Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỊCH SỬ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT (1898 – 1945) GVHD: ThS. NGÔ SỸ TRÁNG SVTH: NGUYỄN TRẦN ĐÔNG DUY MSSV: K40.602.009 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018 0
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 4 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 5 II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...................................................................... 5 1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 7 2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 7 IV. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 7 1. Nguồn tài liệu ..................................................................................................... 7 2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 8 V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN .............................................................................. 9 CHƯƠNG 1. TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG ............................................................. 10 1.1. HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG PAUL DOUMER .. 10 1.1.1. Tình hình giao thông vận tải ở Việt Nam trước khi Chương trình khai thác thuộc địa của Toàn quyền Paul Doumer ra đời (trước năm 1897) ....................... 10 1.1.1.1. Các loại hình giao thông vận tải truyền thống ..................................... 11 1.1.1.2. Đường sắt – loại hình giao thông vận tải hiện đại và hiệu quả ........... 12 1.1.2. Yêu cầu cấp bách về việc xây dựng Hệ thống đường sắt Đông Dương..... 12 1.1.2.1. Vấn đề phát triển giao thông vận tải đặt ra trong Chính sách khai thác thuộc địa của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (năm 1897) ................. 12 1.1.2.2. Những mục đích của người Pháp trong việc xây dựng Hệ thống đường sắt Đông Dương của người Pháp ...................................................................... 13 1.2. TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG ................................................................ 16 1.2.1. Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898 ....................................... 16 1.2.1.1. Kế hoạch sơ bộ năm 1897 .................................................................... 16 1.2.1.2. Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898 ................................ 17 1.1.2.3. Đạo luật ngày 25/12/1898 của Tổng thống Pháp ................................ 17 1.2.2. Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt trong Hệ thống đường sắt Đông Dương ......................................................................................................... 18 1
  3. 1.2.2.1. Sơ lược lịch sử quá trình xây dựng và khai thác Hệ thống đường sắt Đông Dương (1881 – 1936) .............................................................................. 18 1.2.2.2. Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt trong Hệ thống đường sắt Đông Dương................................................................................................. 19 CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT ....................................................................... 21 2.1. CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA NGƯỜI PHÁP ĐỐI VỚI ĐÀ LẠT QUA TỪNG THỜI KỲ LỊCH SỬ (1897 – 1945) ............................................................. 21 2.1.1. Đà Lạt buổi đầu khám phá (1893 – 1897) .................................................. 21 2.1.2. Đà Lạt trong chính sách của người Pháp (1897 – 1945) ............................ 22 2.1.2.1. Trạm nghỉ dưỡng trên núi cao .............................................................. 22 2.1.2.2. Thủ phủ của Liên bang Đông Dương ................................................... 25 2.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THIẾT LẬP TUYẾN ĐƯỜNG SẮT LÊN ĐÀ LẠT . 29 CHƯƠNG 3. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT (1898 – 1945) ............................................... 32 3.1. BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO VIỆC XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT .............................................................................. 32 3.1.1. Các phái đoàn khảo sát xây dựng Tuyến Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt ................................................................................................................... 32 3.1.2. Một số nội dung về kỹ thuật trong việc xây dựng và vận hành tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt ........................................................................ 33 3.1.2.1. Hạ tầng cơ sở ........................................................................................ 33 3.1.2.2. Thượng tầng cấu tạo ............................................................................. 34 3.1.2.3. Thiết bị chạy ......................................................................................... 35 3.2. TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT (1898 – 1932) ............................................................................ 36 3.2.1. Giai đoạn 1: Tháp Chàm – Krongpha (1898 – 1922) ................................. 36 3.2.1.1. Đoạn đường Phan Rang – Xóm Gòn (1898 – 1914) ............................ 36 3.2.1.2. Đoạn đường Xóm Gòn – Krongpha (1919 – 1922) .............................. 38 3.2.2. Giai đoạn 2: Krongpha – Đà Lạt (1922 – 1932)......................................... 40 3.2.2.1. Đoạn đường Krongpha – Eo Gió (1922 – 1928).................................. 40 3.2.2.2. Các đoạn đường cuối Eo Gió – Đà Lạt (1928 – 1932) ........................ 41 3.3. MỘT SỐ GHI NHẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CỦA TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT ......................................................... 43 2
  4. 3.3.1. Vận tải hành khách .................................................................................... 43 3.3.1.1. Thời kỳ 1914 – 1922 ............................................................................. 43 3.3.1.2. Thời kỳ 1922 – 1945 ............................................................................. 44 3.3.2. Vận tải hàng hóa ......................................................................................... 47 3.3.2.1. Thời kỳ 1914 – 1922 ............................................................................. 47 3.3.2.2. Thời kỳ 1922 – 1945 ............................................................................. 48 3.4. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN ĐƯỜNG SẮT TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT ........................... 50 3.4.1. Phong trào đấu tranh của công nhân xây dựng đường sắt .......................... 50 3.4.1.1. Phu làm đường trên đoạn Phan Rang – Xóm Gòn bỏ trốn .................. 51 3.4.1.2. Phong trào đấu tranh của phu làm đường trên đoạn đường Krongpha – Eo Gió năm 1922 ............................................................................................... 52 3.4.1.3. Phong trào đấu tranh của công nhân xây dựng đường hầm Cầu Đất dưới sự lãnh đạo của Đảng năm 1930 .............................................................. 53 3.4.2. Phong trào công nhân đường sắt dưới sự lãnh đạo của Đảng .................... 54 3.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT TRONG LỊCH SỬ .................................................................... 55 3.5.1. Đóng góp về mặt giao thông vận tải ........................................................... 55 3.5.2. Đóng góp về mặt kinh tế – xã hội............................................................... 55 3.5.3. Ga Đà Lạt – Di tích kiến trúc cấp Quốc gia ............................................... 56 KẾT LUẬN................................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 61 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 64 3
  5. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài a. Lý do thực tiễn Đà Lạt tọa lạc trên cao nguyên Lâm Viên, là một vùng đất mới được người Pháp khám phá và tiến hành xây dựng, phát triển thành từ nơi núi rừng hoang vu trên dãy Trường Sơn trở thành một thành phố đô hội chỉ mới 125 năm nay (1893 – 2018). Với vị trí đặc biệt, cùng bầu không khí mát mẻ, giống với khí hậu Âu châu, trải qua các thời Toàn quyền Đông Dương, từ Paul Doumer tới Jean Decoux, đã từng bước xây dựng và biến Đà Lạt trở thành viện điều dưỡng trên núi cao, thành phố của người Âu và tiến tới là thủ phủ thật sự của Liên bang Đông Dương trong thời kỳ hoàng kim phát triển của Đà Lạt trước năm 1945. Để có thể tiến hành khai thác các tiềm năng to lớn từ “miền đất hứa” sơn cước này, người Pháp đã cho xây dựng những con đường từ miền xuôi, vượt núi đèo để lên cao nguyên Lâm Viên, trong đó đường sắt được xác định là phương tiện quan trọng chủ đạo và quyết tâm thực hiện xây dựng Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt ngay từ trong kế hoạch của Toàn quyền Paul Doumer năm 1898. Tuyến đường này vốn là một bộ phận của Hệ thống đường sắt Đông Dương, đã đóng góp rất lớn trong sự phát triển của ngành đường sắt ở Đông Dương với việc áp dụng thành tựu kỹ thuật bánh răng và việc ngày càng tăng khối lượng chuyên chở trên tuyến đường này để phục vụ đưa sức người, sức của từ miền xuôi lên miền ngược cho thành phố cao nguyên này theo thời gian dần trở thành một thủ phủ của xứ Đông Dương. Đà Lạt ngày nay là một thành phố nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách tới tham quan hàng năm, trong quá khứ cũng đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ, nhưng những công trình nghiên cứu về lịch sử của Đà Lạt vẫn chưa nhiều. Tuyến đường sắt huyền thoại đi cùng năm tháng đã đóng góp vô cùng to lớn cho sự phát triển của miền đất cao nguyên này cho tới nay có vẻ như không còn được biết tới nhiều, mặc dù đoạn đường sắt còn lại vẫn đang được khai thác để phục vụ du lịch và Ga Đà Lạt là một điểm đến tham quan nổi tiếng mà những du khách khi tới Đà Lạt vẫn thường xuyên ghé thăm. Hiện nay, tuyến đường sắt đang được kêu gọi đầu tư khôi phục, nhưng nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về tuyến đường sắt huyền thoại này và nó đang đứng trước nguy cơ chìm vào quên lãng nếu vẫn tiếp tục không được nhắc tới và nghiên cứu. Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu Lịch sử Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt (1898 – 1945) để làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp. 4
  6. b. Lý do khoa học Bên cạnh những lý do thực tiễn nêu trên, việc chọn nghiên cứu đề tài Lịch sử Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt (1898 – 1945) còn vì phục vụ những yêu cầu khoa học sau đây: Từ việc nghiên cứu về những dự tính của người Pháp trong việc xây dựng đường sắt ở Đông Dương, ta có thể hiểu được tầm quan trọng của tuyến đường sắt này trong công cuộc cai trị và khai thác Đông Dương của họ. Đồng thời, còn hiểu được sự xuất hiện của phương tiện giao thông đường sắt đã mang lại một hiệu quả vô cùng lớn về phát triển kinh tế – xã hội ở những nơi nó đi qua, trong đó nổi bật là Đà Lạt. Có thể khẳng định rằng, việc người Pháp xây dựng tuyến đường này ngay từ đầu không phải vì muốn giúp đỡ cho người Việt Nam, không vì cái gọi là “khai hóa” cho người bản xứ như họ tuyên truyền, mà mục đích thật sự là để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại Đông Dương và vận chuyển nhân lực, vật lực lên để xây dựng và hiện thực hóa những dự định của họ tại Đà Lạt – một vị trí quan trọng trong chính sách của Pháp ở Đông Dương. 