Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN HOÀNG ANH NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT QUA HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ VÀ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN HOÀNG ANH NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT QUA HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ VÀ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: chính quy Khóa: QH- 2016-L Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Duyên Thảo HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả ghi trong niên luận hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố. Các quan điểm, ý kiến của các tác giả khác được nêu trong khóa luận đã được trích dẫn và ghi nguồn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Hoàng Anh i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1.Lý do nghiên cứu đề tài .................................................................................................. 1 2.Tình hình nghiên cứu ..................................................................................................... 2 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 4.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 3 5.Ý nghĩa và thực tiễn ....................................................................................................... 4 6.Bố cục của luận văn ....................................................................................................... 4 Chương 1 VÀI NÉT VỀ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ VÀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 ................................................................................................................................... 5 1.1.Hoàng Việt Luật Lệ ..................................................................................................... 5 1.2.Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 ........................................................................................... 8 Kết luận chương 1 ........................................................................................................... 12 Chương 2 TỪ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ ĐẾN DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 – BƯỚC CHUYỂN BIẾN RÕ RỆT VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI ....................................................... 13 2.1. Quyền về hôn nhân................................................................................................... 13 2.1.1. Quyền đính ước và kết hôn ................................................................................... 13 2.1.2. Quyền li hôn .......................................................................................................... 16 2.1.3. Quyền tái hôn ........................................................................................................ 19 2.2. Quyền về tài sản ....................................................................................................... 20 2.2.1. Tài sản trong quan hệ hôn nhân ............................................................................ 21 2.2.2. Tài sản trong quan hệ thừa kế ............................................................................... 23 Kết luận chương 2 ........................................................................................................... 26 Chương 3 NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI ...................... 27 ii
  5. 3.1. Nguyên nhân của sự chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại ..................................................................................................... 27 3.2 Những giá trị khoa học khi nghiên cứu về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại dưới góc độ pháp luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay........................................................................................... 29 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 33 iii
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HVLL: Hoàng Việt Luật Lệ DLBK 1931: Dân Luật Bắc Kì 1931 XHCN: Xã hội Chủ nghĩa NNPQ: Nhà nước quyền Nxb: Nhà xuất bản iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Phụ nữ Việt Nam là nguồn nhân tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã hội Việt Nam. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện diện của phu nữ trong các vai trò quan trọng của xã hội. Địa vị của người phụ nữ Việt Nam thường xuyên biến đổi thăng trầm trong mỗi thời kỳ lịch sử. Trong các triều đại phong kiến nước ta quyền và địa vi cơ bản của người phụ nữ chịu rất nhiều hạn chế, pháp luật thời kỳ này cũng thường đưa ra rất nhiều những quy định ngặt nghèo về người nam và người nữ trong gia đình và xã hội. Một xã hội mang tính phụ quyền trong đó xác định rõ ràng giữa nam và nữ về đẳng cấp (nam tôn nữ ti), quyền lực (nam chủ nữ tòng), phạm vi hoạt động (nam ngoại, nữ nội) kèm theo đó là một loạt hạn chế về quyền lợi cũng như những đòi hỏi bất bình đẳng đối với nữ giới về tam tòng tứ đức, về tiết hạnh và phục tùng. Những quy định này khiến người phụ nữ phong kiến phải chịu thiệt thòi về mọi mặt của đời sống trong tương quan với nam giới. Lịch sử cận đại Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện thực dân Pháp nổ sung tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858. Đây là một giai đoạn khá ngắn so với các giai đoạn lịch sử khác trong tiến trình lịch sử của nước ta và là một trong những giai đoạn lịch sử để lại nhiều điểm lắng nhất, thời điểm mà Việt Nam dần bước từ cái cũ sang cái mới, thời điểm địa vị và vai trò của người phụ nữ có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong xã hội. Những chuyển biến này đã bước đầu tạo nên một bước ngoặt trong quan niệm xã hội về quyền lợi, địa vị và vai trò của người phụ nữ. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh đề tài phụ nữ Việt Nam thời trung đại tuy nhiên, các nghiên cứu về đề tài này ở thời cận đại không có nhiều lắm. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi muốn hướng đến sự chuyển biến về 1
  8. địa vị của người phụ nữ trên phương diện pháp luật. Khi xem xét đến các quy định liên quan đến phụ nữ qua các quy định về quyền hồn nhân và gia đình và quyền tài sản trong Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931, có thể nhận thấy những thay đổi đáng kể so với các quy định dành cho phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. Để làm rõ những thay đổi này, nghiên cứu sẽ tiến hành so sánh nội dung tương ứng trong bộ “Dân luật Bắc Kỳ” với “Hoàng Việt Luật Lệ” nhằm tìm hiểu quan niệm về quyền phụ nữ đã có những biến chuyển như thế nào trong tư duy pháp luật ở nước ta thời cận đại, coi đây là một tấm gương phản chiếu những chuyển biến trong quan niệm chug về phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn này. 2. Tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu về quyền lợi của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến nhà Nguyễn và thời cận đại Việt Nam đã được đặt ra từ lâu nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn, nhất là sự chuyển biến về quyền và địa vị của người phụ nữ trong thời kì này hầu như chưa có ai để ý đến. Cụ thể là chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này, nếu có, chỉ có thể tìm được một số công trình nghiên cứu về một khía cạnh nào đó liên quan đến hôn nhân, tài sản của một trong hai thời kì nếu trên. Dưới thời phong kiến chưa thấy có công trình nghiên cứu nào về pháp luật triều Nguyễn, đặc biệt là Hoàng Việt Luật Lệ. Chỉ đến thời Pháp thuộc, cùng với việc dịch thuật hộ bộ luật này ra tiếng Pháp, một số tác giả đã chú giải nó và nghiên cứu về Hoàng Việt Luật Lệ mới bắt đầu. Tuy nghiên nghiên cứu riêng về người phụ nữ hoàn toàn không có. Đến mãi đầu năm 2005, trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, TS. Huỳnh Công Bá đã xuất bản tác phẩm: Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn. Quyền của người phụ nữ Việt Nam trong vấn đề hôn nhân cũng được đề cập ở nghiên cứu này. Năm 2013, bài viết “Vị trí của người phụ nữ trong Hoàng Việt Luật Lệ” của 2
  9. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy được đăng trên Tạp chí nghiên cứu đông á cũng đề cập đến quyền của người phụ nữ thời kỳ này. Vấn đề quyền tài sản của người phụ nữ trong Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 được đề cập đến trong bài viết “ Một số ý kến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng” của tác giải Nguyễn Thị Lan, khoa Luật Dân sự, trường đại học Luật Hà Nội. Tác giả này đã nếu ra một số quy phạm pháp luật liên quan đến quyền về tài sản của người vợ qua tác phẩm này. Đề cập đến quyên quan hệ hôn nhân và gia đình trong cả Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 còn có quyển “Pháp luật về hôn nhân và gia đình trước và sau cách mạng tháng Tám” của tác giả Ngô Văn Thâu. Về thành tưu: Các nhiên cứu trên đã đề cập đến khía cạnh quyền lợi và địa vị của người phụ nữ trong thời kì nhà Nguyễn và thời kì Pháp thuộc ( thời kì cận đại củ nước ta). Các nghiên cứu này hữu ích đối với những người nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nhà nước và pháp luật cũng như những người đang làm công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về sự chuyển biến quyền và địa vị của người phụ nữ trong quá trình chuyển giao giữa triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam và thời kì Pháp thuộc của nước ta qua HVLL và bộ DLBK 1931. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Bộ Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931. Trong đó đặc biệt nghiên cứu các quy định của pháp luật thể hiện đặc trưng cơ bản liên quan đến quyền và địa vị của người phụ nữ việt nam thông qua các quy định về hôn nhân và gia đình, các quy định liên quan đến quyền sở hữu tài sản,… 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các đặc trưng cơ bản của hai bộ luật Hoàng 3
  10. Việt Luật Lệ của triều Nguyễn và Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931 về những quy định liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình và tài sản gắn liền với quyền lợi của người phụ nữ. Từ đó đánh giá và rút ra những bài học lịch sử và chỉ ra những giá trị khoa học của nó có thể tiếp thu trong quá trình xây dựng pháp luật và quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. 5. Ý nghĩa và thực tiễn Những kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng sau: Về mặt lý luận: Niên luận này là công trình nghiên cứu chuyên khảo phân tích có hệ thống và chỉ ra được những chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của phụ nữ Việt Nam thời cận đại thông qua hai bộ luật nổi tiếng của nước ta là HVLL và Bộ DLBK 1931. Về mặt thực tiễn: Niên luận góp phần đánh giá lịch sử pháp luật Việt Nam trong quá trình chuyển giao giữa lịch sử trung đại và cận đại. Góp phần chỉ ra những giá trị khoa học của hai bộ luật này trong việc bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ và nâng cao bình đẳng giới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật củ nước ta hiện nay 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và Danh mục các từ viết tắt, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Vài nét về Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 - Chương 2: Từ Hoàng Việt Luật Lệ đến Dân Luật Bắc Kì 1931 – Bước chuyển biến rõ rệt về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại. - Chương 3: Nguyên nhân của sự chuyển biến về quyền hôn nhân và tài sản của người phụ nữ Việt Nam thời cận đại. 4
  11. Chương 1 VÀI NÉT VỀ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ VÀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 1.1. Hoàng Việt Luật Lệ Triều Nguyễn được thiết lập vào đầu thế kỉ XIX và tồn tại cho đến năm 1945, là triều đại cuối cùng trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta. Nhà Nguyễn sử dụng nho giáo với tư cách là độc tôn duy nhất trong quản lý, xây dựng đất nước hay nói cách khác triều đại này cai trị đất nước chủ yếu dựa vào đức trị và nhân trị ( quan điểm trị nước của nho giáo). Tuy nhiên, để bảo vệ vương quyền và xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế cao độ, buộc nhà Nguyễn phải sử dụng đến yếu tố pháp trị. Sự ra đời của Hoàng Việt Luật Lệ chính là minh chứng rõ nét nhất cho phương pháp cai trị này. Bộ luật này có sự kết hợp giữa pháp trị với đức trị, nhân trị của nho học và là cơ sở để các vị vua của triều Nguyễn sử dụng nhằm thực hiện quyền cai trị tuyệt đối của mình. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra triều Nguyễn. Bên cạnh việc tổ chức bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, triều Nguyễn quan tâm xây dựng luật pháp để bảo vệ quyền thống trị của triều đại, quản lí các mặt của đất nước. Năm 1811, vua Gia Long ra chỉ dụ cho Nguyễn Văn Thành soạn thảo một bộ luật, đến năm 1815 hoàn thành. Bộ luật có tên là Hoàng Việt luật lệ, gồm 398 điều, chia thành 22 quyển gồm 21 quyển chính và một quyển phụ lục. Bố cục các quyển như sau: - Quyển 1: Biểu kê các luật lệ. - Quyển 2 và 3 (45 điều) : Danh lệ (Quy tắc định luật l) - Quyển 4 và 5 (27 điều): Lại luật (Luật hành chính) - Quyển 6, 7 và 8 (66 điều): Hộ luật (Luật dân sự) - Quyển 9 (26 điều): Lễ luật (lễ tục) - Quyển 10 và 11 (58 điều): Binh luật 5
  12. - Quyển 12, 13, 14, 15, 16, 18, 19, 20 (166 điều): Hình luật - Quyển 21 (10 điều): Dinh tạo (luật công) - Quyển 22 (30 điều): Luật so sánh. Nhà Nguyễn rất quan tâm tới pháp luật trong quá trình trị nước, yếu tố hình luật được đề cao, bộ luật mang tính hà khắc rất cao và thể hiện đậm nét mục đích bảo vệ quyền lợi và địa vị của vương triều. Trong 398 điều của Hoàng Việt Luật Lệ, có tới 166 điều về hình luật. Không những vậy, hầu hết tất cả các điều này đều quy định về chế tài hình phạt và mức cao nhất của chế tài hình phạt ấy thường là án tử hình (treo cổ, chém đầu, lăng trì, …). Tuy nhiên, Hoàng Việt Luật Lệ vẫn được xây dựng dựa trên một hệ thống các nguyên tắc khá đầy đủ và chi tiết. Có thể kể đến như: Nguyên tắc luật định; nguyên tắc so sánh luật; nguyên tắc xét xử theo luật mới; nguyên tắc chiếu cố; nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau; nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự; nguyên tắc luận tội theo tang vật; nguyên tắc chuộc tội bằng tiền. Hiện nay, khi đánh giá về giá trị lịch sử của Hoàng Việt Luật Lệ Các nhà nghiên cứu lịch sử luật pháp vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau về bộ luật này. Có ý kiến cho rằng bộ luật này gần như không có ý nghĩa lịch sử nào trên phương diện pháp luật nhưng ý kiến khác lại cho rằng bộ luật này đã có những điều chỉnh mới củng cố các phong tục, tập quán cổ truyền tốt đẹp của dân tộc cùng với nhiều định chế rất tiến bộ. Đối với luồng quan điểm phủ nhận giá trị của Hoàng Việt Luật Lệ, các nhà nghiên cứu cho rằng bộ luật này chỉ đơn thuần là sao chép Đại Thanh Luật Lệ của triều Mãn Thanh đang thống trị Trung Quốc Bấy giờ không có điểm sáng tạo và mới mẻ. Thậm chí Vũ Văn Mẫu còn nhận định trong tác phẩm “ Cổ luật Việt Nam lược khảo” rằng “Bộ luật Gia Long mất hết cá tính một nền pháp chế Việt Nam…” và cho nó là “một sự suy đồi bất ngờ trong lịch sử tiến hóa của nền lập pháp Việt Nam”. 6
  13. Đối với luồng quan điểm khẳng định giá trị tích cực của Hoàng Việt Luật Lệ, những người ủng hộ luồng quan điểm này tuy không phủ nhận ảnh hưởng của pháp luật nhà Thanh đến bộ luật này nhưng xét trên góc độ toàn diện những chi tiết không phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam thời điểm bấy giờ đã được hủy bỏ. Có thể liệt kê đến những yếu tố tích cực mang tính nhân văn của Hoàng Việt Luật Lệ như: - Bảo vệ quyền lợi của người già, cô quả, tàn tật và trẻ em: Người già, cô quả, tàn tật và trẻ em khi phạm tội đều được hưởng ưu đãi của pháp luật, cho phép được nộp tiền chuộc để giảm nhẹ hình phạt khi thi hành hoặc miễn thi hành hình phạt. - Bảo vệ quyền lợi nhất định của những người phạm tội: Những người dân khi đã phạm tội và trở thành tù nhân tùy từng trường hợp cụ thể cũng được hưởng những ưu tiên của pháp luật, như: dân thường khi đã phạm tội, nếu xét thấy hoàn cảnh gia đình đặc biệt thì cho phép ở nhà nuôi dưỡng người thân, được xét ân xá thường kỳ, người tù bị mắc bệnh thì không được tiến hành tra khảo, không được đánh tù nhân vô cớ... - Bảo vệ dân thường: Những người dân thường có hoàn cảnh khó khăn (nghèo khó, bệnh tật …) đều được pháp luật bảo vệ, các quan lại và người dân ở địa phương thiếu trách nhiệm biết mà không trình báo lên trên đều bị trừng trị nghiêm khắc. Pháp luật cũng bảo vệ những người dân thường và tầng lớp dưới (như nô tì) ... chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại. Đặc biệt, người phụ nữ trong xã hội đã dành được một vị trí nhất định trong bộ luật. Về nghĩa vụ, người phụ nữ phạm tội phải chịu sự trừng phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng, khi thực thi hình phạt, phụ nữ có thể nộp tiền chuộc để giảm nhẹ mức hình phạt hoặc thay thế cho việc thi hành hình phạt. 7
  14. Trước pháp luật, người phụ nữ cũng được bảo vệ những quyền lợi cơ bản, như quyền bảo vệ thân thể, quyền thừa kế tài sản, quyền tự do hôn nhân, quyền từ bỏ hôn ước và quyền ly dị chồng … Hoàng Việt luật lệ là một bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói đây là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật Việt Nam. Tuy hình phạt triều Nguyễn hà khắc hơn nhưng nội dung, ý nghĩa và cách áp dụng được giải thích rõ ràng. Bên cạnh đó bộ luật cũng thể hiện được sự công bằng, nhân đạo… 1.2. Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 Ngày 01/09/1858, đế quốc Pháp nổ sung tấn công vào bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Đến ngày 25/08/1883 nhà Nguyễn kí hiệp ước thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ngày 06/06/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước mới với nội dung cơ bản là khẳng định lại nội dung hiệp ước năm 1883. Cũng như trước đây ở Nam Kì, trong quá trình đánh chiếm đất Bắc, Pháp đã xác lập dần bộ máy chính quyền thuộc địa ở Bắc Kì và Trung Kì. Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập “Liên bang Đông Dương” thuộc Pháp. Sắc lệnh này cùng với một số sắc lệnh được ban hành sau đó quy định về Toàn quyền Đông Dương là những văn bản tạo ra cơ sở pháp lý cơ bản để hoàn thiện và cũng cố chính quyền thuộc địa ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi mới thành lập, Liên bang Đông Dương bao gồm Việt Nam và Campuchia. Sắc lệnh ngày 19/4/1889 đưa Lào vào Liên bang Đông Dương và thêm Quảng Châu Loan ( vùng đất mà Pháp chiếm được của Trung Quốc). Liên bang Đông Đương do Bộ thuộc địa Pháp trực tiếp quản lí. Về quy chế chính trị, toàn liên bang Đông Dương là đất thuộc địa của Pháp, là lãnh thổ hải ngoại cuẩ nước Pháp. Liên bang Đông Dương gồm các xứ với những quy chế chính trị khác nhau. Trong đó, pháp chia Việt Nam thành ba kì với những quy chế chính trị như sau: 8
  15. - Bắc Kì ( từ Ninh Bình trở ra): Quy chế “bảo hộ: ( trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng theo quy chết “thuộc địa”). - Trung Kì ( từ Thanh Hóa trở vào tới Bình Thuận): Quy chế “bảo hộ” ( trừ Đà Nẵng theo quy chế thuộc địa). - Nam Kì: Quy chế “thuộc địa”. Dù quy chế chính trị khác nhau nhưng thực chất đều là thuộc địa. Vì hưởng các quy chế chính trị khác nhau, nên các Kì này có những hình thức tổ chức chính quyền và các quy chế pháp lý khác nhau. Trong thời kì này, thực dân Pháp đã tiến hành tìm hiểu phong tục tập quán, lịch sử phát triển cua dân tộc Việt Nam và đi đến nhận xét” “Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, kể cả khoa học pháp lý Nhà nước đều đã phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học, tất cả đã hoàn chỉnh và hòa hợp với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ đã được điều hòa và ngày càng hoàn hảo thêm. Những vết tích man rợ đã mất đi từ rất lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức trong kh những người phương Tây còn tình trạng bán khai. Yêu mến quên hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời thánh hiền, yêu thương nói giống, tôn kính lẽ phải, ghét xa hoa không hám tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ hy sinh; đó là những đức tính răn dạy trong sách Thánh hiền, lưu lại và ghi thành lập pháp…” Vì vậy, người Pháp nhận thức được vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội nước ta. Sau khi xâm chiếm Việt Nam và để bước đầu thực hiện được quyền quy định cái gọi là “ Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” ngày 05/06/1862 thực dân Pháp đã tổ chức bộ máy cai trị của chúng và ban hành những bộ dân luật đầu tiên ở Việt Nam phù hợp với chính sách nham hiểm “chia để trị” Các bộ luật dân sự được ban hành ở ba xứ Bắc Kì, trung Kì, Nam Kì. Các bộ luật này quy định các quan hệ về khế ước (hợp đồng) và trái vụ ( nghĩa vụ của 9
  16. các bên tham gia hợp đồng), về sở hữu, về hôn nhân gia đình, thừa kế, trách nhiệm dân sự,… Tất cả đều nhằm đảm bảo quyền lợi của các tập đoàn tư bản Pháp và địa chủ phong kiến bản xứ ở mức độ nhất định, bảo vệ quyền lợi hợp pháp củ người dân. Nổi bât nhất trong đó là bộ Dân Luật Bắc Kì được pháp ban hành ở xứ Bắc Kì năm 1931 với tên đầy đủ của bộ luật này là “Bộ dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc Kì”. Phương châm xây dựng bộ luật này được thể hiện trong tờ trình của Hội đồng biên tập dự thảo Bộ Dân luật các tòa Nam án Bắc Kì: “Trong việc biên tập luật lệ này, đại khái chú ý không xâm phạm đến những chế độ cốt yếu của xã hội Việt Nam, mà lại châm chước cho thích hợp với phong tục cùng trình độ của người dân An Nam.” Từ phương châm này có thể thấy rằng nguyên tắc xây dựng cơ bản nhất của Bộ Dân Luật Bắc Kỳ 1931 chính là việc kế thừa nhiều quy định của Bộ Luật Hồng Đức thời Lê Sơ và Hoàng Việt Luật Lệ thời nhà Nguyễn đồng thời tiếp thu về kĩ thuật làm luật, cơ cấu bộ luật, hình thức pháp lý và một số nội dung của Bộ luật Dân sự Napoleong của Pháp. Chính vì vậy, bộ luật này đã bước đầu phản ánh các tục lệ truyền thống của người Việt Nam, đồng thời có những quy định đặc thù khác với luật của các nước phương Tây và Trung Quốc. Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp giữa văn hóa bản địa và văn hóa phương Tây. Bộ luật này chính là kết quả rõ rệt nhất của sự kế thừa văn hóa chính trị pháp lý của các khu vực, cũng chính nó chứng minh cho hoàn cảnh lịch sử tấy yếu mà Việt Nam buộc phải trải qua khi bị thực dân Pháp đô hộ. Bộ DLBK 1931 gồm có thiên đầu và bốn quyển, mỗi quyển lại được chia thành nhiều thiên, mỗi thiên được chia thành nhiều chương ngắn, tổng cộng có 1455 điều. - Thiên đầu, nêu các nguyên tắc cơ bản của dân luật như nguyên tắc 10
  17. công bố luật, nguyên tắc bất hồi tố, nguyên tắc bình đẳng, tự do cá nhân và tôn trọng quyền tư hữu,… - Quyển thứ nhất: Nói về người, bao gồm các quy định về quốc tịch hộ tịch ( khai sinh, khai trừ, trú quán, thất tung – mất tích” - Quyền thứ hai: nói về tài sản, bao gồm các quy định về phân biệt các tài sản ( động sản và bất động sản), về quyền sở hữu, về các hình thức sở hữu, về quyền sở hữu của chủ sở hữu, về chuyển dịch sở hữu - Quyển thứ ba: nói về nghĩa vụ khế ước; - Quyển thứ tư: Nói về cách viện chứng, bao gồm các quy định về cách thu nhận, đánh giá, và viện dẫn các chứng cứ trong các vụ kiện dân sự. Là bộ luật nổi bật nhất trong số các bộ luật được người Pháp soạn thảo ở Việt Nam, bộ DLBK 1931 có ý nghĩa như sau. Thứ nhất, Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 đã kế thừa và phát huy được những điều vốn có của văn hóa Việt Nam ( ở miền Bắc) nhằm hoàn thiện pháp luật nước ta lúc bấy giờ mà không xa rời với đời sống xã hội. Thứ hai, Bộ DLBK 1931 đã học tập và tiếp thu được các yếu tố tiến bộ của pháp luật Phương Tây trong việc xây dựng pháp luật vì vậy có những điều khoản quy định trong bộ luật này là tiên tiến và dự báo trước được thời đại. Những chế định về hôn nhân và gia đình, chế định thừa kế trong bộ luật này là những chế định có liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội Việt Nam. Những chế định này có sự tiếp thu và đổi mới so với luật thời phong kiến của nước ta, giúp nâng cao quyền lợi và địa vị của người phụ nữ trong xã hội, kéo ngắn khoảng cách tiến đến bình đẳng giới ở nước ta thời điểm bấy giờ. 11
  18. Kết luận chương 1 Tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam là sự thể hiện tiếp nối truyền thông tư tưởng của dân tộc được kết tinh qua hàng ngàn năm trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Trong khi đó tư tưởng pháp luật Pháp là tinh hoa tiến tiến của văn hoa nhân loại. Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ dân Luật Bắc Kì 1931 có sự giao thoa và tiếp nối lẫn nhau. Hai bộ luật này đại diện cho hai thời kì nối tiếp nhau trong lịch sử nước ta. Sự khác biệt của Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 so với Hoàng Việt Luật Lệ chính là sự phản ánh rõ nét cho sự phát hiện của xã hội ở cuối thời Trung Đại và thời cận đại của Việt Nam. 12
  19. Chương 2 TỪ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ ĐẾN DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 – BƯỚC CHUYỂN BIẾN RÕ RỆT VỀ QUYỀN HÔN NHÂN VÀ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI 2.1. Quyền về hôn nhân Quyền hôn nhân của người phụ nữ Việt Nam trong Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 có nhiều điểm tiến bộ so với Hoàng Việt Luật Lệ. Điều này được thể hiện ở các điểm sau: 2.1.1. Quyền đính ước và kết hôn Thứ nhất, việc kết hôn giữa người con trai và người con gái trong cả Hoàng Việt Luật Lệ và Bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 đều phải có sự đồng ý của gia đình nhà trai và nhà gái. Tuy nhiên, trong bộ Dân Luật Bắc Kì 1931 người phụ nữ được hưởng một phần quyền tự quyết cho hôn ước và hôn nhân của mình (“ Kết hôn tất phải có hai bên nam nữ bằng lòng nhau mới được – Điều 76). Bộ DLBK 1931 có quy định cụ thể về độ tuổi kết hôn cụ thể về độ tuổi kết hôn cụ thể của nam và nữ (“Phàm con trai chưa đầy mười tám tuổi và con gái chưa đầy mười lăm tuổi thì không được kết hôn”- Điều 73). Bộ luật này cũng tính đến trường hợp bắt đắc dĩ ( “có duyên cớ đích đáng”) kết hôn trước tuổi nhưng trường hợp này phải có sự chấp nhận của quan tỉnh và không được dưới mười lăm tuổi đối với con trai và dưới mười hai tuổi đối với con gái. HVLL quy định việc hôn nhân (được quy định tại quyển 7: “Hộ luật hôn nhân”) hoàn toàn là sự sắp đặt, đồng ý của cha mẹ. Tuy Luật này cũng đã có đề cập đến vấn đề nam và nữ không mong muốn kết hôn nhưng chỉ dừng lại ở việc yêu cầu công khai định hôn ở hai gia đình. Điều này cho thấy phụ nữ thời nhà Nguyễn ( và cả nam giới) đều không được lựa chọn đối tượng kết hôn của mình. Luật này quy định còn trai, con gái phải đến tuổi quy định mới được kết hôn 13
  20. nhưng không có quy định cụ thể. Thứ hai, đối tượng phụ nữ được phép kết hôn được mở rộng hơn so với thời nhà Nguyễn. Theo HVLL, có rất nhiều trường hợp phụ nữ không được phép kết hôn, cụ thể là: phụ nữ đã có chồng và chồng còn sống; phụ nữ cùng họ đồng tông với đối tượng kết hôn; con gái chưa mãn tang cha mẹ; vợ cả chưa mãn tang chồng; con gái riêng của mẹ không được lấy bộ dượng; chị và em gái con của dì họ, con nhà họ mẹ không được lấy con trai của mẹ; chị và em gái con của cô họ, bác gái họ của bố không được lấy con trai của bố; cô họ của dì ruột, của dì họ không được lấy cháu trai; dì họ và dì họ xa không được lấy cháu trai; chị em gái không được lấy anh trai cùng cha khác mẹ; con gái của chị họ bên ngoại không được lấy con của họ hàng bên ngoại có hệ để tang; người phụ nữ ( bao gồm cả phụ nữ chưa chồng, phụ nữ đã lấy chồng nhưng bị đuổi đi, phụ nữ đã cải giá) không được lấy người con quan hệ để tang trong tông tộc; vợ bé của bố, của ông, của chú bác (bất luận bị đuổi đi hay cải giá) đều không được lấy con riêng của chồng, cháu, cháu họ; chị dâu, em dâu sau khi chồng mất cũng không được lấy anh chồng, em chồng; phụ nữ trong phủ, châu, huyện không được lấy quan phủ, châu, huyện khi quan đang trong nhiệm sở; phụ nữ không được phép kết hôn với tăng đạo; con gái nhà lương thiện không được phép lấy nộ bộc của nhà khác;…. ( Hoàng Việt Luật Lệ, quyển 7- Hộ Luật Hôn Nhân ). Có thể thấy, những trường hợp phụ nữ bị cấm kết hôn như trên, có một số là hợp lý để đảm bảo sự phát triển về dòng giống về mặt sinh học, song cũng có một số trường hợp khá vô lý như không cho phụ nữ nhà lành kết hôn với nô bộc, cấm quan không được kết hôn với người trong phủ, châu, huyện khi quan đang trong nhiệm sở. Sở dĩ như vậy, bởi vì những điều luật này được đưa ra nhằm bảo vệ chế độ phân tầng giai cấp khắc nghiệt của chế độ phong kiến. Đến thời cận đại, DLBK 1931 cũng đưa ra khá nhiều đối tượng phụ nữ không được phép kết hôn: phụ nữ chưa đủ mười lăm tuổi và không được sự đồng ý của 14
nguon tai.lieu . vn