở những khu vực không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản
  14. 8 nhất của WHO. Theo đó, ô nhiễm môi trường không khí là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư thế giới, chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường, chiếm 50% số ca tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Riêng tại Trung Quốc đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong năm 2016. Mặc cho nhận thức về môi trường sống và ô nhiễm không khí ngày càng được cải thiện tại các đô thị lớn, tình hình vẫn ngày càng trầm trọng hơn khi 2/3 thế giới đang phải hứng chịu nạn ô nhiễm khủng khiếp với chỉ số hạt bụi PM2.5 cao trên mức 35 µg/m3 khí, chủ yếu tại Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Nguyên nhân là do dân số những khu vực này tăng quá nhanh. Theo báo cáo của Viện này, các khu vực ô nhiễm nhất Thế Giới là những khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô và các khu du lịch của các nước. Những nước có các thành phố bị ô nhiễm môi trường, phần lớn là các nước đang phát triển, thiếu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương và sự bất lực của người dân trong việc giải quyết các tình trạng ô nhiễm. Cũng theo báo cáo, đa số ô nhiễm của các khu vực này xuất phát từ chì không được kiểm soát, mỏ than hoặc các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân chưa được lọc sạch. Ô nhiễm môi trường ở những thành phố này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân và gia tăng nạn nghèo đói. Những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trường là nơi con người sinh sống có tuổi thọ thấp nhất, trẻ sơ sinh bị khuyết tật, tỉ lệ hen trẻ em trên 90% và chậm phát triển trí tuệ.
  15. 9 * Ô nhiễm nước: Các mầm bệnh trong nước ô nhiễm có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong đối với trẻ em và những người có thể trạng nhạy cảm. Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong số các vấn đề về môi trường. Những chất độc tích luỹ trong cá và các loại thức phẩm khác ít có nguy cơ gây độc cấp tính nhưng lại có thể để lại hậu quả lâu dài. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt hiện đang diễn ra với hầu hết các con sông lớn ở các nước đang phát triển, điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá một cách ồ ạt đã khiến cho nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt hằng ngày của người dân trở nên tồi tệ. Theo dự đoán, trong một vài thập kỷ tới, có tới 2/3 dân số Thế Giới sẽ phải sống trong cảnh thiếu nước. Trong thời gian qua, các quốc gia cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nước mặt, tuy nhiên kết quả mang lại còn hạn chế. Ấn Độ đã tốn hàng trăm triệu rupi cho kế hoạch hành động sống thực hiện từ những 1980 nhằm giảm ô nhiễm trên dòng sông này, nhưng hầu như không mang lại kết quả. Trung Quốc mặc dù đã cải thiện đáng kể chất lượng nước ở sông Hoàng Phố chảy qua thành phố Thượng Hải bằng khoản đầu tư hàng tỉ USD trong 20 năm cùng với việc đóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm nhưng hoạt động công nghiệp và sự phát triển đô thị lại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Dương Tử, con sông lớn nhất quốc gia này. Một thực tế cho thấy, các chương trình phục hồi chất lượng nước mặt là có thể thực hiện được nhưng rất tốn kém. Và điều đó dường như đồng nghĩa
  16. 10 với việc những người dân nghèo sống xung quanh các lưu vực bị ô nhiễm vẫn tiếp tục phải ăn uống và sinh hoạt bằng những nguồn nước chết người đó. * Ô nhiễm không khí: Ít ai biết rằng Thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây. Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ) cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí. Trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn. Vào tháng 11/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Doha hiện là một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Trong một báo cáo mới đây, chính phủ này cho biết nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở nước này là do tình trạng ngành công nghiệp xây dựng đang bùng nổ cũng như lượng khí thải từ các phương tiện giao thông tăng cao. Thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. Nguyên nhân được cho là do mùa đông lạnh và kéo dài, với nhiệt độ có lúc xuống tới -40°C khiến cho người dân Mông Cổ thường xuyên phải đốt than để nấu nướng và sưởi ấm.
  17. 11 Thủ đô Tehran Iran khoảng 5 triệu xe hơn và 5 triệu xe mô tô không đạt tiêu chuẩn về môi trường là thủ phạm chính trong việc gây ô nhiễm gây cái chết cho hàng ngàn nạn nhân mỗi năm tại thủ đô cũng như ở các thành phố lớn. Từ những năm 1980, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Trong những năm 90, Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim. 2.2.2. Công tác quản lý môi trường trên Thế Giới - Công tác quản lý môi trường hiện nay đang được các quốc gia trên thế giới đặc biệt chú trọng quan tâm và được ưu tiên hàng đầu. - Hàng năm các cuộc hội nghị, diễn đàn về môi trường diễn ra thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các quốc gia. - Cả Thế Giới, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường, nhưng cấp bách nhất là: + Rừng - “lá phổi của Trái đất” - đang bị phá hủy do hoạt động của loài người; + Đa dạng sinh học đang giảm sút hàng ngày; + Nguồn nước ngọt đang hiếm dần; + Mức tiêu thụ năng lượng ngày càng cao và nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt; + Hạn hán ngày càng gia tăng đang ảnh hưởng đến sản xuất lương thực và cuộc sống của nhiều vùng; + Trái đất đang nóng lên; + Dân số thế giới đang tăng nhanh.
  18. 12 2.2.3. Thực trạng môi trường ở Đài Loan  Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại Đài Loan Điều kiện tự nhiên: Đài Loan hình dáng nhìn như một chiếc lá của cây thuốc lá thu hẹp ở hai đầu, là 1 hòn đảo có tổng diện tích là 36.193 km2 Nằm ở miền đông nam duyên hải Trung Quốc cách bờ biển lục địa Trung Hoa này khoảng 160 km. Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Philipine 350 về phía Nam và cách Nhật Bản 1070 km về phía Bắc, phía Đông giáp Thái Bình Dương vì vậy Đài Loan là nơi nghỉ chân của nhiều chuyến bay Châu Á quốc tế. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác với tổng diện tích 38.000 km2. Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho vùng đất nơi đây. Khí hậu Đài Loan có 4 mùa. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C. Phía Bắc Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô. Vào các tháng 7, 8 và 9 ở Đài Loan thường có bão Đảo Đài Loan người đông đất ít. Dân số Đài Loan khoảng 25 triệu người, trung bình mỗi một kilômét vuông có 640 người. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố đông dân nhất. Cơ cấu tuổi tác của dân số Đài Loan có xu thế già hóa.
  19. 13 Kinh tế xã hội: Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, Đài Loan còn được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông - lâm - ngư nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại. Để giữ được xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Mật độ dân cư rất cao, tài nguyên khoáng sản hầu như không đáng kể, lại luôn bị đe dọa bởi thiên tai. Một trong những điểm thu hút du khách khi đi du lịch Đài Loan chính là khí hậu và cảnh quan nơi đây. Đài Loan được nhiều người gọi là "hòn đảo xinh đẹp" với rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn và còn đầy hoang sơ.  Thực trạng môi trường ở Đài Loan  Môi trường nước Tải lượng ô nhiễm cao, lượng nước thải sinh hoạt lớn: Đài Loan có diện tích đất là 36.193 km2 và dân số khoảng 25 triệu người, trong 100 năm của Trung Quốc, dân số trung bình trên một kilômét vuông là 642, trong khi mật độ dân số của Đài Bắc là 9.700, tiếp theo là thành phố Đài Bắc và thành phố Đài Trung. Mật độ dân số của huyện Đào Viên và Changhua là hơn 1.200, cho thấy dân số tập trung quá mức, tạo ra một lượng lớn nước thải sinh hoạt, tăng tải môi trường và ô nhiễm chiếm 69,6% tổng lượng phát thải ô nhiễm (về BOD) và do các cống thoát nước thải của thành phố. Ngoài mức cao 72,14% tại thành phố Đài Bắc, hầu hết các cống thoát nước thải của thành
  20. 14 phố vẫn chưa xây dựng hệ thống thoát nước thải, là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm sông. - Nước thải công nghiệp phức tạp: Tổng số nhà máy ở Đài Loan là 78.005 vào năm 1999, và mật độ nhà máy trung bình là 2,16 trên km2, lượng nước thải sinh ra chiếm 20,2% tổng lượng ô nhiễm (về BOD) và do chất lượng nước thải công nghiệp phức tạp. Ngay cả kim loại nặng, đã được xử lý trong các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp tập trung hoặc các nhà máy, nhưng chúng vẫn là một trong những nguồn ô nhiễm nước do khối lượng và nồng độ lớn của chúng. - Ô nhiễm nước thải chăn nuôi tập trung và lớn: Theo thống kê, nước Cộng hòa Trung Quốc, số lượng lợn nuôi tại Đài Loan đạt 6,27 triệu con, và sản lượng nước thải chiếm 10,2% tổng nguồn ô nhiễm. Tập trung ở các quận trung tâm và miền nam của Đài Loan, do dòng chảy của các con sông thấp, nó đã trở thành một trong những nguồn ô nhiễm chính ở các con sông trung tâm và miền nam.  Môi trường không khí: - Ô nhiễm không khí ở Đài Loan chủ yếu được chia thành 2 nhóm: + Sản xuất trong nước (như nhà máy và nhà máy điện). + Sản xuất nước ngoài (như Trung Quốc đại lục). Trong số đó, 66% ô nhiễm PM2.5 (Hạt bụi lơ lửng có đường kính 2,5 µm) đến từ Trung Quốc. Địa hình của Đài Loan cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giảm ô nhiễm không khí ở Đài Loan. Ví dụ: Đài Bắc, thủ đô của Cộng hòa Trung Quốc và thành phố đông dân nhất Taipei được bao quanh bởi các ngọn núi, các thành phố khác dọc theo bờ biển phía tây Đài Loan và phía đông của khu công nghiệp (như Taichung, Tainan và Cao Hùng). Ô nhiễm không khí ở Đài Loan đã tồn tại, tuy nhiên, trong những ngày đầu, các hạt PM2.5 thường được coi là sương
nguon tai.lieu . vn