Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFREIGHT Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Đình Luận Sinh viên thực hiện : Lê Quỳnh Kim Ngân MSSV: 1311141387 Lớp: 13DQD10 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. ii LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT” là của tôi. Kết quả nghiên cứu là của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đình Luận. Các số liệu trong bài là trung thực, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 7 năm 2017 Sinh viên Lê Quỳnh Kim Ngân
  3. iii LỜI CẢM ƠN  Lời đầu tiên em xin dành lòng kính trọng và sự cảm ơn sâu sắc của mình đến Quý Thầy Cô toàn trường nói chung và các Thầy Cô khoa QTKD nói riêng của trường Đại Học Công nghệ TP.HCM. Xuyên suốt bốn năm học vừa qua, các Thầy Cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt nhiều kiến thức cũng như những kinh nghiệm sống quý báu. Đặc biệt, em muốn dành lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Đình Luận, thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tháo gỡ những vướng mắc trong suốt quá trình từ lúc chọn đề tài, làm đề cương và hoàn thành báo cáo thực tập một cách hoàn thiện nhất. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em được đến công ty thực tập và các anh chị công nhân viên của công ty VINAFREIGHT nhiệt tình giúp đỡ, cho em được trải nghiệm những công việc thực tế. Nhờ đó, em được trau dồi thêm những kiến thức về hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt là đề tài báo cáo thực tập quy trình giao nhận hàng hóa mà em đang thực hiện. Tuy nhiên, với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân, trong quá trình làm báo cáo sẽ không thể tránh khỏi nhiều sai sót, khuyết điểm. Kính mong Quý Thầy Cô, cùng các anh chị trong công ty có thể đóng góp ý kiến để em rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Cuối cùng, em xin gửi đến Quý Thầy Cô cùng các anh chị trong Công ty cổ phần VINAFREIGHT lời chúc sức khỏe và ngày càng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Em xin trân trọng cảm ơn! Sinh viên Lê Quỳnh Kim Ngân
  4. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Họ và tên sinh viên : LÊ QUỲNH KIM NGÂN MSSV : 1311141387 Khoá : 2013 - 2017 ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Giảng viên hướng dẫn
  5. v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 2 5. Kết cấu của đề tài: ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về nghiệp vụ giao nhận: ................................................................ 4 1.1.1 Khái quát về người giao nhận: ..................................................................... 4 1.1.1.1 Khái niệm về người giao nhận: ........................................................4 1.1.1.2 Đặc trưng của người giao nhận: .......................................................6 1.1.1.3 Phạm vi của dịch vụ người giao nhận: .............................................6 1.1.1.4 Trách nhiệm của người giao nhận:.................................................10 1.1.1.5 Quyền lợi và nghĩa vụ của người giao hàng: .................................11 1.1.2 Khái niệm về dịch vụ giao nhận: ............................................................... 11 1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận: .............................................................. 13 1.1.4 Vai trò của dịch vụ giao nhận: ................................................................... 13 1.1.5 Phân loại giao nhận: .................................................................................... 14 1.1.5.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động: .....................................................14 1.1.5.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:.................................................14 1.1.5.3 Căn cứ vào phương thức vận tải: ...................................................14 1.1.5.4 Căn cứ vào tính chất giao hàng: .....................................................15 1.1.6 Lợi ích của dịch vụ giao nhận: ................................................................... 15 1.1.7 Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận: ................................................... 16 1.1.7.1 Cơ quan tham gia: ..........................................................................16 1.1.7.2 Cơ sở pháp lý: ................................................................................16 1.1.8 Chủ thể và chức năng tham gia vào quy trình dịch vụ giao nhận: ........ 18 1.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa đường biển: ................................................ 18 1.2.1 Vai trò của giao nhận hàng hóa đường biển: ........................................... 18 1.2.2 Đặc điểm:...................................................................................................... 19 1.2.3 Nguyên tắc giao nhận hàng hóa đường biển: ........................................... 19 1.2.4 Chứng từ trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển: .......................... 20 1.2.4.1 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin):..........................20 1.2.4.2 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality): ...................20 1.2.4.3 Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity): ....................20
  6. vi 1.2.4.4 Phiếu đóng gói (Packing list): ........................................................20 1.2.4.5 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu: .............................................20 1.2.4.6 Biên bản giám định số lượng, trọng lượng: ...................................21 1.2.4.7 Biên bản hàng hư hỏng, đổ vỡ: ......................................................21 1.2.4.8 Thư khiếu nại: ................................................................................21 1.2.4.9 Thư dự kháng: ................................................................................21 1.2.5 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển: ................. 21 1.2.5.1 Mục tiêu: ........................................................................................21 1.2.5.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển: .........22 1.2.6 Ưu điểm và nhược điểm của giao nhận hàng hóa đường biển: ............. 25 1.2.6.1 Ưu điểm: ........................................................................................25 1.2.6.2 Nhược điểm: ...................................................................................25 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA VINAFREIGHT ........................................... 27 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần VINAFREIGHT: ....................... 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:............................................................ 27 2.1.1.1 Thông tin chung về công ty: ..........................................................27 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển: ................................................27 2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động: ............................................................. 28 2.1.3 Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty: ....................................................... 29 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức: ................................................................................29 2.1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban: ..................................29 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2014 - 2016: ........................... 32 2.2 Phân tích đánh giá tình hình thực tế về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT:................................ 35 2.2.1 Tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu: ............................................... 35 2.2.2 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu: ..................................... 36 2.2.3 Phân tích quy trình giao nhận: ................................................................... 36 2.2.3.1 Tìm kiếm và ký kết hợp đồng giao nhận với khách hàng: .............36 2.2.3.2 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ:.......................................................37 2.2.3.3 Lấy D/O: ........................................................................................42 2.2.3.4 Cược container: ..............................................................................43 2.2.3.5 Khai báo hải quan điện tử: .............................................................43 2.2.3.6 Mở tờ khai tại cơ quan hải quan: ...................................................47 2.2.3.7 Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa: ..................................................50 2.2.3.8 Thanh lý Hải quan: .........................................................................51 2.2.3.9 Giao hàng cho khách hàng và trả container rỗng:..........................51
  7. vii 2.2.3.10 Quyết toán với khách hàng và lưu hồ sơ: ......................................51 2.3 Nhận xét về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT: .............................................................................. 52 2.3.1 Ưu điểm: ....................................................................................................... 52 2.3.2 Hạn chế: ........................................................................................................ 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFREIGHT .................................................................... 57 3.1 Định hướng phát triển: ................................................................................... 57 3.1.1 Các mục tiêu chủ yếu của công ty: ............................................................ 57 3.1.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn: .................................................... 57 3.1.3 Các mục tiêu phát triển bền vững và chương trình chính liên quan đến ngắn hạn và trung hạn của công ty: ......................................................................... 58 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT .......................................... 58 3.2.1 Giải pháp 1: Phát triển nguồn nhân lực .................................................... 58 3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao cơ sở vật chất – kỹ thuật ..................................... 60 3.2.3 Giải pháp 3: Quản trị hệ thống kho bãi..................................................... 62 3.2.4 Giải pháp 4: Hoàn thiện quy trình chuẩn bị chứng từ............................. 63 3.2.5 Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng của quá trình vận chuyển ................ 65 3.2.6 Giải pháp 6: Chiến lược và phương thức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa của công ty................................................................................................. 66 3.3 Một số kiến nghị: ............................................................................................ 69 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước: ............................................................................ 69 3.3.2 Kiến nghị với cơ quan thuế: ....................................................................... 70 3.3.3 Kiến nghị với cơ quan Hải quan: ............................................................... 70 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 71 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 73 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 74
  8. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT TNHH - Trách nhiệm hữu hạn PTKD - Phát triển kinh doanh ĐHĐCĐ - Đại hội đồng cổ đông HĐQT - Hội đồng quản trị FCL Full Container Load Gửi hàng nguyên container LCL Less than Container Load Gửi hàng lẻ D/O Delivery Order Lệnh giao hàng B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ EIR Equipment Interchange Receipt Phiếu giao nhận container
  9. ix DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH  Danh mục bảng: TÊN NỘI DUNG TRANG Chủ thể và chức năng tham gia quá trình dịch vụ Bảng 1.1 18 giao nhận Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh VINAFREIGHT từ 2014 - 2016 32 Sản lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu từ năm Bảng 2.2 35 2014 – 2016  Danh mục hình: TÊN NỘI DUNG TRANG Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 29 Biểu đồ thể hiện doanh thu và chi phí trong giai đoạn Hình 2.2 32 từ năm 2014-2016 Hình 2.3 Sơ đồ quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu 36
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập thế giới, mối liên hệ giữa các quốc gia về phương diện kinh tế ngày càng mật thiết với nhau; trong đó hoạt động ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì cơ hội giao thương với các quốc gia trên thế giới ngày càng rộng rãi, nhưng cũng là thách thức để Việt Nam phát huy hết lợi thế sẵn có của mình, nhằm thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chính điều này đã góp phần đưa hoạt động ngoại thương ngày càng phát phiển. Tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu là một quá trình diễn ra đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, từ khâu đàm phán đến khâu giao nhận.Tất cả đều đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.Và một phần không thể thiếu khi nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu đó chính là nghiệp vụ quy trình giao nhận hàng hóa.Đây là một khâu rất quan trọng đối với những công ty xuất nhập khẩu, thiếu nghiệp vụ này hoạt động mua bán trong và ngoài nước đều không thể thực hiện được. Công ty cổ phần VINAFREIGHT đã được hình thành chuyên cung cấp các dịch vụ về vận tải đường biển cũng như đường hàng không.Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty cũng gặp không ít khó khăn. Để có thể tồn tại, phát triển lâu dài trong nên kinh tế đầy khốc liệt cạnh tranh như hiện nay thì việc đưa ra giải pháp để khắc phục những khó khăn đó là điều hết sức cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của khâu giao nhận hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu, và với mong muốn đóng góp những giải pháp của mình trong suốt thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty cổ phẩn VINAFREIGHT vào việc nâng cao chất lương quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển nên em quyết định chọn chủ đề “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
  11. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tổng hợp các cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa đường biển. - Tìm hiểu, tiếp cận với thực tế và đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần VINAFREIGHT một cách chính xác nhất. Qua đó, rút ra được những ưu điểm và hạn chế trong quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển. - Đề xuất những giải pháp thiết thực để khắc phục, giúp cho quy trình giao nhận hàng hóa của công ty ngày một hoàn thiện hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu khẩu bằng đường biển.  Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: nội dung của đề tài được tập trung vào việc nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quy trình đó trong nên kinh tế thị trường ngày nay. - Phạm vi về không gian: các dẫn chứng, số liệu trong đề tài được lấy từ nguồn của công ty cổ phần VINAFREIGHT. - Phạm vi về thời gian: các số liệu trong đề tài được thu thập từ giai đoạn năm 2014-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát trên lý thuyết: đọc các tài liệu về vận tải, về giao nhận, nghiên cứu kỹ cơ sở lý thuyết đã được học, cập nhật các trang web về quy trình giao nhận. - Phương pháp quan sát thực tế: quan sát quy trình, thủ tục Hải quan tại công ty, cảng biển.
  12. 3 - Phương pháp ghi chú: ghi chú lại các bước trong quy trình thực tế để dễ dàng ghi nhớ. - Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết và thực tế, so sánh các quy trình với nhau nhằm rút ra những khác biệt. 5. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm có 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phân tích thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT
  13. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan về nghiệp vụ giao nhận: 1.1.1 Khái quát về người giao nhận: 1.1.1.1 Khái niệm về người giao nhận: Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải mới trong những thập niên qua, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan. Vì vậy xuất hiện người giao nhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí. Những dịch vụ mà người giao nhận thực hiện không chỉ là các công việc đặt chỗ đóng hàng, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như: tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn hãng tàu vận tải, làm thủ tục hải quan, đóng gói bao bì hàng hoá,.... Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tế công nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh giao dịch vụ giao nhận hay các doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwading Agent). Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân họ không phải là người vận tải. Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.
  14. 5 Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kì người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Vậy người giao nhận là người:  Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng.  Người giao nhận lo liệu việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Họ có thể sử dụng phương tiện vận tải, thuê mướn người vận tải.  Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những điều khoản đã cam kết.  Người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng tới đúng nơi quy định.  Có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của bên thứ ba.  Người làm dịch vụ giao nhận khi nhận việc vận chuyển hàng hóa thì phải tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành về vận tải. Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau có thể là đại lý hải quan, mô giới hải quan, đại lý thanh toán, đại lý gửi hàng và giao nhận... nhưng tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “người giao nhận hàng hóa quốc tế” (international freight forwarder), và cùng làm một dịch vụ tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận. Người giao nhận với trình độ chuyên môn như sau:  Biết kết hợp nhiều phương thức vận tải với nhau.  Biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch vụ giao hàng.
  15. 6  Biết kết hợp giữa vận tải- giao nhận- xuất nhập khẩu và liên hệ tốt với các tổ chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa như hải quan, đại lý hãng tàu, bảo hiểm, bến cảng...  Người giao nhận còn tạo điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động có hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận của mình. Như vậy, nhà xuất nhập khẩu có thể sử dụng kho bãi của người giao nhận hay của người giao nhận đi thuê, từ đó giảm chi phí kho bãi, chi phí quản lý hành chính,... Có thể thấy ngày nay, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế. Những dịch vụ người giao nhận thực hiện không chỉ là ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ, đóng hàng, kiểm tra hàng hóa mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơn như tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng gói bao bì. 1.1.1.2 Đặc trưng của người giao nhận: - Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng bảo vệ lợi ích của chủ hàng. - Người giao nhận lo liệu vận tải nhưng không phải người chuyên chở. Họ có thể có phương tiện vải tải, có thể tham gia chuyên chở nhưng đối với hàng hóa, họ chỉ là người giao nhận ký hợp đồng ủy thác giao nhận không phải là người chuyên chở. - Cùng với việc tổ chức vận tải người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để vận chuyển hàng từ nơi đi tới nơi đến theo điều khoản hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết. 1.1.1.3 Phạm vi của dịch vụ người giao nhận: Thông thường người giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận chuyển qua các giai đoạn khác nhau (trừ trường hợp người gửi hay người nhận muốn tham gia trực tiếp vào một khâu bất kỳ nào đó trong quá trình). Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người
  16. 7 thứ ba khác. Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bao gồm bốn loại thông dụng trên thế giới hiện nay: (1) Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu): Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Chọn tuyến đường, phương thức vận chuyển hay người chuyên chở thích hợp sao cho hàng được di chuyển nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm. - Lưu cước với người chuyên chở đã chọn. - Nhận hàng và cung cấp những chứng từ có liên quan như giấy chứng nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận. - Kiểm tra tất cả những điều khoản trong thư tín dụng (L/C) cũng như những quy định của Chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước chuyển tải. - Đóng gói hàng hóa phù hợp, thuận lợi cho việc chuyên chở đến nước nhập khẩu (trừ khi việc này đã được người gửi hàng thực hiện trước khi giao hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải và những qui chế áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước nhập khẩu. - Thu xếp việc lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm cho hàng hóa khi khách hàng yêu cầu. - Vận chuyển hàng hóa đến ga, cảng và làm thủ tục khai báo Hải quan và các thủ tục khác có liên quan để giao hàng cho người chuyên chở. - Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước. - Thực hiện việc giao dịch ngoại hối (nếu có). - Thu xếp việc chuyển tải hàng hóa khi cần thiết. - Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở và giao hàng cho người gửi hàng.
