Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀ N THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀ NG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀ I CHÍ NH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC) Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trinh ̣ Ngo ̣c Anh Sinh viên thực hiện: Dương Hồng Nhung MSSV: 1311181635 Lớp: 13DKKT03 TP. Hồ Chí Minh, 2017 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀ N THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀ NG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀ I CHÍ NH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC) Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trinh ̣ Ngo ̣c Anh Sinh viên thực hiện: Dương Hồng Nhung MSSV: 1311181635 Lớp: 13DKKT03 TP. Hồ Chí Minh, 2017 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài khoá luâ ̣n tố t nghiê ̣p này là do em thực hiện, các số liệu, tài liệu em thu thập là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC) nơi em được thực tập trong thời gian làm bài khoá luâ ̣n. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của bài khóa luận. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 7 năm 2017 (SV ký và ghi rõ họ tên) Dương Hồng Nhung iii
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn cô Trinh ̣ Ngo ̣c Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài khoá luâ ̣n tố t nghiê ̣p. Với những lời chỉ dẫn, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của cô đã giúp em vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện bài khoá luâ ̣n tố t nghiê ̣p này. Em cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp em nhiều khi thực hiện bài khoá luâ ̣n. Em xin trân trọng cảm ơn Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC), đặc biệt là các anh chị trong phòng kiểm toán Báo cáo tài chính đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ cũng như đã chỉ dẫn tận tình cho em những kiến thức thực tế mà em còn thiếu sót trong quá trình học tập. Do kiến thức và thời gian tìm hiể u còn hạn chế nên trong quá trình làm báo cáo không tránh phải những thiếu sót, em rất mong nhâ ̣n đươ ̣c ý kiế n đóng góp, nhâ ̣n xét cùng với sự chỉ bảo thêm của quý thầy cô, các anh chi ̣ trong công ty để em có thể rút kinh nghiê ̣m và hoàn thiê ̣n bản thân hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 7 năm 2017 (SV Ký và ghi rõ họ tên) Dương Hồng Nhung iv
  5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC...................................................................... 3 2.1. Khái quát về chu trin ̀ h bán hàng và thu tiền ........................................................... 3 2.1.1. Khái niê ̣m ............................................................................................................... 3 2.1.2. Các chức năng chính của chu trình ........................................................................ 3 2.1.3. Những gian lận, sai sót thường gặp trong chu trình bán hàng ............................... 5 2.2. Các khoản mục liên quan đến chu trình bán hàng ................................................. 6 2.2.1. Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ........................................... 6 2.2.1.1. Khái niệm doanh thu, thu nhập khác ............................................................ 6 2.2.1.2. Đặc điểm ....................................................................................................... 7 2.2.1.3. Nguyên tắc trình bày khoản mục doanh thu trên BCTC ............................... 9 2.2.1.4. Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục doanh thu ...................................... 10 2.2.2. Khoản mục nợ phải thu khách hàng .................................................................... 11 2.2.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 11 2.2.2.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 12 2.2.2.3. Nguyên tắc trích lập Dự phòng nợ phải thu khó đòi .................................. 13 2.2.2.4. Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng ................ 15 2.3. Tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán ........................................................... 15 2.3.1. Chứng từ tài liệu kế toán ...................................................................................... 15 2.3.2. Hệ thống sổ sách kế toán ..................................................................................... 16 2.4. Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong báo cáo tài chính theo Chương trình kiểm toán mẫu của VACPA ............................................................. 17 2.4.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: ...................................................................... 18 v
