Xem mẫu

  1. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 4 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................... 5 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................. 5 4. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài ................................................................. 5 ....................................................................... 6 5. Ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng NỘI DUNG........................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG CHUNG VỀ NGƢỜI DÙNG TIN ................. 7 KHIẾM THỊ, NHU CẦU TIN CỦA HỌ VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NGUỒN TIN TRONG CÁC THƢ VIỆN HIỆN NAY .................................... 7 1.1. Thực trạng chung....................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 7 1.1.2. Ngƣời dùng tin khiếm thị trên thế giới và Việt Nam .......................................... 8 1.1.3. Nhu cầu tin và vai trò của nguồn thông tin đối với ngƣời khiếm thị ................. 9 1.1.4. Phƣơng pháp học tập và tiếp cận thông tin ....................................................... 14 1.1.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thƣ viện ............................................... 14 1.1.6. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của ngƣời khiếm thị trên hành trình tiếp cận thông tin ............................................................................................................ 21 1.2. Sách nói (Audio Books)-giải pháp tối ƣu cho ngƣời khiếm thị ............................... 22 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................. 23 1.2.2. Ý nghĩa và cơ sở phát triển .................................................................................. 23 1.2.3. Sách nói cho ngƣời khiếm thị trên thế giới và ở Việt Nam ............................... 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN TRONG CÁC THƢ VIỆN VIỆT NAM QUA KHẢO SÁT TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG HỌC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (HÀ NỘI) VÀ PHÒNG KHIẾM THỊ THƢ VIỆN HÀ NỘI.................................................................. 26 2.1. Tình hình hoạt động chung của cả nƣớc ................................................................... 27 2.2. Công tác đáp ứng nguồn tin cho ngƣời dùng tin khiếm thị tại thƣ viện trƣờng học Nguyễn Đình Chiểu và phòng khiếm thị Thƣ viện Hà Nội (47 – Bà Triệu) .................. 29 2.2.1. Giới thiệu về Thƣ viện Trƣờng học Nguyễn Đình Chiểu .................................. 29 E2.2.2. Hoạt động phục vụ học sinh khiếm thị tại thƣ viện ........................................ 30 2.3. Phòng khiếm thị Thƣ viện Hà Nội ............................................................................. 32 2.3.1. Giới thiệu chung ................................................................................................... 32 2.3.2. Hoạt động của phòng khiếm thị .......................................................................... 35 2.3.3. Công tác phát triển nguồn sách nói .................................................................... 37 2.4. Đánh giá chung: .......................................................................................................... 40 2.4.1. Ưu điểm:................................................................................................................. 40 2.4.2.Nhược điểm: ........................................................................................................... 40 CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN ........... 42 NGUỒN TIN Ở CÁC THƢ VIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI .................... 42 BÙI THỊ THẢO TRINH 1 K53 TT- TV
  2. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 3.1. Xây dựng thƣ viện dành riêng cho ngƣời khiếm thị ............................................. 43 3.2. Phƣơng hƣớng phát triển............................................................................................ 45 3.2.1. Tăng cƣờng nguồn lực thông tin ......................................................................... 46 3.2.2. Xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động phát triển thƣ viện ............................... 47 3.2.3. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣ viện ............................................ 49 3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện ...................................................................... 49 3.2.5. Hƣớng dẫn và đào tạo ngƣời dùng tin ................................................................ 50 3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá các sản phẩm và dịch vụ tới mọi đối tƣợng ngƣời khiếm thị ............................................................................................................... 52 3.2.7. Thị trƣờng hóa thông tin ................................................................................... 53 3.2.8. Thực hiện xã hội hoá công tác phục vụ người khiếm thị ....................................... 54 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 56 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 58 BÙI THỊ THẢO TRINH 2 K53 TT- TV
