Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN TRƯƠNG ĐON PHỨC CẢM GENJI TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN TRƯƠNG ĐON PHỨC CẢM GENJI TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN Chuyên ngành: Văn học nước ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ` TH.S NGUYỄN BÍCH NHÃ TRÚC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. 1 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn Tốt nghiệp ngành Văn học. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình – nguồn sức mạnh to lớn, giúp tôi có thể đi hết chặng đường vừa qua. Tôi cũng xin được cảm ơn các Thầy, Cô khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Bích Nhã Trúc. Cảm ơn Cô vì đã luôn tận tình chỉ bảo, dạy dỗ trong suốt quá trình thực hiện luận văn và định hướng con đường nghiên cứu khoa học của tôi sau này. Cuối cùng, xin cảm ơn bạn Lê Minh Tú và Lâm Minh Trí, cùng tất cả những người bạn đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trương Đon
  4. 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT Ký hiệu Tên Trang Các nhân vật nữ trong mối quan hệ hình 1 Bảng 3.1 thành phức cảm Genji qua sáng tác của 83 Kawabata Quá trình hình thành phức cảm Genji 2 Sơ đồ 2.1 72 qua giấc mơ tỉnh thức Quá trình hình thành phức cảm Genji 3 Sơ đồ 2.2 76 qua giấc mơ tự nhiên Ẩn dụ nghệ thuật qua phức cảm Genji từ 4 Sơ đồ 3.1 88 góc độ xã hội Ẩn dụ nghệ thuật qua phức cảm Genji từ 5 Sơ đồ 3.2 89 góc độ tâm lý
  5. 3 MỤC LỤC DẪN NHẬP................................................................................................................. 5 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................11 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................11 5. Ý nghĩa đề tài..........................................................................................................12 6. Bố cục luận văn...................................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: “PHỨC CẢM GENJI” NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA –XÃ HỘI, VĂN HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC............................................................................... 14 1.1. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn hóa - xã hội Nhật Bản.............................. 14 1.1.1. Amaterasu - nguồn gốc văn hóa Nhật Bản...................................................... 14 1.1.1.1. Amaterasu - “người mẹ đầu tiên” trong huyền sử dân tộc Nhật................. 14 1.1.1.2. Amaterasu - những dấu vết văn hóa hiện đại............................................... 17 1.1.2. Người phụ nữ trong đời sống xã hội Nhật Bản................................................21 1.1.2.1. Người phụ nữ và những đóng góp to lớn trong lịch sử................................ 21 1.1.2.2. Người phụ nữ và những mẫu hình lí tưởng trong xã hội hiện đại............... 23 1.2. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn học............................................................. 26 1.2.1. “Tính nữ” trong văn học Heian........................................................................26 1.2.2. Truyện Genji - mẩu gốc của motif “Phức cảm Genji”.................................... 34 1.3. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ nghiên cứu tâm lý học Nhật Bản..................... 37 1.3.1. Amae - nguồn gốc tâm lý của phức cảm Genji.............................................. 37 1.3.2. “Phức cảm Genji” và “mặc cảm Oedipus”...................................................... 39 CHƯƠNG 2: “PHỨC CẢM GENJI” TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN........................................................................................... 44
  6. 4 2.1. Nhân vật nam - chủ thể của phức cảm Genji......................................................46 2.1.1. Nỗi đau xa lìa mẹ..............................................................................................46 2.1.2. Mong muốn giải phóng những ẩn ức cá nhân................................................ 49 2.1.2.1. Sự giải phóng bản năng tính dục................................................................. 49 2.1.2.2. Sự giải phóng khát vọng bị dồn nén và mặc cảm bản thân..........................53 2.2. Nhân vật nữ - người tình mang hình bóng người mẹ......................................... 55 2.2.1. Sự hiện hữu của người mẹ qua người tình.......................................................55 2.2.1.1. Bộ ngực - hình ảnh gợi nhớ ấu thơ............................................................... 55 2.2.1.2. Sự gợi nhắc tình mẫu tử qua những chi tiết khác.........................................61 2.2.2. Sự hóa thân của tình mẫu tử thiêng liêng....................................................... 65 2.3. Giấc mơ - phương tiện nghệ thuật biểu hiện phức cảm Genji...........................71 2.3.1. Giấc mơ tỉnh thức.............................................................................................72 2.3.1. Giấc mơ tự nhiên.............................................................................................. 76 CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG “PHỨC CẢM GENJI” TRONG SÁNG TÁC CỦA BA NHÀ VĂN: TANIZAKI JUNICHIRO, KAWABATA YASUNARI VÀ MURAKAMI HARUKI....................................................................................78 3.1. Phức cảm Genji và hành trình tìm về nguồn cội của Tanizaki Yunichiro........ 78 3.2. Phức cảm Genji và hành trình tìm kiếm cái Đẹp đã mất của KawabataYasunari......................................................................................................80 3.3. Phức cảm Genji và hành trình tìm kiếm bản ngã con người hiện đại của Harumi Murakami...................................................................................................... 89 KẾT LUẬN................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 99
  7. 5 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Nhà phê bình Olga Kenyon đã từng phát biểu: “Phụ nữ chính là mẹ của tiểu thuyết. Thế mà các nhà phê bình nam giới từng dạy chúng ta rằng cha đẻ của tiểu thuyết là Defoe và Richardson. Nhưng trước họ rất lâu, chính phụ nữ đã bắt đầu phát triển thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm đầu tiên mà chúng ta được biết là truyện Genji do bà Murasaki viết vào thế kỉ XI ở Nhật. Đó là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới có cảm hứng phi thường và độc đáo vô song”. Quả vậy, Genji monogatari (Truyện Genji) là bộ tiểu thuyết (tâm lý) mang tính chất khai sáng thể loại ở Nhật Bản và rộng hơn là của cả nhân loại. Bộ tiểu thuyết đã điểm trang cho văn học Nhật Bản màu sắc mới mẻ, góp phần nâng cao ưu thế của thể loại truyện kể, cũng như cho hệ thống chữ kana (so với Hán tự) vào thời Heian. Và hơn hết, nó như một tiếng nói “có giá trị” của những nhà văn nữ lúc bấy giờ. Nhà văn Kawabata đã từng phát biểu:“Kể từ khi xuất hiện, Genji monogatari, văn học Nhật Bản bao giờ cũng hướng đến nó. Đã có bao nhiêu những tác phẩm bắt chước! Tất cả các loại hình nghệ thuật, từ nghệ thuật ứng dụng đến nghệ thuật bài trí vườn cảnh, đấy không nói đến thơ ca, đều tìm thấy trong Genji cội nguồn của cảm hứng cái đẹp”[12,247]. Genji monogatari là một tiểu thuyết tâm lý đặc sắc, kiệt tác của nền văn học Heian. Tác phẩm đã hạn chế những chi tiết kì ảo, hoang đường – một trong những kỹ thuật hư cấu đặc trưng, phổ biến của tiểu thuyết cổ điển, mà thay vào đó là những “sự thực” khách quan, gần gũi với cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, tâm lý nhân vật không chỉ được khắc họa ở bề ngoài mà còn được soi rọi ở những ngóc ngách sâu kín bên trong tâm hồn. Bộ tiểu thuyết đã đưa người đọc phiêu lưu qua rất nhiều trạng thái tâm lý như: yêu thương, giận hờn, ghen tuông, giấu giếm, phản bội, luyến tiếc, sầu muộn,… Nổi bật nhất trong tác phẩm là hoàng tử “sáng chói” Genji, một mẫu hình lí tưởng mà Murasaki Shikibu đã xây dựng. Chàng là một người tình lí tưởng, một chàng trai hào hoa, đa tài và đa tình. Genji trong câu chuyện là một lữ khách đi tìm cái đẹp: cái đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng qua rất nhiều cuộc tình với những người con gái mà chàng yêu thương. Tiêu biểu là mối tình sâu đậm với người mẹ kế Fujitsubo. Một mối tình tưởng chừng là vô lý, trái lẽ thường nhưng xét
  8. 6 về mặt tâm lý, nó lại cho thấy một góc khuất sâu thẳm rất thú vị, phổ biến của nam giới nói chung và nam giới Nhật nói riêng. Sau này, hiện tượng ấy đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc và được các nhà nghiên gọi tên là “phức cảm Genji” (Genji complex). Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến nay đã có nhiều đóng góp to lớn cho văn học nhân loại. Có thể kể đến bộ tiểu thuyết tâm lý đầu tiên Genji monogatari của nữ sĩ Murasaki Shikibu, hay thể loại thơ haiku chỉ với 17 âm tiết nhưng cho đến nay đã trở thành thể thơ quốc tế (world haiku),… Văn học Nhật thế kỉ XX chứng kiến sự trưởng thành của các cây bút trẻ thời hiện đại: như Kawabata, Murasaki, Tanizaki,… đã và đang được yêu thích trên khắp thế giới. Tác phẩm của họ đã cho chúng ta một bức tranh với đủ các màu sắc của không khí thời kì chuyển giao nước Nhật với chiều sâu văn hóa truyền thống cộng hưởng với những luồng gió mới đến từ các nước phương Tây. Đọc tác phẩm của họ ta như du ngoạn vào một Nhật Bản muôn hình, muôn vẻ. Những nhân vật trong các sáng tác của những tác gia kiệt xuất ấy dù là nam hay nữ, dù già hay trẻ tuổi,... đều cho ta những cảm xúc thật sâu lắng và những hiểu biết thú vị về con người, về cuộc đời. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó lại là một sợi dây kết nối giữa họ với nhau và thời đại họ với thời đại trước. Đó là “nguồn suối sâu rộng” từ tác phẩm vĩ đại “Genji monogatari”. Thời gian gần đây có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực văn học đi vào tìm hiểu các đặc trưng tâm lý con người qua các sáng tác văn chương. Phân tâm học là lý thuyết được nhiều người lựa chọn, cụ thể là phạm trù “mặc cảm Oedipus” của Freud. Lý thuyết này đã giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong nhiều tác phẩm văn học phương Tây cũng như ở phương Đông như: chiều sâu vô thức, vấn đề tính dục cũng như các biểu tượng tính dục, hiện tượng tâm lý của các nhân vật,… Từ đó, có thể thấy việc áp dụng các lý thuyết tâm lý để nghiên cứu văn học là một sự tìm tòi mang tính chất khai phá. Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá phức cảm Genji, một phức cảm đặc trưng của phương Đông, có nhiều nét tương đồng và dị biệt so với Oedipus của phương Tây là một hướng đi có nhiều hứa hẹn. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi xác định đề tài PHỨC CẢM GENJI TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN để thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Văn học.
  9. 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “Phức cảm Genji” là một đối tượng nghiên cứu khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi đã có sự tiếp xúc với những bài viết trong sách, báo, tạp chí và internet sau: Năm 2003, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, trong quyển Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, đã dựa vào những nét tâm lý của hoàng tử Genji trong tiểu thuyết Genji monogatari để khái quát lên biểu hiện của phức cảm Genji : “Trong suốt cuộc đời mình, Genji tìm kiếm bóng hình của người mẹ trong mọi người tình. Để chàng có thể sống lại thời thơ ấu một cách đầy đủ hơn vì tuổi thơ của chàng sớm mất mẹ. Và đồng thời, qua hình ảnh người tình- mẫu thân” ấy chàng có thể thõa mãn ái dục của người trưởng thành”. Khát vọng lưỡng tính ấy được giới phê bình gọi là “phức cảm Genji” (Genji Complex)”[3,124]. Không những vậy, theo nhà nghiên cứu, “phức cảm Genji không chỉ là trường hợp của ‘ông hoàng sáng chói’, nó là hiện tượng tâm lý của nhiều người trong nam giới”[3,124]. Những đánh giá trên của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã mang lại cho chúng tôi những định hướng, gợi ý về đề tài “phức cảm Genji” trong tác phẩm của các nhà văn hiện đại Nhật Bản sau này. Tuy nhiên, Nhật Chiêu vẫn chưa đưa ra được một cách khái quát hóa nội hàm phức cảm Genji cũng như sự ảnh hưởng của nó về sau, mà chỉ giới hạn trong tác phẩm kinh điển thời Heian. Song, công trình trên là một bài viết khá quan trọng cho chúng tôi xác lập khái niệm về “phức cảm Genji”. Tiếp đến, là bài viết Phức cảm Genji trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami của Nguyễn Thị Bích Thúy năm 2010 đăng trên Tạp chí Văn học. Bài viết trên là sự minh chứng cho những tiếp cận ban đầu của những nhà nghiên cứu đối với phức cảm Genji. Phân tích “phức cảm Genji” trong tiểu thuyết của tác gia Murakami, tác giả đã đưa ra định nghĩa tương đối rõ ràng: “ ‘Phức cảm Genji’ (Genji complex) là thuật ngữ mà các nhà phê bình dùng để chỉ một hiện tượng tâm lý, những nỗi xúc động, cảm xúc phức tạp của Genji- nhân vật chính”. Và “cốt lõi của “phức cảm Genji”, của hiện tượng tâm lý phức tạp này là một khát vọng “lưỡng tính”. Chàng tìm kiếm vẻ đẹp tình yêu thương vĩnh cửu của người mẹ trong hình ảnh người tình. Bản chất tình cảm của Genji đối với người mẹ kế
  10. 8 Fujitsubo là như vậy, rất khó tách bạch. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý hay là tình yêu nam nữ quyến rũ và đầy đam mê nhục thể? Cả hai điều đó dường như hòa trộn không phân biệt trong “phức cảm Genji”[34]. Ở bài viết này, tác giả đã nghiên cứu “phức cảm Genji” trong sự đối sánh với “mặc cảm Oedipus” của phương Tây và sự liên kết với khái niệm Amae - một khái niệm trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học Nhật Bản của tiến sĩ Takeo Doi. Bài báo này đã mở ra cho chúng tôi hướng tiếp cận phức cảm Genji từ góc độ tâm lý học và sự thôi thúc tìm hiểu về phức cảm Genji trong tác phẩm Kafka bên bờ biển của Murakami. Thạc sĩ Nguyễn Bích Nhã Trúc trong luận văn Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki (2012), có viết : “phức cảm Genji” – một cảm xúc phức tạp kiểu như “mặc cảm Oedipus” của người phương Tây, thứ cảm xúc mà phải tới thế kỉ XIX, nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud mới gọi được tên”[45,25]. Tác giả luận văn cũng đã nhìn nhận mối quan hệ giữa phức cảm Genji với mặc cảm Oedipus và cho rằng giữa chúng đều “là những cảm xúc phức tạp”. Đồng thời, theo như tác giả luận văn, phức cảm Genji của Nhật Bản ra đời sớm hơn so với mặc cảm Oedipus của phân tâm học Freud. Đây cũng là một gợi ý cho việc nghiên cứu của chúng tôi. Sinh viên Trần Lam Vy trong luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài Biểu tượng trong tác phẩm Kafka bên bờ biển của Murakami Haruki đã nghiên cứu phức cảm Genji dưới góc độ biểu tượng. Tác giả đã xem phức cảm Genji là một dạng của “nỗi sợ hãi và dung hòa định mệnh” trong Kafa bên bờ biển. Người viết cũng khái quát về phức cảm Genji: “Phức cảm Genji” là rung động, xúc cảm phức tạp lưỡng phân vừa là tình yêu nam nữ, vừa là tình mẫu tử”[50,56] và đi sâu vào phân tích những biểu hiện của Phức cảm Genji trong mẫu gốc của nó và tiểu thuyết Kafka bên bờ biển (Murakami). Có đoạn viết “Genji hoàn toàn có thể đắn đo suy nghĩ về hành động của mình nhưng chàng đã chìm đắm vào tình yêu. Kafka lại nằm ở khoảng giữa đấy, cậu không chắc Miss Saeki là mẹ mình nhưng cậu luôn tin tưởng vào điều đó. Xét trên phương diện này, Kafka gần với Genji hơn”[51,56]. Không chỉ vậy, luận văn còn chú ý đến đặc điểm tâm lý của phức cảm trên cơ sở văn hóa: “Để hiểu được hành động ngủ với một người phụ nữ hơn mình vài chục tuổi lại rất có thể là mẹ mình, người đọc không thể không tìm hiểu văn hóa Phù
  11. 9 Tang” và nhắc đến khái niệm Amae để giải thích cho hành vi Kafka ngủ với Miss Saeki - người mà cậu có cảm tưởng là mẹ mình. Bài viết này lại một lần nữa đề cập đến “mặc cảm Oedipus” trong sự đối sánh với “phức cảm Genji”. Luận văn trên cũng đã đưa ra điểm giống nhau ở cả hai nét tâm lý ở phương Tây và phương Đông - cả “mặc cảm Oedipus” và “phức cảm Genji” đều mang tính cổ mẫu”[51,59], bên cạnh đó là sự lí giải về “sự mặc cảm” trong mặc cảm Oedipus: “Sử dụng thuật ngữ “mặc cảm Oedipus” để nói về phần nặng nề, mang màu sắc của tổn thương và lệch lạc. Thuật ngữ “phức cảm Genji” để nói đến những tình cảm phức tạp xen lẫn tình yêu và tình mẫu tử, một lằn ranh mong manh khó lòng phân biệt”[51,60]. Với nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập đến hai công trình, một công trình đã được Nguyễn Thị Bích Thúy đề cập đó trước đó là Giải phẫu sự phụ thuộc, và một tác phẩm khác mang tên: Giải phẫu tự ngã: cá nhân chống chọi với xã hội cũng của Takeo Doi (do Hoàng Hưng dịch). Đây là những công trình mang tính định hướng cho chúng tôi tìm hiểu về phức cảm Genji trên cơ sở tâm lý học và đặc trưng tính cách Nhật Bản. Ngoài những phân tích trên, luận văn của Lam Vy còn nêu ra sự gợi ý về sự xuất hiện của phức cảm Genji trong những tác gia khác ngoài Murakami như: Kawabata với Ngàn cánh hạc, Tanizaki với Cầu Mộng. Và những tác phẩm với những cái tên trên cũng là những luận điểm mà tác giả Hoàng Long trong bài viết Truyện Genji – tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới (2015) đã nói tới. Ngoài ra, bài viết của tác giả Hoàng Long cũng đưa ra định nghĩa sơ lược về khái niệm phức cảm như những ý kiến đã nói ở trên. “Phức cảm Genji: đứa con khao khát hình bóng người mẹ, truờng hợp Genji là yêu người mẹ kế Fujitsubo”1 và hướng nghiên cứu về não trạng Amae trong nghiên cứu Giải phẩu sự phụ thuộc của Takeo Doi. Ngoài ra, một số bài viết khác cũng có đề cập đến phức cảm Genji nhưng nó không được goi tên mà chỉ ở dạng biểu hiện. Có thể kể đến như: Nguyễn Tuấn Khanh (2011) biên soạn và giới thiệu Những cây bút kiệt xuất trong văn học Nhật Bản hiện đại. Theo tác giả, “nhân vật xưng tôi tên là Tadasu vừa có một nét gì đó của Genji vừa một nét gì đó của Yugiri. Đó là nỗi ám ảnh 1 Hoàng Long (2015), Truyện Genji- tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới, truy cập lần cuối ngày 10-04- 2018, tại trang: http://www.kilala.vn/van-hoa-nhat/truyen-genji-tieu-thuyet-tam-ly-dau-tien-cua-the-gioi.html
  12. 10 không nguôi mang tính nhục cảm từ hình ảnh của người mẹ đẻ sau đó là của người mẹ kế”[15,448]. Tác giả cũng đã phân tích biểu hiện đặc trưng của phức cảm trong tác phẩm Cầu Mộng: “Trong cuốn tiểu thuyết này, sự gắn bó của người kể chuyện, với người mẹ kế của mình, người mà trong tâm khảm đã hoàn toàn pha trộn với người mẹ đẻ của anh đã mất từ khi còn bé quá mạnh mẽ, Khi người mẹ kế qua đời, ngay lập tức anh bỏ vợ và chỉ thích sống với những kỉ niệm của mình về người mẹ kế”[15,448]. Nguyễn Thị Huê Vân (2012) trong công trình Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami (luận văn Thạc sĩ) có đoạn đề cập: “Họ có xu hướng tìm đến tình yêu gần gũi thân thuộc giống như Genji trong Truyện Gennji đem lòng yêu mẹ kế, Kafka trong Kafka bên bờ biển cảm nhận được tình yêu đối với Miss Saeki như tình yêu dành cho người mẹ,…” [52,33]. Trong một bài viết khác, được biết là của người dịch tác phẩm Sắn Dây Núi Yoshino của Tannizaki: “Tsumura, anh bạn của Tanizaki trong Sắn Dây Núi Yoshino đã cưới người vợ mang hình ảnh của mẹ mình, như thể đem những mảnh vỡ của quá khứ để chắp thành hiện tại. Trong Truyện Genji, tác giả Murasaki Shikibu cũng khéo léo sử dụng yếu tố thời gian để dẫn dắt câu chuyện như khi đem cái bóng quá khứ trùm lên cuộc sống hiện tại các nhân vật. Hoàng đế Kiritsubo yêu Fujitsubo vì nàng giống người vợ mệnh yểu của mình, Genji cũng yêu nàng vì nàng giống mẹ chàng.”2 Trong bài viết The Genji complex: the search for the ideal woman (Phức cảm Genji: tìm kiếm người phụ nữ lý tưởng)3 công bố năm năm 2017, tác giả tập trung đi vào phân tích “người phụ nữ lí tưởng” mà chàng Genji mong muốn. “Người phụ nữ lý tưởng của Genji là người thay thế khoảng trống mất mát về cảm xúc đã để lại từ người mẹ quá cố của ông là Kiritsubo”. (“His ideal woman is someone who replaces the emotional gap left behind from his deceased mother, Kiritsubo”). Đồng thời tác giả cũng phân tích phức cảm theo góc độ tâm lý học: 2 Tham khảo tại trang:http://m.khotruyenhay.mobi/truyen-doc/235055/-nguyen-tac-tanizaki-junichiro.html, truy cập lần cuối ngày 10-04-2018 3 Tham khảo tại trang: https://yolandachavez.wordpress.com/2017/04/11/the-genji-complex/, Xem lần cuối ngày 15-03-2018
  13. 11 “Bằng phân tích tâm lý học, người ta nhận thấy đằng sau cách ứng xử của Genji trong mối quan hệ với người mẹ hiện tại có một mối quan hệ nuôi dưỡng tự nhiên mà ông chưa bao giờ có với mẹ trong quá khứ của mình” (“The psychological analysis behind his parental behaviors presents Genji as imitating a nurturing relationship that he never had with his mother”). Bài viết cũng phân tích vấn đề từ nhiều góc độ. Tuy nhiên, bài viết vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về mặt biểu hiện ban đầu của phức cảm Genji. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo hữu ích để chúng tôi có cơ sở thực hiện việc nghiên cứu của mình đối với việc nghiên cứu, khảo sát đề tài với các tác giả Kawabata, Tanizaki và Murakami. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu của đề tài là phức cảm Genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại Nhật Bản. Đây là một motif khá phổ biến trong văn học Nhật Bản. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn xuôi văn học hiện đại Nhật, với hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn. Cụ thể hơn, chúng tôi nghiên cứu phức cảm Genji trong các sáng tác đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam của ba nhà văn hiện đại: Tanizaki, Kawabata, và Murakami. Đối với mỗi nhà văn chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trong một số tác phẩm nổi bật, thể hiện rõ đối tượng nghiên cứu: - Tanizaki: Cầu Mộng (Nhật Chiêu dịch), Sắn dây núi Yoshino (Nguyễn Nam Trân dịch) - Kawabata: Ngàn cánh hạc (Trùng dương dịch), Người đẹp ngủ say (Quế sơn dịch) và Hồ (Uyên Thiểm dịch) - Murakami: Kafka bên bờ biển (Dương Tường dịch) 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp và một số thao tác nghiên cứu sau: - Phương pháp văn hóa – văn học: Phức cảm Genji bắt nguồn sâu xa từ cội nguồn văn hóa – văn học đậm đà của xứ sở phù Tang. Thế nên, để làm rõ khái niệm cũng như những đăc trưng tâm lý đặc trưng của phức cảm Genji, chúng tôi
  14. 12 tiến hành nghiên cứu trên nền tảng văn hóa – văn học dân tộc Nhật Bản. Có như thế, vấn đề mới được sáng rõ và dễ dàng tiếp nhận. - Phương pháp lịch sử - xã hội: Lịch sử và xã hội là những yêu tố tác động đến văn hóa, văn học cũng như quá trình sáng tác của tac giả. Vì vậy, chúng tôi dùng phương pháp này để làm sáng rõ những đặc điểm cơ bản của chúng từ thời cổ đại đến hiện đại ở Nhật Bản, tác động gì đến những tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm thông qua motif “phức cảm Genji”. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh – dối chiếu nhằm làm rõ mối tương quan giữa phức cảm Genji và măc cảm Oedipus. Đồng thời qua phương phap này, chúng tôi có sự đối sánh trong sự thể hiện phức cảm Genji đối với mỗi nhà văn. Từ đó, làm bật lên sự đa dạng và phong phú của phức cảm trong phóng cách mỗi nhà văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thể chia nhỏ từng vấn đề trong đối tượng nghiên cứu của mình. Từ đó làm sáng tỏ từng vấn đề cụ thể. Sau khi phân tích, làm rõ, chúng tôi đi đến kết luận, tổng hợp những vấn đề cốt lõi để bài viết chặt chẽ và dễ nắm bắt hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp với các thao tác: miêu tả, phân loại, thống kê… 5. Ý nghĩa đề tài Với đề tài của luận văn là “Phức cảm Genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại Nhật Bản”, chúng tôi đi theo một hướng nghiên cứu phù hợp với thực tiễn nghiên cứu văn học Nhật Bản. Qua việc tìm hiểu khái niệm và đặc trưng của phức cảm Genji qua các tác phẩm của ba nhà văn lớn trong nền văn học Nhật Bản: Tanizaki, Kawabata, Murakami, đề tài sẽ góp phần lí giải, làm sáng tỏ những ảnh hưởng của văn chương truyền thống thời Heian, cùng những nét tâm lý xa xưa, mang tính cổ mẫu đến văn chương hiện đại Nhật Bản. Đồng thời, làm sáng rõ một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của các nhà văn hiện đại trong các tác phẩm của mình. Đó là một dòng chảy của nghệ thuật và cái đẹp xuyên suốt từ thời văn học Heian cho đến ngày nay.
  15. 13 Trong tình hình nghiên cứu và giảng dạy văn học Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho sinh viên thuộc khối, ngành Khoa học Xã hội và nhân văn. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: “Phức cảm Genji” nhìn từ góc độ văn hóa- xã hội, văn học, tâm lý học Ở chương này, chúng tôi trình bày khái quát về cơ sở hình thành phức cảm Gennji từ các góc độ: văn hóa – xã hội, văn học và tâm lý học Nhật Bản. Qua chương này chúng tôi muốn đưa ra những cơ sở vững chắc nhất để xác lập được khái niệm phức cảm Genji, làm nền tảng cho những phân tích sau này. Chương 2: “Phức cảm Genji” trong dòng chảy văn học hiện đại Nhật Bản Ở chương này, chúng tôi cũng muốn đem đến một cái nhìn xuyên suốt về phức cảm Genji trong tác phẩm của ba nhà văn: Kawabata, Tanizaki, Murakami nói chung và nền văn hoc hiện đại Nhật bản nói riêng. Chương 3: Đặc trưng “phức cảm Genji” trong sáng tác của ba nhà văn: Tanizaki Junichiro, Kawabata Yasunari, Murakami Haruki Ở chương này, chúng tôi nêu bật những nét riêng trong sự thể hiện phức Cảm Genji trong tác phẩm của ba nhà văn Tanizaki Junichiro, Kawabata Yasunari và Murakami Haruki. Từ đó cho thấy sự da đạng và phong phú trong cách thể hiện phức cảm này trong dòng chảy mạnh mẽ của nền văn học Nhật bản hiện đại.
  16. 14 CHƯƠNG 1: “PHỨC CẢM GENJI” NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA –XÃ HỘI, VĂN HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC 1.1. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn hóa - xã hội Nhật Bản 1.1.1. Amaterasu – nguồn gốc văn hóa Nhật Bản 1.1.1.1. Amaterasu - “người mẹ đầu tiên” trong huyền sử dân tộc Nhật Tín ngưỡng và tôn giáo là một trong những yếu tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa của mọi quốc gia. Trong đó Nhật Bản được xem là một trong những “cái nôi” tự dung dưỡng và hình thành cho mình nét văn hóa tâm linh rất riêng, độc đáo. Trong số các tín ngưỡng và tôn giáo ở quốc gia này, Thần đạo (Shinto) , nổi bật hơn cả là. Thần đạo ở Nhật là tín ngưỡng thờ thần linh. Có khoảng hơn tám triệu vị thần. Trong đó, nữ Thần Amaterasu được xem là vị thần quan trọng nhất trong tính ngưỡng Nhật Bản. Không chỉ thế, trong những công trình viết về huyền sử dân tộc như Kojiki (Cổ sự kí) và Nihongi (Nhật bản kỉ) đều có đề cập đến vị thần này. Amaterasu, tên đầy đủ là Amaterasu-Oomikami (Thiên Chiếu Đại Thần theo Nihongi - Nhật Bản kỉ, Thiên Chiếu Đại Ngự Thần theo Kokiji- Cổ sự kí; ngoài ra còn được viết là 天照皇大神 Thiên Chiếu Hoàng Đại Thần, 日神 Nhật Thần hay Thần Mặt Trời). Về nguồn gốc của vị thần này, trong Cổ sự kí có đoạn đề cập như sau: “Việc hai vị thần Izanagi và Izanami đã vâng lệnh Kotoamatsu-kami từ cõi thần đi ra thành lập một đất nước lí tưởng. Nam thần bèn thọc ngọn giáo xuống một vùng bầy nhầy như thịt sứa để tạo thành một hòn đảo muối. Sau đó hai người đến đấy và kết hôn với nhau. Izanami đã sinh ra nước Nhật (Oyashimagumi, Đại bát đảo quốc) và các thần núi, biển, gió, cây cỏ nhưng đến khi đẻ ra thần hỏa thì bị lửa táp, phải về cõi Chết (Yominokuni, Hoàng Tuyền Quốc). Tiếp đó nữ thần Mặt Trời Amaterasu Oomikami, sinh ra từ con mắt trái của Inazaki khi vị thần này đến giữa vùng biển Hikuma để tẩy uế vì bị nhuốm cái bẩn
  17. 15 thỉu của cõi Chết khi đi thăm vợ. Amaterasu được chọn từ đám chị em để trị vì Cánh Đồng Trời Takama no hara (Cao thiên nguyên, bầu trời)”[40,28]. Còn trong quyển Nhật Bản kỉ lại viết rằng sau khi Izanagi và nữ thần Izanami tạo ra các hòn đảo, cây cối, núi non,… thì họ đã bàn với nhau để tiếp tục sinh ra “ai đó để làm chúa tể vũ trụ”. “Thế là họ sinh ra nữ thần Mặt Trời, gọi là Amatesaru. Ánh sáng của đứa bé chiếu khắp sáu phương trời (Bắc, Nam, Đông, Tây, Trên, Dưới)” [2,33]. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu thì huyền thoại trong Cổ sự kí được chấp nhận hơn cả. Đa số cho rằng bà chỉ được Izanagi sinh ra từ mắt trái của ông. Không chỉ vậy, chuyện xưa còn kể lại việc bà lần lượt cho con trai của mình là Tenson (Thiên Tôn) và cháu trai là Ninigi giáng thế xuống nước Nhật. “Lúc Amaterasu cho Thiên Tôn giáng lâm, con cháu Susano vì cai trị nước của mình không minh để nước hỗn loạn nên phải chịu nhường nước lại để đổi lấy cung điện nguy nga” [40,28] Sau đó, “Ninigi no Mikoto, cháu của Amaterasu và thủy tổ của dòng này đã xuống trần ở ngọn núi Takachiho no mine (Cao Thiên Huệ Phong) ở vùng Hyuuga (Himuka, Hướng Nhật, nay thuộc tỉnh Myzanaki, phía Nam Kyuushuu) và bắt đầu gầy dựng một hoàng tộc, chính thống trị vì không giáng đoạn trên nước Nhật cho đến ngày nay” [40,28]. Jimu (Thần Vũ)- vị Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản, là cháu trai Ninigi, đồng thời là cháu nhiều đời của nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Qua những minh chứng trên, chúng tôi thấy rằng huyền sử nước Nhật tuy nhắc về hai vị thần Izanagi và Izanami như những người có công khai khẩn vùng đất lí tưởng, tạo ra cây cỏ, sông ngòi,… và các hòn đảo cho đất nước Nhật, nhưng, có công vun đắp, mang lại sự thống nhất toàn vẹn cho dân tộc lại là vị nữ Thần Mặt Trời Amaterasu và dòng dõi của bà. Với vai trò là một vị đại thần với những quyền năng vô cùng quan trọng Amaterasu là vị thần mang đến hơi ấm và nguồn năng lượng soi sáng cho sự sinh tồn của muôn loài. Trong huyền sử Nhật Bản ta không thể không nhắc đến sự việc các vị thần dùng “mưu kế” để mời Amaterasu ra khỏi hang sâu tăm tối. Chuyện kể rằng, Amaterasu và em bà là Thần Bão (Susano) thường xuyên có xích mích và mâu thuẫn với nhau. Trong một lần quá giận em trai mình “Amaterasu, nữ thần Mặt Trời
  18. 16 lánh vào Thiên Nham Động (Amato Iwato) không chịu soi sáng cho thế giới nữa, làm cho tám trăm vạn thần linh cũng điêu đứng. Do đó vị thần tư tưởng Omoikane mới nghĩ ra một phương kế. Cho chư thần tụ tập trước động, cười đùa ầm ĩ quanh điệu múa cuồng nhiệt của nữ thần nghệ thuật Uzume. Nàng vũ nữ thiên thần ấy trút xiêm y, để lộ những bí ẩn của thân xác mà nhảy múa làm cho chư thần cười điên dại. Nghe náo động, từ trong hang nữ thần Amaterasu tức giận lên tiếng: “Ta tưởng vắng ta thì Đồng Trời Cao hẳn phải tăm tối và Đồng Lau Sậy hẳn phải âm u. Thế mà Ameno Uzume lại thản nhiên chơi đùa và tám trăn vạn thần cười cợt được ư?”. Uzume đáp ngay: “Chúng tôi vui đùa vì đã có một vị thần khác rồi, còn chiếu sáng hơn nàng nữa kìa”. Điều đó làm cho Amaterasu mở hé cửa động. Và nàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một bóng hình rực rỡ xinh đẹp. Nàng đâu biết rằng đấy chính là cái bóng của chính nàng. Theo kế của Omoikane, một vật kì diệu vừa được chế ra: chiếc gương soi. Và chư thần đã đặt chiếc gương soi ngoài của động chờ Amaterasu. Khi nàng xuất hiện, vị thần sức mạnh là Tazikarao nhanh nhẹn đẩy hẳn tảng đá chặn của đi, đưa nữ thần Mặt Trời ra hẳn bên ngoài.” [3,26-27]. Thế giới thần linh với 8 triệu vị thần, thế nhưng thiếu đi Amaterasu thì tất cả đều trở nên bất lực. Ánh sáng và hơi ấm của Mặt Trời là nguồn năng lượng, nguồn sống mà không gì có thể thay thế được trong sự sinh tồn của muôn loài. Qua huyền sử, Amaterasu được nhắc đến như một nguồn sống, một ánh sáng diệu kì xua tan đi những u tối, những cái xấu cái ác và tạo ra những đứa con, những dòng dõi cao quý nhất trị vì Nhật Bản. Bà là một đại diện cho uy thế của những vị nữ thần, của quyền uy bật nữ nhân trong thế giới thần. Chính sự uy quyền đó mà “Chế độ mẫu hệ đã tồn tại ở Nhật Bản trong một thời gian khá dài (suốt 13 thế kỷ), vai trò của người phụ nữ trong xã hội được đề cao và chỉ dần phai nhạt khi chế độ Mạc phủ ra đời.”[43]. Bên cạnh đó, trong tiềm thức người Nhật Bản thì hình ảnh của người phụ nữ nói chung và người mẹ nói riêng là hình ảnh người nữ vĩnh cửu. Trong văn học, các tác phẩm đều xuất hiện những người phụ nữ với vẻ đẹp mong manh dịu dàng, thánh thiện. Họ là biểu tượng của cái đẹp tính nữ, là đối tượng tìm kiếm của những người nhân vật nam. Tạo thành một nét đặc trưng trong văn hóa, văn học Phù Tang.
