Xem mẫu

PHẦN I:Tính cấp thiết của đề tài Quận Cẩm Lệ là một quận có quá trình đô thị hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ,hiện tại lượng đất nông nghiệp còn lại ở quận là rất ít.Thêm vào đó, quận Cẩm Lệ cũng là một điểm nóng bị chịu tác động nhiều của thiên tai (đặc biệt trong đó phường Hòa Xuân là điểm nóng về hạn hán và nhiễm mặn, điểm nóng bão và ngập lụt tại Hòa Thọ Tây ).Quá trình đô thị hóa do quy hoạch và đô thị hóa tự phát(Hòa Thọ Tây) tác động đến biến động sử dụng đất(Land use) và thay đổi chất lượng đất(Soil), cùng với quá trình BĐKH thong qua các thiên tai ( Hạn hán, lũ lụt, bão, nhiễm mặn) làm cường hóa các biến động sử dụng đất(Land use conversion) và thay đổi chất lượng đất( Soil quality). PHẦN II: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THIỂT NGHIÊN CỨU Câu hỏi nghiên cứu: Tác động của đô thị hóa đối với biến động sử dụng đất như thế nào và biến động sử dụng đất bị cường hóa như thế nào và tăng tính dễ bị tổn thương của tài nguyên đất ra sao do biến đổi khí hậu? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đất thích ứng được với biến đổi khí hậu và thiên tai? Giả thuyết nghiên cứu: Đô thị hóa tác động lên tài nguyên đất cụ thể là tác động đến biến động sử dụng đất(Land use) và chất lượng đất (soil).Biến đổi khí hậu, thiên tai có tác động làm cường hóa mạnh thêm tác động tiêu cực của đô thị hóa đối với sử dụng đất đai và tài nguyên đất. => Cần áp dụng các giải pháp thích hợp để định hướng sử dụng đất hợp lý và nâng cao khả năng thích ứng của tài nguyên đất đối với biến đổi khí hậu và thiên tai. Giải pháp chung: ­ Chiến lược, chính sách: Cần phải tăng cường hành động hơn nữa trong lĩnh vực này, các cơquan chức năng trong nước phải phối hợp chặt chẽ với nhau, với các tổchức quốc tế đểthực hiện tốt những biện pháp lồng ghép ứng phó với diễn biến của khí hậu, đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước liên quan đến biến đổi khí hậu, xây dựng, bổsung, sửa đổi các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai. Rà soát hệthống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độquan tâm đến yếu tốBĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước, từ đó xác định những văn bản cần ban hành,cần sửa đổi bổsung và những nội dung cần bổsung đểnâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp. Xây dựng, bổsung, hoàn chỉnh hệthống văn bản qui phạm pháp luật về đất đai liên quan đến thích ứng và giảm với BĐKH và các cơchếchính sách khác có liên quan. Tích hợp yếu tốBĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kếhoạch sử dụng đất: là hoạt động rà soát, điều chỉnh, bổsung cho các chiến lược, quy hoạch và kếhoạch đó, bao gồm chủtrương, chính sách, cơchế, tổchức có liên quan đến việc thực hiện chiến lược, quy hoạch và kếhoạch, các nhiệm vụvà sản phẩm cũng nhưcác phương tiện, điều kiện thực hiện cho phù hợp với xu thếBĐKH, các hiện tượng khí hậu cực đoan và những tác động trước mắt và lâu dài của chúng đối với tài nguyên đất. ­ Khoa học công nghệ: Các kết luận khoa học chính là cơsởcho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách về đất đai cho sựphát triển bền vững. Nhà nước cần đầu tưthích đáng cho các chương trình nghiên cứu nhằm giảm nhẹvà thích ứng với những tác động của BĐKH đến tài nguyên đất, các chương trình nghiên cứu và đánh giá tính tổn thương của các loại hình sửdụng đất.. ­ Nâng cao năng lực, giáo dục và truyền thông: Biện pháp quan trọng khác nữa là cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, năng lực cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách... vềkhí hậu và BĐKH đến tài nguyên đất ở quận để có cách thích ứng với BĐKH. ­ Hợp tác quốc tế: Xây dựng kếhoạch quản lý, sửdụng đất nhằm ứng phó với BĐKH, danh mục các chưng trình, dựán thuộc lĩnh vực BĐKH đến tài nguyên đất ở thành phố cũng như ở quận Cẩm Lê để kêu gọi tài trợ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ 281 các nước phát triển. Giải pháp thích ứng: Đối với đất đai chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơchịu ảnh hưởng của BĐKH, việc sửdụng đất sẽhạn chếvà phải được quản lý chặt chẽ. Đểlàm được điều đó, cần phải đánh giá mức độbị ảnh hưởng, khảnăng chịu ảnh hưởng, tình hình sửdụng đất hiện tại, tính tuần hoàn của việc sửdụng đất. Đối với từng vùng cần lưu ý các vấn đềsau: Đểhạn chếtối đa những thiệt hại đối với kinh tếxã hội, giảm thiểu những rủi ro cho con người và tài sản, bảo vệnguồn tài nguyên đất, ngay từbây giờ, vùng ven biển cần được xem xét quy hoạch sửdụng đất một cách cẩn trọng có xét đến các yếu tốBĐKH và nước biển dâng. Hiện tượng này càng có xu hướng xảy ra mạnh mẽhơn do ảnh hưởng của BĐKH. Do vậy, định hướng sửdụng đất của khu vực này cần chú trọng đẩy mạnh thâm canh ởnhững nơi có khảnăng tưới, tiêu; Tăng cường nông lâm kết hợp, khai thác hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất theo hướng sản xuất hàng hóa; . Giải pháp giảm nhẹ : ­ Những giải pháp vềquản lý, sử dụng đất để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: + Xây dựng chương trình sửdụng có hiệu quảdiện tích đất trống, tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo. + Áp dụng mô hình sửdụng đất có tiềm năng giảm thiểu hoặc xóa bỏphát thải khí nhà kính. Hệthống thâm canh lúa cải tiến và nông nghiệp hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. ­ Rà soát quy hoạch, đặc biệt là các đô thị chịu ảnh hưởng của BĐKH: Ưu tiên đất thủy lợi đểxây dựng các công trình tiêu úng; Đất giao thông đểxây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống lụt bão; Đất ở phục vụcho việc tái định cư, di dân. Quy hoạch sửdụng đất hợp lý tạo điều kiện cho việc định canh, định cư. PHẦN III­ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. 3.1Đô thị và đô thị hóa 3.1.1 Khái niệm về đô thị Theo quan điểm quản lý, đô thị là một khu dân cư tập trung có đủ hai điều kiện : ­Về phân cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập. ­Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế­xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cấu hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2 Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế­xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong huyện, trong tỉnh. Trong thực tế, một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh nhưng cũng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước. 3.1.2 Phân loại đô thị Ở nước ta, theo Nghị định số 72/2001/NĐ­CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị, đô thị được chia thành các loại sau : a/. Đô thị loại đặc biệt Là thủ đô hoặc đô thị rất lớn với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học­kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế­xã hội của cả nước; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; Có cơ sở hạ tầng xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên . b/. Đô thị loại I Là đô thị rất lớn, là trung tâm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học­kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế­xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc cả nước. Dân số đô thị có trên 50 vạn người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 85% tổng số lao động của thành phố. Mật độ dân cư bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên. Loại đô thị này có tỷ suất hàng hóa cao, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh . c/. Đô thị loại II Là đô thị lớn, là trung tâm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học­kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu vùng trong tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế­xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn