Xem mẫu

  1. BARIA VUNGTAU UNIVERSITY CAP Sa in t Ia cq ues KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên r f ngành tiêng Nhật trình độ sơ câp băng phương pháp Shadowing Trình độ đào tạo: Đ ại học Chinh quy Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Ngôn ngũ: Nhật: Bạn G iảng viên hướng dẫn: ThS. H aruka Sasamura GV. N guyên M inh Tậm Sinh viên thực hiện: Đ ặng Trung H iên M SSV: 13030435 Lớp: DH 13NB
  2. BARIA VUNGTAU UNIVERSITY C ap Sa in t Ịacques KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing Trình độ đào tạo: Đại học Chinh quy Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Ngôn ngũ: Nhật: Bạn G iảng viên hướng dẫn: ThS. H aruka Sasamura GV. N guyên M inh Tậm Sinh viên thực hiện: Đ ặng Trung H iên M SSV: 13030435 Lớp: DH 13NB
  3. Tôi xin cam đoan, khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất cứ ai, dưới sự hướng dẫn của 2 giáo viên: ThS. Haruka Sasamura và cô Nguyễn Minh Tâm. Công trình có sự kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong khóa luận là trung thực, bảo đảm tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước hội đồng về công trình nghiên cứu này. Người cam đoan ĐẶNG TRUNG HIỀN
  4. Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Nhà trường và các phòng ban khác của trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin lời gửi cảm ơn chân thành đến các thầy cô Ngành Đông Phương học trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã quan tâm, tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và đóp góp những ý kiến thiết thực cho đề tài của tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Haruka Sasamura và cô Nguyễn Minh Tâm đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Vì điều kiện thời gian còn hạn chế, khóa luận này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Xin chân thành cảm ơn! Vũng Tàu, 04 tháng 07 năm 2017 Tác giả khóa luận ĐẶNG TRUNG HIỀN
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢ N G ........................................................................................v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH Ả N H ........................ v L Ơ MỞ Đ Ầ U ..............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề t à i .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên c ứ u ........................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................2 4. Tình hình nghiên cứu......................................................................................... 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên c ứ u .................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên c ứ u ...................................................................................5 7. Các kết quả đạt được.........................................................................................6 8. Cấu trúc của khóa luận......................................................................................6 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SHADOW ING................................................ 7 1.1. Khái n iệ m .....................................................................................................7 1.2. Đặc trư ng......................................................................................................8 1.3. Phân lo ạ i.......................................................................................................9 1.4. Ưu điểm ...................................................................................................... 11 1.4.1. Cải thiện trọng âm và ngữ điệu............................................................ 11 1.4.2. Nâng cao năng lực nghe h iểu ................................................................11 1.4.3. Nâng cao khả năng nói, khả năng phản x ạ.........................................12 1.4.4. Lĩnh hội cách diễn đạt và trau dồi vốn từ v ự n g ................................ 13 1.4.5. Tự chủ luyện tập..................................................................................... 13
  6. 1.5. Chức năng...................................................................................................14 1.5.1. Phương pháp giảng dạy từ v ự n g .......................................................... 14 1.5.2. Phương pháp giảng dạy Listening........................................................ 15 1.5.3. Phương pháp giảng dạy kỹ năng n ó i....................................................17 1.5.4. Phương pháp luyện đọc......................................................................... 19 1.6. Thời gian thực hiện và giáo trình sử dụng trong Shadowing..............20 1.7. Phương pháp thực hiện Shadowing.........................................................21 1.7.1. Tiếp cận giáo trình ngay từ đầu............................................................ 23 1.7.2. Tiếp cận giáo trình lúc đầu nhưng tập trung vào việc nghe (Tosawa, 2010 [41])............................................................................................................. 