  6. 2.4.1.1.Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng ..................... 18 2.4.1.2.Hợp đồng hay Thư hẹn kiểm toán: ............................................................... 20 2.4.1.3.Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động ........................................... 20 2.4.1.4.Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng............... 21 2.4.1.5.Phân tích sơ bộ BCTC ................................................................................. 22 2.4.1.6.Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị ............................................ 23 2.4.1.7.Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực hiện) ........................................... 24 2.4.1.8.Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch /thực hiện) ............... 26 2.4.1.9.Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện ............................................................... 26 2.4.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán .............................................................................. 27 2.4.2.1 Kiểm tra hệ thống KSNB .............................................................................. 27 2.4.2.2 Thử nghiệm kiểm soát .................................................................................. 32 2.4.2.3 Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình bán hàng thu tiền .............................. 34 2.4.3.Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo ......................................................... 41 2.4.3.1. Đánh giá kết quả của cuộc kiểm toán ......................................................... 41 2.4.3.2. Lập và phát hành báo cáo kiểm toán .......................................................... 42 2.4.4.Các sự kiện sau ngày ký Báo cáo kiểm toán ........................................................ 44 2.4.4.1.Sự kiện xảy ra sau ngày ký BCKT (trước ngày công bố BCTC) .................. 45 2.4.4.2.Sau khi BCTC đã được công bố ................................................................... 45 CHƯƠNG 3 - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG VIỆT (VDAC) ............................................................................................ 46 3.1.Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt ................. 46 3.1.1.Giới thiê ̣u chung về công ty .................................................................................. 46 3.1.2.Tổ chức quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt (VDAC) ...... 47 3.1.3.Lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán tư vấn Rồng Việt ................. 47 vi
  7. 3.1.3.1.Dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm có liên quan ............................. 47 3.1.3.2.Dịch vụ kế toán ............................................................................................ 47 3.1.3.3.Dịch vụ về thuế ............................................................................................. 48 3.1.3.4.Dịch vụ tư vấn .............................................................................................. 48 3.1.3.5.Dịch vụ đào tạo ............................................................................................ 48 3.1.3.6.Dịch vụ liên quan đến phần mềm kế toán .................................................... 49 3.1.4.Tổ chức công tác quản lý tại công ty VDAC........................................................ 49 3.1.4.1.Bộ máy nhân sự tại VDAC ........................................................................... 49 3.1.4.2.Chức năng, nhiê ̣m vụ các bộ phận ............................................................... 49 3.2.Tổ chức công tác kiể m toán ta ̣i Công ty TNHH Kiể m toán Tư vấ n Rồ ng Viêt.̣ .. 51 3.2.1.Cơ cấ u tổ chức và quản lý của bô ̣ phâ ̣n kiể m toán ta ̣i VDAC. ............................. 51 3.2.2.Vai trò và chức năng của các phòng ban trong bô ̣ phâ ̣n kiể m toán ta ̣i VDAC..... 52 CHƯƠNG 4 - THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀ NG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY VDAC ............................................................ 53 4.1. Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại công ty VDAC ................. 53 4.1.1.Giai đoạn chuẩn bị kiể m toán ............................................................................... 53 4.1.1.1.Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng ..................... 54 4.1.1.2.Lập Hợp đồng kiểm toán .............................................................................. 55 4.1.1.3.Phân công nhân sự cho cuộc kiể m toán....................................................... 55 4.1.1.4.Tìm hiể u khách hàng và môi trường hoạt động ........................................... 56 4.1.1.5.Đánh giá rủi ro và xác định trọng yế u ......................................................... 56 4.1.1.6.Xây dựng chương trình kiểm toán ................................................................ 59 4.1.2.Giai đoa ̣n thực hiê ̣n kiể m toán doanh thu và nơ ̣ phải thu khách hàng.................. 60 4.1.2.1.Thiết kế và thực hiê ̣n thử nghiê ̣m kiể m soát ................................................. 60 4.1.2.2.Thử nghiệm cơ bản đối với kiểm toán doanh thu bán hàng ........................ 63 vii
  8. 4.1.2.3.Thử nghiệm cơ bản đối với kiểm toán nợ phải thu khách hàng ................... 65 4.1.3.Giai đoạn kết thúc kiểm toán ................................................................................ 69 4.1.3.1.Đánh giá tổng thể trước khi lập BCKT. ....................................................... 70 4.1.3.2.Tổng hợp kết quả, lập và gửi BCKT dự thảo ............................................... 70 4.1.4.Giai đoạn sau kiểm toán ....................................................................................... 71 4.1.4.1.Phát hành BCKT chính thức ........................................................................ 71 4.1.4.2.Theo dõi các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành BCKT ......................... 71 4.2. Minh họa kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính thông qua một số khách hàng cụ thể tại VDAC ........................................... 72 4.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán......................................................................... 74 4.2.1.1.Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng ..................... 74 4.2.1.2.Lập và ký kết hợp đồng kiểm toán hay thư hẹn kiểm toán ........................... 75 4.2.1.3.Phân công nhân sự cho cuộc kiểm toán....................................................... 75 4.2.1.4.Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: .......................................... 76 4.2.1.5.Đánh giá rủi ro ............................................................................................ 77 4.2.1.6.Xác định mức trọng yếu ............................................................................... 77 4.2.1.7.Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu .................................................. 78 4.2.1.8.Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện ............................................................... 79 4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán ............................................................................. 79 4.2.2.1.Thiết kế và thực hiê ̣n thử nghiê ̣m kiể m soát ................................................. 79 4.2.2.2.Thử nghiệm cơ bản đối với kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền ......... 80 4.2.3.Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo ......................................................... 88 4.3.Tổng hợp kết quả và kết luận về quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền của VDAC. .......................................................................................................... 89 4.3.1.Tổng hợp kết quả .................................................................................................. 89 viii
  9. 4.3.2.Kết luận ................................................................................................................. 91 CHƯƠNG 5 - NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀ N THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀ NG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY VDAC. ............................................... 93 5.1.Nhận xét, đánh giá thực trạng .................................................................................. 93 5.1.1.Ưu điểm ................................................................................................................ 93 5.1.2.Nhược điểm .......................................................................................................... 94 5.2.Kiến nghị .................................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT VDAC Viet Dragon Auditing Consulting Company Limited (Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt) Vietnam Association of Certified Public VACPA Accountants (Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) Vietnam Standards of Auditing (Chuẩn mực kiểm VSA toán Việt Nam) HĐQT Hội đồng quản trị BGĐ Ban giám đốc KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ TNHH Trách nhiệm hữu hạn DN Doanh nghiệp NH Ngân hàng TK Tài khoản BHXH Bảo hiể m xã hô ̣i BCĐPS Bảng cân đối phát sinh BCĐKT Bảng cân đối kế toán KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiể m toán GTGT Giá trị gia tăng TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TSCĐ Tài sản cố định x
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 1. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu ........................................................................ 11 2. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán Nợ phải thu khách hàng .................................................. 13 3. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ lưu chuyển chứng từ trong quá trình bán hàng ............................... 16 4. Sơ đồ 2.4: Chu trình kiểm toán mẫu của VACPA ...................................................... 18 5. Sơ đồ 3.1: Bộ máy nhân sự tại công ty VDAC........................................................... 49 6. Sơ đồ 3.2: Cơ cấ u tổ chức và quản lý của bô ̣ phâ ̣n kiể m toán ta ̣i VDAC. ................. 51 xi
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1. Các mục tiêu kiểm toán doanh thu ............................................................. 11 2. Bảng 2.2. Các mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng ....................................... 15 3. Bảng 2.3. Bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc ước tính mức trọng yếu cho tổng thể BCTC ..................................................................................................................... 25 4. Bảng 4.1. Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền ..................................................................................................................................... 60 5. Bảng 4.2. Danh sách khách hàng minh họa kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền ... 72 6. Bảng 4.3. Thực tế bước xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng đối với năm khách hàng của VDAC. .......................................................................... 74 7. Bảng 4.4. Thực tế bước ký kết hợp đồng đối với năm khách hàng của VDAC ......... 75 8. Bảng 4.5. Thực tế bước phân công nhân sự cuộc kiểm toán đối với năm khách hàng của VDAC ................................................................................................................... 76 9. Bảng 4.6. Thực tế bước tìm hiểu chung về khách hàng đối với năm công ty của VDAC ..................................................................................................................................... 76 10. Bảng 4.7. Thực tế bước đánh giá rủi ro đối với năm khách hàng của VDAC............ 77 11. Bảng 4.8. Thực tế bước xác nhận mức trọng yếu đối với năm khách hàng của VDAC ..................................................................................................................................... 78 12. Bảng 4.9. Thực tế bước xác định phương pháp chọn mẫu đối với năm khách hàng của VDAC .......................................................................................................................... 78 13. Bảng 4.10. Thực tế bước lập kế hoạch kiểm toán toàn diện đối với năm khách hàng của VDAC. .................................................................................................................. 79 14. Bảng 4.11. Thực tế bước đánh giá HTKSNB đối với năm khách hàng của VDAC .. 79 15. Bảng 4.12. Thực tế bước thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với năm khách hàng của VDAC .......................................................................................................................... 80 16. Bảng 4.13. Thực tế thực hiện thủ tục chung đối với năm khách hàng của VDAC .... 81 17. Bảng 4.14. Thực tế thực hiện thủ tục phân tích khoản mục doanh thu đối với năm khách hàng của VDAC ................................................................................................ 81 18. Bảng 4.15. Thực tế thử nghiệm 1 kiểm toán khoản mục doanh thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 82 19. Bảng 4.16. Thực tế thử nghiệm 2 kiểm toán khoản mục doanh thu đối với năm khách xii
  13. hàng của VDAC .......................................................................................................... 83 20. Bảng 4.17. Thực tế thử nghiệm 3 kiểm toán khoản mục doanh thu đối với năm khách hàng của VDAC .......................................................................................................... 83 21. Bảng 4.18. Thực tế thử nghiệm 4 kiểm toán khoản mục doanh thu đối với năm khách hàng của VDAC .......................................................................................................... 83 22. Bảng 4.19. Thực tế thực hiện thủ tục phân tích khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC ................................................................................................ 84 23. Bảng 4.20 . Thực tế thử nghiệm 1 kiểm toán khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 85 24. Bảng 4.21. Thực tế thử nghiệm 2 kiểm toán khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 85 25. Bảng 4.22. Thực tế thử nghiệm 3 kiểm toán khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 86 26. Bảng 4.23. Thực tế thử nghiệm 4 kiểm toán khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 86 27. Bảng 4.24. Thực tế thử nghiệm 5 kiểm toán khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 87 28. Bảng 4.25. Thực tế thử nghiệm 6 kiểm toán khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 87 29. Bảng 4.26. Thực tế thử nghiệm 7 kiểm toán khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 88 30. Bảng 4.27. Thực tế thử nghiệm 8 kiểm toán khoản mục nợ phải thu đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 88 31. Bảng 4.28. Thực tế giai đoạn tổng hợp và lập báo cáo kiểm toán đối với năm khách hàng của VDAC .......................................................................................................... 89 32. Bảng 4.29. Tổng hợp kết quả phân tích chu trình bán hàng thu tiền đối với năm khách hàng của VDAC. ......................................................................................................... 90 33. Bảng 4.30. Tổng hợp ý kiến của KTV đối với năm khách hàng tại VDAC ............... 90 34. Bảng 4.31. Xác nhận của khách hàng đối với ý kiến của KTV về BCTC. ................ 91 xiii
  14. CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU 1.1. Lý do cho ̣n đề tài Hiê ̣n nay, hoa ̣t đô ̣ng kiể m toán ta ̣i Viê ̣t Nam không ngừng lớn ma ̣nh và ngày càng phổ biế n hơn trong đời số ng kinh tế tri ̣trường. Kiể m toán là nhu cầ u tấ t yế u trong viê ̣c nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh và chấ t lươ ̣ng quản lý của doanh nghiê ̣p. Kiể m toán báo cáo tài chiń h là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của kiể m toán đô ̣c lâ ̣p. Sau khi kiể m tra, các kiể m toán viên sẽ đưa ra ý kiế n về sự trin ̀ h bày hơ ̣p lý và trung thực của báo cáo tài chin ́ h ta ̣i mô ̣t đơn vi.̣ Chu trình bán hàng – thu tiền là một bộ phận có liên quan đến nhiều khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính như doanh thu, phải thu khách hàng, lợi nhuận, thuế...; là giai đoạn cuối cùng để đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền là một phần hành quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Những kết luận về sự trung thực và hợp lý của chu trình này là cơ sở để người sử dụng đánh giá về tình hình hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện kiểm toán chu trình này, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt (VDAC)” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. 1.2. Mu ̣c đích nghiên cứu – Áp du ̣ng lý thuyế t đã ho ̣c vào thực tế . – Tìm kiế m và phát hiê ̣n rủi ro, gian lâ ̣n và sai sót. – Đề xuấ t các kiế n nghi,̣ giải pháp nâng cao quy trin ̀ h kiể m toán. – Thu thâ ̣p kinh nghiê ̣m nghề nghiê ̣p. – Nâng cao kiế n thức về quy triǹ h kiể m toán ta ̣i mô ̣t doanh nghiê ̣p. 1.3. Pha ̣m vi nghiên cứu 1