2. Mục đích nghiên cứu Từ những lý do thực tiễn và khoa học như đã trình bày, trên cơ sở tập hợp, tham khảo, kế thừa về mặt tư liệu, tôi cố gắng thu thập những số liệu, tài liệu, công văn của các cơ quan công quyền thời Pháp thuộc về việc xây dựng đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt và hoạt động của nó, nhằm khôi phục lại một phần bức tranh lịch sử của tuyến đường sắt huyền thoại này trong thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Qua đó làm rõ ảnh hưởng của nó và khẳng định rằng lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt thời Pháp thuộc gắn bó mật thiết và không thể tách rời với quá trình xây dựng, kết nối và hoạt động của Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Để thực hiện đề tài nghiên cứu Lịch sử Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt (1898 – 1945), về mặt tư liệu đối với tôi vô cùng khó khăn, do chưa có điều kiện khai thác tư liệu ở nhiều nơi và vẫn chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu nào về đề tài này, kể cả ở Đà Lạt. Những tư liệu nghiên cứu về tuyến đường sắt này có xuất hiện rời rạc trong một số tác phẩm nhưng vẫn chưa thật sự chi tiết. Có thể điểm qua một số tác phẩm chứa thông có giá trị về tuyến đường sắt này như sau: - Các công trình giao thông công chính Đông Dương xuất bản năm 1998, do Kỹ sư Nguyễn Trọng Giai dịch lại từ bản nguyên tác tiếng Pháp Les travaux publics de l’Indochine do Tổng Thanh tra công chính Đông Dương A. A. Pouyane xuất bản năm 1926. Nguyên tác tác phẩm ra đời trong bối cảnh Toàn quyền Đông Dương yêu cầu Giám đốc các nha thuộc Phủ Toàn quyền soạn những tài liệu cần thiết để gộp thành một 5
  7. tập sách chung cho toàn Đông Dương do Hội Địa dư học Hà Nội đề nghị xuất bản. Tác phẩm đã thống kê lại các công trình giao thông ở Đông Dương cho tới năm 1926 và ghi nhận chi tiết về kỹ thuật công trình, tài chính xây dựng, kết quả khai thác, dự tính tương lai cho ngành giao thông công chính ở Đông Dương. Trong tác phẩm, tác giả đã dành hẳn một chương cho đường sắt, trong đó có trình bày khá rõ nét những nội dung về kỹ thuật xây dựng đường sắt ở Đông Dương và đây là một nguồn tài liệu đáng tin cậy cho phần nội dung kỹ thuật đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt trong bài khóa luận. - Địa chí Đà Lạt do UBND Tp Đà Lạt tổ chức biên soạn năm 2008. Đây là công trình biên soạn địa chí cấp tỉnh, do những chuyên gia nghiên cứu tập hợp tài liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy, có nhiều mô tả chi tiết và chính xác về quá trình xây dựng và hoạt động của tuyến đường sắt. Những nội dung trong bộ địa chí này đã cung cấp một lượng không nhỏ những thông tin về thời gian xây dựng và những nội dung kỹ thuật chi tiết của tuyến đường từ Tháp Chàm lên Đà Lạt (độ dài các đoạn đường, vị trí và độ dài các đoạn răng cưa, hầm vượt núi, cầu sắt, nhà ga, lộ trình, …), đóng góp to lớn về mặt tư liệu cho chương trọng tâm trong bài khóa luận. Tuy nhiên, thông tin về số liệu hoạt động vận tải trong tác phẩm không đề cập tới. - Đỉnh cao đế quốc: Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp của tác giả Eric T. Jennings, được dịch bởi Phạm Viêm Phương, xuất bản năm 2015. Tác giả là một người nước ngoài nghiên cứu về Đà Lạt, đã có hơn 10 năm tập hợp nhiều tài liệu ở Việt Nam, Pháp và một số nước để viết cuốn sách này. Trong tác phẩm có trích dẫn rất nhiều tư liệu quý được khai thác ở nhiều nơi với độ tin cậy rất cao. Những thông tin về tuyến đường sắt trong tác phẩm này (quá trình xây dựng, kỹ thuật xây dựng, vấn đề nhân công, một số chính sách của chính quyền thuộc địa, vấn đề tài chính, …) được tác giả đề cập rất phong phú và tương đối khách quan, có giá trị tư liệu rất lớn để khai thác đóng góp cho bài khóa luận. Tuy nhiên, số liệu về hoạt động vận tải bằng đường sắt vẫn chưa được tác giả đề cập trong tác phẩm. - Đà Lạt năm xưa của tác giả Nguyễn Hữu Tranh. Tác giả là người sống tại Đà Lạt và có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử của Đà Lạt. Tác phẩm này được xuất bản lần đầu năm 1993, tái bản năm 2001 và mới đây là cuối năm 2017, qua mỗi lần tái bản đều có bổ sung thêm nhiều thông tin tư liệu phong phú. Trong tác phẩm có dành hẳn một phần viết về tuyến đường sắt với nhiều thông tin chi tiết đáng tin cậy về thời gian xây dựng, lộ trình tuyến đường, kỹ thuật xây dựng, nhưng chưa có thông tin về vấn đề nhân công xây dựng tuyến đường. Đặc biệt hơn, tác phẩm này có đề cập nhiều thông tin về số liệu vận tải, giá vé, giờ tàu trên tuyến đường. Mặc dù chỉ ở mức độ sơ thảo do những hạn chế nhất định về mặt tư liệu, nhưng đây là những thông tin vô cùng quan trọng cho bài khóa luận mà vẫn chưa tìm thấy được ở tác phẩm nào trước đó đề cập tới. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt này còn được đề cập tới trong nhiều tác phẩm khác viết về Đà Lạt, về đường sắt Đông Dương, hay một số tờ báo của Pháp thời kỳ Đông Dương, nhưng chỉ mang tính giới thiệu, rời rạc và không có nhiều tư liệu để khai thác. 6
  8. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt, bao gồm hoạt động xây dựng và khai thác tuyến đường. Bên cạnh đó, vì tuyến đường này nhằm mục đích chính phục vụ xây dựng và phát triển Đà Lạt của người Pháp nên những dự định của người Pháp đối với Đà Lạt cũng là một đối tượng, qua đó sẽ tìm thấy mối quan hệ mật thiết giữa Đà Lạt với tuyến đường sắt này. Cùng với việc đây là một bộ phận của Hệ thống đường sắt Đông Dương, nên hệ thống này cũng là một đối tượng để giúp ta nhìn thấy rõ hơn vai trò gắn kết Đà Lạt bằng tuyến đường này với các vùng miền trên toàn Đông Dương và chỉ đề cập trong bài khóa luận trục đường Hà Nội – Sài Gòn. 2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu chính là những vùng đất mà tuyến đường này đi qua trên địa phận Ninh Thuận và cao nguyên Lâm Viên với chủ thể là tuyến đường sắt. Tuy nhiên, để làm rõ hơn một số khía cạnh, Hệ thống Đường sắt Đông Dương và Đà Lạt vẫn được dành đề cập một phần trong bài khóa luận. Thời gian nghiên cứu chính được xác định bởi hai mốc: - Mốc mở đầu là năm 1898, kể từ khi tuyến đường sắt này được đề cập trong kế hoạch xây dựng đường sắt Đông Dương của Toàn quyền Paul Doumer được đệ trình lên Hội đồng Tối cao Đông Dương. Để làm rõ nhiều khía cạnh dẫn tới sự ra đời của tuyến đường này, một số sự kiện xảy ra trước đó sẽ được đề cập một cách sơ thảo để bổ sung cho bài khóa luận được rõ ràng hơn. - Mốc kết thúc là năm 1945, khi cuộc Cách mạng Tháng Tám diễn ra và thành công, bước đầu chấm dứt thời kỳ thống trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Tuyến đường sắt về sau đó vẫn còn hoạt động và đảm trách những vai trò lịch sử khác, nhưng do không nằm trong phạm vi thời gian mà đề tài nghiên cứu nên sẽ không được đề cập trong bài. IV. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nghiêm túc kế thừa về cả hai mặt tư liệu và lý luận của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài. Nguồn tài liệu này gồm sách, báo, tạp chí, luận văn lưu trữ tại các thư viện ở TPHCM và Đà Lạt: - TPHCM: Thư viện trường Đại học Sư phạm TPHCM, Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, Thư viện Khoa học xã hội tại TPHCM. - Đà Lạt: Thư viện Tỉnh Lâm Đồng và Thư viện trường Đại học Đà Lạt. 7
  9. Tài liệu điền dã cũng được sử dụng để phục vụ cho bài nghiên cứu. Kết quả thông tin thu thập được từ chuyến khảo sát điền dã ngày 14/12/2017 từ Đà Lạt về Phan Rang bằng đường bộ, dừng lại ở ga Tháp Chàm, mô phỏng theo hành trình của toàn tuyến đường sắt cũ, qua đó ghi nhận lại những câu chuyện từ người dân địa phương và những dấu tích còn lại trên dọc hành trình đường tàu năm xưa (nhà ga, trạm, hầm đường sắt, nhà điều hành, …). Ngoài ra, di tích Ga Đà Lạt cũng là nơi còn lưu giữ nhiều tài liệu quý về tuyến đường sắt có thể khai thác tài liệu điền dã. Để có được những nhận định, đánh giá khách quan và khoa học, tôi đã tiếp xúc với nguồn tài liệu gốc có độ tin cậy cao về tuyến đường sắt này là nguồn tài liệu lưu trữ thuộc Phông Tòa Khâm sứ Trung Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 tại Đà Lạt, bao gồm các văn bản (báo cáo, thống kê, công văn, kế hoạch, nghị định, …) của các cơ quan công quyền Pháp ở Đông Dương trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Nhiều thông tin từ nguồn tài liệu lưu trữ đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 chuyển thể thành bộ phim tài liệu 6 tập Đà Lạt những câu chuyện chưa kể vào cuối năm 2017, đây cũng là một nguồn tài liệu đáng tin cậy được sử dụng trong bài làm. Tài liệu hồ sơ di tích Ga Đà Lạt tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng cũng có những thông tin quan trọng để phục vụ bài làm, trong đó nổi bật là Quyết định công nhận Ga Đà Lạt là di tích kiến trúc cấp quốc gia của Bộ Văn hóa thông tin. 2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện bài khóa luận, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau để nghiên cứu đề tài một cách khoa học: Phương pháp lịch sử và Phương pháp logic: Đây là những phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu, nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp lịch sử. Với phương pháp này, bài khóa luận có thể nghiên cứu cụ thể các tiến trình từ khi hình thành dự án đường sắt tới việc xây dựng và hoạt động khai thác đường sắt, đồng thời đánh giá được tầm quan trọng của nó trong việc thực hiện chính sách khai thác thuộc địa của người Pháp ở Đông Dương và vai trò to lớn gắn bó mật thiết với lịch sử hình thành và phát triển Đà Lạt. Các chương mục, các vấn đề nghiên cứu đều được trình bày theo trình tự: đặt nó trong bộ phận của Hệ thống đường sắt Đông Dương, đi tới việc làm rõ sự cần thiết phải thiết lập nó và cuối cùng là tìm hiểu về quá trình xây dựng, hoạt động của đường sắt và đánh giá những đóng góp của nó trong lịch sử cũng như tiềm năng trong tương lai. Phương pháp liên ngành: Bài khóa luận có khai thác sử dụng một số kiến thức chuyên môn của các lĩnh vực kỹ thuật đường sắt, địa lý, kinh tế – tài chính và văn học. Phương pháp định lượng: Nhằm hệ thống các số liệu, dữ kiện để làm cơ sở phân tích, rút ra những kết quả tổng hợp phục vụ cho yêu cầu của phần việc đang nghiên cứu, trong đó nổi bật là thống kê vận tải đường sắt. 8
  10. Phương pháp so sánh: Được dùng để làm sáng tỏ sự phát triển theo thời gian khi tuyến đường sắt được xây dựng và đi vào hoạt động. Phương pháp phỏng vấn nhân chứng lịch sử: Được dùng để tìm hiểu thông tin từ những người dân địa phương lớn tuổi đã từng chứng kiến hoặc sử dụng tuyến đường sắt này và của người lái tàu năm xưa đang sinh sống tại Đà Lạt. Phương pháp điền dã: Thực hiện đi dọc hành trình mô phỏng tuyến đường sắt cũ để tìm hiểu thông tin qua những dấu tích còn lại như các nhà ga, trạm, nhà điều hành, đường hầm xe lửa cũ, … trên tuyến đường. V. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Bên cạnh những phần mở đầu, tổng kết, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của bài khóa luận được chia thành 3 chương với những nội dung như sau: Chương 1: Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt trong Hệ thống đường sắt Đông Dương Chương 2: Sự cần thiết của việc xây dựng Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt Chương 3: Lịch sử xây dựng và hoạt động của Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt (1898 – 1945) 9
  11. CHƯƠNG 1. TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt là một bộ phận của Hệ thống đường sắt Đông Dương do thực dân Pháp xây dựng. Hệ thống này nằm trong Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898, là một bộ phận của vấn đề phát triển giao thông vận tải trong chính sách khai thác thuộc địa do Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề ra năm 1897, nhằm phục vụ cho công cuộc cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. 1.1. HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG PAUL DOUMER Hệ thống đường sắt Đông Dương chính là sản phẩm trực tiếp của Chương trình khai thác thuộc địa do Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề ra năm 1897, khi mà nhu cầu về phát triển giao thông vận tải hiện đại đã trở nên cấp thiết để phục vụ cho mục đích của chính sách này. Với hiện trạng giao thông ở những vùng đất mà sau khi thực dân Pháp cơ bản đã hoàn tất việc xâm lược và bình định vẫn còn rất lạc hậu, chưa cho phép họ có thể triển khai quy mô lớn công cuộc khai thác mà cần quá trình xây dựng lâu dài. Yêu cầu mới đặt ra là cần cải tạo, hiện đại hóa giao thông vận tải, trong đó nổi bật là nhu cầu về xây dựng và phát triển đường sắt – một loại hình giao thông vận tải hiện đại và hiệu quả. Năm 1898, Chương trình đường sắt Đông Dương của Toàn quyền Paul Doumer ra đời. Từ đây, hệ thống đường sắt ở Đông Dương được quy hoạch, xây dựng và khai thác một cách khoa học, phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác thuộc địa của người Pháp và bước đầu hình thành nền tảng giao thông hiện đại cho Việt Nam, cũng như toàn Đông Dương sau này. 1.1.1. Tình hình giao thông vận tải ở Việt Nam trước khi Chương trình khai thác thuộc địa của Toàn quyền Paul Doumer ra đời (trước năm 1897) Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta đã có một hệ thống giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh chỉ với hai loại hình giao thông truyền thống là đường bộ và đường thủy (bao gồm cả đường sông và đường biển). Khi tiến hành xâm lược và bình định Việt Nam, tình hình giao thông vận tải đã có sự thay đổi đáng kể khi những con đường người Pháp đi qua, dù có phần bị tàn phá vì chiến tranh, nhưng rồi lại nhanh chóng được cải tạo và phát triển hiện đại hơn với những thành tựu kỹ thuật mới tiến bộ lúc bấy giờ. Mục đích chủ yếu của sự đầu tư thay đổi này là “nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác thuộc địa phục vụ chính quốc, đồng thời cũng là công cụ phục vụ chính quyền, bộ máy quân sự, bộ máy cai trị và tay sai vươn tới bất cứ vùng nào của miền đất mà người Pháp đã chinh phục được” [5; 91]. 10
