Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẨN VĂN LÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU CẢI RỪNG TÍA (Viola Inconspicuablume) TẠI VƯỜN ƯƠM MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – Năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẨN VĂN LÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA RAU CẢI RỪNG TÍA (Viola Inconspicuablume) TẠI VƯỜN ƯƠM MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆPĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47- NLKH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Tuấn Hùng Thái Nguyên – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi.Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ các tiểu luận, luận văn nào trước đây. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 5 năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả (Ký, ghi rõ họ tên) trước hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Tuấn Hùng Tẩn Văn Lình XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn Hùng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 11 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Tẩn Văn Lình
  5. iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Hvn : Chiều cao vút ngọn SL : Số lá TLS : Tỷ lệ sống Nxb : Nhà xuất bản CT : Công thức CTTN : Công thức thí nghiệm P.NPK : Phân N-P-K TB : Trung bình
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 15 Bảng 3.1. Bảng thành phần của phân bón N-P-K 5:10:3*KS......................... 19 Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân ................................................... 20 Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân ................................................... 21 Bảng 3.4. Điều tra ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây rau Cải rừng tía ............................................................................... 22 Bảng 4.1a. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của câyCải rừng tía ..................................................................................................... 25 Bảng 4.1b. Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 1 tháng tuổi...................................................................................... 26 Bảng 4.2a. Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn)................................................................................................. 27 Bảng 4.2b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây giai đoạn 1 tháng tuổi ........................................................ 28 Bảng 4.3a. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá...................... 29 Bảng 4.3b. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 1 tháng tuổi...................................................................... 30 Bảng 4.4a.Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số mầm ................. 31 Bảng 4.4b. Phân tích phương sai một nhân tố đếnsinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 1 tháng tuổi...................................................................... 32 Bảng 4.5. Chất lượng của cây rau Cải rừng tíasau 30 ngày theo dõi .............. 33
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cây rau Cải rừng tíasống sau 30 ngày sử dụng các công thức phân bón................................................................... 26 Hình 4.2. Sinh trưởng chiều cao Hvn của cây Cải rừng tía.............................. 29 Hình 4.3. Sinh trưởng số lá của cây rau Cải rừng tía ...................................... 31 Hình 4.4. Sinh trưởng số lá mầm của cây rau Cải rừng tía ............................. 33 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện chất lượng cây rau Cải rừng tía sống sau 30 ngày sử dụng các công thức phân bón ..................................................... 34
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ...................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Phân bón với sự sinh trưởng của cây trồng ............................................. 5 2.1.2. Phân bón với năng suất cây trồng ........................................................... 6 2.1.3. Phân bón với phẩm chất, chất lượng của nông sản ................................. 6 2.2. Tình hình nghiên cứu cây rau rừng trên Thế giới – Việt Nam .................. 6 2.2.1. Trên Thế giới ........................................................................................... 6 2.2.2. Ở việt nam ............................................................................................... 7 2.3. Một số đặc điểm của cây rau Cải rừng tía................................................ 10 2.3.1. Nguồn gốc, phân bố .............................................................................. 10 2.3.2. Đặc điểm hình thái cây rau Cải rừng tía ............................................... 11 2.3.3. Giá trị của cây rau Cải rừng tía ............................................................. 11 2.4. Kết quả của việc nghiên cứu cây rau Cải rừng tía ................................... 12 2.5. Nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho cây ................................................ 12 2.5.1. Đúng loại ............................................................................................... 12
  9. vii 2.5.2. Đúng liều ............................................................................................... 13 2.5.3. Đúng lúc ................................................................................................ 13 2.5.4. Đúng cách.............................................................................................. 13 2.6. Tổng quan cơ sở thực tập ......................................................................... 14 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 18 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 18 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 19 3.3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng được theo dõi trong vườn ươm ................. 23 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 25 4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây (%) .....25 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây Hvn (cm) .................................................................................................... 27 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởngcủa số lá .............. 29 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phânbón đến sinh trưởngcủa số mầm ......... 31 4.5. Đánh giá chất lượng của cây trước khi thu hoạch.................................... 33 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 35 5.1. Kết luận .................................................................................................... 35 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 36
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Từ lâu, con người đã biết thu hái, sử dụng cây rau mọc hoang dại để phục vụ nhu cầu trong cuộc sống. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và thiếu thốn, cây rau mọc hoang dại đã góp phần quan trọng trong bữa ăn của bộ đội và nhân dân. Rau rừng đã bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ của mọi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và công tác. Ngày nay, tuy là thời bình, cây rau mọc hoang dại vẫn đóng vai trò quan trọng về dinh dưỡng cũng như làm thuốc phòng chữa bệnh đối với mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là ở những nơi vùng núi rừng, vùng cao, vùng sâu, vùng xa có khí hậu khắc nghiệt. Cây rau xanh là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta [1]. Nhiều loài rau xưa nay coi là rau rừng, rau dại, chỉ được bà con dân tộc bản địa thu hái làm phong phú thêm bữa ăn gia đình đã trở thành những loại thực phẩm đặc biệt. Thay vì mọc dưới tán rừng, chúng được trồng trong nhà kính với hệ thống tưới tự động và cung cấp rộng rãi ra thị trường. Chất lượng dinh dưỡng cao, vị ngon lành và nhất là đảm bảo độ sạch, rau rừng đang là thực phẩm được người tiêu dùng yêu thích và chọn lựa Rau rừng mang nghĩa trực tiếp là rau mọc trong rừng, ban đầu được đề cập đến là các loại rau mọc hoang dã trong tự nhiên, được thu hái trong tự nhiên và không được trồng thu hoạch từ ruộng đồng. Ngày nay thì ranh giới phân biệt về rau rừng được mở rộng hơn khi một số loài rau rừng hoang dã đã được trồng thành công và được đưa ra thị trường từ các trang trại, ruộng đồng, nương rẫy. Tuy nhiên rau rừng lại không được hiểu ở chiều ngược lại khi đem các giống rau quả đã thuần hóa vào rừng trồng [2].
  11. 2 Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về khẩu vị ngày càng độc đáo .việc phát triển cây rau rừng không những để bảo tồn nguồn gen mà con giúp tang thêm khẩu vị ngoài những món rau quen thuộc hằng ngày. Cây rau Cải rừng tía(Viola Inconspicua blume)là một cây rau quý,vừa có giá trị làm thực phẩm vừa có giá trị với ngành Dược liệu Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên dần cạn kiệt, vì vậy chúng ta cần nhân giống, phát triển và bảo vệ nguồn zen quý của loài rau này. Qua việc nghiên cứu này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về Tác dụng của cây rau Cải rừng tía, những điều kiện ảnh hưởng, đặc biệt là sự ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng phát triển của loài rau rừng này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn tài nguyên rau rừng trong đó có rau Cải rừng tía tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, cây rau rừng nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát. Rau rừng đang bị khai thác quá mức.Nguyên nhân của thực trạng này là do người dân khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn cây rau rừng , cơ quan chức năng chưa quan tâm đến việc bảo tồn, nuôi trồng, chưa quản lý được các khu bảo tồn , chưa có sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi gia tăng giá trị sản phẩm từrau rừng, thị trường rau rừng không ổn định…tài nguyên thực vật hoang dại ăn được là 1 trong những nguồn tài nguyên quan trọng. Phát triển bền vững nguồn tài nguyên này là quan trọng và cần thiết nhu cầu về thực phẩm ngày càng đa dạng. Việc gieo trồng và nhân giống cây rau Cải rừng tía còn mới và gặp khá nhiều khó khăn, do cây Cải rừng tía chủ yếu sống ở vùng đồi núi nên đất để trồng cây Cải rừng tía phải phù hợp với đặc tính của cây. Ngoài ra để phát triển cây Cải rừng tía chúng ta cần nghiên cứu thêm về sự ảnh hưởng của việc bón phân đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.Do vậy, để có cơ sở khoa học phát triển giống cây Cải rừng tía, gây trồng cây mới cho người dân, đồng
  12. 3 thời bảo tồn cây rau rừng quý đang ngày càng cạn kiệt trong tự nhiên, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tía (Viola Inconspicuablume)tại vườn ươm mô hình khoa lâm nghiệp Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được công thức phân bón ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh trưởng của cây Rau Cải rừng tía, từ đó làm cơ sở khoa học cho công tác làm và nhân rộng giống. - Xác định được loại phân bón phù hợp và sử dụng một cách hợp lý. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế. Tích lũy những kinh nghiệm cho công việc khi đi làm. Nâng cao kiến thức thực tế. Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Ý nghĩa thực tiễn Xác định được ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng,phát triển của cây Cải rừng tía. Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác. Đề xuất một số giải pháp kiến nghị về phương pháp, cách thức bón phân. Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Rau có vai trò và giá trị rất lớn đối với đời sống của con người, việc phát triển cây rau, nhất là rau an toàn đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng là đòi hỏi cấp thiết. Đặc biệt là các loài rau có nguồn gốc từ tự nhiên. Phân bón là "thức ăn" không thể thiếu cho cây rau do con người bổ sung. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lân (P), và kali (K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng... Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón… trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Trong tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ đều cố đầy đủ N,P,K các nguyên tố trung lượng (ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mh, B, Mo…) cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng
  14. 5 cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều [7]. Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng. Cây trồng hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, nhưng khả năng cung cấp của đất có hạn, việc thâm canh qua nhiều năm khiến đất đai bị suy kiệt, giảm độ phì nhiêu, đất bạc màu, dần dần mất đi khả năng sản xuất, mất đi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Nên việc sử dụng phân bón rất quan trọng, để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao và trả lại cho đất lượng dưỡng chất cây trồng đã lấy đi từ đất. Sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng chịu tác động của rất nhiều yếu tố như đất đai, thời tiết, nước tưới, sâu bệnh, giống,… thì phân bón là một trong những yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định. Để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển xanh tốt khỏe mạnh cần sử dụng phân bón hợp lý, đầy đủ giúp cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây. Dưới đây là một số ảnh hưởng phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây [3]. 2.1.1. Phân bón với sự sinh trưởng của cây trồng Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu của cây trồng [4].
  15. 6 2.1.2. Phân bón với năng suất cây trồng Một cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề cho một vụ mùa năng suất cao. Nên việc sử dụng phân bón đầy đủ cân đối để đạt năng suất cao nhất là rất quan trọng. Tuy nhiên, phân bón với cây trồng chỉ cần vừa đủ không được dư thừa hay thiếu, vậy nên cần nắm rõ nhu cầu của dinh dưỡng của từng giống cây, từng loại cây trồng, nếu thừa hay thiếu đều có tác dụng ngược lại, cây trồng kém phát triển, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, hiện tượng rụng hoa, trái non sinh lý nhiều, xảy ra hiện tượng năm được năm mất mùa giảm sút năng suất một cách nghiêm trọng [4]. 2.1.3. Phân bón với phẩm chất, chất lượng của nông sản Phẩm chất, chất lượng của nông sản bao gồm các chỉ tiêu về hình thái, màu sắc, thành phấn các chất dinh dưỡng, giá trị thương phẩm, trọng lượng,… và phân bón có tác động rất lớn tới phẩm chất, chất lượng của nông sản. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt thì mới có có khả năng cho năng suất cao, nông sản có chất lượng tốt [4]. Hiểu rõ được phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của câylà cơ sở khoa học để Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây Cải rừng tíađể lựa chọn ra loại phân bón tối ưu nhất có tác động nhiều nhất đến loài cây nghiên cứu. 2.2. Tình hình nghiên cứu cây rau rừng trên Thế giới – Việt Nam 2.2.1. Trên Thế giới Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh, những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác.
  16. 7 Những nghiên cứu về rau hoang dại ở việt nam nay tập trung chủ yếu vào rau rừng. Đến đầu thế kỉ 20 việc nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng, đặc biệt là tài nguyên cây rau rừng mới rõ nét, trước tiên phải kể đến các nghiên cứu của các tác giả người pháp: M.H. Lecomte, A. Chevalier, H. Guibier… Các nhà khoa học người việt nam tiếp tục nghiên cứu về hệ thực vật việt nam, có thể nói rằng , ấn phẩm “sổ tay rau rừng” của Từ Giấy, Vũ Văn Cẩn ấn hành lần đầu vào năm 1963 là công trình đầu tiên về rau rừng ở Việt Nam. Công trình đã thống kê được 620 loài rau, (128 loài rau hoang dại); 433 loại củ, quả, hạt; 144 loài nấm rong có thể ăn được. Theo kết quả nghiên cứu của Võ văn chi vào năm 1976, có 145 loài dung để làm rau ăn thuộc 61 họ thực vật , trong đó có 10 họ có số cây dung làm rau ăn nhiều nhất, đứng đầu là họ đậu, tiếp đến là họ Cúc, họ Bầu bí, họ Ráy và họ Dền. đến năm 1994 một công trình nữa về rau rừng đã được ấn hành, đó là cuốn “Một số rau dại ăn được ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh Đức, trong ấn phẩm này có 113 loài rau ăn được nghiên cứu. Trong công trình đồ sộ về hệ thực vật ở Việt Nam: Cây cỏ Việt Nam của tác giả Phạm Hoàng Hộ, có 196 loài rau ăn hoang dại được mô tả mặc dù không có các kết quả về phân tích dinh dưỡng nhưng đây là nguồn tài liệu quan trọng để nhận biết, xác định danh pháp các loài rau rừng [10]. 2.2.2. Ở việt nam Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài cây mọc dại làm thực phẩm làm thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh.
  17. 8 Tuy nhiên rất ít nghiên cứu nào chuyên sâu về đặc điểm sinh thái của 1 loài rau, tình hình khai thác sử dụng, cũng như định hướng bảo tồn và phát triển các loài rau rừng ăn được. Cơ sở của việc bảo tồn và phát triển bền vững các loài rau rừng. Trước đây khi nguồn lâm sản ngoài gỗ đặc biệt là cây rau còn phong phú, người ta ít chú ý đến việc bảo tồn nguồn gen của chúng. Đến cuối thế kỷ XX khi nhận ra rất nhiều loài lâm sản ngoài gỗ đã trở lên khan hiếm, một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên chúng ta mới bắt đầu chú ý bảo tồn nguồn gen. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm bảo tồn nguồn gen thường kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học vì bếu bảo vệ được hệ sinh thái, bảo vệ được các loài động thực vật thì cũng bảo vệ được nguồn gen của chúng. Hiện nay có 2 hình thức để bảo tồn nguồn gen lâm sản ngoài gỗ là: Bảo tồn nội vi (In situ) và bảo tồn ngoại vi (Ex situ) [5]. - Bảo tồn nội vi (Bảo tồn In situ): Là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các loài được thuần hoá và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình. [theo CBD]. Là hình thức bảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái vận động tiến hoá của nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên. [theo GBA] Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác bảo tồn chỉ khả thi khi các loài đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở trạng tự nhiên của chúng. Điều này còn có nhiều ý nghĩa khác như cho phép loài tiếp tục quá trình thích nghi trong tiến hoá và về nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử dụng các loài (mặc dù điều này đòi hỏi phải có sự quản lý) [5]. - Bảo tồn ngoại vi (Bảo tồn Ex situ): Là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng. [theo CBD].
  18. 9 Là hình thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh học tồn tại bên ngoài nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên của chúng. [theo GBA] Theo các nhà khoa học, quản lý trong ngành dược nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới cần tiến hành điều tra cơ bản một cách có hệ thống và chắc chắn, hệ thống cây làm thuốc ở nước ta.Tiếp tục tổng kết lý luận và thực tiễn bảo tồn nguồn gien trong thời gian qua để phát triển các lý thuyết và phương pháp luận bảo tồn cây thuốc trong giai đoạn tới. Mở rộng mạng lưới ra các vùng sinh thái chưa có cơ sở địa diện, ngược lại cắt giảm các đơn vị trùng lắp về vùng sinh thái (thí dụ: Hà Nội chỉ cần một vườn bảo tồn - đại diện cho đồng bằng Bắc Bộ). Xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhóm, đối tượng, nhiệm vụ bảo tồn cây thuốc trong các cơ quan thành viên. Tập trung nguồn lực bảo tồn những cây có nguy cơ bị tuyệt chủng, hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, các cây quý hiếm mà không bảo tồn tràn lan, các cây thuốc di thực đã bị thoái hóa về nguồn gien. Xây dựng một đến ba vườn quốc gia cây thuốc quốc gia tại các vùng sinh thái để bảo tồn từ 60 đến 80% số cây thuốc của cả nước. Các vườn cây này phải có diện tích đủ lớn (150 - 300 ha) để bảo đảm điều kiện sinh thái và lưu giữ an toàn cây thuốc. Vườn cây thuốc quốc gia nên gắn với hoạt động du lịch nhằm có nguồn thu để có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Tăng cường nghiên cứu cơ bản các nền y học cổ truyền dân tộc. Trước mắt tập trung vào các dân tộc có lịch sử lâu đời ở Việt Nam như Thái, Chăm, Khmer, Tày, Nùng,...Xây dựng một số thương hiệu sản phẩm từ dược liệu, chỉ dẫn địa lý thông qua sự hợp tác với doanh nghiệp và địa phương. Viện Dược liệu đã nghiên cứu xác định được 134 loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng và nhân trồng được 65 loài ở các vườn dược liệu trên toàn quốc. Viện còn bảo tồn giống một số loài thuốc quý trong ngân hàng hạt, góp phần cứu vãn những quần thể cây thuốc quý còn sót lại trong tự nhiên và mở ra triển vọng tạo thêm nguồn dược liệu. Các nhà khoa học Nguyễn Tập,
  19. 10 Phạm Thanh Huyền, Lê Thanh Sơn, Ngô Đức Phương và Ngô Văn Trại ở Viện Dược liệu đã tiến hành khảo sát, thu thập các loài cần được ưu tiên bảo tồn, dựa trên các tiêu chí: loài có ranh giới, phạm vi phân bố hẹp và số lượng cá thể ít hoặc loài tiêu biểu cho một dòng tiến hóa, có mức độ khác biệt cao về di truyền. Trong số 134 loài được coi là có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta, nhóm nghiên cứu đã phân cấp mức độ ưu tiên theo ba nhóm. Nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) có 18 loài như ba gạc hoa đỏ, sâm vũ điệp, bình vôi, hoàng liên... Nhóm nguy cấp (EN) có 42 loài. Đa số các loài như sâm Ngọc Linh, mã đâu linh, hoàng tinh vòng... vốn không thật hiếm song đã bị khai thác kiệt quệ, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời chúng sẽ chuyển sang nhóm cực kỳ nguy cấp. 74 loài còn lại được xếp ở dạng sẽ bị nguy cấp (VU). Đó là các loài vốn phân bố phổ biến nhưng bị khai thác tàn phá đến mức nghiêm trọng như hà thủ ô đỏ, đẳng sâm... Những nghiên cứu về rau hoang dại ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu là rau rừng ở một vài nghiên cứu nhỏ như: Tác phẩm “Rau rừng” của tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đã nêu lên 150 loài có thể sử dụng làm rau ăn, trong đó có 56 loài có thể trực tiếp, 36 loài phải qua chế biến trong đó 15 loài nấu canh, 7 loài lấy củ, 11 loài ăn quả, 10 loài làm nước uống. Tác phẩm đã miêu tả một cách sơ bộ về hình thái, bộ phận sử dụng, cách sử dụng, phân bố của 150 loài rau rừng [5]. 2.3. Một số đặc điểm của cây rau Cải rừng tía 2.3.1. Nguồn gốc, phân bố Rau Cải rừng tía không phải là loài rau cải nhà thường thấy đem trồng trong rừng, mà nó là loài cây hoang dã trong rừng không thuộc họ Cải. Cây Cải rừng tía hay còn gọi là rau cẩn, rau bướm, hoa tím ẩn. Cải rừng tía có lá
  20. 11 mọc chụm ở mắt đất, lá có phiến hình tam giác, đầu lá nhọn, đuôi lá hình tim. Phiến lá không có hoặc có rất ít lông.Cuống lá dài bằng 2/3 phiến lá.Hoa màu trắng hoặc tím dợt. Cải rừng tía phân bổ ở ven đường, cửa rừng, nương rẫy bỏ hoang, rừng nghèo kiệt, trảng cỏ tranh, nơi có đất ẩm và ánh sáng từ bán phần dương trở lên. Phần ngọn non và lá non của Cải rừng tía có thể ăn được, vị đắng nhạt, dùng trong các món xào, luộc, nấu canh. Thực phẩm từ Cải rừng tía còn đem lại tác dụng tiêu độc chống viêm. 2.3.2. Đặc điểm hình thái cây rau Cải rừng tía Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn, gốc cứng. Lá mọc chụm lại thành hình hoa thị ở gần gốc. Phiến lá hình tam giác, dài 2,5-5cm, rộng 2- 4cm, gốc lõm hình tim, có tai hẹp, đầu nhọn, mép có răng thưa không đều; cuống lá dài 7-9cm (gấp 2-3 lần phiến); lá kèm màu nâu, mép nguyên, nhọn. Hoa mọc ở nách lá trên một cuống dài 3,5-4cm; 5 lá đài màu lục, 5 cánh hoa màu tía hay trắng. Khi hoa nở, cánh hoa uốn cong xuống như hình con bướm. Quả hình cầu, có 3 cánh. Hạt rất nhỏ, hình trứng ngược, màu nâu nhạt [6]. 2.3.3. Giá trị của cây rau Cải rừng tía Tính vị, tác dụng: Cải rừng tía có vị đắng nhạt, hơi the, tính mát; có tác dụng làm mát máu, giải độc, tiêu sưng. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở. Liều dùng 40-80g cây tươi hay 20-40g cây khô sắc uống. Ngoài dùng lá tươi giã đắp chỗ sưng đau. Đơn thuốc: Lương y Lê Trần Đức cho biết một số ứng dụng của Cải rừng tía:
nguon tai.lieu . vn