  19. 17 1.1.1.2. Amaterasu - những dấu vết văn hóa hiện đại Như đã nói, Thần đạo là một trong những tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tinh thần ở Nhật. Trong tín ngưỡng Thần đạo, mọi vật từ cành cây, ngọn cỏ, đến núi non, mây, gió… cho đến linh hồn của tổ tiên hay của những người có công lao đối với dân tộc luôn tồn tại sức mạnh của một thế lực siêu nhiên (theo tín ngưỡng vật linh -Animism). Chính vì thế mà người Nhật thường tôn thờ các đồ vật, đặc biệt là các đồ vật được cho rằng có mối quan hệ với các vị Thần linh theo những huyền thoại cổ xưa. Tất nhiên, trong đó, có rất nhiều vật linh có nguồn gốc thiêng liêng gắn liền với vị nữ thần Mặt Trời Amaterasu vĩ đại. Trước hết, khi nhắc đến những vật linh ở Nhật Bản thì phải kể đến ba báu vật tượng trưng cho nguồn gốc của Thiên hoàng. Chúng được gọi là “Tam chủng thần khí” gồm: chiếc gương, ngọc bội, thanh gươm. Tấm gương được gọi là Yata no Kagami (Bát Chỉ Kính). Tấm gương ấy phản chiếu chính hình ảnh của Amaterasu, làm cho bà ra khỏi nơi tăm tối, cứu sống cả thế giới. Không chỉ thế, trên tấm gương ấy còn có treo viên ngọc mà ngày nay người ta cho rằng nó là viên Yasakani no Magatama (Bát xích Quỳnh Khúc Ngọc). Nhưng lại có một huyền thoại khác cho rằng viên ngọc ấy là một phần trong vòng tay của nữ thần Ame nu Uzume cùng với điệu múa thần kì của bà. Và cuối cùng là thanh gươm Kusanagi no Tsurugi (Thảo Thế Kiếm). Chiếc gươm này được biết đến với một thần thoại về sau, khi mà Susano chiến đấu và giết được con Mãng Xà hung bạo. Ngài đã đem chiến lợi phẩm đó để dâng lên nữ thần Amaterasu, xem như là lời tạ tội với chị mình. Sỡ dĩ chúng tôi cắt ngang câu chuyện về việc Thần mặt trời để nói về sau vì ba vật linh thiêng trên ngày nay có vai trò vô cùng quan trọng với Thiên Hoàng Nhật. Trong thần thoại, khi cháu trai của nữ thần Amaterasu là Ninigi đồng ý xuống trị vì hạ giới, bà đã đưa cho ông ba vật báu trên. Cho đến nay, sự tồn tại của Tam chủng thần khí vẫn đang là một bí mật vì có lẽ chỉ có Thiên Hoàng và những vị có chức trách mới được tiếp xúc với chúng. Về chiếc gương, ngoài nguồn gốc là bảo vật quốc gia, thì trong dân gian người ta vẫn xem những chiếc gương là vật linh thiêng và trân quý đặt giữa bàn thờ gia tiên (kamidana) trong Thần đạo. “Bàn thờ được thiết kế thấp dưới trần nhà ở gian phòng chính, đơn giản làm bằng gỗ với một miếng gương soi hình tròn tượng
  20. 18 trưng nữ thần mặt trời đặt ở chính giữa. hai bình rượu sake ở hai bên và hai bên ngoài cùng là hai chiếc lọ có cắm cành sakaki,…” [14,14]. Ngoài ra nó còn được đặt trong đền thần và chiếc kiệu rước thần. Quay trở lại với việc các vị thần tìm mọi cách để làm cho nữ thần quay trở lại. Lúc này có huyền thoại cho rằng các vị thần đã sử dụng một cái giàn sau đó cho gà trống đậu lên để gáy. Theo thói quen thì Amaterasu sẽ thức dậy và ra khỏi hang. Ngày nay, chiếc giàn gà đậu ấy là cổng Tori màu cam đỏ dẫn vào đền thờ thần đạo. Trong tiếng Nhật Tori có nghĩa là chim, cổng Tori còn được gọi là cổng Điểu cư. Về cấu trúc, cơ bản thì Tori có hai cột thẳng đứng, hai thanh ngang được đóng sát nhau ở trên đỉnh, phía dưới nữa là một thanh ngang. Chiếc cổng này thường được sơn màu đỏ. Người theo Thần đạo quan niệm rằng chiếc cổng là nơi gặp gỡ của cuộc sống trần thế và cõi linh thiêng. Ngoài những vật trên, chúng tôi còn tìm hiểu được trong sự tôn thờ của người Nhật còn có một sợi dây thần thiêng liêng. Về nguồn gốc của sợi dây này, người Nhật cho rằng nó xuất hiện từ việc các vị thần dùng nó để chặn cửa thay vì hòn đá để Nữ thần Mặt Trời không thể quay trở vào trong Hang Trời tối tăm. Ở đây, chúng tôi không bàn đến sự chính xác tuyệt đối của sự kiện. Bởi lẽ, chúng ta đều biết rằng huyền thoại sẽ luôn có những dị bản và thường thì chúng dùng để giải thích sự ra đời một cách “có lí” nhất những sự vật thiêng liêng của con người. Sợi dây thiêng trên cũng không ngoại lệ. “Sợi dây thiêng này tiếng Nhật gọi là shimenawa… Sợ dây thừng còn được đính những tua giấy xếp màu trắng gọi là gohei và thường giăng quanh một khu vực nào đó như nhà, cây, tảng đá… để giữ gìn khu vực thiêng liêng hay trừ tà ma khỏi xâm nhập.” [14,12]. Ngoài ra nó còn dùng trong kiệu rước thần cùng với tấm gương soi và trên đầu kiệu có biểu tượng con gà. Tiếp nối những nghi thức thờ cúng của người Nhật, ta phải nhắc đến sự thờ cúng vị nữ thần Mặt Trời trong đời sống văn hóa người Nhật. Amaterasu được người Nhật thờ phụng ở thần cung Ise ở Ise nằm ở Ise phía Đông đảo Honshū. Trong thần cung có phần Nội cung (Naiku) dành riêng cho bà. Tuy nhiên, ngôi đền lại không mở cửa cho công chúng. Mỗi 20 năm sẽ có một buổi lễ gọi là Shikinen Sengu để tôn vinh Amaterasu. Các tòa nhà thờ chính bị phá hủy và xây dựng lại tại một vị trí tiếp giáp với địa điểm. Quần áo mới và thực phẩm sau đó được cung cấp
nguon tai.lieu . vn