  3. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn các cán bộ thư viện phục trách hoạt động phục vụ người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội, cảm ơn các thầy cô giáo và học sinh trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình, cảm ơn tới các Thầy, Cô trong khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người đã luôn ở bên động viên tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn để có thể hoàn thành khóa luận và có kết quả như ngày hôm nay. Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với thời gian ngắn, cộng với trình độ và khả năng có hạn của một sinh viên, dù đã rất cố gắng song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ thư viện, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm tới đề tài này để làm cơ sở cho tác giả có thể hoàn thiện, giúp đề tài mang tính thực tiễn cao hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2012 Sinh viên Bùi Thị Thảo Trinh BÙI THỊ THẢO TRINH 1 K53 TT- TV
  4. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận “Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam – Thực trạng và phát triển” là công trình nghiên cứu của tôi có sự hỗ trợ từ Giảng viên hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các số liệu, kết quả trình bày trong Khóa luận là trung thực và có nguồn gốc cụ thể rõ ràng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 thàng 2 năm 2012 Sinh viên Bùi Thị Thảo Trinh BÙI THỊ THẢO TRINH 2 K53 TT- TV
  5. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Từ viết tắ tiếng Việt STT Từ viết tắt Từ gốc 1. CNTT Công nghệ Thông tin 2. CSDL Cơ sở dữ liệu 3. NDT Người dùng tin 4.. NCT Nhu cầu tin 5. TT - TV Thông tin – Thư viện 6. Tp - HCM Thành phố Hồ Chí Minh 7. VH – TT – DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch 2. Từ viết tắt tiếng Anh STT Từ viết tắt Từ gốc The Foundation for Resource Centrers and 1. FORCE Libraries for Print-Handicapped in Developing Countries 2. NLS The National Library Service for the Blind and Physically Handicapped 3. RNIB The Royal National Institute of Blind People BÙI THỊ THẢO TRINH 3 K53 TT- TV
  6. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống các thư viện từ trung ương tới làng xã, thư viện chuyên ngành ... đã được phát triển nhằm mục đích nâng cao nhận thức hiểu biết cho con người, giúp họ giải trí, thư giãn, phục vụ cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy, .... Chính vì vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên của các thư viện là nguồn tài liệu đã được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của con người. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra khá bức thiết trong tình hình hiện nay là các thư viện hầu như chỉ mới quan tâm phát triển nguồn tài liệu cho người sáng mắt, khỏe mạnh. Vậy đối với những người khuyết tật mà đặc biệt hơn là người khiếm thị thì sao? Họ cũng muốn được đi học, được tiếp cận trau dồi tri thức và để có được điều này thì họ đã gặp rất nhiều rào cản để tìm kiếm, sử dụng thông tin phục vụ cho học tập. Để giúp những người khiếm thị tự tin hơn vào bản thân đồng thời trở thành những người có ích cho xã hội thì mô hình phục vụ người dùng tin khiếm thị cần được quan tâm phát triển. Trước hết là sự chú trọng vào nguồn tài liệu họ cần, phương tiện giúp họ với tới nguồn tri thức nhân loại đó chính là “nguồn sách nói”. Công cuộc xóa mù chữ không chỉ dừng lại đối với những người mắt sáng mà việc xóa mù chữ cần phải được tiến hành cả ở những người khiếm khuyết về mắt. Theo số liệu thống kê cho thấy số người tàn tật liên quan đến mắt hiện nay càng tăng, gánh nặng mù lòa ngày càng gia tăng sẽ gây trở ngại lớn trong việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Do vậy, vấn đề xóa mù chữ, nâng cao nhận thức cho người khiếm thị là một vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó, sự phát triển về đời sống vật chất, tinh thần thì nhu cầu đọc sách, giải trí, hưởng thụ sản phẩm văn hóa xã hội nói chung của người mù cũng ngày càng cao nên vấn đề đòi hởi nguồn sách báo phục vụ cho họ cũng phải đa dạng và phong phú. BÙI THỊ THẢO TRINH 4 K53 TT- TV
  7. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Nhận thức rất rõ vấn đề trên đây, tôi đã chọn đề tài “Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam – Thực trạng và phát triển” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Qua phân tích và tổng hợp, đề tài đưa ra các giải pháp và phương hướng phát triển nguồn tin phù hợp và đáp ứng tối đa nhu cầu của NDT khiếm thị. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận chung: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn bản Pháp quy Nhà nước về hoạt động TT-TV. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: + Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu + Phương pháp phỏng vấn trực tiếp + Phương pháp quan sát điều tra thực tế. 4. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy nguồn tin cho người khiếm thị được các tác giả nghiên cứu và đề cập dưới nhiều góc độ và từng mức độ khác nhau. Theo hướng đề tài, có nhiều tài liệu tập trung nghiên cứu về người khiếm thị nhưng còn chung chung mang tính chất khảo sát. Gần đây, do những đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn công tác phục vụ thông tin cho người khiếm thị, nhiều đơn vị đã có một số đề tài, hội thảo nghiên cứu và trao đổi về nhiều khía cạnh khác nhau của công tác phục vụ người khiếm thị. Có thể nêu một số bài báo cáo khoa học, công trình nghiên cứu, Khóa luận tốt nghiệp của một số tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác nhau như: Báo cáo khoa học của tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên “Thư viện dành cho người khiếm thị” đăng trong Tập san Thư viện số 4 năm 2001, Hội thảo khoa học do Vụ thư viện thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và BÙI THỊ THẢO TRINH 5 K53 TT- TV
  8. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Du lịch tổ chức với nội dung về “Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị” diễn ra vào tháng 11 năm 2008, Hội nghị “Tổng kết 10 năm hợp tác giữa Việt Nam và quỹ FORCE giai đoạn 2000 – 2010” vào tháng 11 năm 2010. Bên cạnh đó là cuốn sách “Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm nang thực hành tốt nhất” do tác giả Nguyễn Thị Bắc chủ trì và biên soạn năm 2005. Tài liệu nghiên cứu về nhu cầu tin của bạn đọc khiếm thị tại thư viện Hà Nội như: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Chí Trung “Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội” năm 2011. Có thể thấy, phần lớn các đề tài, báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp cũng như các bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo chỉ đề cập một phần nào đó về việc nâng cao chất lượng và dịch vụ phục vụ người khiếm thị, khảo sát nguồn tin chứ chưa đi sâu nghiên cứu nguồn thông tin phù hợp với điều kiện sống và học tập của người khiếm thị nói riêng cũng như điều kiện kinh tế đất nước nói chung. Do đó đề tài “Nguồn tin cho người khiếm thị Việt Nam – Thực trạng và phát triển” là hoàn toàn mới, không trùng lặp với công trình nào đã công bố trước đó. 5. Ý nghĩa khoa học và khả năng ứng dụng - Về mặt khoa học: Đề tài làm rõ được NCT, khả năng đáp ứng và tầm quan trọng của nguồn thông tin đối với người dùng tin khiếm thị tại các thư viện. - Về mặt ứng dụng: Đóng góp những giải pháp cụ thể mang tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao chất lượng và số lượng nguồn tin cho người khiếm thị phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước nói chung. * * * BÙI THỊ THẢO TRINH 6 K53 TT- TV
  9. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: THỰC TRẠNG CHUNG VỀ NGƢỜI DÙNG TIN KHIẾM THỊ, NHU CẦU TIN CỦA HỌ VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NGUỒN TIN TRONG CÁC THƢ VIỆN HIỆN NAY 1.1. Thực trạng chung 1.1.1. Khái niệm Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là phương tiện quan trọng để con người giao tiếp với thế giới bên ngoài. Mắt kết hợp với các giác quan khác khiến cho con người cảm nhận sự vật một cách chân thực và sinh động nhất. Thật không may cho những người khiếm thị bởi họ đã mất đi ánh sáng của cuộc đời, mất đi thứ quý giá nhất. Đặc biệt, khi người phải chịu những khiếm khuyết đó lại là những trẻ nhỏ, khi mà cuộc sống đối với các em còn nhiều điều cần khám phá. Theo Từ điển Tiếng việt, người khiếm thị là người có khiếm khuyết về thị giác, mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn được rất kém, không rõ ràng. [12] Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “Người khiếm thị là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày.” [18] Theo Tiến sĩ Gillian Burrington - nguyên giảng viên chính Khoa Thông tin - Thư viện của Trường Đai học Bách khoa Manchester, người đã viết và điều hành nhiều chương trình tập huấn về công tác quản lý, trong đó có cả vấn đề người khuyết tật thì cho rằng: “Thuật ngữ “khiếm thị” dùng để mô tả tình trạng thị lực không thể điều chỉnh bằng kính thuốc hay phẫu thuật. Nó bao gồm những người mắc bệnh thị lực chỉ còn một phần và những người bị mù hoàn toàn. Một số người khiếm thị khó nhìn thấy những vật ngay trước mặt nhưng có thể nhìn thấy những vật trên sàn nhà hoặc ở hai bên, một số người khác lại có thể thấy rõ ràng những vật ngay trước mắt nhưng không thấy gì ở hai bên. Một số trường hợp bệnh lý có thể gây thị lực chỉ nhìn lốm đốm từng vùng, một số bệnh BÙI THỊ THẢO TRINH 7 K53 TT- TV