24 1.7.3. Không tiếp cận với giáo trình lúc ban đ ầu .........................................24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO S Á T ..........................28 2.1. Tình hình việc học tiếng Nhật tại Việt N a m .........................................28 2.1.1. Giai đoạn trước năm 2000.................................................................... 28 2.1.2. Giai đoạn sau năm 2000........................................................................30 2.2. Đánh giá về trình độ phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt N a m .... 33 2.2.1. Đánh giá tổng q u an .............................................................................. 34 2.2.2. Ảnh hưởng của phát âm tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam đến giao tiếp với người N h ật............................................................................................. 35 2.3. Tình hình học tiếng Nhật tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.... 38 2.3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sá t................................................................ 38 2.3.2. Tình hình học tiếng Nhật của sinh v iê n .............................................. 39 2.3.3. Hiểu biết của sinh viên về phương pháp Shadowing.........................43
  7. 2.4. Thực nghiệm và kết q u ả .......................................................................... 44 2.4.1. Mục đích, đối tượng và thời gian thực nghiệm................................. 44 2.4.2. Nội dung thực nghiệm...........................................................................44 2.4.3. Đánh giá kết quả.....................................................................................47 CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SHADOWING TRONG VIỆC HỌC VÀ GIẢNG DẠY TIẾNG NH ẬT................................................. 51 3.1. Tự luyện tập với phương pháp Shadowing............................................ 51 3.1.1. Giáo trình sử dụng................................................................................. 51 3.1.2. Cách thực hiện........................................................................................ 55 3.2. Áp dụng phương pháp Shadowing trong lớp học tiếng Nhật..............64 3.2.1. Lớp học giả thuyết................................................................................. 64 3.2.2. Nội dung chi tiế t.....................................................................................64 KẾT LU Ậ N ................................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ......................................................................................70 PHỤ L Ụ C ...................................................................................................................76
  8. B1~8: Bước 1, bước 2,... CD: Compact Disc - đĩa quang. ĐNA: Đông Nam Á ĐVT: Đơn vị tính JF: Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản - ORF: Oral reading fluency - khả năng đọc trôi chảy. SV: Sinh viên. THPT: Trung Học Phổ Thông VD: Ví dụ
  9. Bảng 2.1: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 1993 và 1998..... 28 Bảng 2.2: Danh sách 12 quốc gia - khu vực có số lượng người học tiếng nhật cao nhất thế giới tính đến năm 1998.......................................................................29 Bảng 2.3: Số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam năm 2012 và 2015......31 Bảng 2.4: Danh sách 10 quốc gia - khu vực có số lượng người học tiếng nhật cao nhất thế giới năm 2015...................................................................................... 32 Bảng 2.5: Danh sách tổng hợp những câu trả lời về khó khăn trong giao tiếp tiếng Nhật.................................................................................................................... 42 Bảng 2.6: Bảng quy tắc chung trong nhóm thực nghiệm phương pháp Shadowing................................................................................................................... 45 Bảng 2.7: Tiến độthực hiện của nhóm thực nghiệm .............................................. 47 Bảng 2.8: Kết quả cải thiện các lỗi phát âm sau khi luyện tậ p ............................48 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 2.1: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam 1993-1998 .. 29 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu số lượng người học tiếng Nhật tại Việt Nam 2012-2015 .. 31 Biểu đồ 2.3: Số lượng người học tiếng Nhật của các nước ĐNA.........................33 Biểu đồ 2.4: Đánh giá trình độ phát âm tiếng Nhật của SV Việt N am ................ 34 Biểu đồ 2.5: Ảnh hưởng của phát âm tiếng Nhật của SV Việt Nam đến giao tiếp ......................................................................................................................................36 Biểu đồ 2.6: Ân tượng khi nghe SV Việt Nam phát âm tiếng N h ậ t................... 37 Biểu đồ 2.7: Thành phần đối tượng khảo s á t.......................................................... 38
