Xem mẫu

Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế ­ KTA K54 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của tôi. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảmơnvàcácthôngtintríchdẫntrongluậnvănnàyđềuđãđượcchỉrõnguồngốc. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013 Tác giả Bùi Thị Huế i Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế ­ KTA K54 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình, quý báu của các thầy cô, của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, gia đình và các bạn. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trần Văn Đức, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh Tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo trường ĐH Nông nghiệp HN đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, lãnh đạo và toàn thể cán bộ Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách trực thuộc Viện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Viện. Đặc biệt đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khảo sát nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ gà ta tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn cũng như tạo điều kiện cho tôi tham gia các buổi sinh hoạt khoa học tại Bộ môn và Viện. Tôi xin gửi lời cảm ơn đếc các bạn đồng môn lớp Kinh tế A, khóa 54 đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong việc thu thập các thông tin, tư liệu, số liệu và góp ý để tôi hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2013 Tác giả ii Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế ­ KTA K54 Bùi Thị Huế TÓM TẮT KHÓA LUẬN Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong những năm qua, phong trào phát triển sản xuất kinh doanh gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể có phát triển, nhưng chưa phát huy tốt tiềm năng thế mạnh về địa bàn chăn thả, lợi thế về môi trường sinh thái, tiềm năng thị trường rộng lớn và liên kết theo chuỗi để có thể tạo được nguồn thu nhập quan trọng cho gia đình. Để có sự nhìn nhận một cách hệ thống trên cơ sở phân tích mối quan hệ nhiều chiều giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị gà thịt và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình phát triển chuỗi, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị gà ta tại địa bàn Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài nhằm giải quyết 4 mục tiêu cụ thể: i) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gà ta; ii) Đánh giá đúng thực trạng kênh tiêu thụ cũng như chuỗi giá trị ga ta huyện Ba Bể thông qua việc đánh giá và phân tích từng tác nhân trong kênh tiêu thụ; iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể; iv) Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành, hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đề tài được nghiên cứu tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013. Bên cạnh các thông tin, số liệu thứ cấp, đề tài đã chọn một số hộ nông dân để khảo sát điều tra thu thập số liệu sơ cấp. Lượng mẫu điều tra là 60 hộ nông dân chăn nuôi gà, 2 hộ làm nghề thu gom, 4 hộ làm nghề bán buôn và 7 hộ làm nghề bán lẻ. iii Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế ­ KTA K54 Dưới đây là tóm tắt các nội dung chính của khóa luận: 1.Tổng quan tình hình chăn nuôi gà của huyện Ba Bể Gà là vật nuôi phổ biến của địa phương, với lợi thế đất vườn đồi, thời tiết thuận lợi, huyện Ba Bể trong những năm vừa qua đã có chú trọng hơn đến chăn nuôi gà theo hướng sản xuất hàng hóa. Trên địa bàn khảo sát, có trên 70% các hộ chăn nuôi vẫn duy trì phương thức nuôi thả tự nhiên, không hạch toán thu chi, rủi ro cao, có 15 ­ 20% các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ có kiểm soát quy mô 100 con/lứa đem lại hiệu quả kinh tế khá, 5 ­ 10 % số hộ chăn nuôi theo hình thức nuôi tập trung quy mô lớn từ 200 ­ 300 con/lứa, kiểm soát nghiêm ngặt dịch bệnh, tỷ lệ thất thoát thấp, lợi nhuận cao. Gà của Ba Bể chủ yếu là gà ri, chất lượng thơm ngon, nhưng thị trường tiêu thụ rộng vẫn còn hạn chế. 2. Thực trạng chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể Chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể được thực hiện theo 4 kênh chính, trong đó kênh 1 là kênh dài nhất và quan trọng nhất: Kênh 1: Hộ chăn nuôi, thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng Kênh 2: Hộ chăn nuôi, thu gom, người tiêu dùng Kênh 3: Hộ chăn nuôi, bán lẻ, người tiêu dùng Kênh 4: Hộ chăn nuôi, người tiêu dùng. Qua phân tích, trong cả 4 kênh thì người chăn nuôi luôn là người chiếm giá trị gia tăng cao nhất, trong khi họ phải bỏ ra một khoản chi phí là thấp nhất. Giá trị gia tăng của người chăn nuôi trong kênh tiêu thụ 1 chiếm 46,1%, kênh tiêu thụ 2 chiếm 64,52%, kênh tiêu thụ 3 chiếm 67,32% và kênh tiêu thụ 4 là 100% do trong kênh này chỉ gồm 2 tác nhân là người chăn nuôi và người tiêu dùng. 3. Đánh giá thực trạng của chuỗi giá trị gà ta trên địa bàn huyện Ba Bể Trong chuỗi giá trị gà ta, hộ chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng nhất, không chỉ là tác nhân tạo ra sản phẩm ban đầu, tạo nên giá trị gia tăng lớn nhất của toàn chuỗi và có cơ hội mở rộng quy mô để tăng thu nhập nhưng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về dịch bệnh và sự bấp bênh của thị trường iv Khóa luận tốt nghiệp đại học Bùi Thị Huế ­ KTA K54 Trong 4 kênh nghiên cứu thì kênh 1 hoạt động hiệu quả nhất do tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất (82,49 nghìn đồng/kg) và có hiệu quả phân phối. Tuy nhiên các tác nhân trung gian trong 3 kênh còn lại có lợi nhuận cao hơn. Người thu gom có giá trị gia tăng cao nhất ở kênh 2 (20,91 nghìn đồng/kg), người bán lẻ có giá trị gia tăng cao nhất ở kênh 3 (24,14 nghìn đồng/kg). Chuỗi giá trị gà ta ở Ba Bể có nhiều điểm thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đó là trình độ tiếp cận KHKT và kiến thức thị trường của các tác nhân còn yếu kém, kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu, đặc biệt là dịch bệnh ngày càng nhiều và nguy hiểm làm cho các hộ chăn nuôi có nguy cơ bị lỗ vốn, thậm chí phá sản nếu gặp rủi ro về dịch bệnh trong khi đó công tác phòng chống dịch bệnh của địa phương vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Bên cạnh đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi. Mối liên kết giữa đã được hình thành tuy nhiên vẫn lỏng lẻo, chủ yếu được hình thành trên cơ sở thời gian hoạt động, mối quan hệ. Các thỏa thuận đều không chính thức, mối liên kết, ràng buộc trách nhiệm, quyền lợi giữa các tác nhân còn yếu. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi giá trị gà ta. Yếu tố thuộc về kĩ thuật như con giống, dịch vụ thú y, dịch vụ thức ăn chăn nuôi. Yếu tố khách quan như rủi ro về thời tiết, dịch bệnh, giá cả, thị trường tiêu thụ, nhu cầu người tiêu dùng đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân. 5. Đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, để tài mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị gà ta huyện Ba Bể như sau: ­ Quy hoạch vùng chăn nuôi gà tập trung: Quy hoạch vùng chăn nuôi gà riêng biệt để khống chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. ­Mở rộngquy mô chănnuôi: Khităngquy môcầnchú ýxemxétđếnnguồn lực ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn