Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VÕ THANH THỦY PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY Ngành: Luật kinh doanh Mã số: 52 39 01 09 Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-L KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. NGUYỄN ĐĂNG DUY HÀ NỘI – 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN Võ Thanh Thủy
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Đăng Duy, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin bày tỏ lời cảm ơn đến những thầy, cô giáo đã giảng dạy em trong bốn năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng đường đại học sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai. Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả bạn bè và người thân, đặc biệt là cha mẹ và chị gái, những người luôn kịp thời động viên và là chỗ dựa vững chắc giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn tất cả những con người, những bài học, những sự kiện đã truyền cảm hứng giúp em hoàn thành bản khóa luận này. Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2016. Võ Thanh Thủy
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 3 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP............................................ 4 1.1. Khái quát về khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp .............................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại Khu công nghiệp .................................... 4 1.1.2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ................................................. 9 1.2. Khái quát chung về pháp luật ƣu đãi đầu tƣ ...................................... 11 1.2.1. Khái niệm, bản chất và vai trò pháp luật ưu đãi đầu tư ........................... 11 1.2.2. Khái quát pháp luật ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp ............................................................................................. 13 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP.......................... 19 2.1. Nội dung pháp luật ƣu đãi đầu tƣ đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp .................................................................................. 19
  5. 2.1.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư trong Khu Công nghiệp ............... 19 2.1.2. Lĩnh vực được ưu đãi đầu tư trong Khu Công nghiệp ............................ 21 2.1.3. Những ưu đãi đầu tư trong Khu Công nghiệp ......................................... 23 2.2. Pháp luật về thủ tục thực hiện ƣu đãi đầu tƣ trong Khu Công nghiệp ....... 36 2.2.1. Thẩm quyền quản lý nhà nước thực hiện ưu đãi đầu tư trong Khu Công nghiệp ............................................................................................ 36 2.2.2. Thủ tục cấp, điều chỉnh, bổ sung ưu đãi đầu tư ....................................... 38 2.3. Bảo đảm ƣu đãi đầu tƣ .......................................................................... 41 Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP.......................................... 43 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp................................................................ 43 3.1.1. Thực tiễn thực thi pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp ........................................................................... 43 3.1.2. Những bất cập và tồn tại pháp luật trong việc áp dụng pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp................... 47 3.2. Một số kiến nghị hoàn chỉnh pháp luật ƣu đãi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp.......................................... 50 3.2.1. Các nguyên tắc định hướng hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp ........................................ 50 3.2.2. Một số kiến nghị hoàn chỉnh pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp .................................................... 51 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 55 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 58
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCN: Cụm Công nghiệp GCNĐT: Giấy Chứng nhận Đầu tư GDP: Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Gross Domestic Product GTGT: Giá trị Gia tăng KCN: Khu Công nghiệp KCNC: Khu Công nghệ cao KCX: Khu Chế xuất TPP: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Trans-Pacific Partnership Bình Dương UBND: Ủy ban Nhân dân UNIDO: Tổ chức Phát triển Công nghiệp United Nations Liên Hiệp Quốc Industrial Development Organization. UNITAD: Diễn đàn của Liên hợp Quốc về United Nations Conference on Thương mại và Phát triển Trade and Development WEPZA: Hiệp hội thế giới về Khu Chế World Economic Processing xuất Zones Association
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên bảng, sơ đồ Trang Bảng 1.1: So sánh Doanh nghiệp Đầu tư trong nước và Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài 10 Bảng 3.1: Bảng so sánh các chỉ số thành phần của Việt Nam trong Doing Business 2010 - 2016 43 Bảng 3.2: Báo cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tháng 12/2015 46 Sơ đồ 2.1: Mô hình Ban Quản lý Khu Công nghiệp 36
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Khu Công nghiệp có tác động vô cùng to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của mỗi một quốc gia. Đây là đầu tầu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cũng là nguồn thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Trong thời gian qua ở Việt Nam, Khu Công nghiệp đã thể hiện được vai trò của mình thông qua các kết quả số liệu tăng trưởng liên tục trong các năm. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2015, Khu Công nghiệp thu hút được 563 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký với tổng vốn đầu tư đạt trên 8.461 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 315 dự án với tổng số vốn đầu tư tăng thêm hơn 4.719 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế cả năm đạt 13.180 triệu USD, bằng khoảng 70% tổng số vốn đầu tư cả nước, vượt 20% so với kế hoạch năm 2015. Về thu hút đầu tư trong nước, trong năm 2015, các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế đã thu hút được 461 dự án với tổng vốn đăng ký 71.260 tỷ đồng và điều chỉnh tăng vốn cho 123 dự án với tổng vốn tăng thêm 11.163 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư trong nước thu hút được hơn 82.423 tỷ đồng, tăng hơn 6% tổng vốn đăng ký tăng thêm so với cùng kỳ năm 2014. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế trên cả nước năm 2015, đạt hơn 116.000 triệu USD, tăng hơn 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt 78.624 triệu USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 90.313 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2014. Với những con số nổi bật này, dường như chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam đang đi đúng hướng. Môi trường đầu tư được cải thiện. Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực ngày 1/7/2015 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Đầu tư 2014 đã tạo ra một chuyển biến lớn đối với pháp luật đầu tư nói 1
  9. chung và hệ thống quy phạm điều chỉnh doanh nghiệp đầu tư trong Khu Công nghiệp nói riêng, khắc phục được những khuyết điểm và bất cập của Luật Đầu tư 2005 trước đây. Tuy nhiên pháp luật đầu tư là lĩnh vực rất dễ thay đổi bởi nền kinh tế toàn cầu luôn vận động biến chuyển liên tục. Liệu pháp luật đầu tư hiện hành có phù hợp với tình hình mới. Qua gần 1 năm thực hiện, Luật Đầu tư có bộc lộ những điểm gì bất hợp lý ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp. Việc xem xét, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện pháp luật ưu đãi đầu tư nói chung và đối với khu công nghiệp ở thời điểm này là việc làm cần thiết. Đã có nhiều luận văn, bài viết nghiên cứu về pháp luật ưu đãi đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, em nhận thấy rằng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, báo quát, đi sâu vào đánh giá các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp theo Luật Đầu tư 2014. Vì vậy, em đã chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Với mong muốn tiếp cận tổng thể quy chế ưu đãi đầu tư mới nhất đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp, đưa ra các đánh giá khách quan, từ đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện thêm các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư, khóa luận xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về ưu đãi đầu tư nói chung, ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói riêng; - Phân tích thực trạng và các bất cập của pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; - Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp 2
  10. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định của pháp luật về nội dung và thủ tục ưu đãi đầu tư của doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp và một số biện pháp hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp (ưu đãi về sử dụng đất, thuế, ký quỹ, chính sách lao động,…) - Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành (nhất là Luật Đầu tư 2014) về ưu đãi đầu tư trên cơ sở so sánh với pháp luật ưu đãi đầu tư trước đây, đồng thời tìm hiểu thực tiễn áp dụng, triển khai các quy định về ưu đãi đầu tư tại một số khu công nghiệp cụ thể. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cơ bản vận dụng để thực hiện Luận văn là: - Phương pháp luận duy vật biện chứng. - Phương pháp luận duy vật lịch sử. - Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp. - Phương pháp tiếp cận hệ thống. 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu bởi 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về ưu đãi đầu tư và pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp. - Chương 2: Thực trạng pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp. - Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp. 3
  11. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ PHÁP LUẬT ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái quát về khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại Khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm Khu công nghiệp Các cuộc cách mạng công nghiệp lan tỏa khắp các quốc gia trên thế giới từ giữa những năm thế kỷ 18 cho đến nay đã để lại nhiều thành tựu lớn cho nhân loại. Một trong những thành tựu có thể dễ dàng nhận ra được đó là sự phát triển lớn mạnh của một hình thái kinh tế - Khu Công nghiệp. Đến nay, Khu Công nghiệp đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia với nhiều hình thức khác nhau. Với đối tượng khai thác và điều kiện cơ sở vậy chất, Khu Công nghiệp được biết đến với nhiều thuật ngữ khác nhau với nhiều điểm chung và riêng biệt giữa các thuật ngữ này. Trên thế giới, Khu công nghiệp có thể được biểu đạt bằng một số cụm từ: Công viên công nghiệp (Industrial Park), Cụm công nghiệp (Industrial Clusters); đối với các Khu công nghiệp chuyên môn có thể được gọi: Khu chế xuất (Export Processing Zones), Khu công nghệ cao (High tech centres); hoặc xuất hiện nhiều hình thái khác như Khu công nghệ sinh thái (Eco Processing Zones), Khu công nghệ sinh học (Bio Technology Park),…Dù có khác biệt về cách gọi nhưng về bản chất, Khu công nghiệp là một vùng lãnh thổ độc lập, được phân định ranh giới rõ ràng, quy hoạch tổng thể với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về dịch vụ hạ tầng kinh tế - xã hội liền kề để thu hút vốn đầu tư, công nghệ, phương pháp quản lý công nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Sau đây, xin trích dẫn một số thuật ngữ về Khu Công nghiệp trên thế giới và quy định của Việt Nam về Khu Công nghiệp để làm rõ vị trí của Khu Công nghiệp tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu. 4
  12. - Theo UNIDO (1997), “Khu Công nghiệp được định nghĩa như là một vùng đất có quy hoạch, được phát triển và chia ra thành các mảnh đất căn cứ theo một quy hoạch tổng thể, có hoặc không có các nhà xưởng được xây dựng trước, có/hoặc không có công trình hỗ trợ dùng chung, là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp”. Khái niệm về Khu Công nghiệp này cũng được nhắc lại trong tài liệu Khu Chế xuất ở các nước đang phát triển được UNICO công bố năm 1990, rằng “KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà”. - Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về Khu Chế xuất (WEPZA) thì Khu Công nghiệp là một hình thức phái sinh của Khu Chế xuất, nằm trong khu vực của Khu Chế xuất - nơi được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạt động, tương tự như Cảng tự do, Khu mậu dịch tự do, hay bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ chức này công nhận. Từ đây thấy được rằng, những thuật ngữ khác nhau về Khu Công nghiệp được hình thành dựa trên nhu cầu phát triển mở rộng của thương mại và đầu tư quốc tế, xuất phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển nên khái niệm trên đã được bổ sung thành những quan niệm mới. - Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, do chính phủ thành lập hay cho phép thành lập. Thuật ngữ này được thống nhất trong các văn bản pháp luật, như Luật Đầu tư 2014 (Khoản 11, Điều 3) quy định “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”. Có thể thấy rằng, tuy có nhiều hình thái về Khu Công nghiệp trên thế giới với các tên gọi khác nhau, Khu Công nghiệp về cơ bản đều thống nhất với những đặc trưng: (i) về môi trường kinh doanh, chúng có vị trí thuận lợi cho việc phát 5