  10. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN lý khác ảnh hưởng đến sự nhận biết màu sắc hoặc khả năng nhận biết khoảng cách. Cũng có một số người thì rất khó khăn khi gặp ánh nắng chói chang và một số người khác có thể không nhìn thấy gì cả khi gặp ánh sáng yếu.” [11] Có thể nói rằng đây là khái niệm hoàn chỉnh nhất, bao quát nhất về người khiếm thị. Như vậy, thông qua các khái niệm, các quan điểm nêu trên, chúng ta có thể nhìn nhận rằng: người mù và người khiếm thị là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau bởi người mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối. Để chỉ chung người khiếm thị và người mù người ta thường dùng thuật ngữ người mù lòa (visually impaired) mà đôi khi còn có tên khác là người suy giảm thị lực. Vì vậy, các thư viện phải chú ý tới cả 2 đối tượng người khiếm thị này để phục vụ tốt nhu cầu tin của họ, đặc biệt là các nhu cầu về hình thức tài liệu cũng như thói quen sử dụng các sản phẩm và dịch vụ. 1.1.2. Ngƣời dùng tin khiếm thị trên thế giới và Việt Nam Theo số liệu gần đây nhất trên website chính của Bộ Y tế - Bệnh viện mắt trung ương (23/3/2011) [14], Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố: Tỉ lệ người suy giảm thị lực trên thế giới khoảng 285 triệu người, trong số đó: + 246 triệu người có thị lực kém ở mức độ vừa phải đến mức độ nặng + 39 triệu người mù. + 63% số người này có thị lực kém + 82% số người mù là ở độ tuổi trên 50 + Trong số 6 khi vực WHO trên thế giới, 73% số người bị suy giảm thị lực ở mức độ trung bình cho đến nặng và 58% số người mù thuộc khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong số những người mù và khiếm thị, có đến 90% số người mù lòa sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này. Trong buổi Lễ mít tinh lễ hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2011, với chủ đề "Thị giác toàn cầu 2020: Quyền được nhìn thấy!", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết: Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa, 1/3 BÙI THỊ THẢO TRINH 8 K53 TT- TV
  11. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. 83% người mù ở Việt Nam có thể phòng chữa được. Bệnh đục thể thủy tinh là nguyên nhân hàng đầu gây mù, chiếm tỷ lệ 66,1%, tiếp theo là các bệnh như bán phần sau nhãn cầu, bệnh glôcôm, sẹo giác mạc, teo nhãn cầu, tật khúc xạ và mắt hột... Nếu tính cả những người bị các tật về mắt như cận, viễn… thì con số này còn lớn hơn rất nhiều. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế (2008), tỷ lệ cận học đường trong học sinh thành phố chiếm tới 40,2% Theo khảo sát của dự án “Xây dựng thư viện sách nói cho người khiếm thị TamhonVietNam.net” (2009) [17], một vấn đề đặt ra và đáng lo ngại đó là tỉ lệ các bạn học sinh khiếm thị được đi học trên toàn đất nước Việt Nam chỉ vẻn vẹn 7%. Những bạn học sinh khiếm thị rất khao khát được đi học, được tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại; tuy nhiên có rất nhiều rào cản và đặc biệt là phương tiện tiếp cận tri thức bị hạn chế. Bởi trong thời đại ngày nay, việc tìm kiếm và sử dụng thông tin để phục vụ cho học tập, thực tiễn xã hội ngày càng trở nên cần thiết. Việc tiếp cận những công nghệ mới, những công cụ tìm tin hiện đại đối với cơ bản người dùng tin đại chúng còn gặp nhiều khó khăn, thì đối với những em học sinh khiếm thị càng trở nên xa lạ và khó tiếp cận. Để tạo dựng sự tự tin, kiến thức cho người khiếm thị hòa nhập với cộng đồng, kích thích sự ham muốn tìm hiểu khám phá tri thức, để họ trở thành những con người có ích cho xã hội, thì đẩy mạnh phát triển mô hình thư viện phục vụ người dùng tin khiếm thị là điều đặc biệt quan trọng. Nhất là việc phát triển nguồn thông tin phù hợp với điều kiện kinh tế chung – nhưng vẫn đáp ứng tối đa khả năng tiếp cận thông tin của đối tượng người dùng tin đặc biệt này. 1.1.3. Nhu cầu tin và vai trò của nguồn thông tin đối với ngƣời khiếm thị 1.1.3.1. Khái niệm chung về nhu cầu tin Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người. Nhu cầu tin có vai trò định hướng cho hoạt động thông tin - thư viện, BÙI THỊ THẢO TRINH 9 K53 TT- TV
  12. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN đồng thời luôn biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng của môi trường sống và nghề nghiệp của người dùng tin [10]. Vì thế, nắm vững đặc điểm nhu cầu tin sẽ góp phần định hướng công tác xây dựng và phát triển nguồn tin, nâng cao chất lượng phục vụ. Nhu cầu tin có thể chia làm 3 giai đoạn chủ yếu trong vòng đời của con người: - Nhu cầu tin ở tuổi chưa đến trường - Nhu cầu tin trong quá trình được đào tạo - Nhu cầu tin trong quá trình làm việc Trong thông tin học, người ta chia nhu cầu tin ra thành 3 nhóm chủ yếu. Đó là: Nhu cầu tin cá nhân, nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng. Nhu cầu tin cá nhân là sự phản ánh một phần cụ thể của nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng. Nhu cầu tin của tập thể và cộng đồng không tồn tại bên ngoài hoặc bên cạnh nhu cầu tin cá nhân. Như vậy, nhu cầu tin là loại nhu cầu tinh thần đặc biệt mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người và là động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 1.1.3.2. Nhu cầu tin của ngƣời khiếm thị Nhịp sống hiện đại ngày một gấp gáp, người sáng mắt đôi khi đã quên mất thói quen đọc sách. Trong một ít phút, họ có thể cập nhật thông tin qua truyền hình hay Internet nhưng với người khiếm thị, sách đã trở thành một phương tiện vô cùng quan trọng giúp họ hòa nhập với cuộc sống xã hội, là nhịp cầu giao lưu với thế giới xung quanh. Như vậy có thể khẳng định rằng sách đối với người khiếm thị là vô cùng quan trọng. Về hoàn cảnh sống và việc làm, học tập: Báo cáo của Tiến sĩ Ôn Tuấn Bảo- Giám đốc văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật ở Việt Nam về tổng quan tình hình người tàn tật Việt Nam và sự hỗ trợ của chính phủ cho biết [11]: BÙI THỊ THẢO TRINH 10 K53 TT- TV
  13. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỉ lệ: 95,85%. Số người tàn tật sống độc thân chiếm 3,31%. Tỉ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội của Nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 – 55 chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%). Người tàn tật sống lang thang là 0,62%. Người bị tàn tật đa số là do bẩm sinh, bệnh tật và tai nạn lao động. Đặc biệt, có tới 20% bị đa tàn tật (vừa câm, vừa điếc hoặc bị khiếm khuyết cả về vận động, thị giác, trí tuệ...). Sức khoẻ yếu, lại không được học hành đầy đủ (chỉ gần 6% người tàn tật học hết trình độ trung học phổ thông, trên 20% có trình độ trung học cơ sở), nên cơ hội kiếm việc làm của họ gần như không có. Đây là nguyên nhân chính khiến họ không tìm được việc làm, phải sống dựa vào gia đình và trợ cấp xã hội. Do đó, phần lớn người khuyết tật nói chung, người khiếm thị nói riêng sống cùng gia đình, một số khác sống dưới sự bảo trợ của xã hội hay sống độc thân. Ngoài trở ngại về di chuyển, giao thông,… nguyên nhân lớn nhất khiến họ chưa thể tự nuôi sống bản thân đó là chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về cuộc sống cũng như công việc. Phần lớn họ được đi học nhưng phải nghỉ sớm do điều kiện sức khỏe, không theo kịp với chương trình. Một số khác có nghị lực và quyết tâm hơn nhưng lại gặp trở ngại đó là không có những kênh thông tin phù hợp để họ học tập. Các trường học chuyên biệt cho trẻ khiếm thị hay các thư viện với nguồn tài liệu sách chữ nổi rất ít ỏi, chủ yếu là sách giáo khoa. Trong khi các em đi học chung với các trẻ bình thường cần phải nhờ bạn bè đọc giúp tài liệu rồi ghi âm vào băng, sau đó mở ra nghe và tự mình đánh máy bằng phần mềm dành cho người khiếm thị. Trình độ văn hóa và chuyên môn [11]: + Một bộ phận không nhỏ người tàn tật chưa biết chữ với tỉ lệ 35,58% chung cho toàn quốc. Riêng khu vực nông thôn là 36,9%. + Người tàn tật có trình độ văn hóa cấp I chiếm tỉ lệ 25,36%. + Người tàn tật có trình độ văn hóa cấp II chiếm tỉ lệ 21,46% và cấp III là 5,64% (đặc biệt người tàn tật ở khu vực đô thị có trình độ cấp III có tỉ lệ khá cao: 15,98%; so với khu vực nông thôn là 4,31%). BÙI THỊ THẢO TRINH 11 K53 TT- TV
  14. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN + Phần lớn người tàn tật không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 97,64%. Chỉ có một bộ phận nhỏ người tàn tật được đào tạo (công nhân kỹ thuật: 1,22%; trung học chuyên nghiệp: 90,53%; cao đẳng và đại học 0,61%). Vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho người tàn tật, khâu quan trọng nhất để tạo điều kiện cho người tàn tật có thể tham gia hòa nhập với cộng đồng ở Việt Nam còn là một nhiệm vụ rất lớn và nặng nề. Nguyện vọng của người tàn tật: Cũng theo kết quả điều tra này, trong tổng số người tàn tật được hỏi ý kiến thì: + 48,5% số người tàn tật mong muốn Nhà nước trợ cấp vốn để tự tạo việc làm + 23,9% có nguyện vọng phục hồi chức năng; + 13,56% có nhu cầu được bố trí việc làm; + 9,98% mong muốn Nhà nước thu hút vào các cơ sở bảo trợ xã hội + 4,08% có nguyện vọng được học nghề. Nếu tính gộp các nhu cầu được trợ cấp vốn để tự tạo việc làm và có nguyện vọng được đào tạo thì tỉ lệ này lên tới 66,14%. Điều này chứng minh đa số người tàn tật có ý chí vươn lên để có cuộc sống tự lập, độc lập về kinh tế và hòa nhập với cộng đồng. Trên lý thuyết, nhu cầu tin của người khiếm thị cũng giống mọi nhu cầu tin của những người dùng tin bình thường khác. Họ có nhu cầu thông tin về mọi lĩnh vực trong xã hội. Tuy nhiên với thực trạng nguồn thông tin dành cho người khiếm thị hiện nay, nhu cầu tin cấp thiết của người khiếm thị là những tài liệu mang kiến thức phổ thông, những tài liệu về khoa học thường thức, kế đó là những tài liệu dạy nghề, nghiên cứu,… Mỗi một lứa tuổi với tâm sinh lý khác nhau lại có các nhu cầu tin riêng. Trẻ em khiếm thị khao khát được cảm nhận thế giới bên ngoài, đơn giản là những mường tượng về tia nắng, ánh mặt trời,…được đi học cùng bạn bè trang lứa,…Các đối tượng khiếm thị lớn tuổi hơn luôn muốn sống không phải phụ thuộc vào gia đình, muốn có công việc phù hợp với khả năng để tự nuôi sống bản thân, giúp ích cho xã hội. Những người BÙI THỊ THẢO TRINH 12 K53 TT- TV
  15. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN già khiếm thị lại chuộng cuộc sống bình yên, hướng đến các tài liệu về văn học nghệ thuật, … Thông qua việc thu nhận ý kiến phản hồi từ một số thư viện Tỉnh, Thành, Hội người mù, Trường cho người mù, các Trung tâm và mái ấm nhà mở cho người khiếm thị qua các hoạt động trong phạm vi cả nước như Hội thảo, tập huấn, hợp tác chia sẻ nguồn lực và nhất là việc tìm hiểu bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Tp. HCM trong nhiều năm, có thể tóm tắt nhu cầu đọc của người khiếm thị như sau [11]: Về nội dung: Cũng đa dạng như các thành phần độc giả khác, tuy vậy yêu cầu nhiều nhất vẫn là sách giáo khoa phổ thông và sách học ngoại ngữ, rồi đến sách Văn học, sách về Xã hội – Chính trị, Âm nhạc, Y học cổ truyền, Tài liệu tham khảo như Từ điển, Bách khoa toàn thư, Sách giáo khoa chương trình đại học, các ngành nghề thủ công, khoa học ứng dụng như Tin học cho người mù, Tin tức nói chung. Về loại hình: Tài liệu in thông thường như sách, báo, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ... cho những người mắt kém nhưng cố gắng vẫn có thể tiếp cận được. Sách chữ nổi thường là dành cho người khiếm thị bẩm sinh, còn trẻ, rất cần thiết cho các em học sinh khiếm thị học đọc và học viết. Nhìn chung số người sử dụng chữ nổi không nhiều. Muốn đọc được chữ nổi thì phải học. Trong khi đó những người hoàn toàn khiếm thị chủ yếu là do tuổi tác, họ không học chữ nổi nữa. Người nhược thị - chiếm đa số - vẫn còn nhìn thấy được nên không cần đến chữ nổi và người mắc chứng khó đọc thì hoàn toàn không cần. Sách nói (CD, cassettes) phù hợp cho mọi người có vấn đề về mắt. Trình duyệt Web giúp người mù có thể đọc thông tin trên Website. Phương tiện hỗ trợ đọc: Máy tính và các Phần mềm chuyên dụng đọc tiếng Việt như NDC, VCL, Mata, đọc tiếng nước ngoài như Jaws, Máy đọc sách nói kỹ thuật số Victor Reader, Máy cassettes, Máy trợ thị SmartView. BÙI THỊ THẢO TRINH 13 K53 TT- TV
  16. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN 1.1.4. Phƣơng pháp học tập và tiếp cận thông tin Về phương diện học tập và tiếp cận thông tin của người khiếm thị ở môi trường trường học, ta có thể thấy sự tham gia của hai yếu tố chủ chốt: Người hướng dẫn, giảng dạy và người khiếm thị. Đối với người hướng dẫn, giảng dạy: Khi truyền đạt thông tin, khác với truyền đạt với trẻ thông thường, các giáo viên phải sử dụng lời nói nhiều hơn là viết lên bảng. Với các môn xã hội thì không có gì đáng ngại, nhưng với các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, việc truyền đạt lời nói sao cho các em hiểu là vô cùng khó khăn. Nhất là khi giải thích các ký hiệu, hình học không gian, công thức hóa học, phản ứng vật lý,... Khó khăn hơn cả là làm thế nào để biết được các em đã hiểu bài chưa khi tiến hành làm bài kiểm tra hay kiểm tra bài cũ do đa số các giáo viên còn chưa biết chữ Braile. Tại các thư viện, cán bộ thư viện hầu hết phải trực tiếp làm việc với người dùng tin khiếm thị để biết được nhu cầu tin của họ. Đôi khi có thể phân tích, tổng hợp thông tin khai thác được để xác định chính xác nhu cầu tin mà người khiếm thị cần. Đối với học sinh khiếm thị: Khi ở trên lớp, các em tiếp cận thông tin bằng cách chăm chú lắng nghe bài giảng của giáo viên, sau đó ghi chép lại bằng cách dùng bút sắt đâm sâu vào từng trang bìa cứng, để tạo ra những trang viết chữ nổi. Do đó, có thể các em sẽ chỉ tập trung vào việc “viết” chữ làm sao cho chuẩn mà quên mất việc học và hiểu bài trên lớp, trong khi lúc về nhà, chất lượng bài giảng các em “chép” được đã giảm đi ít nhiều. Đối với việc đọc - hiểu người khiếm thị dùng “đôi tay thay cặp mắt” giống như một số hoạt động khác. Điều đó cũng là một cản trở lớn đối với việc tiếp cận thông tin của người khiếm thị một cách toàn diện. 1.1.