  12. 1.1.1.1. Các loại hình giao thông vận tải truyền thống * Về đường bộ: Trước khi thực dân Pháp xâm lược, với nền kinh tế ở trạng thái “bế quan tỏa cảng”, việc giao lưu buôn bán hạn chế, chỉ thu hẹp trong vùng, trong địa phương, nên đường xá nước ta lúc bấy giờ đa số chỉ là “những đường nhỏ hẹp theo bờ ruộng hay là bờ sông, trời mới mưa thì đã lầy bùn hoặc đứt quãng” [30; 25]. Trên lãnh thổ Việt Nam cũng đã hình thành “các trục đường chính mà sau này thực dân Pháp dựa vào đó mà gia cố, mở rộng” [5; 89], tiêu biểu là con đường quan lộ nối liền từ Bắc vào Nam (nay là đường Quốc lộ 1). Tuy nhiên, con đường quan lộ này cũng không thật sự hoàn thiện vì nó chỉ được đắp bằng đất. Khi đi qua dải đất miền Trung nhỏ hẹp với những vùng đèo, núi cao, sông ngòi chia cắt, con đường quan lộ gần bị đứt quãng và chỉ có thể qua lại bằng thuyền, do trình độ xây dựng cầu đường lúc này chưa cao nên cầu chỉ có thể bắc qua các con sông nhỏ, mà “các cầu lại thường làm bằng gỗ, vào mùa mưa dễ bị nước lũ cuốn đi” [1; 202]. Phương tiện di chuyển thông thường trên các con đường chủ yếu là đi bộ hoặc bằng các phương tiện thô sơ như xe ngựa, xe bò. Trên bước đường chinh phục của mình, người Pháp đã lần lượt cải tạo và nhanh chóng mở rộng những con đường bộ đã có sẵn để phục vụ chở quân dập tắt các cuộc khởi nghĩa và phục vụ kết nối các vùng, các đô thị mới theo kiểu Pháp đang lần lượt được hình thành, đặt nền móng cơ sở hạ tầng ban đầu cho việc khai thác lâu dài của người Pháp ở Việt Nam, cũng như ở toàn xứ Đông Dương, nhưng diễn ra với tốc độ chậm chạp và thiếu đồng bộ. Phải tới năm 1912, Toàn quyền Albert Sarraut mới quy hoạch và phát triển đường bộ một cách có khoa học và đồng bộ trên toàn xứ Đông Dương. Phương tiện giao thông đường bộ lúc này cũng có sự thay đổi khi xuất hiện xe ô tô trên các con đường ở Đông Dương. * Về đường thủy: Đây là loại hình giao thông chính của nhân dân ta lúc bấy giờ. Do nước ta có địa thế đường bờ biển trải dài, lại có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên việc giao thông đi lại giữa các vùng trong cả nước từ sớm đã định hình bằng đường thủy, trong đó “kênh rạch, sông ngòi trong các châu thổ là những con đường giao thông và vận tải được sử dụng nhiều nhất” [1; 200]. Phương tiện di chuyển bằng đường thủy chủ yếu vẫn là tàu thuyền nhỏ bằng gỗ với mái chèo thủ công. Từ khi tiến hành chiến tranh xâm lược, tiếp tục khai thác các lợi thế vốn có về loại hình giao thông này, người Pháp đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo một loạt các cảng sông, cảng biển sẵn có, vừa để phục vụ cho quân sự, vừa để bước đầu hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho công cuộc khai thác thuộc địa về sau. Trong bối cảnh đường bộ còn nhiều hạn chế, đường thủy là loại hình giao thông hiệu quả để người Pháp đi lại giữa các vùng và vận chuyển hàng hóa khai thác được về chính quốc hoặc đưa ra nước ngoài bán kiếm lời, hay vận chuyển nguyên vật liệu từ chính quốc sang Đông Dương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc khai thác Đông Dương lâu dài. 11
  13. 1.1.1.2. Đường sắt – loại hình giao thông vận tải hiện đại và hiệu quả Trong khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, một loại hình giao thông vận tải hiện đại và vô cùng hiệu quả ở thời kỳ này đã xuất hiện là đường sắt. Đã có hai tuyến đường sắt ban đầu được người Pháp xây dựng: Sài Gòn – Mỹ Tho (Nam Kỳ) và Phủ Lạng Thương – Lạng Sơn (Bắc Kỳ). Thực tiễn đã cho thấy đường sắt là một sự lựa chọn hiệu quả trong việc thiết lập hệ thống giao thông vận tải của người Pháp ở Đông Dương trong bối cảnh cơ sở hạ tầng giao thông nước ta còn yếu kém và đây là loại hình giao thông vận tải ít tốn kém chi phí, lại có thể vận chuyển được số lượng lớn, vừa phục vụ kiếm lời nhanh chóng, vừa dễ dàng chuyển vận quân đội để đàn áp các cuộc nổi dậy. Người Pháp đưa phương tiện giao thông đường sắt với các đầu máy xe lửa và các toa xe nối dài – một sự mới mẻ tiến bộ về kỹ thuật lúc bấy giờ – vào nước ta vốn trong tình trạng lạc hậu thật sự không phải để thực hiện công cuộc “khai hóa” cho nhân dân ta như những tuyên truyền của người Pháp thời kỳ đó, nhưng nó đã bước đầu hình thành cho một hệ thống giao thông vận tải thống nhất kết nối các vùng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông về sau cho Việt Nam, cũng như toàn Đông Dương. Hệ thống giao thông vận tải đã được mở mang, phát triển hơn trong quá trình thực dân Pháp xâm lược và bình định nước ta. Tuy nhiên, việc mở mang này “đã là cả một gánh nặng đè lên đầu, lên cổ người dân Việt Nam, bòn rút xương máu, sức lao động, lợi ích của nhân dân ta trong việc đóng góp tài nguyên và vật lực để kiến tạo những hệ thống trục lộ giao thông nhằm mục tiêu quân sự và chính trị cho người Pháp hơn là mở mang kinh tế cho bản xứ” [30; 30–31]. 1.1.2. Yêu cầu cấp bách về việc xây dựng Hệ thống đường sắt Đông Dương 1.1.2.1. Vấn đề phát triển giao thông vận tải đặt ra trong Chính sách khai thác thuộc địa của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (năm 1897) Trước thời của Toàn quyền Paul Doumer, việc phát triển giao thông vận tải ở Đông Dương chưa thật sự đồng bộ vì chưa có chính sách hoàn thiện. Toàn quyền De Lanessan đã phải nhắc đi nhắc lại cần phải kiến thiết cái gì “để chứng tỏ cho dân Việt Nam rằng người Pháp quyết ở lại, không chịu để bị đánh đuổi đi đâu” [29; 88]. Ngày 22/3/1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer gửi báo cáo về cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp nêu dự án chương trình hành động 7 điểm (Chương trình khai thác thuộc địa). Vấn đề phát triển giao thông vận tải một lần nữa được nhấn mạnh và là cơ sở cho những chính sách cụ thể về sau này, được nêu tại Điểm thứ 3: “Cung cấp cho Đông Dương các công cụ phát triển kinh tế, các hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy và cảng để phát huy giá trị của xứ này” [6; 486]. Mặc dù chưa có nền tảng hệ thống từ trước như đường bộ hay đường thủy, nhưng đường sắt lại chính là “chương trình tôi đã thúc đẩy để thiết lập ngay từ khi đến nơi, và 12