  13. triển sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công nghiệp riêng biệt; (ii) về ranh giới độc lập, chúng được quy hoạch phân cách về mặt địa lý dưới sự chấp thuận thành lập của cơ quan nhà nước; (iii) về mục đích, nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp quốc gia, là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. Thuật ngữ Khu Công nghiệp tại Việt Nam cũng tuân thủ những đặc trưng cơ bản này. Đặc biệt, Luật Đầu tư 2014 mới ra đời đã sửa đổi một số nhược điểm của Luật Đầu tư 2005 cũ khi lược bỏ cụm “được thành lập theo quy định Chính phủ” để thống nhất với khái niệm tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Khu Công nghiệp tại Việt Nam có thể được thành lập bởi cơ quan nhà nước ở Trung ương (theo quyết định của thủ tướng Chính phủ) hoặc các Khu Công nghiệp do chính quyền địa phương (UBND tỉnh) thành lập. Khái niệm được quy định trong các văn bản pháp luật kể trên đã khái quát và bao quát hóa hơn, đảm bảo cho việc quản lý của cơ quan nhà nước. 1.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của các Khu Công nghiệp Như đã đề cập ở trên, Khu Công nghiệp nói chung có những đặc trưng riêng cho dù có tồn tại nhiều khác nhau về cơ sở hạ tầng, quy mô, thẩm quyền thành lập ở các quốc gia khác nhau. Dưới đây là những đặc điểm làm nổi bật vai trò của Khu Công nghiệp đối với đời sống kinh tế của quốc gia, đặc biệt là tại Việt Nam: - Thứ nhất, Khu Công nghiệp đều có tính chất hoạt động đặc thù, mục tiêu công nghiệp hóa đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là nơi nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tiếp nhận, đào tạo chuyển giao công nghệ mới, làm tăng tỷ trọng công nghiệp, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Khu Công nghiệp là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác định giữa chủ đầu tư và nước chủ nhà. Nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù hợp, được hưởng 6
  14. những quy chế tự do, các chính sách ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so với các vùng khác ở nội địa. - Thứ hai, Khu Công nghiệp được đặt dưới sự quản lý của một cơ quan quản lý chuyên biệt. Sự quản lý nhà nước đối với Khu Công nghiệp chưa được quy định cụ thể tại văn bản nào mà được thể hiện dưới các quy định pháp luật, tức bao hàm các hoạt động quản lý về quy hoạch xây dựng Khu Công nghiệp (quy hoạch ngành, lĩnh vực đầu tư, mật độ xây dựng hệ thống công trình kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường), các hoạt động quản lý về thủ tục đầu tư (chấp thuận, cấp giấy chứng nhận). Tại Việt Nam, Ban Quản lý Khu Công nghiệp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều trực tiếp thực hiện chức năng quản lý này, bên cạnh có sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương...) - Thứ ba, với vai trò đặc trưng của mình, Khu Công nghiệp đều có cơ sở hạ tầng riêng biệt với ranh giới địa lý được phân biệt với vùng lãnh thổ khác. Khu Công nghiệp được cấp phép quy hoạch và xây dựng trên hệ thống đường xá, điện, nước, quản lý riêng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp tại đây được hưởng các chính sách pháp luật ưu đãi như kết cấu hạ tầng, cơ chế pháp lý, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính tiền tệ, môi trường đầu tư… Với những đặc điểm trên, việc điều chỉnh quy định pháp luật nói chung, quy định về ưu đãi đầu tư nói riêng tại Khu Công nghiệp vô cùng quan trọng. Khu Công nghiệp thực hiện hoạt động của mình trong một khu vực độc lập, tác động đáng kể tới vấn đề môi trường, nhân công lao động. Trong phạm vi rộng hơn, Khu Công nghiệp là nơi tập hợp các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, việc quản lý nhà nước sẽ đảm bảo mối liên kết chặt chẽ và đồng bộ. Việc nắm rõ đặc trưng của Khu Công nghiệp giúp ta hiểu được lý do hình thành các quy định pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời siết chặt, nâng cao quyền lợi và vị thế của Khu Công nghiệp. 7
  15. 1.1.1.3. Phân loại Khu Công nghiệp Có nhiều cách phân loại Khu Công nghiệp tùy thuộc vào từng góc nhìn chủ thể, sau đây, tác giả xin đưa ra một số cách phân loại Khu Công nghiệp như sau: - Căn cứ theo chủ đầu tư: (i) KCN gồm các doanh nghiệp, dự án trong nước (ii) KCN hỗn hợp, bao gồm các doanh nghiệp, dự án trong nước và nước ngoài (iii) KCN gồm các doanh nghiệp, dự án nước ngoài. - Căn cứ theo tính chất, hình thức: (i) KCN đa ngành: gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau thoả mãn yêu cầu về lãnh thổ cho sản xuất công nghiệp. (ii) KCN chuyên ngành: chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như hoá chất-hoá dầu, điện tử-tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí (hoá chất Việt trì, lọc dầu Dung Quất,…). (iii) KCN sinh thái: là mô hình mang tính cộng sinh công nghiệp. Các ngành công nghiệp được lựa chọn sao cho các nhà máy có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ và tương tác với nhau tạo nên môi trường sạch và bền vững. Mô hình này còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng đã có một số KCN thực hiện như Khánh Phú (Ninh Bình), Hòa Khánh (Đà Nẵng), Trà Nóc 1, 2 (Cần Thơ) và được nhà nước khuyến khích các KCN cùng thực hiện chuyển đổi sang KCN sinh thái vì những lợi ích lớn nó mang lại. (iv) KCN hỗn hợp: là KCN có đầy đủ các yếu tố của KCN đa ngành, trong đó chia ra các khu chuyên ngành, khu có yêu cầu công nghệ cao, có tổ chức dịch vụ như vui chơi, giải trí, bệnh viện, trường học… đảm bảo đời sống của người lao động trong KCN và dân nhập cư. Loại hình này phổ biến ở các quốc gia như KCN thương mại Indonesia, các công viên thương mại Đài Loan, Thái Lan và một số quốc gia Tây Âu. - Căn cứ theo đặc trưng quản lý của cơ quan nhà nước theo hệ thống quy định pháp luật: 8
  16. (i) KCN tập trung: đa ngành, chuyên ngành, có quy mô diện tích, điều kiện hình thành khác nhau. (ii) KCX: là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. (iii) KCNC: Là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao (KCNC Hòa Lạc, KCNC Đà Nẵng,…) (iv) CCN: Cụm công nghiệp là tên gọi chung cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thực chất là KCN tập trung nhưng có quy mô nhỏ (không quá 50 ha – mở rộng không quá 75 ha) do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn. 1.1.2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Khu Công nghiệp là địa bàn thu hút không chỉ đầu tư trong nước mà còn thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Khu Công nghiệp thường thành lập các doanh nghiệp. Vì vậy, để phân loại các doanh nghiệp Khu Công nghiệp có thể xét trên tiêu chí vốn góp, tồn tại ba loại doanh nghiệp như sau: - Doanh nghiệp trong nước. - Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ba loại doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp trên, dựa vào lượng vốn góp để phân loại, thoạt nhìn không có điểm khác biệt với các doanh nghiệp bên ngoài Khu Công nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong và ngoài Khu Công nghiệp có nhiều điểm khác biệt. Tác giả xin đưa ra bảng so sánh dưới đây để làm rõ vị trí của các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp (Bảng 1): 9
  17. Bảng 1.1: So sánh Doanh nghiệp Đầu tƣ trong nƣớc và Doanh nghiệp Đầu tƣ nƣớc ngoài Tiêu Doanh nghiệp ngoài Khu Doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp chí Công nghiệp Doanh nghiệp ngoài Khu Doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Công nghiệp thực hiện thực hiện hoạt động ở các lĩnh vực pháp Lĩnh hoạt động ở tất cả các lĩnh luật không cấm. Tuy nhiên, phạm vi hoạt vực vực pháp luật không cấm. động của các doanh nghiệp này thường hoạt Mỗi doanh nghiệp có thể hẹp hơn vì mỗi Khu Công nghiệp thường động đa dạng ngành nghề kinh sản xuất chuyên biệt trong lĩnh vực riêng, doanh. thường là các ngành công nghiệp mới (điện tử, công nghệ thông tin, lắp ráp…) Cơ sở hạ tầng riêng rẽ Các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp giữa các doanh nghiệp. thường sử dụng cơ cấu hạ tầng (hệ thống Cơ sở điện nước, hệ thống xử lý nước thải,…). vật Nếu Khu Công nghiệp tồn tại dưới dạng chất loại hình KCN sinh thái thì các doanh nghiệp này còn hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau về sản phẩm, nguyên liệu… Hoạt động quản lý nhà Hoạt động quản lý nhà nước tại Khu Công Tổ nước theo lãnh thổ: nghiệp được thực hiện bởi cơ quan quản lý chức UBND, Sở, Bộ nơi cư trú chuyên biệt – Ban Quản lý KCN, chịu sự quản của doanh nghiệp. chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên lý môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành. Doanh nghiệp chỉ được Pháp luật cho phép các doanh nghiệp trong hưởng ưu đãi khi đầu tư Khu Công nghiệp trực tiếp được hưởng ưu Ƣu vào các lĩnh vực hoặc tại đãi ngay lập tức. Các ưu đãi đầu tư này sẽ đãi khu vực được pháp luật được cụ thể hóa ở các phần sau của Luận đầu tƣ quy định cho phép hưởng văn này. ưu đãi. 10
  18. 1.2. Khái quát chung về pháp luật ƣu đãi đầu tƣ 1.2.1. Khái niệm, bản chất và vai trò pháp luật ưu đãi đầu tư 1.2.1.1. Khái niệm và bản chất pháp luật ưu đãi đầu tư Để khái quát hóa được khái niệm về pháp luật ưu đãi đầu tư, tác giả xin dẫn chiếu từ bản chất của vấn đề. Câu hỏi được đặt ra, nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư sẽ quan tâm đến vấn đề gì nhất, mục đích kinh doanh là gì? Câu trả lời là: Lợi nhuận. Nhà đầu tư sẽ tìm hiểu thị trường và xem xét các lĩnh vực, khu vực, địa bàn có thể đem lại lợi nhuận tối đa. Đây chính là bản chất mà pháp luật ưu đãi đầu tư đem đến cho các nhà đầu tư. Vai trò của Khu Công nghiệp là đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước sẽ đưa ra nhiều chính sách pháp luật cùng lúc đẩy mạnh vai trò này của Khu Công nghiệp. Vì vậy, bản chất của pháp luật ưu đãi đầu tư là: - Pháp luật ưu đãi đầu tư là mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Để đảm bảo lợi ích của các bên, Nhà nước đưa ra những biện pháp ưu đãi, nhà đầu tư hưởng lợi từ các biện pháp ưu đãi này. Đồng thời, nhà đầu tư tham gia hoạt động tại khu vực được ưu đãi sẽ nâng cao được vai trò của mình theo định hướng của Nhà nước. - Pháp luật ưu đãi đầu tư là cam kết giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Tình hình kinh tế, xã hội có thể thay đổi, ảnh hưởng đến các điều kiện hoạt động kinh doanh, đầu tư. Tuy nhiên, pháp luật ưu đãi đầu tư là sự cam kết bảo đảm sự ổn định của thị trường, giúp các nhà đầu tư tin cậy tập trung hoạt động kinh doanh của mình. Bản chất pháp luật ưu đãi đầu tư được thể hiện rõ trong khái niệm của Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) thì: “Khuyến khích đầu tư hay còn gọi là ưu đãi đầu tư là các biện pháp được Chính phủ sử dụng để thu hút đầu tư, hướng các dự án đầu tư vào các ngành các khu vực cần thiết hoặc ảnh hưởng đến tính chất của đầu tư”. Tuy nhiên, pháp luật 11
  19. Việt Nam chưa đưa ra quy định cụ thể về thuật ngữ này và phần nào không đồng nhất trong các văn bản. Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 218/2006/NĐ-CP đưa ra nhiều thuật ngữ cùng lúc về ưu đãi đầu tư như: ưu đãi, hỗ trợ, hỗ trợ đầu tư,… Đến khi Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP ra đời đã hệ thống hóa pháp luật ưu đãi đầu tư với thuật ngữ duy nhất là “ưu đãi đầu tư”. Dù không được cụ thể hóa trong các văn bản, dựa vào bản chất nêu trên, có thể khái quát khái niệm pháp luật ưu đãi đầu tư như sau: Pháp luật ưu đãi đầu tư là tất cả những quy định do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và các nhà đầu tư. 1.2.1.2. Vai trò pháp luật ưu đãi đầu tư Nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh, pháp luật ưu đãi đầu tư có vai trò tác động mạnh mẽ đối với nhiều lĩnh vực như sau: Đối với chủ trương phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút nhà đầu tư nước ngoài: Pháp luật ưu đãi đầu tư do Nhà nước ban hành giúp định hướng sự phát triển công nghiệp thông qua những chủ trương, đường lối, chính sách để tạo thành hành lang pháp lý phát triển hoạt động đầu tư. Nhờ các quy định về ưu đãi đầu tư mà các nhà đầu tư sẽ tập trung vào lĩnh vực, địa bàn trọng yếu được khuyến khích đầu tư. Ưu đãi đầu tư là động lực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực trọng điểm bên cạnh việc phát triển đa dạng ngành nghề công nghiệp theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt trong việc nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng số GDP của các ngành kinh tế cả nước. Quy định về ưu đãi đầu tư cũng đảm bảo đồng bộ hệ thống hóa pháp luật, khi Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia các tổ chức thương mại, các diễn đàn hợp tác kinh tế xuyên quốc gia, thì để được sự công nhận và tồn tại trong cộng đồng ấy thì hệ thống pháp luật phải có sự tương đồng nhất định. 12
  20. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia: Quy định về ưu đãi đầu tư được áp dụng dựa trên nghiên cứu về địa bàn, lĩnh vực kinh tế phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, thông qua quy định ưu đãi đầu tư, Nhà nước thực hiện việc cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng thích hợp. Một mặt tạo ra những lợi ích nhất định cho nhà đầu tư, mặt khác giúp Nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và phát triển được các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần tập trung đầu tư theo từng giai đoạn nhất định từ đó phát triển đồng đều toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đối với xã hội: tác động không nhỏ đến vấn đề lao động, môi trường, phương pháp công nghệ… Những dự án đầu tư tại các khu vực hưởng ưu đãi sẽ giải quyết được một lượng lớn lực lượng lao động không chỉ phục vụ trong dự án mà còn tại các khu lân cận, phát triển các dịch vụ hỗ trợ. Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao sẽ đi kèm với chất lượng lao động tăng lên, cùng với những hoạt động đào tạo nghề để đáp ứng những đòi hỏi này. Bên cạnh đó, người lao động làm việc tại các công ty nước ngoài sẽ được đào tạo lại, đào tạo bổ sung để thích hợp và tiếp thu tác phong công nghiệp, kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài. Việc này sẽ dần tác động đến sự thay đổi công nghệ, trang thiết bị, chất lượng sản phẩm, cơ chế hoạt động, kiến thức và phương pháp quản lý của các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy cho các doanh nghiệp này đổi mới để đạt hiệu quả kinh tế cao. 1.2.2. Khái quát pháp luật ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp 1.2.2.1. Cấu trúc pháp luật ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Cấu trúc pháp luật ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp được chia thành ba phần: địa vị pháp lý của doanh nghiệp, nội dung cụ thể và thủ tục thực hiện các ưu đãi đầu tư. - Về địa vị pháp lý: 13
nguon tai.lieu . vn