Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỤC VĂN VIỆT Đề tài: “THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN BƠ HASS TẠI MOSHAV HABONIM, HAIFA, ISRAEL” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỤC VĂN VIỆT Đề tài: “THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN BƠ HASS TẠI MOSHAV HABONIM, HAIFA, ISRAEL” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Lớp : 46-ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản bơ hass tại Moshav Habonim, Haifa, Israel” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân em, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn Lục Văn Việt XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Là sinh viên chúng ta đêu nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện thực tập tốt nghiệp và đây cũng là gia đoạn quyết định đến toàn bộ quá trình học rèn luyện của mỗi chúng ta. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp em đã cố gắng rèn luyện và học hỏi để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của bản thân. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân. Xuất phát từ lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm và tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp, đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Với trình độ và năng lực bản thân có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày…tháng… năm 2018 Sinh viên Lục Văn Việt
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng chính của 100g cơm trái Bơ tươi .............. 2 Bảng 2.1: Sản lượng trái Bơ tươi của thế giới gian đoạn 2001-2005 (tấn) .... 12 Bảng 2.2: Chỉ tiêu về dinh dưỡng của 12 giống Bơ........................................ 14
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bơ Hass ............................................................................................. 6 Hình 2.2: Sản lượng Bơ các năm trên toàn thế giới .......................................... 8 Hình 2.3: Tỷ lệ sản lượng Bơ giữa các nước trên thế giới ................................ 8 Hình 2.4: Nhập khẩu Bơ của Hoa Kỳ ............................................................. 11 Hình 4.1: Cây Bơ sau khi ghép ....................................................................... 20 Hình 4.2: Cây Bơ giống đạt tiêu chuẩn ........................................................... 20 Hình 4.3: Vườn Bơ trước khi trồng................................................................. 21 Hình 4.4: Ống nước tưới nhỏ giọt trên hàng Bơ ............................................. 22 Hình 4.5: Bọc bảo vệ gốc Bơ .......................................................................... 24 Hình 4.6: Băng keo bảo vệ vết ghép ............................................................... 25 Hình 4.7: Cây Bơ sau khi quét hỗn hợp bảo vệ .............................................. 25 Hình 4.8: Cắt bỏ cành dưới vết ghép .............................................................. 25 Hình 4.9: Cắt tỉa hoa Bơ.................................................................................. 26 Hình 4.10: Bơ sau khi tỉa ngọn ....................................................................... 26 Hình 4.11: Trạm kiểm soát nước và phân bón tại vườn Bơ............................ 27 Hình 4.12: Quả Bơ Hass đạt tiêu chuẩn thu hoạch ......................................... 28 Hình 4.13: Thu hoạch Bơ tại trang trại ........................................................... 29 Hình 4.14: Cất giữ Bơ sau thu hoạch .............................................................. 30 Hình 4.15: Các giai đoạn chín trong nhiệt độ phòng ...................................... 31 Hình 4.16: Kho lạnh bảo quản Bơ .................................................................. 33 Hình 4.17: Bơ được dán nhãn ......................................................................... 33
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự Lbs Pound Nxb Nhà xuất bản PTNT Phát triển nông thôn