  10. Biểu đồ 2.8: Thời lượng trung bình học một ngày................................................. 39 Biểu đồ 2.9: Phương pháp luyện tập của S V ..........................................................40 Biểu đồ 2.10: Tần suất tiếp xúc với giáo viên người Nhật của SV...................... 41 Biểu đồ 2.11: Số SV biết và luyện tập Shadowing................................................ 43 Hình 3.1: Quyển Honsatsu sơ cấp I và I ................................................................. 52 Hình 3.2: Quyển bản dịch sơ cấp I và I I ................................................................ 53 Hình 3.3: Quyển Choukai Tasuku 25 sơ cấpI và I I ............................................ 54 Hình 3.4: Quyển Hyoujun Mondaishuu sơ câp I và II..........................................54 Hình 3.5: Quyển Kanji (Hán tự) sơ cấp I và I I .................................................... 55 Hình 3.6: Từ vựng bài 1 trong quyển bản dịch..................................................... 56 Hình 3.7: Phần Reibun và Bunkei bài 1 trong quyển H onsatsu.........................58 Hình3.8: Phần Kaiwa bài 1 ......................................................................................59 Hình 3.9: Phần Renshuu C bài 1 .............................................................................. 59 Hình 3.10: Mẫu câu, Ví dụ, Hội thoại trong quyển bản dịch................................ 60 Hình 3.11: Video Kaiwa bài 1.................................................................................. 63 Hình 3.12: Renshuu A bài 1 trong quyển H onsatsu............................................. 65 Hình 3.13: Hình mẫu minh họa Renshuu C bài 1 - câu 1 ................................... 66
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính đến năm 2015, số lượng người đang học tiếng Nhật tại Việt Nam là 64,863 người1. Điều đó cho thấy tiếng Nhật ngày càng được nhiều người quan tâm, sử dụng và xem như ngoại ngữ thứ 2. Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Nhật để có thể làm việc tại các công ty, nghiệp đoàn của Nhật Bản trong và ngoài nước rất lớn. Vì vậy, việc đầu tư học tiếng Nhật có thể xem là một quyết định rất thiết thực. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Nhật hiện nay tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn (thường là đơn vị lớp có khoảng 30 đến 40 học sinh hoặc cao hơn), trình độ nhận thức khác nhau, thiếu cơ sở vật chất, nguồn sách tham khảo ít và cơ hội tiếp xúc với giáo viên bản xứ không nhiều. Những khó khăn này ảnh hưởng rất lớn đến thời gian học tập; việc rèn luyện kỹ năng trong khi học; quá trình tiếp thu kiến thức của người học cũng như tác động đến việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy sao cho thích hợp của giáo viên. Thực tế cho thấy, đối với người học tiếng Nhật, việc khó khăn nhất chính là phát âm ngữ điệu trong câu. Việc phát âm từ tiếng Nhật khá dễ dàng (viết sao nói vậy), nhưng để nói tiếng Nhật hay thì phải chú ý đến âm điệu. Cách nói của người Nhật thường khá nhanh và nhiều khi người nghe không nắm bắt được những gì họ nói. Người nghe phải chú ý đến âm điệu, có một số từ viết giống nhau nhưng chỉ thay đổi ngữ điệu thì sẽ trở thành từ khác. Do đó, việc áp dụng phương pháp cụ thể mang tính tổng hợp vào các lớp học là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả cao và có thể giúp người học khắc phục được các khó khăn trong quá trình học tiếng Nhật. Cho đến nay, có rất nhiều phương pháp học tập ngoại ngữ hiệu quả, nhưng trong số đó có một phương pháp tuy không mới nhưng vẫn chưa được phổ biến 1 Theo Khảo sát của Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản -
  12. rộng rãi tại Việt Nam mang tên Shadowing. Shadowing được cho là một trong những phương pháp thực tiễn rất có hiệu quả để nâng cao khả năng NGHE và NÓI cho người học ngoại ngữ. Phương pháp này sẽ giúp cho những người mới học ngoại ngữ có thể dễ dàng tiếp cận, nắm bắt cách thức và giúp người học mô phỏng chính xác cách phát âm, ngữ điệu,... của ngôn ngữ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing” để nghiên cứu. Tôi mong rằng khóa luận này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích góp phần giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc học tiếng Nhật, đặc biệt là trong giao tiếp. 2. Mục đích nghiên cứu Qua thực trạng hiện nay về các khó khăn việc học tiếng Nhật, tôi mong rằng thông qua việc nghiên cứu “Phương pháp Shadowing”, sẽ giúp cho sinh viên học tập đúng hướng và hiệu quả khi mới bắt đầu trình độ sơ cấp, tạo thói quen sắp xếp thời gian học tập và luyện tập mỗi ngày, nâng cao khả năng giao tiếp (nghe và nói) nhanh chóng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, với phương pháp mới này, tôi mong rằng sẽ giúp cho những người học ngoại ngữ có cái nhìn mới về phương pháp học tập này (đặc biệt là trong việc học tiếng Nhật) bởi nó là phương pháp luyện tập chuyên môn và mang tính thực tiễn hơn. Không những thế, bài khóa luận này còn có thể cung cấp kiến thức một cách khái quát nhất để người đọc có thể tham khảo và luyện tập theo phương pháp Shadowing một cách hiệu quả. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài SHADOWING - Phương pháp nâng cao hiệu quả khả năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp, khóa luận sẽ tập trung phân tích chuyên sâu về phương pháp Shadowing, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nâng cao khả năng giao tiếp.
