Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HOÀI NAM “NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HOÀNG ĐẰNG-(FIBRAUREA TINCTORIA LOUR) TRỒNG NĂM THỨ 3 TẠI XÃ THÔNG THỤ, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNHNGHỆ AN ’’ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : STBT & ĐDSH Lớp : K46 – STBT Khoa : Lâm nghiệp Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HOÀI NAM “NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG VÀ KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HOÀNG ĐẰNG-(FIBRAUREA TINCTORIA LOUR) TRỒNG NĂM THỨ 3 TẠI XÃ THÔNG THỤ, HUYỆN QUẾ PHONG, TỈNHNGHỆ AN ’’ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : STBT & ĐDSH Lớp : K46 – STBT Khoa : Lâm nghiệp Giảng viên hướng dẫn : TS. HỒ NGỌC SƠN Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày…tháng… năm 2018 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học Nguyễn Hoài Nam XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu đề tài sinh trưởng của cây Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria Lour trồng năm thứ 3 tại xã Thông Thụ huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An , em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, nhân dân địa phương nơi nghiên cứu đề tài. Trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi đến thầy Hồ Ngọc Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Cuối cùng em xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên của UBND xã Thông Thụ và gia đình ông Nguyễn Đức Huy ở Bản Ăng xã Thông Thụ đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoài Nam
  5. iii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài..................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ............................................................................. 2 1.3.3. Ý nghĩa trong học tập ............................................................................... 2 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ....................................... 3 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: .......................................................... 3 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: ............................................................ 5 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................ 11 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.................................................. 11 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 16 3.1 Đối tượng .................................................................................................... 16 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 16 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................... 16 3.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 16 3.2.1. Các biện pháp chăm sóc ......................................................................... 16 3.2.2. Đánh giá sinh trưởng .............................................................................. 16 3.2.4. Tình hình sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ cây Hoàng đằng trồng năm thứ 3 ................................................................................................. 16
  6. iv 3.2.5. Đề xuất 1 số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây Hoàng đằng trồng tại khu vực nghiên cứu. ................................................ 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 17 3.3.1. Phương pháp kế thừa số liệu................................................................... 17 3.3.2. Phương pháp điều tra sinh trưởng của Hoàng đằng ............................... 17 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 22 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........................................ 23 4.1. Chăm sóc Hoàng đằng ............................................................................... 23 4.2. Sinh trưởng của cây Hoàng đằng năm thứ 3 ............................................. 25 4.2.1.Kết quả sinh trưởng đường kính: ............................................................. 25 4.2.2. Kết quả sinh trưởng chiều cao ............................................................... 27 4.2.3. Kết quả động thái ra lá nón ..................................................................... 28 4.2.4. Kết quả tỷ ra chồi cây Hoàng đằng......................................................... 29 4.3. Tỷ lệ sống, chất lượng và tỷ lệ ra mầm của cây Hoàng đằng:................... 31 4.3.1. Tỷ lệ sống................................................................................................ 31 4.3.2. Chất lượng cây Hoàng đằng: .................................................................. 31 4.4. Tình hình sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ cây Hoàng Đằng trồng năm thứ 3 ................................................................................................. 32 4.4.1. Kết quả thành phần sâu hại và mức độ gây hại với cây Hoàng Đằng tuổi 3: ........................................................................................... 32 4.4.2. Kết quả thành phần bệnh hại và mức độ gây hại với cây Hoàng Đằng tuổi 3 : .......................................................................................... 34 4.5. Đề xuất các biện pháp chăm sóc, phong trừ sâu bệnh hại cho cây Hoàng đằng :........................................................................................ 35 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 36 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 36 5.2 Kiến nghị..................................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 38
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NĐ-CP Nghị định Chính phủ QĐ-TTg Quyết định Thủ tướng NXB Nhà xuất bản VQG- KBTTN Vườn quốc gia- khu bảo tồn thiên nhiên OTC Ô tiêu chuẩn BVTV Bảo vệ thực vật
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Làm cỏ cho cây Hoàng đằng ............................................................ 23 Hình 4.2: Phát dọn, tỉa thưa cho cây Hoàng đằng ............................................ 24 Hình 4.4: Biểu đồ sinh trưởng đường kính gốc trung bình cây Hoàng đằng ... 26 Hình 4.5: Biểu đồ sinh trưởng chiều cao trung bình cây Hoàng đằng ............. 27 Hình 4.6 : Biểu đồ động thái ra lá cây trung bình Hoàng đằng ........................ 28 Hình 4.7: Lá non cây Hoàng Đằng ................................................................... 29 Hình 4.8: Biểu đồ tăng trưởng của chồi............................................................ 30 Hình 4.9: Chồi non cây Hoằng đằng ................................................................ 30 Hình 4.10. Lá cây Hoàng đằng bị sâu hại ......................................................... 33 Hình 4.11. Bệnh đốm lá cây Hoàng đằng ......................................................... 34
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: : Phiếu đo đếm cây sống, sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao vút ngọn, chất lượng và động thái ra lá , ra chồi cây Hoàng đằng .............19 Bảng 3.2. Phiếu theo dõi sâu hại lá .............................................................................20 Bảng 3.3. Phiếu theo dõi bệnh hại lá ..........................................................................21 Bảng 4.1: Sinh trưởng đường kính trung bình cây Hoàng đằng .................................26 Bảng 4.2: Sinh trưởng chiều cao trung bình cây Hoàng đằng theo các tháng ............27 Bảng 4.3: Động thái ra lá cây Hoàng đằng .................................................................28 Bảng 4.4: Tỷ lệ ra chồi non cây Hoàng đằng..............................................................32 Bảng 4.5: Chất lượng sinh trưởng cây Hoàng đằng ...................................................31 Bảng 4.6: Thành phần sâu hại .....................................................................................32 Bảng 4.7. Tính R% mức độ hại của sâu ......................................................................32 Bảng 4.8: Thành phần bệnh hại ..................................................................................34 Bảng 4.9: Tính R% mức độ bệnh hại lá ......................................................................34
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Quế Phong là huyện miền núi vùng cao, biên giới của tỉnh Nghệ An. Ở đây đời sống người dân còn thấp phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên rừng. Trước sự khai thác bữa bãi của người dân đã khiến đa dạng sinh học ở đây suy giảm nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng đặc biệt là các loại cây thuốc quý như: chè hoa vàng, Hoàng đằng,... Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, phân bố khá rộng ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở nước ta, Hoàng đằng thường phân bố trong các trạng thái rừng thứ sinh ở các tỉnh miền núi từ Bắc vào Nam với độ cao dưới 1.000m so với mực nước biển. Do có nguy cơ bị tuyệt chủng nên loài cây này đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam từ năm 1996 (thuộc nhóm IIA) cần phải bảo vệ (theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP). Rễ và thân Hoàng đằng là một trong những vị thuốc được dùng nhiều trong y học cổ truyền để chữa các chứng viêm tấy, lỵ trực trùng, lở ngứa, mụn nhọt, sốt da vàng, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hoá. Ngoài ra, Hoàng đằng còn là nguyên liệu chiết xuất Palmatin làm thuốc nhỏ mắt hoặc tổng hợp thuốc an thần. Trong tự nhiên, loài cây này trước đây rất phong phú, nhưng do khai thác quá mức và liên tục trong nhiều năm, cùng với việc phát nương làm rẫy nên đã bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng.Vì vậy, việc nghiên cứu nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển loài Hoàng đằng là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây Hoàng đằng như: yếu tố đất đai,khí hậu, con người…..Để biết được những yếu tố nào phù hợp nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tới mức tối đa nhất : “Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây Hoàng đằng-Fibraurea tinctoria Lour trồng năm thứ 3 tại xã Thông Thụ huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An ’ là rất cần thiết.
  11. 2 1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Xác định các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây Hoàng đằng tuổi 3. Đánh giá khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh hại của cây Hoàng đằng tuổi 3 tại Nghệ An 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Bổ sung thêm kiến thức hiểu biết về đặc điểm đặc tính của cây Hoàng đằng ở tuổi 3 Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. 1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn Việc nghiên cứu sự sinh trưởng của Hoàng đằng làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kĩ thuật chăm sóc và một số giải pháp bảo tồn loài 1.3.3 Ý nghĩa trong học tập Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu trong học tập. Giúp cho sinh viên củng cố lại toàn bộ các kiến thức đã học, áp dụng vào thực tiễn giúp cho sinh viên nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp. Giúp cho sinh viên biết các triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học, phương pháp đo đếm, thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết và cách trình bày một bài báo cáo khoa học. Thông qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên có điều kiện học hỏi những kiến thức thực tiễn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân để thực hiện tốt công tác sau này.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học Cây Hoàng đằng nằm trong Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm IIA) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 [13] của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Hoàng đằng Sách đỏ Việt Nam (1996) [3] mô tả Hoàng đằng là loài có thể tái sinh chồi trên thân già và ở rễ vào mùa xuân. Hiếm gặp cây cái, do có khả năng tái sinh bằng hạt hiếm hoi. Cây sống dưới tán rừng thứ sinh, ở độ cao 10 - 200 m. Mọc trên đất cát lẫn đất đá. Cây ưa ẩm. Cây đang bị khai thác quá mức để làm nguyên liệu chế biến dược liệu, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Ðây là cơ sở để gây trồng cây Hoàng đằng nhằm phát triển và bảo tồn nguồn gen cây rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Cây Hoàng đằng nằm trong Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm IIA) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 [13] của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Hoàng đằng Sách đỏ Việt Nam (1996) [3] mô tả Hoàng đằng là loài có thể tái sinh chồi trên thân già và ở rễ vào mùa xuân. Hiếm gặp cây cái, do có khả năng tái sinh bằng hạt hiếm hoi. Cây sống dưới tán rừng thứ sinh, ở độ cao 10 - 200 m. Mọc trên đất cát lẫn đất đá. Cây ưa ẩm. Cây đang bị khai thác quá mức để làm nguyên liệu chế biến dược liệu, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Ðây là cơ sở để gây trồng cây Hoàng đằng nhằm phát triển và bảo tồn nguồn gen cây rừng quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao. 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Hoàng Tích Huyền (2011) [8], Chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm
  13. 4 cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm dược tính mạnh nguồn gốc từ thực vật. Ở Madagsaca người ta dùng cây Hồng hoa (Catharanthus roseus) để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỉ lệ sống của trẻ em. Lê Tùng Châu, Nguyễn Văn Tập (1996) [4], Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của từng loài cây thuốc và bản chất hoá học của dược liệu được quan tâm trên quy mô rộng lớn. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng sinh là một trong những yếu tố miễn dịch tự nhiên. Tác dụng kháng khuẩn là do các hợp chất tự nhiên hay gặp: Sulfua, saponin (Allium odium); becberin (Coptis chinensis Franch); tamin (Zizyphusjụuba Miller). Mỗi loài cây với từng công năng tác dụng, ở mỗi địa phương lại được sử dụng riêng theo một bản sắc dân tộc. Lý Văn Chính (2013) [5], Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ - Malaixia, Tây Phi chứa đựng kho tàng cây cỏ khổng lồ cũng như giàu có về tri thức sử dụng, có tiềm năng lớn trong nghiên cứu và phát triển dược phẩm mới từ cây cỏ Tran Cong Khanh và cs (2002) [18], Ở Trung Quốc, ngoài nền y học cổ truyền chính thống của người Hán (Trung Y), các cộng đồng không phải người Hán, với dân số khoảng 100 triệu người, cũng có các nền y học riêng của mình, gọi là y học dân tộc cổ truyền (Traditional Ethno- medicine) sử dụng khoảng 8.000 loài cây cỏ làm thuốc. Trong đó, có 5 nền y học chính là y học cổ truyền Tây Tạng (sử dụng 3.294 loài), Mông Cổ (1.430 loài), Ugur, Thái (800 loài). - Nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Hoàng đằng trên thế giới Gao-Xiong Rao và cs (2009) [19], khi nghiên cứu về các thành phần hóa học của cây Hoàng đằng bằng phương pháp phân tích quang phổ cho thấy các alkaloid mới từ cây Hoàng đằng đã được xác định là 1,2-methylenedioxy-8- hydroxy-6a (R)- aporphine. Thân của cây Hoàng đằng là một loại thảo dược chống nấm có hiệu quả.
  14. 5 Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) đã được nghiên cứu các hoạt chất chống viêm chống ôxy hóa, ngăn cản sự phân bào (Furanoditerpene glucosides). Theo Irokawa và cộng sự (Phytochemistry, 1986) đã phát hiện trong Hoàng đằng có 3 diterpenglycosist là tenophylloside 3, fibleucinoside 4 và fibraurinoside 5. Trước đó một số tác giả đã phát hiện 2 diterpen khác là fibleucine 1 và fibraucine 2, có tác dụng ức chế đối với các bệnh do vi trùng gây ra. Hoàng đằng có tên trong phần những cây thuốc và vị thuốc chữa lị trực trùng. Trong Hoàng đằng chủ yếu là palmatin với tỷ lệ 1-3,5%. Ngoài ra, còn có một ít jatrorrhizin, columbamin. + Công dụng, tầm quan trọng của alkaloid và nguyên liệu chứa alkaloid WWF (1993) [20], Alkaloid nói chung là những hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh, có nhiều chất rất độc. Tác dụng của alkaloid thường khác nhau và tác dụng của các nguyên liệu thu hái không phải bao giờ cũng giống alkaloid tinh khiết. Ở đây ta chỉ nhìn một cách tổng quát đồng thời không bỏ qua các tác dụng khác nhau gây ra với liều điều trị và độc. Nhiều alkaloid có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương gây ức chế mocphin, codein, scopolamin, reserpin hoặc gây kích thích strychnin, cafein, lobelin. Nhiều chất tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm gây kích thích ephedrin, hordenin, các chất làm liệt hệ thần kinh giao cảm ergotamin, yohimbin hoặc kích thích phó giao cảm philocarpin, eserin; có chất gây liệt phó giao cảm như hyoscyamin, atropin; có chất phóng bế hoạch giao cảm như nicotin, spartein, conin. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước: Hoàng đằng còn có tên gọi khác như Hoàng liên đằng, dây vàng giang, Nam hoàng liên.Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria, hay Fibraurea recisa), Trên thế giới phân bố từ Ấn Độ, Malaysia, Lào, Campuchia, Philippines, Indonesia. Ở nước ta gặp tại các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế (Hốt Mít), Đà Nẵng (Liên Chiểu), Quảng Nam (Đại Lộc, Trà My),
  15. 6 Phú Yên (Sông Cầu), Khánh Hòa (Nha Trang), Kom Tum (Đăk Gle, Sa Thầy), Lâm Đồng (Đan Kia, Bảo Lộc). Cây sống dưới tán rừng thứ sinh ở độ cao 10- 200m, mọc trên đất hoặc trên đất lẫn đá, cây ưa ẩm. Cây mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát, ở thung lũng, bờ suối ven [2]. Sách đỏ Việt Nam (1996) xếp Hoàng đằng ở tình trạng cấp V (sẽ nguy cấp). Khu phân bố bị thu hẹp do nạn phá rừng và khai thác bừa bãi gây nên. Danh mục đỏ Việt Nam phân hạng Hoàng đằng ở hạng VU a1b, c, d. Cơ sở phân hạng: loài tuy có phân bố không hẹp nhưng khu phân bố tại nhiều điểm rừng bị chặt phá nghiêm trọng. Cây cũng bị khai thác lấy nguyên liệu làm thuốc. Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm phá rừng tại khu vực này và có kế hoạch luân chuyển để cây kịp tái sinh.Theo Quốc Khánh (2011) [10]. Trong số các tỉnh miền Trung, Quảng Bình là địa phương có rừng che phủ thuộc loại cao. Song kể từ khi cơn sốt Hoàng đằng lan đến Quảng Bình, thì những khoảnh rừng cấm bắt đầu bị hạ sát để tìm Hoàng đằng. Hầu hết người dân đi tìm Hoàng đằng đều không biết Hoàng Đằng dùng làm gì, nhưng thấy bán được với giá cao nên đổ xô đi tìm. Tất cả thân cây, rễ, lá Hoàng đằng đều được các tiểu thương mua với giá cao; sau đó, Hoàng đằng được bán sang Trung Quốc để làm thuốc bắc. Theo Đỗ Tất Lợi [12] Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam Hoàng đằng dùng để thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu tiện, chữa đinh nhọt, nóng tím, viêm ruột cấp tính, đau họng, viêm kết mạc, đau mắt và bệnh hoàng đảm, chữa lị, thân và lá sắc uống chữa đau lưng. Hoàng đằng còn làm nguồn nguyên liệu chiết xuất palmatin. Trong Hoàng đằng, rễ cây của nó được mua với giá cao nhất; chính vì vậy, người ta tìm mọi cách để lấy rễ, để lấy được rễ Hoàng đằng, người ta phải triệt hạ các loài cây rừng khác rộng hàng chục mét vuông. Sau khi khai thác được Hoàng đằng người dân bán cho thương lái ngay tại cửa rừng với giá khoảng 5.000-10.000 đồng/1kg, sau đó được đi tiêu thụ với giá khoảng 17.000 – 18.000 đồng /1kg. Trước nạn khai thác bừa bãi Hoàng đằng, chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, năm 2009 đã bắt giữ 60.458kg Hoàng đằng.