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................. 5 1.2.1. Mục đích của đề tài ................................................................................. 5 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 5 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 6 2.1. Tổng quan về cây Bơ Hass......................................................................... 6 2.2. Tổng quan về nguồn gốc giống .................................................................. 9 2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Bơ Hass trên thế giới và Việt Nam ......... 10 2.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 10 2.3.2. Trong nước ............................................................................................ 13 2.4. Tổng quan cơ sở thực tập ......................................................................... 14 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.... 17 3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện ............................................................... 17 3.1.1. Thời gian ............................................................................................... 17 3.1.2. Phạm vi thực hiện.................................................................................. 17 3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 17 3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 17 3.3.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 17 3.3.2. Phương pháp thực hành ......................................................................... 17 3.3.3. Phương pháp ghi chép, xử lý số liệu ..................................................... 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN ............................. 19
  9. vii 4.1. Một số biện pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc Bơ Hass ................. 19 4.1.1. Lựa chọn giống...................................................................................... 19 4.1.2. Xử lý thực bì, làm đất............................................................................ 21 4.1.3. Chăm sóc cây Bơ................................................................................... 22 4.2. Một số biện pháp kỹ thuật trong thu hoạch Bơ ........................................ 27 4.3. Một số biện pháp kỹ thuật trong bảo quản Bơ ......................................... 30 4.4. Một số tiêu chuẩn xuất khẩu Bơ .............................................................. 34 4.5. Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị sản xuất Bơ tại Việt Nam ............. 36 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 38 5.1. Kết luận .................................................................................................... 38 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 40
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bơ (Persea Americana Mills.,) thuộc họ Lauraceae (Long não). Có nguồn gốc vùng nhiệt đới Trung Mỹ, ngày nay Bơ được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Á, cây Bơ được trồng khá rộng rãi ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Indonesia là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới và đứng đầu Châu Á về sản xuất Bơ. (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam…, 2003)[3]. Trái Bơ là một trong những loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng. Các khảo sát hóa học cơm trái Bơ đã được nhiều tác giả nghiên cứu và kết quả cho thấy rằng hàm lượng protein, carbohydrat và lipid thay đổi tùy theo vùng sinh thái (nhiệt đới hay cận nhiệt đới), giống Bơ, độ chín cũng như thời gian thu hái. Ngoài ra cơm trái Bơ còn chưa 12 loại vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. So với các loại cây ăn quả khác Bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng (Hoàng Mạnh Cường…,2001)[1]. Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, Bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây Bơ. Bơ có thể ăn tươi, dùng làm kem, bánh sandwiches hay dùng làm các món ăn nhanh,… Ngoài ra dầu trái Bơ còn được dùng làm xà phòng hảo hạn hay các loại mỹ phẩm cao cấp nhờ vitamin E trong Bơ có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi sáng và căng hơn.
  11. 2 Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng chính của 100g cơm trái Bơ tươi Thành phần Đơn vị Hàm lượng Calories Kcal 171,0 Thành phần dinh dưỡng chính g Protein 2,2 Chất béo 17,0 Carbonhydrat tổng 6,0 Chất khoáng mg Kali 340-723 Phospho 20-80 Canxi 10-15 Magie 40-60 Sắt 0,5-2 Vitamin β-caroten iu 370-750 Vitamin B2 µg 95-230 Vitamin B1 µg 60-240 Cholin mg 17-22 Folacin µg 30-62 Vitamin C iu 1,6-30 Vitamin E iu 1,6-2,4 Phytochemical β-sitosterol mg 75 Lutein mcg 293 (Nguồn: Võ Tấn Hậu…, 2008) Đặc biệt nó còn là nguồn giàu β-sitosterol giúp giảm cholesterol, lutein có thể ngăn chặn ung thư đại tràng và glutathion giúp cơ thể chống lại các chất sinh ung thư (Võ Tấn Hậu…, 2008)[4]. Bơ rất giàu dầu và protein, trong
  12. 3 100g Bơ có chứa từ 150 – 300 calo là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Ngoài ra hàm lượng lipit trong quả Bơ rất cao, dưới dạng dầu, rất dễ dàng để tiêu hóa, cơ thể có thể hấp thu tới 92,8%. Kết quả nghiên cứu ngày nay đã xác nhận rằng Bơ không chỉ la nguồn cung cấp năng lượng và vitamin mà còn cung cấp cho cơ thể con người lợi ích sinh lý đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Theo định nghĩa của Mazza (1998) Bơ được coi là thực phẩm chức năng vì thành phần chất chống oxy hóa như vitamin E hoặc tocopherols và glutathione đã được tìm thấy trong quả Bơ. Những thành phần này có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do gây lão hóa tế bào, tim và giảm phát triển một số dạng ung thư như ung thư miệng và mũi họng. Bơ cũng giàu lutein (248m / 100g), một loại carotene giúp bảo vệ mắt chống lại bệnh đục thủy tinh thể, Bơ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách giảm tryglycerides trong máu đẫm máu. Trước đây ở Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam trái Bơ ít được ưa thích nhưng ở các nước Âu, Mỹ đây là loại trái cây rất được ưa chuộng do giá trị dinh dưỡng và mùi vị của nó. Ở nước ta, từ năm 2006 trở lại đây, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 80.000 tấn Bơ, trong đó Đăk Lăk khoảng 40.000 tấn, Lâm Đồng khoảng 30.000 tấn. (Phạm Thị Mỹ Phương và cs, 2017)[2]. Bơ Hass (Persea americana Hass) được đặt tên bởi nhà làm vườn có tên là Rudolph Hass, thuộc chủng guatamalan. Tất cả các cây Bơ Hass ăn quả đã được trồng từ những cây ghép được nhân giống từ một cây duy nhất được trồng từ hạt giống được Rudolph Hass mua vào năm 1926 từ Rideout of Whittier, California. Thành phần chính của thịt Bơ có chứa đến 20 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng kalo cao. Có chứa chất béo và chất béo bão hòa không no cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lớn cho cơ thể và làm đẹp
  13. 4 da. Khi chín thời gian bảo quản lên đến 1 tháng mà chất lượng quả vẫn thơm ngon, chính vì vậy mà giống Bơ này được xếp vào danh sách loại Bơ xuất khẩu hàng đầu hiện nay. Do hương vị, kích cỡ, thời hạn sử dụng, năng suất tăng trưởng cao và ở một số khu vực thu hoạch quanh năm, giống Hass là Bơ phổ biến nhất trên thị trường thương mại. Tại Hoa Kỳ, nó chiếm hơn 80% lượng Bơ, 95% vụ mùa ở California và là Bơ được trồng phổ biến nhất ở New Zealand. Đây cũng chính là giống cây trồng chủ chốt tại nước Úc mang doanh thu lên đến 1 tỷ USD/1 năm cho nông dân. Israel là một đất nước có khí hậu khô hạn nhưng được biết đến với nền nông nghiệp thần kỳ, chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3,5 tỷ USD nông sản và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, năm 2015 ước chừng khoảng 7000 ha trồng Bơ và thu hoạch được khoảng 100000 tấn quả. Đặc biệt khí hậu và điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp để phát triển loại Bơ này. Tuy nhiên ở Việt Nam bơ Hass thường được trồng theo quy mô hộ gia đình, diện tích không cao, nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như các nước phát triển là điều rất hạn chế. Hậu quả tất yếu là năng suất mang lại không cao, chất lượng quả Bơ không đáp ứng được các yêu cầu về xuất khẩu. Bên cạnh đó quả Bơ chưa được bảo quản và chế biến ở quy mô công nghiệp mà chỉ được dùng chủ yếu làm sinh tố Bơ với nhu cầu không ổn định, dẫn đến nguồn lợi kinh tế mang lại cho người dân cũng không ổn định. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi chọn thực hiện đề tài “Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Bơ Hass tại moshav Habonim, Haifa, Israel”. Góp phần nâng cao chất lượng quả Bơ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân trồng bơ, góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.
  14. 5 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài Dựa vào các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại moshav Habonim, Haifa, Israel tổng hợp lại các biện pháp kỹ thuật trong chu trình trồng Bơ tại Israel. Từ đó đưa ra các khuyến nghị cho người nông dân trồng Bơ tại Việt Nam. Góp phần phát triển ngành nông nghiệp trồng Bơ của Việt Nam. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài Thu thập các số liệu về điều kiện ngoại cảnh tại trang trại trồng Bơ Hass nơi thực hiện đề tài. Thu thập số liệu và các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc Bơ Hass Thu thập số liệu và các biện pháp kỹ thuật trong thu hoạch Bơ Hass Thu thập số liệu và các biện pháp kỹ thuật trong bảo quản Bơ Hass Đưa ra khuyến nghị cho người dân trồng Bơ ở Việt Nam.