  13. Thứ nhất: Khóa luận sẽ tập trung làm rõ các khái niệm, đặc trưng, mức độ ảnh hưởng và tính hiệu quả của phương pháp này trong quá trình học ngoại ngữ. Thứ hai: Dựa trên những cơ sở lý luận về Shadowing, chúng tôi đi vào phân tích và xây dựng có hệ thống các biện pháp tổ chức lớp học trình độ sơ cấp áp dụng phương pháp Shadowing. Thứ ba: Khảo sát tìm hiểu về thực trạng việc học tiếng Nhật tại Việt Nam (đặc biệt tại các trường Đại học đang đào tạo chuyên ngành tiếng Nhật), tìm ra những lợi thế và các mặt hạn chế, đồng thời tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm. 4. Tình hình nghiên cứu Theo khảo sát, ở Nhật Bản từ trước đến nay, đã có nhiều bài nghiên cứu tổng quát về mức độ ảnh hưởng, quy trình tổ chức cũng như phương pháp áp dụng Shadowing. Tiêu biểu như các tác giả: • ^ A (M o ch iz u k i Michiko): (tạm dịch: Cách ứng dụng phương pháp Shadowing vào giáo dục tiếng Nhật). Bằng các cơ sở lý luận đã nêu trong bài nghiên cứu, Mochizuki đã nêu lên quan điểm của bản thân về Shadowing một cách khái quát nhất. Bên cạnh đó, tác giả đã thực hiện khảo sát nhằm xác thực hiệu quả của phương pháp này đối với người học tiếng Nhật, tìm ra phương hướng áp dụng thực tiễn cũng như phân biệt sự khác nhau giữa thứ tự hướng dẫn và nội dung hướng dẫn Shadowing đối với người học. • itM (Doi Miyuki): AAỖ (tạm dịch: Áp dụng phương pháp Shadowing vào các lớp học sơ cấp). Dựa trên sự thừa kế từ những bài nghiên cứu trước đây, tác giả nghiên cứu và áp dụng thực tiễn phương pháp Shadowing một cách cụ thể trong khoảng thời gian 5 tháng để đưa ra kết luận về tính thực tiễn của phương pháp này và hiện
  14. quả mà nó mang lại. Từ những dữ liệu nghiên cứu đó, Doi Miyuki sẽ nghiên cứu để áp dụng rộng rãi phương pháp này trong giảng dạy tiếng Nhật. • M (Tamai Ken): B# ^ : 'N-y K' —4 N 4 (tạm dịch: Bài giảng về hiệu quả nâng cao năng lực nghe của phương pháp Shadowing). Bài nghiên cứu này nằm trong ấn bản của Hiệp hội Biên phiên dịch Nhật Bản và được công bố tại Hội thảo Biên phiên dịch lần thứ 3 vào năm 2002. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã nêu rõ hiệu quả của Shadowing giúp nâng cao kỹ năng nghe qua các mô hình bộ nhớ làm việc khi thực hiện phương pháp này, đồng thời đưa ra phương pháp giúp người học lĩnh hội được từ ngữ và các nhóm âm thanh trong bộ nhớ làm việc. • (Tsukukiyama Saori): L f 4 -Y K'— 4 (tạm dịch: Ứng dựng Shadowing nhằm nâng cao tính vận dụng cho người học tiếng Nhật trình độ sơ cấp). Bài nghiên cứu này được tác giả thực hiện dựa trên các nghiên cứu thực tiễn với các đối tượng là người học tiếng Nhật trình độ sơ - trung cấp tại trường Đại học Doshisha. Tác giả đã nêu lên các phương thức tổ chức, áp dụng và lên kế hoạch thử nghiệm trong khoảng thời gian 3 tháng nhằm nâng cao tính vận dụng của phương pháp này đối với người học tiếng Nhât. Tuy nhiên, cho đến nay thì tại Việt Nam chỉ có bài nghiên cứu về phương pháp này chủ yếu trong tiếng Anh chứ chưa có trong tiếng Nhật. Do đó, trên cơ sở kế thừa một phần kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, tôi hi vọng khóa luận “Nâng cao hiệu quả kỹ năng nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp Shadowing” sẽ mang đến cái nhìn mới, tổng quan, khái quát hơn về phương pháp Shadowing cũng như nêu lên được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên chưa cải thiện được khả năng giao tiếp và thực trạng về khả năng giao tiếp của sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trước và sau khi áp dụng phương pháp này. Phương pháp