  14. sau khi đã xong, tôi kiên quyết triển khai chương trình này một cách có phương pháp trong những năm tiếp theo”, và Toàn quyền Paul Doumer dành nhiều tâm huyết nhất để thực hiện phát triển đường sắt trong chính sách và hành động của mình. Có thể nói rằng, giao thông vận tải ở Đông Dương, đặc biệt là hệ thống đường sắt đã được Toàn quyền Paul Doumer đặt nền móng cho sự phát triển và hoàn thiện, nhưng thời kỳ này lại là “thời kiến thiết được nhiều mà cũng là thời thuế khóa nặng nề nhất cho người Việt Nam” [13; 411]. 1.1.2.2. Những mục đích của người Pháp trong việc xây dựng Hệ thống đường sắt Đông Dương của người Pháp Đường sắt “ngay từ đầu được coi như là phương tiện cần thiết cho sự khai thác xứ Đông Dương” [2; 160], vì nó “có vai trò gấp đôi, vừa kinh tế, vừa chính trị. Đường ray nối liền nhau đã buộc gói lại những dây thép thực thể Liên bang Đông Dương, một từ ngữ sẽ trở thành trống rỗng nếu không có những đường bộ và đường sắt” [3; 113]. Tuy nhiên, đường sắt ở Đông Dương lúc này lại vô cùng yếu kém, rời rạc, không có sự kết nối và không có quy hoạch rõ ràng về tầm nhìn lâu dài cho loại hình giao thông hiệu quả này. Toàn quyền Paul Doumer đã mô tả hiện trạng đường sắt Đông Dương thời kỳ này như sau: “Khi tôi đến Đông Dương, vấn đề xây dựng một hệ thống đường sắt hoàn toàn chưa được giải quyết. Chưa hề có gì, hay gần như vậy, và chưa có một kế hoạch tổng thể nào được thảo ra… Về phần hai tuyến đường sắt ngắn đã tồn tại thì hoàn toàn không đáng kể. Tuyến đường sắt khổ hẹp từ Phủ Lạng Thương đi Lạng Sơn, với khổ đường 60 xăng-ti-mét, chỉ phục vụ việc tiếp tế cho quân đội. Tuyến đường từ Sài Gòn đi Mỹ Tho thì chỉ được xây dựng sơ sài với hệ thống cầu cống không đầy đủ và luôn gây lo lắng cũng như buộc người ta để mắt đến thường xuyên như đối với những đứa trẻ được cưng chiều và bệnh tật, và chỉ đem lại lợi ích thuần túy địa phương” [6; 544]. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách về việc phải xây dựng và phát triển Hệ thống đường sắt Đông Dương được Chính quyền thuộc địa ở Đông Dương đặt ra, đứng đầu là Toàn quyền Paul Doumer và đã được ông nêu ra ngay tại kỳ họp Hội đồng Tối cao Đông Dương(1) ngày 06/12/1897: “Trong số các vấn đề Hội đồng cần xem xét, một trong những vấn đề quan trọng nhất đương nhiên là về các tuyến đường sắt cần xây dựng tại Đông Dương. Nhất thiết phải xem xét tới điều này ngay từ bây giờ, và cần nhanh chóng tiến hành thi công… Một khi việc này được hoàn tất và giai đoạn thi công bắt đầu, dù các thành viên Hội Hội đồng Tối cao Đông Dương (Conseil Supérieur de l’Indochine) là cơ quan quyền lực của chính quyền thuộc (1) địa ở Đông Dương do Toàn quyền làm Chủ tịch. Cơ quan này có trách nhiệm thảo luận, góp ý kiến về tất cả các vấn đề có liên quan đến việc thống trị và khai thác Đông Dương; giúp Toàn quyền Đông Dương trong việc lập các văn bản lập pháp, lập quy, hành chính [21; 125–126]. 13
  15. đồng Tối cao và Toàn quyền có thể thay đổi, nhưng những thành quả của họ đã bắt rễ đủ vững chắc để đảm bảo sẽ bền lâu” [6; 545–546]. Việc xây dựng và phát triển Hệ thống đường sắt Đông Dương của người Pháp nhằm những mục đích sau: * Phân tán dân cư ở các vùng đông dân và thị uy sức mạnh của người Pháp: Việc phát triển hệ thống đường sắt trên toàn xứ Đông Dương giúp kết nối nhanh chóng các vùng dân cư vốn có một sự tách biệt nhất định trong lịch sử, phát triển kinh tế ở những miền đất khó khăn, giúp cho việc đi lại của người dân trở nên dễ dàng hơn. Nó đồng thời đã tạo điều kiện để phân tán dân cư ra khỏi những làng quê nhỏ hẹp. Cũng từ đây, cấu kết cộng đồng làng xã trong lịch sử của nhân dân vốn gắn chặt với gia đình, xóm làng, họ hàng bước đầu đã bị phá vỡ, sự biệt lập giữa các đơn vị hành chính làng xã dần dần bị xóa bỏ khi người dân bắt đầu rời làng quê đi lập nghiệp ở những đô thị mới do người Pháp xây dựng và tạo ra một nguồn nhân công dồi dào cho tư bản Pháp. “Có thể thấy rằng đầu tư vào đường sắt đã góp phần mở rộng chân trời kinh tế của nội thương Đông Dương, nhưng lại tạo ra một sự xáo trộn yếu về dân cư” [3; 131] và điều này đã làm thay đổi cơ cấu xã hội Việt Nam, cũng như toàn Đông Dương. Đối với thực dân Pháp, việc phân tán dân cư bước đầu lại có lợi hơn trong chính sách cai trị Đông Dương của họ. Năm 1902, Edmond Blanchet trong bản luận án về Đường sắt Đông Dương (Les chemins de fer de l’Indochine) có viết: “Lịch sử dạy chúng ta rằng: bao giờ các cuộc nổi dậy của các dân tộc bị chinh phục cũng phát sinh ở những vùng dân cư đông đúc. Vì vậy, phân tán dân chúng đi khắp các vùng trong xứ, giảm bớt tầm quan trọng của các trung tâm lớn… đó là hành động theo chính sách phòng xa… phải làm cho họ thấy rằng trên hành động, chúng ta thật sự là một giống người cao đẳng và “những con quỷ phun lửa” của chúng ta chạy trên đường sắt nhanh như chớp, thật sự là nguồn gốc của sự giàu có và thịnh vượng” [7; 279]. Như vậy, việc phân tán dân cư ở các vùng đông dân cư của nước ta vừa giúp người Pháp giảm thiểu nguy cơ đối mặt với những cuộc nổi dậy của những cộng đồng làng xã vốn gắn bó chặt chẽ với nhau từ lâu đời, có lịch sử đoàn kết trong đời sống và trong đấu tranh, vừa giúp người Pháp thị uy sức mạnh của mình với nhân dân những nơi đã bị phân tán khi cấu kết cộng đồng làng xã của họ từng bước bị phá vỡ. * Xây dựng phương tiện để dễ dàng vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân thuộc địa với việc vận chuyển hàng hóa trở nên nhanh chóng và có chi phí rẻ hơn: Đường sắt với đặc thù có sức chuyên chở lớn, một đầu tàu có thể kéo được cùng lúc nhiều toa tàu vừa chở hành khách vừa chở hàng hóa. Đây là loại hình giao thông vận tải có năng suất chuyên chở cao với khối lượng khổng lồ và nhanh chóng, lại có chi phí rẻ, lợi nhuận nhiều, nên người Pháp rất cần chú trọng đầu tư cho đường sắt. 14