  15. 6 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về cây Bơ Hass Bơ Hass là loài cây thân thường phát triển cành ngang sớm, tán trung bình, không cao, ít vươn thẳng, lá thuôn dài hơi mỏng, màu xanh tươi. Quả có kích thước trung bình đến nhỏ, trồng ở vùng cao-hơi lạnh sẽ cho quả to hơn. Vỏ quả thường sần sùi, quả tươi màu xanh, khi chín chuyến sang màu nâu đen. Hình 2.1: Bơ Hass Cây Bơ Hass sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới nhưng cho năng suất cao nhất khi sống ở vùng có khí hậu lạnh. Còn nếu sống ở vùng nhiệt đới thấp có khí hậu nóng ẩm cây sẽ cho năng suất thấp quả nhỏ. Kích thước quả nhỏ, trọng lượng quả chỉ khoảng 140 – 400g, nhưng có chứa tới 20 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng kalo, chất béo và các chất béo bão hòa không no giúp làm đẹp da và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  16. 7 Cơm rất vàng, có mùi thơm, ăn rất béo, độ sáp dẻo cao (E. Lahav and A.W. Whiley…, 2002)[9]. Thời gian nuôi trái trên cây lâu nên thường cho thu hoạch muộn. Thuộc hoa nhóm A, hoa thường tung phấn vào 3 giờ chiều, sau đó đóng lại và hoa cái nhận phấn vào lúc 9 giờ sáng hôm sau. Năng suất trung bình đạt 100-120 kg/cây. Tỉ lệ thịt quả đạt 70 – 72%, thịt quả có màu vàng kem, nhiều chất béo, Bơ có vị thơm ngon như hạt dẻ. Hạt chắc và khít vào quả, nhưng dễ tách. Thời gian thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2. Đây là giống Bơ chín muộn, có khả năng đậu trái cao và quả mang chất lượng tốt. Cây hoàn toàn có thể sinh trưởng mạnh ở Việt Nam ta và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Cây giống đạt chất lượng phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Chồi ghép được tách từ cây mẹ khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. - Chồi Bơ HASS được ghép trên gốc ghép thực sinh khỏe mạnh. - Chồi ghép cứng cáp, tỷ lệ sống cao. - Đã ra được 10-20 lá mới. - Không mang mầm bệnh, sâu hại, không dùng thuốc kích thích tăng trưởng. Các quốc gia Trung và Nam Mỹ thống trị sản lượng Bơ toàn cầu, với Indonesia và Hoa Kỳ cũng là những nhà sản xuất nổi tiếng. Mexico là nước sản xuất Bơ hàng đầu thế giới. Năm 2012, sản lượng Bơ của nước này đạt 1.300 tấn, tương đương với 30% sản lượng Bơ toàn cầu. Con số này gần gấp bốn lần Indonesia, nhà sản xuất cao thứ hai. Sản lượng tại Chile, nhà sản xuất lớn thứ hai trong năm 2009, đã giảm 45% trong 3 năm qua do thời tiết và hạn hán kém (Fresh Fruit Portal…, 2012)[10]. Châu Phi chiếm 16% sản lượng toàn cầu trong năm 2012, tăng một chút từ 15% trong năm 2008. Các nhà sản xuất lớn khác bao gồm Brazil, Colombia, Cộng hòa Dominican và Peru.
  17. 8 Hình 2.2: Sản lượng Bơ các năm trên toàn thế giới Bơ đang trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới vì giá trị của nó đang được biết đến nhiều hơn. Vì vậy sản lượng Bơ trên thế giới đang ngày càng tăng lên theo nhu cầu của thị trường. Hình 2.3: Tỷ lệ sản lượng Bơ giữa các nước trên thế giới Bơ Hass là một trong những loại Bơ được ưa chuộng nhất trên thế giới vì có mùi vị thơm ngon, hàm lượng chất dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt Bơ có thời gian bảo quản rất lâu nên rất được ưa chuộng trên thị
  18. 9 trường. Ngoài ra Bơ hass còn ưược sử dụng để chế biến thành nguyên liệu, tinh dầu. Hiện nay trên thế giới rất ưa chuộng loại Bơ hass này và nó được trồng rất phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. 2.2. Tổng quan về nguồn gốc giống Tất cả các cây Bơ Hass ăn quả đã được trồng từ những cây ghép được nhân giống từ một cây duy nhất được trồng từ hạt giống do Rudolph Hass mua vào năm 1926 từ Rideout of Whittier, California. Mục đích chính của ông là khi cây con đủ lớn sẽ tiến hành ghép chồi giống Bơ Fuerte, giống Bơ đang được ưa chuộng tại Mỹ ở thời điểm này. Theo phương pháp ghép Bơ truyền thống lúc đó, mỗi hố người ta sẽ trồng 3 hạt, khi hạt mọc thành cây con sẽ giữ lại một cây khỏe mạnh nhất để làm gốc ghép. Rudolph Hass cũng thực hiện tương tự. Không rõ ông trồng tổng cộng bao nhiêu cây con. Chỉ biết rằng quá trình ghép gặp khó khăn và gần như thất bại. Điều này khiến ông quyết định chặt bỏ các cây làm gốc ghép, chỉ giữ lại một cây con sinh trưởng tốt, sức sống mạnh mẽ nhất theo lời khuyên của một người bạn tên là Caulkins. Khi cây Bơ này lớn lên, những đợt quả đầu tiên chín, gia đình của Rudolph Hass ăn thử thì thấy hương vị rất tuyệt vời. Những năm về sau khi sản lượng tăng lên, ông quyết định mang tặng một phần cho những người đồng nghiệp ở bưu điện, phần còn lại ông bán cho một cửa hàng tạp hóa tên Model trên phố Colorado ở Pasadena, California. Giống Bơ với quả màu nâu đen của Rudolph Hass đã tạo nên một cơn sốt tại khu vực lúc đó. Những thời điểm khan hiếm người ta còn sẵn sàng trả 1$/quả (tương đương 16$ bây giờ). Nhận thấy giống Bơ mới có nhiều tiềm năng phát triển, Rudolph Hass đã tiến hành mang giống đi đăng ký sáng chế, đến năm 1935 thì được công nhận và đặt tên giống Bơ mới theo tên của mình: Bơ Hass (đây là bằng sáng chế đầu tiên dành cho thực vật ở nước Mỹ lúc bấy giờ).