  16. 7 Ngọc Lý (2010) [11] Trung tâm tư vấn, quản lý bền vững tài nguyên và phát triển văn hóa cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) đã đến khảo sát tình hình cây dược liệu tại Lạng Sơn và cảnh báo về sự cạn kiệt nguồn thuốc nam. Hiện nay, tổ chức này đã sưu tầm các cây thuốc quý để bảo tồn tại các khu vườn thuốc nam ở các địa phương. Tuy nhiên, nhiều cây thuốc quý cũng rất khó tìm kiếm và nhân giống. Nếu các cấp chính quyền không có chính sách bảo vệ, ngăn chặn kịp thời thì không bao lâu nữa, nguồn dược liệu quý ở vùng Đông Bắc sẽ không còn. Quyết định số 1976/QĐ-TT ngày 30-10-2013 [15] của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, việc bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên bao gồm: Quy hoạch các vùng rừng, vùng có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng dược liệu trọng điểm, bao gồm: Tây Bắc, Đông Bắc (trong đó có tỉnh Thái Nguyên), Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm; xây dựng 5 vuờn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái; phấn đấu đến nãm 2020 bảo tồn được 50% và đến năm 2030 là 70% tổng số loài duợc liệu của nước ta. Về việc phát triển trồng cây dược liệu: Quy hoạch phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh truởng, phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến nãm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước… Đối với vùng Tây Bắc nói chung và các tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau nói riêng, nhiều nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng các loại cây dược liệu quý, có hiệu quả kinh tế cao, chính vì vậy, cần có nhiều vùng quy hoạch trồng cây dược liệu để khai thác, phát triển tốt những lợi thế. Theo Viện Dược liệu (2004) [16], Hoàng đằng nằm trong số 930 loài cây dược liệu đã được điều tra thu thập tại tỉnh Thái Nguyên. Năm 2013 đã tiến hành
  17. 8 thu thập mẫu giống và lưu giữ bảo tồn nguồn gen của 14 loài, bước đầu cho thấy khả năng sinh trưởng tương đối khả quan, thích ứng với điều kiện sinh thái. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở việc thu thập và lưu giữ nguồn gen quý này, rất cần những nghiên cứu chuyên sâu nhằm phục vụ khai thác và phát triển nguồn gen cây Hoàng đằng có hiệu quả, giúp ổn định nguồn dược liệu và phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Hoàng đằng tại Việt Nam Các nhà khoa học đã tiến hành chiết xuất Palmatin từ cây Hoàng đằng.Qua thử dược lý, 2 loại thuốc này không độc, không gây ra các tác dụng phụ, được Bộ Y tế cho phép sử dụng ngay 2 loại thuốc này ở Hà Sơn Bình(cũ), Hải Phòng, Hải Hưng(cũ), Hà Nam Ninh(cũ), Thái Nguyên…Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng đã trực tiếp sử dụng codanxit và palmatin cho chính mình và cho các bệnh nhân ở bệnh viện Việt Đức,đã xác định thuốc có hiệu quả tốt.Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế,bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng cũng đã sử dụng Codanxit và xác định thuốc có hiệu lực trị lỵ.Nhờ có hai loại thuốc này, dịch lỵ nguy hiểm và phức tạp ở miền Bắc trong những năm trước đây đã được dập [16]. Việc nghiên cứu sản xuất thành công ở quy mô lớn các chất codanxit và palmatin của trường Đại học Dược và xí nghiệp dược phẩm Trung ương 2 Hà Nội và tiếp đó là quy mô sản xuất đại trà palmatin từ cây Hoàng đằng của nhiều xí nghiệp dược phẩm đã cung cấp thuốc phòng chống dịch lỵ dùng trong nước và xuất khẩu.Các sản phẩm này có hiệu lực tốt, dùng an toàn,giá thành rẻ.Codanxit và palmatin còn có tác dụng tốt chữa bệnh tiêu chảy và điều trị viêm đại tràng, nhất là phòng tiêu chảy khi ăn hải sản[16]. Trước đây,người ta chỉ biết đến Hoàng đằng và palmatin được dùng chủ yếu để trị những bệnh tiêu hóa như kiết lỵ,tiêuchảy...,nhưng giờ đây người ta lại biết đến palmatin-thành phần chính của cây Hoàng đằng có khả năng ức chế sự di căn ung thư của tế bào mang tên LLC.Kết quả này đã đặt nền móng và đem đến những hy vọng mới cho những người mắc phải căn bệnh nan y này.
  18. 9 Nguyễn Hồng Phong(2012)[14],khi nghiên cứu kiến thức bản địa nguồn tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.Kết quả nghiên cứu cho thấy Hoàng đằng được sử dụng thân, rễ phơi khô, sắc uống để chữa trị các chứng bệnh kiết lỵ, đau bụng, bí tiểu... Một số nghiên cứu kỹ thuật nhân giống gây trồng cây Hoàng đằng ở Việt Nam: Theo Trần Ngọc Hải và cs(2008) [7],cây Hoàng đằng có thể nhân giống bằng hạt và giâm hom. Đối với nhân giống bằng hạt vào tháng 8-9 khi quả bắt đầu chín có màu vàng nhạt đến vàng đậm thì tiến hành thu hái quả.Sau khi thu hái không cần bỏ vỏ có thể phơi trong bóng râm từ 1-2 ngày cho quả chín đều.Sau đó đem gieo quả lên luống đất hoặc cát đến khi hạt nảy mầm thì đưa vào trong bầu đất để tiện cho việc mang đi trồng sau này.Nhân giống bằng phương pháp giâm hom sau khi cắt các đoạn thân dài 25-40cm rồi giâm trong luống cát hoặc đất ẩm,cũng có thể giâm trực tiếp trong bầu đất sâu từ 15-20cm. Nếu giâm trực tiếp trong bầu đất thì phải chọn loại túi bầu tương đối lớn (10x14cm hoặc12x16cm). Có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ như IAA, IBA, ABT hoặc NAA.Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra được loại thuốc và nồng độ thuốc kích thích ra rễ thích hợp nhất. Cây Hoàng đằng vốn mọc tự nhiên trong rừng và có sức sống mạnh, biên độ sinh thái rộng. Qua nghiên cứu cho thấy có thể trồng được ở nhiều nơi. Tuy nhiên, phù hợp nhất vẫn là trồng dưới tán rừng thứ sinh, rừng phục hồi ẩm, đất tơi xốp. Xử lý thực bì bằng phương pháp thủ công, chủ yếu lá phát dây leo, cây bụi xung quanh phần hố trồng khoảng 1m2. Cuốc hố theo hàng so le nhau cự ly 2mx2m, kích thước hố 30x30x30cm, bón lót từ 3-5kg phân chuồng lọai. Thời vụ trồng ở các tỉnh phía Nam tháng 6-7, tháng 3-4 ở các tỉnh phía Bắc. Sau khi trồng chú ý giữ ẩm cho cây, đến cuối mùa khô cần làm cỏ, xới đất một lần. Từ năm thứ 2 trở đi mỗi năm tiến hành làm cỏ 1 lần, cắm cọc để cây leo lên, có thể mở tán để cây có nhiều ánh sáng hơn. Tuy nhiên, tác giả chưa nói rõ là mở tán với độ tàn che là bao nhiêu % thì phù hợp [7].