  16. Năm 1923, Toàn quyền Albert Sarraut trong Hồi ký về chương trình khai thác thuộc địa đã viết rằng: “Đường sắt phải có mục đích đưa tới các cửa bể và nhận ở đó tất cả khối lượng vận chuyển. Người ta sẽ phí công trồng các thứ để xuất cảng nếu không thể chuyên chở các thứ đó đi được… Nước Pháp có thể tìm thấy ở thuộc địa tất cả các thứ kim khí mà nền kỹ nghệ Pháp cần dùng. Nhưng cần phải để cho nước Pháp có thể nhận được các thứ đó, vì vậy cần phải xây dựng đường bộ, đường sắt…” [7; 280]. Như vậy, đường sắt rất được chú trọng xây dựng và kéo dài theo thời gian để nối các vùng sản xuất, khai thác ở nội địa ra các bến cảng hoặc về các đô thị để tiêu thụ và đã làm thay đổi bộ mặt của Việt Nam, cũng như của Đông Dương, dù rằng mục đích chính của người Pháp chỉ dành để khai thác và kiếm lời từ vùng đất này. * Tạo điều kiện cho các nhà tư bản Pháp có thể tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra và thu về những nguồn lãi khổng lồ: Bên cạnh những mục đích về chính trị, đường sắt còn có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lợi ích của các nhà tư bản Pháp. Đối với các nhà tư bản công nghiệp nặng, sự phát triển Hệ thống đường sắt Đông Dương đã “cho phép sử dụng khả năng sẵn có về vốn và sản phẩm gang thép trên thị trường Pháp” [3; 116], cùng với sự chú ý rằng “vật tư dùng xây dựng đường sắt xuất xứ từ Pháp và chuyên chở bằng tàu Pháp” [29; 91], nên hệ thống đường sắt ở thuộc địa đã giúp họ có thể bán các thiết bị đường sắt, đầu máy, toa tàu, … sản xuất ra ở chính quốc với giá rất cao và thu về lợi nhuận lớn. Đối với các nhà tư bản ngành đường sắt của Pháp, họ đã được Ngân hàng Đông Dương hỗ trợ cho vay để xây dựng đường sắt và đã dần hoàn thiện với hai trục chính kết nối từ Bắc vào Nam (Hà Nội – Sài Gòn) và kết nối cảng Hải Phòng với Côn Minh (thủ phủ Vân Nam), bên cạnh đó là hàng loạt những tuyến đường nhánh khác kết nối với những vùng khai thác và tiêu thụ. Với lợi thế là loại hình giao thông giá rẻ và hiệu quả, các công ty tư bản ngành đường sắt đã thu được một nguồn lợi nhuận to lớn và nhanh chóng trong suốt thời gian cai trị Đông Dương. Như vậy, để thiết lập cơ sở hạ tầng khai thác lâu dài Đông Dương, việc xây dựng một mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh và rộng khắp là yêu cầu cấp thiết mà chính quyền thực dân Pháp cần thực hiện. Sự quyết tâm không ngừng nghỉ này đã được Toàn quyền Paul Doumer thể hiện ngay từ những ngày đầu cầm quyền cai trị ở đây và đã để lại một di sản vô cùng to lớn là chương trình đường sắt với quy hoạch hoàn chỉnh để các đời Toàn quyền sau tiếp tục kế tục xây dựng và hoàn thiện. 15
  17. 1.2. TUYẾN ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT TRONG HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔNG DƯƠNG Trước tình trạng yếu kém về mọi mặt của hệ thống đường sắt ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer nhận định rằng “việc xây dựng đường sắt cho Đông Dương quả là nặng nề, nhưng khi thực hiện sẽ được tự do hành động vì hoàn toàn mới”(2). Sau khi nghiên cứu tình hình, Paul Doumer đã bước đầu lập kế hoạch tổng thể để trình lên Hội đồng Tối cao Đông Dương về dự án đầy tham vọng này. Từ kế hoạch đường sắt năm 1898, quy hoạch hoàn chỉnh đã ra đời và là cơ sở để hoàn thiện sự kết nối Đông Dương bằng một hệ thống đường sắt với các tuyến đường trục và đường nhánh. Quá trình xây dựng diễn ra trong 55 năm, vừa xây dựng tiếp tục vừa khai thác vận chuyển trên các đoạn đường đã hoàn thành, kể từ khi tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng vào năm 1881 tới khi cơ bản đã hoàn tất bằng việc kết nối Hà Nội với Sài Gòn vào năm 1936. Đường sắt Việt Nam ngày nay phần lớn vẫn là từ Hệ thống đường sắt Đông Dương do người Pháp để lại và ít có sự thay đổi. 1.2.1. Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898 1.2.1.1. Kế hoạch sơ bộ năm 1897 Khởi thảo ban đầu của Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898 là từ Kế hoạch tổng thể sơ bộ hệ thống đường sắt đầu tiên và đã Toàn quyền Paul Doumer được nêu ra tại kỳ họp Hội đồng Tối cao Đông Dương vào ngày 06/12/1897, sau quá trình xem xét của một ủy ban chuyên trách đã được phê duyệt: “1. Một tuyến đường lớn xuất phát từ Sài Gòn, đi qua toàn bộ Trung Kỳ, chạy qua Quy Nhơn, Đà Nẵng và Huế để ra Bắc Kỳ, rồi tại Hà Nội nối liền vào tuyến đường đang xây dựng từ Hà Nội tới biên giới Quảng Tây; 2. Một tuyến đường ngang từ Hải Phòng về Hà Nội, đi ngược thung lũng sông Hồng tới tận Lào Cai để sang Vân Nam (Trung Quốc); 3. Một tuyến đường ngang khác từ Quảng Trị đi Savannakek (Lào), nối liền đoạn sông lớn của dòng Mê Kông với bờ biển Trung Kỳ; 4. Một tuyến đường chạy vào rặng núi phía nam của dãy Trường Sơn, theo dự kiến sẽ xuất phát từ Quy Nhơn và hướng tới Kon Tum; 5. Cuối cùng, một tuyến đường nối Sài Gòn với Nam Vang (Phnom Penh) để sau này kéo sang Xiêm La (Thái Lan). Tổng chiều dài của hệ thống này ước tính là 3.200 cây số” [6; 547–548]. Nguyễn Văn Trường, “Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer với Đường sắt Đông Dương”, Tạp chí Nghiên (2) cứu lịch sử, số 6 (398), 2009, tr.69. 16