  19. 10 Rudolph Hass đã thực hiện một hợp đồng với vườn ươm cây Harold Brokaw của Whittier để phát triển và tuyên truyền bán cây giống ghép từ cành giâm của nó với Brokaw nhận được 75% tiền thu được, còn Rudolph Hass nhận được 25%. Đó không phải là một quyết định dễ dàng trong những ngày đó vì quả Hass khác biệt rất nhiều so với Fuerte (loại Bơ tiêu chuẩn lúc bấy giờ), tuy nhiên Brokaw đã bắt đầu tuyên truyền các Hass thô, màu đen độc quyền và thúc đẩy nó cùng với các giống tiêu chuẩn sau đó. Brokaw sau đó chuyên về Hass và thường bán cây ghép vì không giống như Fuerte, sản lượng Hass quanh năm và cũng phong phú hơn, với trái cây lớn hơn, một đời sống lâu hơn và hương vị phong phú hơn do hàm lượng dầu cao hơn. Rudolph Hass tiếp tục vận hành bưu thiếp trong suốt cuộc đời và chết vì cơn đau tim tại Bệnh viện Fallbrook ở Fallbrook , California năm 1952, cùng năm đó bằng sáng chế của ông hết hạn. Sau khi ông mất, người cháu tên Dick Stewart tiếp nhận và quản lý cây Bơ mẹ đến năm 2002 thì cây chết, tính ra cây tồn tại được 76 năm. Vào đầu thế kỷ 21, ngành Bơ Hoa Kỳ đã thu được trên 1 tỷ USD/năm từ giống Hass chất lượng cao, chiếm khoảng 80% trong số tất cả Bơ được trồng trên toàn thế giới. 2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Bơ Hass trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Trên thế giới Hoa Kỳ là một nước xuất khẩu Bơ không đáng kể, thực tế tất cả 245.000 tấn sản xuất trong nước được tiêu thụ trong nước. Kết hợp sản xuất trong nước với nhập khẩu 571.827 tấn trong năm 2012, tổng tiêu thụ trong nước tương đương 816.827 tấn - tương đương với 19% mức tiêu thụ toàn cầu. Lệnh cấm nhập khẩu Bơ đã được thực hiện từ năm 1914 để bảo vệ khỏi sâu bệnh hại nông nghiệp (đặc biệt là các loại hạt Bơ). Những hạn chế này bắt đầu được nới lỏng vào năm 1997 và đến năm 2007 tất cả các hạn chế đã được gỡ bỏ. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã phát triển thành nhà nhập khẩu Bơ lớn nhất thế giới.
  20. 11 Nhập khẩu của Mỹ hiện chiếm khoảng 12% tổng sản lượng toàn cầu. Năm 2013, Mỹ đã nhập 571.827 tấn, trị giá 1,08 tỷ USD. Hơn 98% Bơ nhập khẩu từ Hoa Kỳ có nguồn gốc từ ba nước: Mexico, Chile và Peru. Hình 2.4: Nhập khẩu Bơ của Hoa Kỳ Qua hình 2.4 có thể thấy rằng sau khi những hạn chế về nhập khẩu Bơ bị loại bỏ thì hoạt động nhập khẩu Bơ của Hoa Kỳ phát triển một cách mạnh mẽ. Ngoại trừ việc suy giảm số lượng nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2010, tất cả các năm sau số lượng nhập khẩu ngày càng tăng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Các thị trường Tây Âu chủ yếu thích Bơ Hass đã sẵn sàng để ăn, trong khi khách hàng Đông Âu, Hy Lạp và Ý vẫn thường đi mua Bơ xanh, chẳng hạn như Fuerte và Pinkerton. Sự phổ biến của Bơ Hass dự kiến sẽ tăng lên. Thị trường Anh đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước và các nhà cung cấp không thể theo kịp nhu cầu đang tăng lên. Hiện nay, có Bơ Tây Ban Nha, Ma-rốc và Israel trên thị trường. Hơn nữa, có một số nguồn cung cấp từ Peru,
nguon tai.lieu . vn