  17. 8 - Giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến người nhận hàng thông qua mối quan hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. - Ghi nhận những tổn thất và giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở khi có tổn thất xảy ra. (2) Loại dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu): Theo yêu cầu của người nhận hàng (người nhập khẩu), người giao nhận sẽ: - Thay mặt người nhận hàng giám sát người vận tải hàng hóa khi trách nhiệm vận tải hàng hóa thuộc về người nhận hàng. - Nhận hàng và kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, quan trọng nhất là tính chính xác của vận đơn đường biển. - Nhận hàng của người chuyên chở và trả các cước phí cần thiết nếu có. - Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những chi phí khác cho hải quan và các cơ quan có liên quan. - Thu xếp việc lưu kho, quá cảnh hàng hóa khi cần. - Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng. - Giúp người nhận hàng giải quyết các khiếu nại đối với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa nếu có. - Giúp đỡ người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu hai bên có hợp đồng. (3) Loại dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt: Giao nhận hàng hóa đặc biệt khác giao nhận hàng hóa thông thường ở chỗ công việc này đòi hỏi người giao nhận phải có thêm thiết bị chuyên dùng, đồng thời cũng yêu cầu người giao hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc. Bao gồm các loại thành phẩm, bán thành phẩm, hàng sơ chế hay những hàng hóa khác giao lưu trong buôn bán quốc tế. Một số loại hình dịch vụ hàng hóa đặc biệt phổ biến hiện nay như: - Vận chuyển hàng công trình: Hàng công trình chủ yếu là hàng máy móc nặng, thiết bị để xây dựng những công trình lớn như các nhà máy hóa chất, sân bay, cơ sở lọc dầu. Giao nhận hàng hóa loại này là phải từ nơi sản xuất
  18. 9 tới tận công trường xây dựng trong đó trong đó việc di chuyển cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn và cần những thiết bị đặc biệt như cần cẩu loại nặng, xe tải ngoại cỡ, tàu chở hàng hóa đặc biệt. - Vận chuyển hàng hóa treo trên mắc: Quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo giá trong những container đặc biệt (hanging container) và khi đến nơi sẽ được chuyển trước tiếp từ container vào cửa hàng để bày bán. Đây là những chiếc container 20 feet hoặc 40 feet bình thường nhưng được lắp đặt thêm những thanh bar ngang hoặc dọc hay những sợi dây có móc để móc mắc treo vào. Cách này sẽ tránh quần áo bị chất chồng, dính bụi bẩn, ẩm ướt gây hư hỏng trong container. - Triển lãm ở nước ngoài: Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng hóa đến nơi triển lãm ở nước ngoài. Người giao nhận phải tuân thủ những chỉ dẫn đặc biệt của người tổ chức triển lãm về phương thức chuyên chở được sử dụng, về nơi cụ thể làm thủ tục hải quan ở nước đến khi giao hàng triển lãm, về những giấy tờ cần thiết... (4) Dịch vụ khác: - Ngoài các dịch vụ nêu trên , tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người giao nhận có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng công trình... - Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những điều khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương.
  19. 10 1.1.1.4 Trách nhiệm của người giao nhận: (1) Khi là đại lý chủ hàng: Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đã được quy định trong hợp đồng và trách nhiệm về: - Giao hàng không đúng chỉ dẫn. - Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa. - Thiếu sót thủ tục hải quan. - Chở hàng đến sai nơi quy định. - Giao hàng cho người không phải là người nhận. - Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. - Chịu trách nhiệm về những mất mát, thiệt hại cho bên thứ 3 trong hoạt động của mình. - Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế. - Tuy nhiên, người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi của người thứ 3 như người chuyên chở hoặc người giao nhận nếu họ chứng minh được đó là lựa chọn an toàn nhất. (2) Khi là người chuyên chở: Người giao nhận là người ủy thác, có trách nhiệm với bên thứ ba, khi thu gom hàng lẻ phải chịu trách nhiềm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa, đảm bảo việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa. Người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập phải chịu trách nhiệm các dich vụ mà khách hàng yêu cầu đồng thời chịu trách nhiệm về những sai phạm của người chuyên chở, người giao nhận khác mà họ thuê để thực hiện hợp đồng Khi đóng vai trò là người chuyên chở, các điều kiện kinh doanh áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành.Tuy nhiên người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát của hàng hóa phát sinh trong các trường hợp:
  20. 11 - Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng ủy thác - Khách hàng đóng gói, ghi ký mã hiệu không phù hợp - Do bản chất hàng hóa - Do chiến tranh, đình công - Do các trường hợp bất khả kháng - Ngoài ra người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về khoản lợi bị mất mát mà khách hàng nhận được, về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.1.1.5 Quyền lợi và nghĩa vụ của người giao hàng: Theo luật thương mại Việt Nam, điều 167 quy định về quyền và nghĩa vụ của người giao nhận như sau: - Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. - Quá trình thực hiện hợp đồng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải báo cho khách hàng. - Sau khi kí kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải báo ngay cho khách hàng biết để xin thêm chỉ dẫn. - Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý. 1.1.2 Khái niệm về dịch vụ giao nhận: Trong mua bán quốc tế, người mua và người bán thường ở những vị trí cách xa nhau. Do đó, việc vận chuyển hàng hóa là một dịch vụ rất quan trọng. Nếu không có dịch vụ này thì hợp đồng mua bán không thể thành công. Để có thể vận chuyển hàng hoá từ người bán sang người mua được cần phải thực hiện hàng loạt các công việc
nguon tai.lieu . vn