Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---0-0--- TRẦN CẨM TÚ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu Hà Nội - 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Sinh viên Trần Cẩm Tú
  3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ...... 6 1.1.Khái niệm chế độ hưu trí ............................................................................. 6 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm chế độ hưu trí ......................................................... 6 1.1.2.Nguyên tắc cơ bản của chế độ hưu trí ...................................................... 9 1.1.3.Vai trò của chế độ hưu trí ....................................................................... 11 1.1.4.Chế độ hưu trí theo quy định của các quốc gia khác trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam ........................................................................... 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM............... 20 2.1.Lược sử quá trình hình thành và phát triển chế độ hưu trí ở Việt Nam .... 20 2.2.Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế độ hưu trí .................................... 22 2.2.1.Chế độ hưu trí trong loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc ...................... 22 2.2.2.Chế độ hưu trí trong loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện .................... 30 2.3. Thực tiễn thực hiện chế độ hưu trí ở Việt Nam ....................................... 32 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 32 2.3.2. Những hạn chế trong việc thực hiện chế độ hưu trí .............................. 36 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TRONG LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014 ....... 42 3.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về chế độ hưu trí ở Việt Nam..... 42 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về chế độ hưu trí ......................................................................................................... 43 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức triển khai thực hiện chế độ hưu trí ở Việt Nam. .............................................................................. 45 KẾT LUẬN .................................................................................................... 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 51
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BQTL : Bình quân tiền lương
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế độ hưu trí là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội quan trọng nhất của hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. Bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ hưu trí nói riêng đều góp phần bảo đảm cho quyền con người được thực hiện một cách trọn vẹn, xác đáng nhất. Bảo hiểm xã hội là một loại chế độ pháp định nhằm bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thật nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Qua thời gian dài tổ chức thực hiện, chế độ hưu trí cũng với các chế độ bảo hiểm xã hội khác đã và đang đảm bảo cho người lao động những điều kiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Chế độ hưu trí đã bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ phong kiến với các quy định hết sức sơ khai và áp dụng chủ yếu đối với một số viên chức và một số chức danh trong bộ máy chính quyền. Hệ thống hưu trí Việt Nam chính thức được hình thành từ năm 1962. Ngày 27/12/1961, Nghị định 218/CP về ban hành điều lệ tạm thời về ác chế độ BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước được ban hành, nghị định này được coi là văn bản gốc về bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước. Sau đó là sự ra đời của Bộ luật lao động năm 1995 và đến năm 2006, chương Bảo hiểm xã hội trong Bộ Luật Lao động được tách ra thành Luật Bảo hiểm xã hội; trong đó, chế độ hưu trí có quy định tại một mục riêng với 13 Điều. Trong hơn 40 qua, chế độ hưu trí luôn có một vị trí quan trọng, góp phần vào việc ổn định đời sống của công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và gia đình họ làm cho họ yên tâm lao động sản xuất, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Sự ra đời và phát triển của các chính sách về 1
  6. hưu trí nói riêng và chính sách bảo hiểm xã hội nói chung có tầm quan trọng lớn đối với xã hội do sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển đa ngành nghề, dẫn đến nhu cầu về bảo hiểm xã hội ngày càng tăng cũng như số lượng người về hưu ngày càng nhiều thì đời sống của họ luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và nhà nước ta. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi một số quy định trong Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực kể từ thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2018, vấn đề hưu trí lại càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Để có thể đảm bảo đạt hiệu quả cao trong việc quy định các chế độ dành cho người tham gia lao động đã về hưu thì việc xây dựng và hoàn thiện chế độ hưu trí là điều hết sức cần thiết. Từ thời kỳ bao cấp cho đến thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa ngày nay, theo cùng với sự phát triển của đất nước là sự đa dạng hóa của các loại ngành nghề, dẫn đến yêu cầu về nguồn lao động ngày càng tăng cao. Nguồn lao động càng lớn, đòi hỏi phải có những chính sách càng tiến bộ, theo kịp với yêu cầu của thời đại, bảo đảm sự ổn định cho chính nguồn lao động đó. Đồng thời, việc nghiên cứu và đánh giá tính khả thi và hạn chế của những quy định được áp dụng tại thời điểm năm 2018 cũng rất cần thiết nhằm giúp cho việc thực hiện bảo hiểm xã hội đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ tầm quan trọng của chế độ hưu trí, thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện chế độ hưu trí ở Việt Nam, việc đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về chế độ hưu trí có sự tham chiếu, so sánh với pháp luật quốc tế để tìm ra những thiếu sót, hạn chế; nguyên nhân của hạn chế và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ hưu trí về mọi mặt trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài “ Chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014” làm đề tài tốt nghiệp với hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào công tác nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật về bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Chế độ hưu trí là một trong những chế độ quan trọng nhất trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam nói riêng và trên phạm vi thế 2
  7. giới nói chung. Chính vì vậy, đề tài hưu trí luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau; nhận được sự theo dõi, tìm hiểu của nhiều thành phần trong xã hội. Có thể kể đến một số công trình sau: - Tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng với bài viết: “Góp ý vào Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội: Hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí”, Tập chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2005; - Tác giả Trần Phương Thảo và Nguyễn Anh Tuấn với bài viết: “Hệ thống hưu trí trên thế giới: kinh nghiệm quốc tế và xu hướng cải cách”, Tạp chí Tài chính-Bảo hiểm, số 3/2013; - Tác giả Bùi Cẩm Hường với bài viết: “Nỗ lực cải cách hệ thống hưu trí Việt Nam: Bảo hiểm hưu trí tự nguyện và Bảo hiểm hưu trí bổ sung”, Tạp chí Tài chính- Bảo hiểm, số 3/2013; - Tác giả Bùi Ngọc Thanh với bài viết: “Kiến nghị sửa đổi chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 19/2013; - Tác giả Đặng Như Lợi với bài viết: “ Cải cách Luật bảo hiểm xã hội để mở rộng bảo hiểm hưu trí đối với người cao tuổi”, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2014. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khá như: - Tác giả Trần Công Dũng với công trình: “Góp phần hoàn thiện chế độ hưu trí trong pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, Khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002; - Tác giả Lê Ngọc Linh với công trình: “Cải cách chế độ bảo hiểm hưu trí trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008; - Tác giả Nguyễn Thị Hiên với công trình: “Những điểm mới về chế độ bảo hiểm hưu trí của Luật Bảo hiểm xã hội 2006”, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2007. - Tác giả Lê Ngọc Linh với công trình: “Bảo hiểm hưu trí-Thực trạng và kiến nghị”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015. 3
  8. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đều tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội qua mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 và đặc biệt ở phần chế độ hưu trí có những quy định bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018; vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “ Chế độ hưu trí trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014” là cần thiết về cả vấn đề lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài làm rõ các vấn đề sau: Nghiên cứu, làm rõ nội dung các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về chế độ hưu trí, cũng như vai trò và tác động của chế độ hưu trí trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Tìm hiểu thực tiễn chế độ hưu trí tại Việt Nam, từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế, vướng mắc của những quy định đó. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội về chế độ hưu trí. Từ những mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứ cụ thể như sau: Làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của và các chế độ BHXH, trong đó đi sâu phân tích khái niệm, đặc điểm của chế độ hưu trí. Nghiên cứu so sánh một số chính sách về chế độ hưu trí trong Luật bảo hiểm xã hội ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Nghiên cứu thực tiễn thực hiện chế độ hưu trí ở Việt Nam, từ đó rút ra những vướng mắc, bất cập trong quy định của pháp luật về chế độ hưu trí và thực tiễn thực hiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ bảo hiểm hưu trí, về thực trạng các quy định của pháp luật về bảo hiểm hưu trí và thực trạng thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí tại Việt Nam. 4
  9. Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ hưu trí được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời so sánh đối chiếu với chế độ hưu trí của một số nước trên thế giới, những quy định pháp luật quốc tế về vấn đề này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận Mác – Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, đồng thời vận dụng các tư tưởng chủ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tư duy chính trị - pháp lý, về cải cách hành chính tư pháp và về chính sách an sinh xã hội, trong đó có chế độ bảo hiểm hưu trí. Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng, kết hợp logic với phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo nghiên cứu Luận văn sẽ góp phần làm rõ và hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động bảo hiểm xã hội nói chung và về chế độ hưu trí nói riêng. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ hưu trí và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn có sự thay đổi về cách tính lương hưu hiện nay Các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về lao động, phần chuyên về BHXH. 7. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận. Chương 2: Thực trạng chế độ hưu trí ở Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chế độ hưu trí trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. 5
  10. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 1.1. Khái niệm chế độ hưu trí 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chế độ hưu trí Hệ thống hưu trí là bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hệ thống hưu trí thông thường được xây dựng gồm ba tầng (phúc lợi xã hội, hưu trí bắt buộc, hưu trí tự nguyện) nhằm đảm bảo diện bao phủ rộng và cung cấp sản phẩm hưu trí linh hoạt, đảm bảo nhu cầu và quyền lợi cho người cao tuổi. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu dân số xã hội, hệ thống hưu trí được xây dựng tương đối khác biệt theo từng quốc gia. Chế độ hưu trí được hình thành tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung bởi những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Thông thường, mỗi người chỉ có một khoảng thời gian có đầy đủ các điều kiện về sức khỏe và trí tuệ để tham gia lao động. Vì vậy, dựa vào các nghiên cứu về khả năng lao động ở các quốc gia trên thế giới, có thể thấy độ tuổi về hưu là tương đối đồng đều. Từ đó có thể thấy, những người không còn khả năng lao động sẽ không còn khả năng tự tạo ra thu nhập cho bản thân. Và để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi họ đã tham gia cống hiến sức lao động của mình trong một khoảng thời gian dài, Nhà nước đã đưa ra các quy định về chế độ hưu trí nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động khi đã hết tuổi lao động. Chế độ hưu trí có thể được hiểu theo một vài nghĩa khác nhau: Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì chế độ hưu trí là dạng trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm xã hội đạt đến độ tuổi cao mà không tiếp tục làm việc bình thường nữa. Chế độ hưu trí nhằm chu cấp phần thu nhập bị mất cho những người lao động khi đã kết thúc quá trình lao động, để đảm bảo đời sống cho chính những người lao động này. 6
  11. Chế độ hưu trí là chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động với mục đích đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội; ổn định đời sống cho người lao động sau khi họ hết tuổi lao động, góp phần tăng cường sức khỏe và nâng cao tuổi thọ; thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với người lao động không chỉ trong quá trình lao động mà kể cả khi người lao động hết tuổi lao động; thể hiện đạo lý dân tộc, trình độ văn minh của xã hội. Chế độ hưu trí là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện và mức trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm hưu trí, khi đã hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động. Có thể thấy, các định nghĩa về chế độ hưu trí nêu trên có sự tương đồng nhau, là một chế độ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo thực hiện quyền lợi hợp pháp của người lao động sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động và đóng bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động khi không còn khả năng lao động bình thường, hay còn gọi là khi đã hết tuổi lao động. Đặc điểm của chế độ hưu trí: Thứ nhất, chế độ hưu trí là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khác với chế độ thai sản hay chế độ ốm đau..., người lao động tiến hành đóng bảo hiểm hưu trí ngay trong quá trình lao động, nhưng lại được hưởng ngoài quá trình lao động, tức là sau khi đã đáp ứng đủ các điều kiện để được nghỉ hưu và hưởng lương hưu. Thứ hai, chế độ hưu trí nhằm tạo ra một khoản thu nhập ổn định cho người lao động sau quá trình về hưu, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sau khi đã đóng góp và cống hiến sức lao động của mình cho xã hội, tạo ra của cải vật chất và phát triển đời sống. Thứ ba, chế độ hưu trí do Nhà nước thống nhất quản lý và quy định Thứ tư, để được hưởng chế độ hưu trí, người lao động phải thuộc đối 7
  12. tượng được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí, đồng thời đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về tuổi, thời gian đóng bảo hiểm,… Thứ năm, mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, và thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình lao động Bản chất của chế độ hưu trí Một là, chế độ hưu trí đặt ra với người lao động kể từ thời điểm họ về hưu cho đến khi họ chết, với mục đích nhằm đảm bảo một khoản lương hưu cho người lao động khi họ không còn khả năng tạo ra thu nhập do các nguyên nhân như tuổi cao, sức yếu, không còn khả năng làm việc ở điều kiện bình thường. Những điều kiện về nội dung cụ thể được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Hai là, chế độ hưu trí là một chế độ bảo hiểm xã hội mang tính dài hạn. Điều này được thể hiện ở hai quá trình là quá trình đóng và quá trình hưởng lương hưu. Người lao động có trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong suốt quãng thời gian làm việc cho đến khi đã đủ các điều kiện về tuổi đời và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thì họ sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí trong khoảng thời gian tính từ lúc về hưu cho đến khi người lao động chết. Theo đó, thời gian đóng và hưởng lương hưu có thể chênh lệch nhau nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi thọ cũng như số năm công tác của từng người lao động. Ba là, chế độ hưu trí có sự kế thừa giữa các thế hệ lao động trong việc hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm hưu trí. Đặc trưng này thể hiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít - một nguyên tắc đặc thù của bảo hiểm xã hội. Mọi người tham gia bảo hiểm xã hội đóng góp cho bên nhận bảo hiểm xã hội và tích dần thành một quỹ tài chính độc lập dùng để chi trả trợ cấp cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập trong các chế độ đã quy định. Số trợ cấp của họ nhận được thường lớn hơn so với số tiền đóng góp của họ. Điều này tạo nên cơ chế phải lấy kết quả đóng góp của số đông người tham gia để bù cho số ít người được hưởng trợ cấp. 8
  13. 1.1.2. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hưu trí Chế độ bảo hiểm hưu trí là một trong những chế độ BHXH, vì vậy, chế độ hưu trí cũng tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của chế độ bảo hiểm xã hội và có thêm một số nguyên tắc đặc thù. Thứ nhất, đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong xã hội có quyền được tham gia và hưởng an sinh xã hội. Những quy định về chế độ hưu trí nhằm mục đích lớn nhất là đảm bảo cho người lao động sau khi về hưu một khoản tiền nhằm họ ổn định cuộc sống. Việc này cần thực hiện đối với mọi người lao động theo nguyên tắc đóng – hưởng, bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực phi chính phủ tham giao bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mặc dù không còn khả năng lao động, nhưng họ vẫn nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Điều này cũng nhằm thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với chính sách xã hội và với tầng lớp hưu trí chiếm một số lượng không nhỏ trong xã hội. Thứ hai, phân biệt hợp lý chế độ bảo hiểm hưu trí giữa lao động nam và lao động nữ. Mặc dù hiện này, nam và nữ là hoàn toàn bình đẳng trong các mối quan hệ, tuy nhiên vì một số lý do sinh học nên chế độ hưu trí giữa lao động nam và nữ vẫn có sự ưu đãi hơn dành cho nữ giới. Trong Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, ngoài các quy định chung về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, còn có quy định riêng đối với lao động nữ tại Điều 54 về điều kiện hưởng lương hưu của nam là đủ 60 tuổi và nữ là 55 tuổi. Sự chênh lệch thời gian 05 năm về tuổi nghỉ hưu cũng tạo ra sự chênh lệch 05 năm trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể, mức lương hưu hàng năm của người lao động đủ điều kiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mooixx năm đóng BHXH được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa được hưởng bằng 75%. 9
  14. Tuy nhiên hiện nay theo cách tính mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức hưởng lương hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH là: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm,…; Lao động nữ nghỉ hưu vào năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%. Vì vậy dù theo quy định trước đây hay quy định hiện hành, thì cách tính lương hưu của nam với nữ cũng có phần ưu tiên hơn dành cho lao động nữ. Trong các nguyên tắc của chế độ hưu trí có nguyên tắc đảm bảo sự công bằng cho mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng an sinh xã hội và nguyên tắc có sự phân biệt hợp lý chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí giữa lao động nam và lao động nữ. Hai nguyên tắc trên tưởng chừng như có sự đối nghịch lẫn nhau, tuy nhiên, việc đảm bảo ưu tiên cho lao động nữ có những lý do liên quan đến thể chất, giới tính khiến việc tạo ưu tiên cho họ mới giúp thực sự đảm bảo nguyên tắc công bằng. Thứ ba, nguyên tắc ưu đãi với một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định như người lao động hành nghề có tính chất nặng nhọc độc hại, làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh, làm việc trong lĩnh vực an ninh quốc phòng,... Nguyên tắc này quy định người lao động làm những công việc nặng nhọc độc hại, làm việc ở những vùng sâu vùng xa hoặc làm việc trong lực lượng vũ trang sẽ được nghỉ hưu sớm hơn nhưng không phải trừ tỷ lệ lương hưu. Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định trên mà vẫn muốn tiếp tục làm việc và người sử dụng lao động vẫn có nhu cầu sử dụng thì người lao động vẫn tiếp tục là việc và tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. Tuy nhiên, nếu họ không muốn tiếp tục làm việc thì sẽ có quyết định nghỉ việc và lập hồ sơ hưởng lương hưu đối với người đang đóng BHXH gửi cơ quan BHXH giải quyết theo quy định.Việc này vừa nhằm tạo điều kiện cho người lao động, đồng thời cũng thể hiện sự công nhận và quan tâm của Nhà nước đối với công sức và sự cống hiến của nhóm đối tượng này. 10
  15. Thứ tư, mức trợ cấp chế độ hưu trí phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ hưu trí rất quan trọng trong chính sách bảo hiểm xã hội của một quốc gia, hầu hết người lao động của quốc gia đó đều tham gia chế độ hưu trí gần như cả cuộc đời mình, tác động đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và gia đình của họ cũng như của xã hội. Như vậy, chế độ hưu trí có ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội của quốc gia đó và ngược lại, Nền kinh tế đạt trình độ phát triển cao thì mức sống của người lao động, của người dân và tuổi thọ cũng không ngừng được nâng cao, cấu trúc dân số sẽ có sự biển đổi. Trong các trường hợp này, tuổi về hưu của người lao động kéo dài. Tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật đã tiến hành tăng số năm đóng bảo hiểm xã hội khi tính tỷ lệ để hưởng lương hưu, và tăng dần độ tuổi tính tỷ lệ hưởng lương hưu. 1.1.3. Vai trò của chế độ hưu trí Chế độ hưu trí giữ vai trò quan trọng vì đó là vấn đề quan tâm của người lao động khi tham gia quan hệ bảo hiểm vì hầu hết mọi người tham gia đều là đối tượng của bảo hiểm hưu trí. Theo dự báo Dân số của Liên hợp quốc năm 2002 về dân số Việt Nam đên năm 2050, tỷ lệ người già (trên 60 tuổi) sẽ chiếm khoảng 25% dân số. Vì vậy, việc tạo ra một khoản thu nhập ổn định cho họ sau quá trình về hưu là rất cần thiết, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sau khi đã đóng góp và cống hiến sức lao động của mình cho xã hội, tạo ra của cải vật chất và phát triển đời sống. Từ đó có thể nhận thấy, chế độ hưu trí có một vai trò to lớn đối trong đời sống xã hội. Đối với người lao động, bảo hiểm xã hội được coi là điều kiện cho người lao động được cộng động tương trợ khi xảy ra các rủi ro như ốm đau, tai nạn,…Và chế độ hưu trí đảm bảo việc thực hiện quyền và lợi ích của người lao động sau khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội. Xét về tuổi đời, họ đa phần là những người cao tuổi, bị giảm hoặc hết khả năng lao động. Xét về mặt xã hội, họ là những người đã có đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. 11
  16. Chế độ hưu trí mang tính chất hoàn trả và ít nhiều có sự tách biệt giữa đóng và hưởng vì người tham gia bảo hiểm đóng suốt thời kỳ lao động được hưởng trợ cấp khi về hưu. Hàng tháng, người lao động đều đóng một khoản tiền nhất định vào quỹ bảo hiểm xã hội, chính điều này đã góp phần chi tiêu hợp lý, cân đối hơn nhằm dụ phòng một khoản thu nhập cho tuổi già. Ngoài ra còn có thể thấy, bảo hiểm hưu trí là khoản thu nhập chính đáng, nhằm đảm bảo cho họ cuộc sống ổn định về mặt vật chất và tinh thần sau khi họ đã bị giảm hoặc không còn khả năng lao động. Khoản trợ cấp này tạo nên tâm lý thoải mái, không phụ thuộc vào gia đình và người thân, giúp họ không mặc cảm là gánh nặng của gia đình và xã hội. Đối với người sử dụng lao động, BHXH có tác dụng nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách phân phố các khoản chi phí cho người lao động một cách hợp lý. Hơn nữa, việc tham gia bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng giúp tạo được mối quan hệ tốt với người lao động, giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình đối với người lao động để họ yên lao động sản xuất. Việc có một khoản trợ cấp ổn định sau khi hết tuổi lao động sẽ giúp người lao động tích cực và có động lực làm việc hơn, góp phần tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm và tạo nên lợi nhuận nhiều hơn cho người sử dụng lao động. BHXH nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng còn là yếu tố quan trọng góp phần thu hút, ổn định thị trường lao động, tạo điều kiện phát triển sản xuất do người lao động có xu hướng lựa chọn những doanh nghiệp có tham gia BHXH cho người lao động để vào làm việc. Đối với xã hội, chế độ BHXH thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội, của người sử dụng lao động đối với những người đã có quá trình lao động, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, nay hết tuổi lao động. BHXH là căn cứ nhằm đánh giá trình độ quản lý rủi ro và mức độ an sinh xã hội đạt được trong mỗi quốc gia. Đồng thời, nhằm phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các nước. 12
  17. Hiện nay, xu hướng già hóa dẫn đến số lượng người nghỉ hưu ngày càng tăng. Điều này cho thấy rõ vai trò ngày càng quan trọng của chế độ hưu trí trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hơn nữa, chế độ bảo hiểm hưu trí còn thể hiện được sự quan chăm sóc của Nhà nước, người sử dụng lao động đối với người lao động, cao hơn nữa là phản ánh trình độ văn minh của một chế độ xã hội. Bảo hiểm hưu trí tạo niềm tin tương lai cho người lao động, thúc đẩy họ gắn bó với công việc vào tạo tâm lý yên tâm, tích cực làm việc để tăng thêm nguồn thu nhập và cũng từ đó có điều kiện tăng mức đóng bảo hiểm hưu trí để khi hết tuổi lao động được nhận tiền lương bảo hiểm hưu trí. 1.1.4. Chế độ hưu trí theo quy định của các quốc gia khác trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam Tuổi nghỉ hưu thường được xác định dựa trên tuổi già sinh học của người lao động. Ở các nước có dân số già (tỷ trọng người già chiếm trên 10% dân số), lực lượng lao động trong tuổi ít nên thường quy định tuổi nghỉ hưu cao. Ngược lại, đối với các nhóm nước có dân số trẻ thường quy định tuổi nghỉ hưu thấp để đổi mới lực lượng lao động. Nhóm các nước ASEAN: Đây là nhóm các nước có mối quan hệ gần gũi với Việt Nam về vị trí địa lý, tại đây, tuổi về hưu được pháp luật quy định cụ thể như sau Tuổi tiêu chuẩn Tuổi nghỉ hưu sớm có điều kiện Nhật Bản 65 cho cả hai giới không Lào 60 cho cả hai giới tới 5 năm Phi-lip- 60 cho cả hai giới tới 5 năm pin Hàn Quốc 65 cho cả hai giới tới 10 năm Thái Lan 55 cho cả hai giới Đài Loan 60 nam 55 nữ tới 10 năm (nam) tới 5 năm (nữ) Việt Nam 60 nam 55 nữ tới 5 năm 13
  18. Indonesia 55 cho cả hai giới không Malaysia 55 cho cả hai giới không Singapore 62 cho cả hai giới không Trung 60 cho nam giới tới 10 năm (45 cho phụ nữ) Quốc 50 tới 60 cho phụ nữ Nguồn: Cơ quan An sinh Xã hội Hoa Kỳ (2016). Trung Quốc: phụ nữ có chuyên môn nghỉ hưu ở tuổi 60, các phụ nữ hưởng lương khác nghỉ hưu ở tuổi 55, và các phụ nữ khác nghỉ hưu ở tuổi 50. Nhóm các nước Tây Âu và Bắc Mỹ: Tuổi nghỉ hưu tại các quốc gia OECD, thời kỳ 1949-2035 1989 1993 2002 2035 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Úc 65 60 65 60 65 62.5 65 65 Áo 65 60 65 60 65 60 65 65 Bỉ 60 60 60 60 60 60 65 65 Ca-na-đa 60 60 60 60 60 60 60 60 Đan Mạch 67 67 67 67 67 67 65 65 Phần Lan 60 60 60 60 60 60 62 62 Pháp 60 60 60 60 60 60 60 60 Đức 65 60 65 60 65 61 65 65 Hy Lạp 60 55 60 55 60 60 65 65 Ai-xơ-len 67 67 65 65 67 67 67 67 Ailen 65 65 65 65 65 65 65 65 Ý 60 55 60 55 57 57 60 60 Nhật Bản 60 56 60 58 60 60 65 65 Lu-xem-bua 65 65 57 57 60 60 60 60 Hà Lan 65 65 65 65 65 65 65 65 Niu Zilân 60 60 62 62 65 65 65 65 14
  19. Na-Uy 67 67 67 67 67 67 67 67 Bồ Đào Nha 65 62 55 55 55 55 55 55 Tây Ban Nha 65 65 60 60 60 60 61 61 Thuỵ Điển 60 60 60 60 61 61 61 61 Thuỵ Sĩ 65 60 65 62 65 63 65 64 Anh 65 60 65 60 65 60 65 65 Mỹ 62 62 62 62 62 62 62 62 Nguồn: Turner (2007). Từ những số liệu trên, có thể thấy mặc dù trình độ phát triển cũng như vị trí địa lý của các quốc gia có sự khác biệt, tuy nhiên tuổi nghỉ hưu đều dao động từ 55 đến 65 tuổi. Trong đó, 1/3 số nước quy định tuổi nghỉ hưu của nam nữ như nhau, còn lại thường quy định nam cao hơn so với nữ, thường là 05 tuổi. Ngoài điều kiện về tuổi, thời gian đóng bảo hiểm xã hội cũng có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác lập chế độ hưu trí. Các quốc gia đều quy định thời gian đóng BHXH tổi thiểu và thời gian đóng BHXH dao động từ 15 đến 45 năm. Cụ thể ở các quốc gia như sau: Ở Trung Quốc, thời gian đóng phí bảo hiểm hưu trí tối thiểu là 20 năm [2.tr.25] Thái Lan: Người đến tuổi về hưu (55 tuổi) muốn nhận lương hưu phải đạt điều kiện đã đóng BHXH ít nhất 15 năm. Trường hợp đóng bảo hiểm nhiều hơn 15 năm, thì cứ mỗi năm đóng thêm đó, lương hưu sẽ được cộng thêm 1,5%[25] Pháp: đóng 150 tháng liên tục [53] Có thể thấy, việc quy định thời gian đóng góp là khác nhau ở từng quốc gia, tuy nhiên hầu hết đều quy định mức đóng tối thiểu và phần đóng góp này phải đủ chi trả các trợ cấp hưu trí ở mức thấp nhất. Tại Trung Quốc: chế độ hưu trí của Trung Quốc có sự tương đồng với Việt Nam, được chia thành bảo hiểm hưu trí bắt buộc và bảo hiểm hưu trí tự 15
  20. nguyện. Người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định và tham gia ít nhất 15 năm sẽ được nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng. Trợ cấp này gồm 02 phần chính: phần từ quỹ cộng đồng bằng 20% mức tiền lương trung bình năm trước của người lao động; phần thứ hai là từ tài khoản cá nhân bằng 1/120 của tổng số tích lũy được. Những người làm việc trước thời gian ban hành chính sách nói trên sẽ được áp dụng chế độ hưu trí quá độ khi nghỉ hưu và Nhà nước sẽ điều chỉnh mức độ trợ cấp hưu trí theo sự phát triển kinh tế. Những người tham gia hưu trí cơ bản trước năm 2011, khi đã đến tuổi về hưu mà vẫn chưa đóng đủ 15 năm BHXH nhưng nhiều hơn 10 năm, thì có thể trả nốt trong một lần để đạt đủ tiêu chí hưởng lương hưu theo cơ chế hiện tại, hoặc chuyển số tiền đó cho các dự án ở nông thôn hoặc cho những người không có lương hưu ở thành phố [4]. Tại Nhật Bản, người tham gia bảo hiểm có thể nhận lương sớm từ 60 – 64 tuổi, nhưng mức lương hưu sẽ giảm đi bằng 0,5% nhân với số tháng nhận lương hưu sớm, ngược lại nếu nhận lương hưu muộn từ 66 – 70 tuổi, mức lương hưu sẽ tăng lên là 0,7% nhân với số tháng muộn. Người lao động tham gia chế độ bảo hiểm cho người lao động sẽ nhận được trợ cấp lương hưu cơ bản và lương hưu tính trên cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm [17, tr.4] Tại Mỹ, những người lao động đã về hưu sẽ được hưởng tiền trợ cấp tuổi già từ quỹ Social Security. Đối với những người đã từng đi làm, mức tiền trợ cấp tuổi già được tính từ số năm đi làm và mức lương trong những năm đó, tương tự như đối với bảo hiểm hưu trí ở Việt Nam. Khi lĩnh lương, họ sẽ trích lại 6,2% lương và người trả lương góp thêm 6,2% lương nữa để nộp vào quỹ Social Security. Ngoài ra, họ còn có tài khoản hưu trí, mỗi người sẽ tự quyết định trích bao nhiêu phần trăm lương của mình để gửi vào tài khoản hưu trí. Tài khoản này được giao cho công ty quản lý quỹ hoặc công ty bảo hiểm nhân thọ quản lý. Số tiền trích vào quỹ hưu trí sẽ không chịu thuế thu nhập cho tới khi được rút ra dùng [25] 16
nguon tai.lieu . vn