  15. Tìm hiể u quy trình kiể m toán chu trình bán hàng và thu tiề n trong kiểm toán BCTC ta ̣i Công ty TNHH Kiể m toán tư vấ n Rồ ng Viê ̣t (VDAC). Nghiên cứu, phân tić h thực tra ̣ng và đề xuấ t các giải pháp về quy trình kiể m toán chu trin ̀ h bán hàng và thu tiề n trong kiểm toán BCTC thić h hơ ̣p. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiê ̣n đề tài, em sử du ̣ng mô ̣t số phương pháp sau:  Phương pháp thu thâ ̣p: thu thâ ̣p các quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t về công tác kiể m toán, các quy đinh ̣ của công ty, thu thâ ̣p tài liê ̣u về khoản mu ̣c doanh thu và nơ ̣ phải thu.  Phương pháp tổ ng hơ ̣p: tổ ng hơ ̣p các số liê ̣u, chứng từ, sổ sách liên quan đế n khoản mu ̣c doanh thu và nơ ̣ phải thu  Phương pháp đố i chiế u: đố i chiế u giữa lý thuyết và thực tế . Ngoài ra còn có mô ̣t số phương pháp như: phương pháp toán ho ̣c, phương pháp phân tić h, thố ng kê, .... 1.5. Kế t cấ u đề tài Đề tài gồ m 5 chương: Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Cơ sở lý luâ ̣n về kiể m toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiể m toán BCTC. Chương 3: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt (VDAC). Chương 4: Thực tra ̣ng quy trin ̀ h kiể m toán chu trin ̀ h bán hàng và thu tiề n ta ̣i công ty VDAC. Chương 5: Nhâ ̣n xét, đánh giá thực tra ̣ng và giải pháp đề xuấ t nhằ m hoàn thiện kiể m toán chu trình bán hàng và thu tiề n trong kiể m toán BCTC ta ̣i công ty VDAC. 2
  16. CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 2.1. Khái quát về chu trin ̀ h bán hàng và thu tiền 2.1.1. Khái niêm ̣ Bán hàng là quá trình chuyển quyền sở hữu của sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng để đổi lấy tiền hoặc quyền thu tiền từ khách hàng. Với ý nghĩa như vậy, quá trình này được bắt đầu từ yêu cầu mua của khách hàng (đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng…) và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hóa thành tiền. Trong trường hợp này, hàng hóa và tiền tệ được xác định theo bản chất kinh tế của chúng. Hàng hóa là những tài sản hay dịch vụ chứa đựng giá trị và có thể bán được, tiền tệ là phương tiện thanh toán nhờ đó mọi quan hệ giao dịch và thanh toán được giải quyết tức thời. 2.1.2. Các chức năng chính của chu trin ̀ h  Lập lệnh bán hàng (hay phiếu xuất kho): Yêu cầu về hàng hóa là điểm khởi đầu của chu trình, nó có thể là các phiếu yêu cầu mua hàng, đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá. Khi nhận được các đơn đặt hàng, nhân viên tiến hành kiểm tra tính hợp lý của các đơn đặt hàng về chủng loại hàng hoá, số lượng và địa chỉ của người mua hàng...để xác định khả năng cung ứng đúng hạn của đơn vị và lập lệnh bán hàng (hay phiếu xuất kho).  Xét duyê ̣t bán chi ̣u Sau khi xử lý các đơn đặt hàng, nhân viên có thẩm quyền kiểm tra phương thức thanh toán của khách hàng để quyết định bán chịu một phần hay toàn bộ lô hàng. Quyết định về phương thức thanh toán được thể hiện trên hợp đồng kinh tế theo thoả thuận trong quan hệ mua bán giữa hai bên, dựa trên lợi ích của hai bên theo hướng khuyến khích người mua trả tiền nhanh qua tỷ lệ giảm giá khác nhau theo thời hạn thanh toán. Nếu doanh nghiệp bỏ qua chức năng này thì có khả năng doanh nghiệp không thu hồi được các khoản phải thu khi khách hàng mất khả năng thanh toán hay cố tình không thanh toán do sơ hở trong thỏa thuận ban đầu này. 3
  17.  Xuất kho hàng hóa: Sau khi chấp nhận phương thức thanh toán, căn cứ vào lệnh bán hàng đã được lập, doanh nghiệp tiến hành xuất hàng hoá cho bộ phận gửi hàng.  Gửi hàng đi: Theo quy định của Cơ quan Thuế tại điểm 1.b, điều 14, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ...”, do đó các doanh nghiệp phải lập hoá đơn bán hàng kèm theo vận đơn hay hoá đơn bán hàng sẽ kiêm cả chức năng vận đơn khi giao hàng.  Lập và kiểm tra hóa đơn: Hóa đơn bán hàng là chứng từ chỉ rõ mẫu mã, số lượng, giá cả hàng hóa gồm cả giá gốc hàng hóa, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các yếu tố khác theo luật thuế GTGT. Hóa đơn được lập thành 3 liên: liên đầu gửi cho khách hàng, các liên sau được lưu lại ghi sổ và theo dõi thu tiền. Việc gửi hoá đơn bán hàng cho người mua là một phương tiện, qua đó người mua có thể biết được những thông tin về thời hạn thanh toán cũng như số tiề n đã thanh toán hay số tiền còn nợ, do đó việc lập hoá đơn bán hàng phải chính xác và đúng thời gian. Ngoài ra, hóa đơn cũng là căn cứ để ghi sổ nhật ký bán hàng, theo dõi các khoản phải thu, sai số ở bất kỳ phần nào của quá trình ghi sổ kế toán cũng có thể gây ra những sai số đáng kể trên BCTC.  