  19. 10 Theo Nguyễn Bình An (2011) [1] khi nghiên cứu khả năng nhân giống loài Hoàng đằng tại Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hoá. Kết quả cho thấy Hoàng đằng có thể nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom với thuốc kích thích ra rễ là IAA 1500ppm trong thời gian 5 giây, độ che bóng thích hợp là 25% và dùng công thức phân vi sinh 5% trộn với đất tầng mặt để làm hỗn hợp ruột bầu thì cây giống sinh trưởng tốt và tỷ lệ sống cao nhất. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính và đặc điểm sinh thái của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Đồng thời khi nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom Hoàng đằng, tác giả mới chỉ đưa ra được tỷ lệ hom sống, hom chết mà chưa chỉ ra được tỷ lệ hom ra rễ và chiều cao của cây đủ tiêu chuẩn để cấy vào bầu là như thế nào. Trong một công trình nghiên cứu khác,Tran Van On (2004) [17], cho thấy giá trị thương mại và khả năng gây trồng của các loài thuốc ở ViệtNam và ở VQG Tam Đảo. Trong đó, tác giả ghi nhận loài Hoàng đằng(Fibraurea tinctoria) có khả năng trồng bằng cành ở BaVì. Ngoài ra, loài Hoàng đằng cũng đã được một số tác giả khác như Võ Văn Chi (1997) [6] đã nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng,nhân giống, tuy nhiên chưa có kết quả cụ thể,nhưng phần lớn các tác giả cho rằng Hoàng đằng có thể trồng được bằng hạt hoặc bằng giâm cành,song hiện tại cây thuốc này chưa có hướng dẫn kỹ thuật chính thức.Trong phạm vi thực nghiệm, người ta đã thành công trong việc nhân giống bằng các đoạn thân và cành ra rễ, số rễ một hom và chiều dài rễ (có sử dụng chất kích thích ra rễ). Theo Phạm Hữu Hạnh (2014) [9], nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom, sử dụng thuốc kích thích ra rễ IAA với nồng độ 1.500ppm đã cho tỷ lệ đạt cao nhất. Tỷ lệ ra rễ đạt 58,9%, số rễ một hom đạt 6,1, chiều dài rễ 3,8cm. Sau 50-60 ngày khi cây hom có từ 3-4 lá có thể đem cây chuyển vào bầu
  20. 11 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.3.1.1.Vị trí địa lý - Tọa độ: Nằm trong khoảng 19o26’ đến 20o vĩ độ Bắc, 104o30’ đến 105o10’ kinh Đông. - Địa giới hành chính của huyện trải rộng trên 13 xã và 01 thị trấn: + Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá. + Phía Nam giáp huyện Tương Dương. + Phía Đông giáp huyện Quỳ Châu. + Phía Tây giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Huyện Quế Phong cách thành phố Vinh 180km, có 15km đường quốc lộ 48 chạy qua huyện, giao thông trên địa bàn nội huyện và giao lưu kinh tế với bên ngoài còn khó khăn. Nằm trong vùng kinh tế Tây Nghệ An đã được Thủ tướng phê duyệt và là huyện có vị trí quan trọng, chiến lược về an ninh quốc phòng. 2.3.1.2. Điều kiện địa hình Trong vùng có 3 dạng địa hình chính: a. Địa hình đồi núi cao Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn 1.000m, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, tập trung ở 3 xã Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch. Địa hình bị chi cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600 - 1.828m và núi Chóp Cháp (1.705m), đỉnh cao nhất là Phù Hoạt (2.452m), núi Pả Môn (1.197m), núi Canh Cỏ (1.123m), Núi Mong (1.071m). Địa hình có độ dốc thường trên 30 o, dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, diện tích dạng địa hình này gần 52% diện tích tự nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên, dạng địa hình này chỉ có ý nghĩa lâm sinh duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thuỷ điều hòa khí hậu trong vùng.
nguon tai.lieu . vn