  15. Shadowing có thể được cho là một phương pháp giúp cho người học tiếng Nhật có thói quen giao tiếp chủ động, sắp xếp đúng trình tự thời gian học tập, và đặc biệt là nâng cao khả năng nghe nói tiếng Nhật. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về phương pháp học tập, giảng dạy và cách tổ chức Shadowing vào các lớp học sơ cấp với các đối tượng là những sinh viên đang học tiếng Nhật tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp đại học, tôi giới hạn vấn đề nghiên cứu trong các phạm vi sau: - Pham vi thời gian: khóa luận nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thống kê từ năm 1993 đến năm 2015. Trong đó, thời gian khảo sát và tổ chức thực nghiệm là 8 tuần (từ 09/04/2017 đến 04/06/2017). - Phạm vi không gian: trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. - Phạm vi nội dung: khóa luận tập trung làm rõ nội dung lý thuyết của phương pháp Shadowing: nêu lên thực trạng việc học tiếng Nhật, đưa ra kiến nghị sử dụng phương pháp này trong học tập và giảng dạy từ các cơ sở lý luận này. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra trong khóa luận, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: tập hợp, phân tích, xử lý, tổng hợp hệ thống, điều tra khảo sát, thực nghiệm và so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, tùy vào từng vấn đề cụ thể để áp dụng phương pháp nghiên cứu hợp lý và có hiệu quả: (Chương 1: Khái quát về Shadowing sử dụng phương pháp tập hợp, xử lý, phương pháp hệ thống; Chương 2: Thực trạng và kết quả khảo sát sử dụng
  16. phương pháp tổng hợp, phân tích, điều tra khảo sát, thực nghiệm, so sánh; Chương 3: Ứng dụng phương pháp shadowing trong việc học và giảng dạy tiếng nhật sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp.) 7. Các kết quả đạt được Thứ nhất, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên, hệ thống và chuyên sâu về phương pháp Shadowing trong việc nâng cao hiệu quả nghe và nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trình độ sơ cấp tại các Trường Đại học ở Việt Nam. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho bạn đọc, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy tiếng Nhật, đồng thời phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo nội dung khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về Shadowing Chương 2: Thực trạng và kết quả khảo sát Chương 3: Ứng dụng phương pháp Shadowing trong việc học và giảng dạy tiếng Nhật
  17. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SHADOWING 1.1. Khái niệm SHADOWING là thuật ngữ có nguồn gốc từ Shadow trong tiếng Anh (có nghĩa là cái bóng). Về cơ bản, Shadowing là một hành động mô phỏng chính xác âm thanh phát ra từ đối phương. Nói một cách khác, Shadowing chỉ đơn thuần là một phương pháp luyện tập thực tiễn. Dưới đây là một số định nghĩa về Shadowing của một số nhà nghiên cứu: “Shadowing giống như một hành động theo dõi nhịp điệu và phát âm lại ngay lập tức các âm thanh được nghe, nghĩa là lặp đi lặp lại các từ trong một đoạn lời thoại thông qua tai nghe với cùng một ngôn ngữ, kiểu như một con vẹt”. [7,381] “Shadowing là một phương pháp luyện tập vừa nghe lời thoại ban đầu, vừa phản xạ lại như một con vẹt những từ giống như vậy trong khoảng thời gian gần như đồng thời”. [32,7] “Shadowing là một hành động (hoặc là một phương pháp luyện tập kỹ năng nghe) tái tạo lại bài phát biểu bằng cách nói giống như bài thuyết trình đã được nghe trong một khoảng thời gian nhất định hoặc gần như đồng thời đối với bài thuyết trình đó”. [17,105] “Shadowing là hành động lặp đi lặp lại một cách chính xác nhất ngôn ngữ nói của người bản xứ mà ta nghe thấy trong khoảng thời gian chậm hơn một chút hoặc gần như đồng thời”. [45,38]
  18. “Shadowing được cho là một trong những phương pháp thực tiễn rất có hiệu quả để nâng cao khả năng NGHE và NÓI cho người học ngoại ngữ. Shadowing là một kỹ năng dễ dàng giúp người học không chỉ có thể bắt chước, mô phỏng chính xác âm thanh mà còn có thể trau dồi được cách phát âm và ngữ điệu một cách tự nhiên, hơn nữa, chỉ cần có âm thanh thì bất cứ lúc nào và ở đâu đều có thể dễ dàng thực hiện được”. [40,77] Trong bài nghiên cứu của Tanimoto (1988)[36] có nêu lên một thuật ngữ (Do-ji-sai-sei - tạm dịch là phát lại song song). Trong phiên dịch đồng thời (thường được gọi là phiên dịch ca-bin), thông thường sẽ nghe nguyên văn cần dịch qua tai nghe, đối với Shadowing cũng nghe với cách thức tương tự như vậy nhưng chỉ lặp lại nguyên văn chứ không cần chuyển đổi ngôn ngữ. Nishimura (1998b)[31] cũng cho rằng Shadowing là một phương pháp đào tạo sơ bộ cho thông dịch song song, nói cách khác thì đó là “Phương pháp luyện tập liên tục cả hai hành động nghe vào nói trong một khoảng thời gian nhất định”. Tóm lại, phương pháp này được có tên là Shadowing bởi vì đó là hành động sao chép hoàn toàn lại nguyên văn giống hệt như một cái bóng. 1.2. Đặc trưng Theo nghiên cứu của Mochizuki (2006)[45], đặc trưng trong phương pháp Shadowing là được thực hiện một cách vô thức trong cuộc sống hằng ngày. Trong tâm lý học nhận thức, những âm thanh được lặp lại trong tâm trí những việc mà đối phương đã nói được gọi là Inner Voice . Việc lặp đi lặp lại trong tâm trí các Inner Voice2 mà chúng ta nghe thấy được gọi là Subvocalization. Và phương pháp luyện tập thực hiện Subvocalization được phát thành tiếng một cách có ý thức chính là phương pháp Shadowing. Nhìn chung, ta có thể thấy việc lặp đi lặp lại 2 Tiếng nói bên trong
  19. như một con vẹt trong một khoảng thời gian gần như đồng thời để bắt chước tiếng nước ngoài thực sự mà chúng ta nghe thấy có vẻ đơn giản nhưng khi ta thực hiện điều đó thì không dễ dàng gì. Tuy nhiên, khi ta chỉ mô phỏng thôi mà không có một chút kiến thức gì về ngôn ngữ đó thì chẳng khác gì việc bắt chước của loài vẹt. Vì vậy, những người đề xướng về Shadowing đã nhấn mạnh rằng phương pháp này là một dạng thao tác có nhận thức. 1.3. Phân loại Theo Gile (1995)[5], Shadowing được biết như là một phương pháp đào tạo thông dịch viên đồng thời và phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục Ngôn ngữ Anh. Nishimura (1998b)[31] cho biết những năm gần đây, phương pháp này cũng được