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thƣ viện Theo Pháp lệnh Thư viện Số: 31/2000/PL-UBTVQH10, tại Chương II Điều 6 có quy định “Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng BÙI THỊ THẢO TRINH 14 K53 TT- TV
  17. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”. Vậy nguồn tài liệu hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của người khiếm thị theo đúng pháp lệnh của nhà nước hay chưa? 1.1.5.1. Các sản phẩm dành cho ngƣời khiếm thị Theo khảo sát của tác giả Nguyễn Thị Bắc năm 2005 trong cuốn “Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm nang thực hành tốt nhất” [11], các sản phẩm thông tin dành cho người khiếm thị hiện nay bao gồm: Sách chữ nổi là loại tài liệu đầu tiên mà người khiếm thị có thể tiếp cận được sử dụng hệ thống các ký hiệu Braile. Hệ thống chữ Braille được đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ XIX . Mẫu kí hiê ̣u Braille cho người mù ở nước ta sử dụng từ trước đến nay có sự không thống nhất giữa các miền và các trường . Nguyên nhân là do mẫu chữ Braille vào Viê ̣t Nam nguyên bản là tiế ng La -tinh. Vì thế có những chữ có trong bảng chữ cái tiế ng Viê ̣t mà tiế ng La -tinh không có như chữ Â , Đ, Ê, Ô cho nên các trường khiế m thi ̣ở các điạ phương tự nghi ̃ ra cách kí hiệu theo đặc thù riêng để dùng cho trường mình . Điề u đó dẫn đế n viê ̣c người khiế m thi ̣của mi ền Bắc thì không đọc được chữ trong sách của miền Trung, miề n Nam và ngươ ̣c la ̣i gây nhiề u khó khăn cho người khiế m thi ̣̀ trong viê ̣c giao lưu, hô ̣i nhâ ̣p. Đầu sách braille dành cho người khiếm thị hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay và không một quầy sách nào bán. Trong khi đó, được đọc sách luôn là niềm hạnh phúc đối với những người khiếm thị. Cho đến nay, loại sách đặc biệt này chỉ được xuất bản và lưu hành nội bộ. Có rất nhiều lý do, nhưng trước hết, đó là nước ta chưa có một cơ sở nào xuất bản, in ấn sách braille cho người khiếm thị như một nhà xuất bản chính thống. Những cuốn sách chữ nổi hiếm hoi có được là do các cơ sở có nhu cầu tự “xuất bản”, tất nhiên được sự cho phép của Nhà nước. Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, song các cơ sở trên gặp nhiều khó khăn trong việc cho ra đời loại sách đặc biệt này. Trên thực tế, sách braille chủ yếu là các sách giáo BÙI THỊ THẢO TRINH 15 K53 TT- TV
  18. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN khoa phục vụ cho học sinh khiếm thị. Các sách tham khảo, sách văn hóa, giải trí thông thường rất ít và hầu như không có. Hình thức xuất bản thực chất là dịch từ sách giáo khoa thông thường sang chữ braille. Theo chủ trương của Bộ GD và ĐT, các em khiếm thị học hòa nhập cùng các em sáng mắt chung một chương trình phổ thông, tuy nhiên do chưa có một chương trình học biên soạn riêng cho đối tượng đặc biệt này nên các trường đã tự tổ chức dịch từ sách giao khoa thường thành sách chữ nổi. Việc dịch sách này không hề đơn giản, nhất là đối với các môn tự nhiên và thậm chí vất vả hơn nhiều so với việc dịch sách ngoại ngữ; ví dụ như sin, cos, tang… do không có sự thống nhất cụ thể về cách dịch các công thức nên mỗi trường lại có một cách dịch khác nhau. Còn việc đóng sách thành từng quyển chữ nổi thì nguyên liệu giấy sử dụng rất đắt tiền. Giấy phải cứng, dày và dai. Máy in cũng vậy, trung bình, 5 trang chữ braille mới bằng một trang chữ thường. Vì thế, việc sản xuất loại sách này rất tốn kém. Báo chữ nổi : Từ trước đến này, người mù chỉ có một tờ báo chuyên dụng có tên là "Đời mới". Tờ báo được phát đến tận Tỉnh hội, Phường hội, tới tay từng hội viên và những người mù, giúp họ hoà nhập hơn với đời sống cộng đồng, tạo cho họ một... cuộc sống mới. Báo ra đời đã được 33 năm. Ban đầu chỉ là tờ nội san lưu hành nội bộ với số lượng rất nhỏ do kinh phí hạn hẹp. Đến năm 1988, "Đời mới" chính thức được đăng ký như một tờ tạp chí trong hệ thống báo chí. Năm 1992 ra thêm bản in chữ thường và "tờ" "Đời mới" truyền thanh (được in sao ra băng cát-sét). Có những dịp kỷ niệm quan trọng cần tuyên truyền và cần có tiếng nói ủng hộ của các cấp ngành, tờ bản in chữ thường mới được xuất bản. Còn định kỳ, tháng chẵn các hội viên có "tờ" chữ nổi, tháng lẻ có "tờ" truyền thanh. Sách nói: Có nhiều tổ chức nhà nước hay cơ quan từ thiện trên cả nước tổ chức phát hành sách nói nhằm giải quyết phần nào nhu cầu học tập và giải trí cho người mù và khiếm thị trong cộng đồng như các thư viện Tỉnh thành, mái ấm, nhà mở và các trung tâm đặc biệt. Nổi bật nhất là Hội Người mù Việt Nam cùng với Hội Phụ nữ phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng phòng BÙI THỊ THẢO TRINH 16 K53 TT- TV
  19. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN băng sách nói và sản xuất băng (sách nói). Hội Phụ nữ từ thiện TP. Hồ Chí Minh đã khắc phục bằng cách “xuất bản” sách nói: đọc Sách giáo khoa thường thu vào băng casset và sao nhiều bản đối với bộ sách từ lớp 1 đến lớp 11. Các loại tài liệu khác thì có một số nhà kinh doanh băng đĩa phát hành, đa số là sách giải trí cho trẻ em như chuyện cổ tích. Tin tức trên đài phát thanh, truyền hình: Theo kết quả điều tra của thư viện Tp. HCM (2004), đa số người mù và khiếm thị theo dõi tin tức trên đài phát thanh truyền hình để cập nhật thông tin hàng ngày. Một vài năm gần đây với xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào dịch vụ và sản phẩm phục vụ cuộc sống, đã có những gương điển hình hiệp sĩ công nghệ thông tin thiết kế những chương trình ứng dụng mới để hỗ trợ cho người mù và khiếm thị. Có nhiều dự án đem công nghệ kỹ thuật mới để cải thiện chương trình phục vụ người mù và khiếm thị Ứng dụng công nghệ phục vụ nhu cầu thông tin của người khiếm thị, nổi bật như: Sách nói kỹ thuật số: Từ tháng 10 năm 2003, Thư viện Hà Nội đã phát hành và phân phối sản phẩm sách nói dạng DAISY – dạng sách nói giúp người mù sử dụng như cách đọc của người sáng, có thể dừng, chọn lại, định vị bất cứ câu, dòng, đoạn hay phần chương nào của một cuốn sách. Chủ đề tài liệu về khoa học thường thức, Khoa học Xã hội, Sách thiếu nhi, Văn học hiện đại, Văn học dân gian, Y học, Tâm lý, Giáo dục, Nông nghiệp, Văn hóa Xã hội. Sản phẩm được phân phối cho toàn bộ hệ thống thư viện Tỉnh thành trên toàn quốc, Hội người mù. Hiện tại, một studio mới được thành lập hướng vào mục tiêu sản xuất chuyển dạng sách giáo khoa và giáo trình cho học sinh, sinh viên. Mục lục tra cứu : Một số thư viện Tỉnh, Thành phố cũng đã thiết kế trình tra cứu VIOPAC để người mù và khiếm thị có thể truy cập cơ sở dữ liệu nguồn lực chung của thư viện và mục lục điện tử này có phân hệ hỗ trợ người khiếm thị dễ dàng tiếp cận thông tin thư mục để tự chọn bất kỳ tài liệu nào họ quan tâm và cần sử dụng. BÙI THỊ THẢO TRINH 17 K53 TT- TV
  20. NGUỒN TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN Các phần mềm chuyển dạng tài liệu hay từ điển điện tử, trình duyệt web dành cho người mù: Đã có những ứng dụng khác như Bộ từ điển điện tử Matta Anh Việt – Việt Anh, phần mềm Jaws, Duxbury giúp xử lý thông tin tiếng Anh; phần mềm NDC, VCL… giúp xử lý thông tin tiếng Việt đã được thiết kế và ứng dụng phổ biến trong các trung tâm tin học phục vụ người mù và khiếm thị. Gần đây, phần mềm Vì người mù Việt Nam (VMV) ra đời. Phần mềm này có một số chương trình ứng dụng dành cho người khiếm thị như: Máy tính điện tử, Đồng hồ điện tử, Lịch âm dương, Xplayer (giúp nghe nhạc), Thông tin hệ thống, Quản lý tập tin... và một số tài liệu hướng dẫn việc học tin học, sử dụng máy tính, sách, truyện... VMV cũng là phần mềm miễn phí, bổ sung thêm nhiều ứng dụng vào danh sách các ứng dụng công nghệ thông tin dành cho người khiếm thị. Năm 2003, Dự án "Thiết kế Trình duyệt Web cho người mù Việt Nam" của Trung Tâm Sao Mai được tài trợ $10.000 USD của Ngân hàng Thế giới và $1.750 USD từ tổ chức Enfant Du Vietnam và của Hội Cứu Trợ Trẻ em tàn tật Tp. HCM hơn $2.200. Công ty Scitec chịu trách nhiệm thiết kế kỹ thuật cho phần mềm này. Toàn bộ chi phí cho dự án là $14000 USD. Vào tháng 10/2003 các phiên bản đầu tiên của trình duyệt đã hoàn tất, kỷ nguyên tiếp cận web đã mở ra cho người mù Việt Nam. Hiện nay các chức năng bao gồm: Đọc các trang html tiếng Việt, đọc phần nội dung và cả một số chi tiết về cấu trúc trang như thông báo các thành phần liên kết (link), bảng (table), biểu mẫu (form), danh sách (list), tiêu đề (heading). Trình duyệt Sao Mai có thể đọc đủ các phần tử (item) của một biểu mẫu. Tuy nhiên việc điền thông tin vào biểu mẫu vẫn còn hạn chế. Người dùng có thể tiện lợi khi điền các biểu mẫu có ít phần tử. Với các biểu mẫu có nhiều phần tử hiện thời trình duyệt hỗ trợ chưa thuận tiện lắm; tiếp đến là Nhận dạng mã chữ: trình duyệt hỗ trợ các trang viết bằng mã VNI và Unicode dựng sẵn, hiện chưa hỗ trợ mã unicode tổ hợp. BÙI THỊ THẢO TRINH 18 K53 TT- TV
nguon tai.lieu . vn