  18. Tuy nhiên, Ủy ban Hội đồng Tối cao Đông Dương sau khi xem xét lại tính khả thi của việc thi công hệ thống này đã không đồng tình và bày tỏ ý kiến rằng đây là một dự án viễn vông và đã bày tỏ ý kiến như sau: “… giá thành trung bình của việc xây dựng trên mỗi cây số ước tính là 120.000 phơ-răng (francs), hay tổng cộng là 384 triệu phơ-răng, hoặc làm tròn là 400 triệu. Với lãi suất ở mức 4%, kể cả khấu hao, chi phí hàng năm thuộc địa phải gánh vác có thể lên tới 16 triệu phơ-răng. Mặt khác, rõ ràng là thuộc địa vào thời điểm này không cung cấp nổi một khoản chi phí quan trọng đến như vậy. Hệ thống thi công ban đầu sẽ gồm từ 600 – 700 cây số, và do đó cần một khoản vốn 75 triệu phơ-răng” [6; 548]. Mặc dù chưa được thông qua, nhưng kế hoạch sơ bộ đầu tiên về đường sắt này là cơ sở cho sự ra đời của kế hoạch tiếp theo, hoàn chỉnh chương trình đường sắt chính thức cho Đông Dương, được thông qua vào năm 1898. 1.2.1.2. Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898 Trong năm 1898, công việc nghiên cứu dự án xây dựng đường sắt vẫn tiếp tục được Toàn quyền Paul Doumer thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng tối cao trong phiên họp tiếp theo vào ngày 14/9/1898, diễn ra tại Hà Nội. Trong phiên họp này, Chương trình đường sắt Đông Dương với quy hoạch hoàn chỉnh và hợp lý, đã được Hội đồng bỏ phiếu thông qua và nêu ra những tuyến đường đặc biệt cấp thiết: “Hệ thống đường sắt Đông Dương và đường sắt vào Trung Hoa cần được xây dựng sớm nhất có thể. Hội đồng cho rằng việc thi công các tuyến đường dưới đây là đặc biệt cấp thiết: 1. Đường sắt từ Hải Phòng qua Hà Nội tới biên giới Vân Nam (Lào Cai); 2. Đường sắt thâm nhập Trung Hoa từ Lào Cai tới Côn Minh; 3. Đường sắt từ Hà Nội đi Nam Định và Vinh; 4. Đường sắt từ Đà Nẵng đi Huế và Quảng Trị; 5. Đường sắt từ Sài Gòn đi Khánh Hòa và cao nguyên Lâm Viên; 6. Đường sắt từ Mỹ Tho đi Vĩnh Long và Cần Thơ” [6; 548–549]. Kế hoạch xây dựng đường sắt năm 1898 của Toàn quyền Paul Doumer sau khi được thông qua đã trở thành bản quy hoạch hoàn chỉnh, là cơ sở để thiết lập Hệ thống đường sắt Đông Dương. Việc xây dựng đường sắt của người Pháp về sau giống hoàn toàn với chương trình quy hoạch của ông từ năm 1898, dù rằng kết quả vẫn chưa thật sự hoàn thiện. 1.1.2.3. Đạo luật ngày 25/12/1898 của Tổng thống Pháp Kế hoạch xây dựng đường sắt của Paul Doumer đã được thông qua, cùng với đạo luật ngày 25/12/1898, dự án lớn này đã có điều kiện để thực hiện. 17
  19. Với đạo luật này, Tổng thống Pháp chấp thuận cho Chính phủ Đông Dương vay 200 triệu francs, được trả trong thời hạn 75 năm, với lãi suất 3,5%/năm để xây dựng 1.627km đường sắt ở Đông Dương và vật tư dùng xây dựng đường sắt xuất xứ từ Pháp và chuyên chở bằng tàu Pháp… [29; 90–91]. Bảng 1: Ngân khoản phân bố xây dựng các tuyến đường sắt năm 1898(3) Các tuyến đường Chiều dài ước tính Dự chi Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai 383 km 50.000.000 francs Hà Nội – Vinh 326 km 32.000.000 francs Đà Nẵng – Huế – Quảng Trị 175 km 24.000.000 francs Sài Gòn – Khánh Hòa – Lâm Viên 650 km 80.000.000 francs Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ 93 km 10.000.000 francs Tổng cộng: 1.627 km 196.000.000 francs Ngân khoản vay được tiến hành làm 3 đợt liên tiếp (1899, 1902 và 1905) và cho phép hoàn thành tốt việc xây dựng các tuyến đường đã nêu trên [18; 156]. 1.2.2. Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt trong Hệ thống đường sắt Đông Dương 1.2.2.1. Sơ lược lịch sử quá trình xây dựng và khai thác Hệ thống đường sắt Đông Dương (1881 – 1936) Quá trình xây dựng và khai thác Hệ thống đường sắt Đông Dương trong lịch sử là quá trình diễn ra liên tục và đan xen nhau, khi thì nhanh chóng, khi thì tạm thời đình trệ vì những yếu tố ngoại cảnh tác động. Ta có thể quá trình chia làm 2 thời kỳ như sau: * Thời kỳ 1881 – 1898: Như đã trình bày ở phần trước, thời kỳ này vẫn chưa có quy hoạch tổng thể về đường sắt và chỉ mới có 2 tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng: - Sài Gòn – Mỹ Tho (1881 – 1885) dài 71km, khổ đường 1m, chủ yếu để phục vụ chở khách. - Hà Nội – Đồng Đăng (1890 – 1902) dài 163km, được nối dài và mở rộng thành khổ đường 1m từ năm 1896, trên nền của đoạn đường Phủ Lạng Thương – Lạng Sơn (1890 – 1894) khổ đường 0m60 với mục đích ban đầu phục vụ quân sự là chính. * Thời kỳ 1898 – 1936: Từ sau khi Chương trình đường sắt Đông Dương năm 1898 của Toàn quyền Paul Doumer được vạch ra, việc xây dựng Hệ thống đường sắt ở Đông Dương đã có một quy Nguồn: A. A. Pouyanne (1998), Các công trình giao thông công chính Đông Dương, NXB Giao thông vận tải, (3) Hà Nội, tr 155. 18
  20. hoạch khoa học và hoàn chỉnh. Hệ thống đường sắt này gồm có 2 trục đường chính (Trục đường Hải Phòng – Vân Nam và Trục đường xuyên Đông Dương), cùng với các đoạn nhánh và hệ thống đường tàu điện đô thị ở Hà Nội, Sài Gòn và đường tàu điện Đà Nẵng – Hội An. Trong phạm vi bài khóa luận, tôi chỉ trình bày một cách sơ thảo về Trục đường sắt xuyên Đông Dương. Trục đường sắt xuyên Đông Dương (Transindochinois) dài 1.729km là trục đường quan trọng phục vụ cho công cuộc khai thác của người Pháp ở Đông Dương. Trục đường này nối dài từ Hà Nội đến Sài Gòn và dự định dang dở kết nối với Phnompenh để kéo dài nối liền với hệ thống đường sắt của Xiêm (Thái Lan). Đây là công trình to lớn và tốn kém bậc nhất của thực dân Pháp xây dựng ở Đông Dương với 36 năm mới hoàn thành. Việc xây dựng trục đường này có thể chia thành 2 giai đoạn và mốc thời gian xây dựng của từng đoạn đường chỉ được tính trên trục đường chính [11; 44–46]: Giai đoạn 1 (1898 – 1913): Trong giai đoạn này, có khoảng 906km đường sắt đầu tiên được xây dựng với 3 đoạn đường, được tiến hành gần như cùng lúc với nhau: - Hà Nội – Vinh (1900 – 1905) dài 321km. - Đà Nẵng – Đông Hà (1902 – 1908) dài 171km. - Sài Gòn – Khánh Hòa – Langbian (1901 – 1913) dài 414km. Giai đoạn 2 (1913 – 1936): Giai đoạn này tiếp tục xây dựng 2 đoạn đường sắt cuối cùng dài khoảng 823km để hoàn thành kết nối Hà Nội – Sài Gòn. Tuy nhiên, do khó khăn về điều kiện tự nhiên và tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nên việc xây dựng bị kéo dài. - Vinh – Đông Hà (1913 – 1927) dài 299km. - Đà Nẵng – Nha Trang (1931 – 1936) dài 524km. Ngày 01/10/1936, lễ đặt thanh ray cuối cùng kết nối toàn tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn được tổ chức tại Ga Hảo Sơn (Phú Yên). Ngày 02/10/1936, chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn đầu tiên được vận hành. Từ đây, vận tải đường sắt kết nối hai thành phố quan trọng ở Đông Dương là Hà Nội và Sài Gòn đã hoàn tất và đã có thể đi tàu hỏa thẳng một mạch từ Bắc vào Nam. 1.2.2.2. Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt trong Hệ thống đường sắt Đông Dương Tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt chính là đoạn nhánh của đường sắt Sài Gòn – Khánh Hòa – Langbian với phân đoạn đầu tiên dài hơn 38km là Phan Rang – Xóm Gòn (1898 – 1914). Đây là đoạn đường nhánh xây dựng lâu nhất và hoàn thành cuối cùng trên toàn tuyến. 19
nguon tai.lieu . vn