Theo dõi thanh toán: Sau khi thực hiện các chức năng về bán hàng cùng ghi sổ kế toán, cần thực hiện tiếp chức năng theo dõi các khoản nợ phải thu để theo dõi chặt chẽ việc thu tiền. Trong việc xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền, rủi ro trọng yếu là khả năng các khoản phải thu đã được thu tiền nhưng chưa được ghi sổ. Vì vậy, tất cả các khoản thu tiền phải được ghi vào sổ nhâ ̣t ký thu tiề n, sổ nhật ký bán hàng, sổ cái tài khoản phải thu khách hàng đúng lúc và đúng số tiền để sau này dễ kiểm tra đối chiếu.  Xét duyệt hàng bán bị trả lại, hay giảm giá: 4
  18. Các khoản hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán xảy ra khi khách hàng không thỏa mãn về hàng hoá. Khi đó, doanh nghiệp thường chấp nhận nhận lại hàng hay cho người mua hưởng chiết khấu. Doanh thu hàng bán bị trả lại, doanh thu giảm giá hàng bán phải được ghi sổ nhật ký tài khoản doanh thu hàng bán bị trả lại và doanh thu giảm giá hàng bán nhằm đảm bảo các khoản doanh thu này được ghi nhận đầy đủ, chính xác và kịp thời. Các thư báo có thường phát hành đối với các khoản giảm trừ doanh thu để duy trì sự kiểm soát và tạo thuận tiện cho việc ghi sổ.  Cho phép xóa sổ các khoản nợ không thu hồi được: Trong niên độ kế toán các công ty thường gặp trường hợp khách hàng không chịu thanh toán hay mất khả năng thanh toán như bị phá sản. Vào cuối mỗi niên độ kế toán, trên cơ sở quy chế tài chính về lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, phân tích thực tiễn về khả năng thanh toán của khách hàng, bộ phận kế toán thanh toán phải tính toán lập bảng phân tích và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ hạch toán dự phòng nợ phải thu. Căn cứ vào đó, bộ phận kế toán sẽ ghi chép vào sổ sách. 2.1.3. Những gian lận, sai sót thường gặp trong chu trình bán hàng o Nhận đơn đặt hàng của khách hàng không có khả năng thanh toán. o Nhận đơn đặt hàng những hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp không có sẵn hoặc không đủ khả năng cung cấp. o Đội ngũ nhân viên bán hàng có thể làm cho công ty cam kết một lịch giao hàng mà doanh nghiệp không thể đáp ứng. o Đơn đặt hàng có thể được chấp nhận mà có những điều khoản hoặc điều kiện không chính xác hoặc từ khách hàng không được phê duyệt. o Nhân viên bán hàng có thể cấp quá nhiều hạn mức bán chịu cho khách hàng để đẩy mạnh doanh số bán hàng, làm cho công ty phải chịu rủi ro tín dụng quá mức. o Nhân viên không có thẩm quyền đi gửi hàng, xuất hàng. o Chuyển hàng không đúng địa điểm hoặc không đúng khách hàng. o Không ghi hoặc ghi chậm số tiền khách hàng thanh toán. o Nhân viên lập hoá đơn có thể quên lập một số hoá đơn cho hàng hoá đã giao, lập sai hoá 5
  19. đơn hoặc lập một hoá đơn thành hai lần hoặc lập hoá đơn khống trong khi thực tế không giao hàng. o Nhân viên không nộp tiền thu được từ nghiệp vụ bán hàng. 2.2. Các khoản mục liên quan đến chu trình bán hàng 2.2.1. Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.2.1.1. Khái niệm doanh thu, thu nhập khác Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” định nghĩa: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và áp dụng từ ngày 01/01/2015:  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: “Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, bao gồm cả doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho công ty mẹ, công ty con trong cùng tập đoàn; phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: Bán hàng, Cung cấp dịch vụ, doanh thu khác.”  Thu nhập khác: “Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh) cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; 6
  20. - Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự); - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.” 2.2.1.2. Đặc điểm Khoản mục doanh thu có quan hệ chặt chẽ với các khoản mục khác trên BCĐKT. Do đó phần lớn nội dung của khoản mục này đã được tiến hành kiểm tra ngay trong quá trình kiểm toán các khoản mục khác của BCĐKT. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp đã bán hay cung cấp trong kỳ. Đối với doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu này không bao gồm thuế GTGT. Các khoản giảm trừ doanh thu: 7
nguon tai.lieu . vn