nghiên cứu và dần dần có thể áp dụng vào lĩnh vực giáo dục Ngôn ngữ Nhật. Shadowing được chia làm 2 dạng là Prosody Shadowing (Shadowing tập trung vào mặt phát âm, nhịp điệu) và Contents Shadowing (Shadowing tập trung vào việc hiểu nghĩa). Trong đó, Prosody Shadowing là phương pháp nắm bắt phát âm, đặc biệt nó rất có ích cho phần gieo vần (theo đánh giá của Aina Rina; Hayashi Ryoko, 2010 [8]). Nếu như sử dụng Prosody Shadowing thì ta có thể ghi nhớ được giọng điệu tự nhiên và điều đó làm giảm bớt những gánh nặng cho người học ngoại ngữ. Tuy nhiên, thông tin hướng dẫn về phương pháp Shadowing hiện nay có rất nhiều. Do đó, phương pháp nào hữu hiệu để nắm bắt ngữ điệu thì vẫn chưa có lời giải đáp. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề như tài liệu nào thích hợp, khả năng thử nghiệm từ trình độ sơ cấp,... vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Hiện nay, nhiều người đã có năng lực tiếng Nhật không gặp trở ngại trong giao tiếp nhưng cũng có không ít người mong muốn có thể sử dụng tiếng Nhật một cách lưu loát hơn. Do đó, để hiểu được những gì đối phương nói và có thể truyền đạt ngay lập tức điều mình muốn nói, thì điều cần thiết nhất chính là tìm ra một phương pháp luyện tập dẫn đường cho ta giải quyết các vấn đề trên một cách
  20. nhanh chóng. Ví dụ như có thể nói lại ngay lập tức những âm thanh đã nghe được. Shadowing chính là một trong những phương pháp luyện tập như vậy. Khi nói đến việc lặp lại thì ta hay liên tưởng đến một số thuật ngữ tương tự Shadowing như Repeat hay Repeating. Trên thực tế, õtani (2000)[35] đã giải thích cụm từ Repeat khá giống với Shadowing. Repeat cũng được chia làm 2 dạng là Simultaneously Repeat3 và Sequential Repeat4 . Simultaneously Repeat được mô tả như một phương pháp bắt đầu lặp lại cùng với lúc nghe. Sequential Repeat thì lặp lại chậm hơn một câu. Hơn nữa, Miura (1997)[25] cũng gọi Simultaneously Repeat là lặp lại đồng thời và Sequential Repeat là lặp lại chênh lệch (về thời gian). Ngay cả Inagaki (2002)[51] và Iwamura (1996)[14] đều giải thích cùng một phương pháp gần giống như vậy với thuật ngữ Repeating. Mặc dù cho đến bây giờ vẫn chưa thống nhất về thuật ngữ cụ thể nhưng đã có rất nhiều trường hợp đề cập đến kỹ thuật luyện tập giống như vậy. Tuy nhiên, Repeat và Repeating thật sự khác biệt so với Shadowing. Trong trường hợp Repeat và Repeating hay trường hợp luyện tập chậm hơn so với 1 câu thì việc lặp lại phần lớn hầu như được thực hiện sau khi nghe và tạm dừng từng đoạn lời thoại. Trái lại, ở phương pháp Shadowing thì việc lặp lại gần như liên lục và thường xuyên. Để tránh bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ, tôi xin gọi Repeat là phương pháp lặp đi lặp lại câu mẫu sau khi đã tạm dừng hành động nghe; Shadowing là phương pháp lặp đi lặp lại liên tục câu mẫu. Tóm lại, Shadowing là phương pháp luyện tập lặp đi lặp lại âm thanh mà ta nghe thấy và trái ngược với kỹ năng Repeating thông thường chỉ nhắc lại âm thanh mẫu sau khi đã nghe hết còn Shadowing lại phải vừa nghe âm thanh mẫu vừa tái tạo lại ngay lập tức. Ở điểm này cho thấy Shadowing là hành vi ngôn ngữ đòi hỏi sự xử lý ngay lập tức hơn so với Repeating. 3 lặp lại đồng thời 4 lặp lai tuần tự
nguon tai.lieu . vn