Xem mẫu

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ========== LÒ VĂN NHAN NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ SÀNG MA SÁO, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Sinh Thái&BTĐDSH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015-2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ========== LÒ VĂN NHAN NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ SÀNG MA SÁO, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Sinh Thái BT&ĐDSH Lớp :K47 – ST& BTĐDSH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn: 1.Th.S. Đào Hồng Thuận 2.TS. Nguyễn Thị Thu Hiền THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trongkhóa luận là kết quả thí nghiệm thực tế của tôi, nếu có sai sót gì tôi xin chịuhoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, tháng 06năm2019 XÁC NHẬNCỦA GVHD Người viết cam đoan Lò Văn Nhan XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tậpcủa mỗi sinh viên, nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học. Xuất phát từnguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban chủnhiệm Khoa Lâm nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên, giáo viên hướng dẫn, tôi thực hiện đề tài:“Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn em. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thu Hiền và cô giáo Ths. Đào Hồng Thuận đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo hạt Kiểm lâm Xã Sàng Ma Sáo và ban lãnh đạo UBND xã Sàng Ma Sáo,huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cùng người dân trong xã Sàng Ma Sáo - huyện Bát Xát, đã tạo điều kiện giúp đỡ em, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Cũng nhân dịp này cho phép em bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ đó. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Vì vậy em kính mong nhậnđược sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Emxin chânthànhcảmơn! TháiNguyên,tháng 06 năm 2019 Sinh viên Lò Văn Nhan
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Mẫu bảng điều tra nguồn cây thuốc được một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu ........................................................ 23 Bảng 4.1. Số loài cây thuốc đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu .................. 28 Bảng 4.2 Số lượng họ, chi, loài thuộc 2 lớp trong ngành Ngọc Lan .............. 30 Bảng 4.3. Sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các họ........................... 33 Bảng 4.4. So sánh các họ có nhiều loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu (1) Với số loài từng họ trong hệ thực vật Việt Nam (2) ....................... 34 Bảng 4.6. Đa dạng về dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vựcnghiên cứu 38 Bảng 4.7. Sự phân bố nguồn cây thuốc theo môi trường sống ởkhu vực nghiên cứu ...............................................................................................................40 Bảng 4.8. Danh lục cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ghi nhận ở khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 42 Bảng 4.9. Đa dạng của các bộ phận cây thuốc được sử dụng làm thuốc ........ 44 Bảng 4.10. Đa dạng tần số các bộ phận cây được sử dụng làm thuốc ............ 46 Bảng 4.11. Đa dạng về cách chế biến sử dụng cây thuốc ............................... 47 Bảng 4.12. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể ............... 48 Bảng 4.13. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ cây Câu đằngvà củ Gừng đen ................................................................................................... 53
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài .......................... 24 Hình 4.1. Hình ảnh một số cây thuốc khu vực nghiên cứu............................ 32 Hình 4.2. Tỷ lệ các dạng sống của nguồn cây thuốc ở khu vựcnghiên cứu ... 39 Hình 4.3. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống của nguồn cây thuốc ở khu vực nghiên cứu ........................................................................... 40 Hình 4.4. Hình ảnh hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết cây Câu đằngvà củ Gừng đen ........................................................................................... 54
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học......................................................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2.TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ..................................... 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế giới ..................... 5 2.2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu tại Việt nam .......................................... 10 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 17 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 17 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu [17] ............................. 20 PHẦN3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU .................................................................................... 21 3.1. Đối tượng, phạm vi thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................ 21 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 3.3.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 22
  8. vi 3.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng .......................................................... 22 3.3.3. Phương pháp thu mẫu ........................................................................... 24 3.3.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ........ 25 3.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp .............................................. 25 3.3.6. Phương pháp nghiên cứuhoạt tính kháng khuẩn ................................... 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 28 4.1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. .................................................................................................... 28 4.1.1. Đa dạng các bậc taxon........................................................................... 28 4.1.2. Đa dạng về dạng sống của thực vậtlàm thuốc....................................... 37 4.1.3. Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc ........................... 39 4.1.4. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được tại xã Sàng Ma Sáo. ......................................................................................... 42 4.2. Đánh giá tình hình sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông ở khu vực nghiên cứu. ........................................................................................ 43 4.2.1. Đa dạng về bộ phận sử dụng của cây thuốc .......................................... 43 4.2.2.Đa dạng về cách chế biến cây thuốc của đồng bào dân tộc H'Mông ..... 46 4.2.3. Đa dạng về công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc..................... 47 4.3. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc H’Mông ở khu vực nghiên cứu ............................... 52 PHẦN 5.KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 55 5.1. Kết luận .................................................................................................... 55 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 56 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN KH&CN Khoa học & công nghệ TN&MT Tài nguyên và môi trường NĐ - CP Nghị định Chính phủ ST&TNSV Sinh thái và tài nguyên sinh vật UBND Ủy ban nhân dân
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trịthiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học. Việt Nam là một quốc gia có 3/4 diện tích là đồi núi, là nơi có nguồn tài nguyên cây thuốc đa dạng và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số quốc gia (Trần Thúy và cộng sự, 2005)[26]. Chính sự đa dạng về dân tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện, thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa từng cộng đồng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm cây thuốc chữa bệnh. Lào Cai là một vùng đất giàu tài nguyên, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật rất đa dạng, phong phú và là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như: Tày, Nùng, Hà Nhì, Phù Lá, Giáy, La Chí, Dao, H’Mông… Mỗi dân tộc lại mang bản sắc và kinh nghiệm chữa bệnh bằng thực vật làm thuốc rất đa dạng. Xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai là xã miền núi có diện tích rừng che phủ khá lớn nên hệ động thực vật cũng khá phong phú, nhất là thực vật.Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, tình trạng khai thác, mua bán các loài cây thuốc diễn ra một cách phức tạp,số lượng các loài cây thuốc bị cạn kiệt dần do khai thác quá nhiều với phương thức khai thác tận diệt, từ cắt cành, nhổ cây đến đào gốc rễ, do đốt nương làm rẫy trồng chè dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị suy giảm. Vì vậy, để
  11. 2 góp phần vào công tác bảo tồn vốn tri thức dân gian và nguồn tài nguyên cây thuốc của người dân tộc Trong đó, cộng đồng dân tộc H’Mông ở xãSàng Ma Sáo - huyện Bát Xát cũng có nhiều kinh nghiệm độc đáo về việc chữa bệnh bằng cây thuốc. Mặt khác những bài thuốc được cộng đồng các dân tộc sử dụng từ lâu đời trong việc phòng và trị một số bệnh nhưng hoạt tính sinh học và cơ sở khoa học của các bài thuốc chưa được nghiên cứu, chứng minh bằng con đường khoa học. Vì vậy, để cung cấp các cơ sở khoa học góp phần bảo vệ nguồn gen cây thuốc, bảo tồn và phát triển các bài thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Sàng Ma Sáo - huyện Bát Xát, tôi đề xuất ý tưởng đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Đánh giá được tính đadạng nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Xàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Đánh giá được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao được cộng đồng dân tộc H’Môngtại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Tỉnh Lào Caisử dụng trong phòng và trị bệnh. - Xác định được những cây thuốc thuộc diện quý hiếm ở Việt Nam, hiện có ở khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Xác định được hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu.
  12. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả thu được sẽ là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc của cộng đồng dân tộc H’Mông tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẪN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Phòng và chữa bệnh bằng các loài thảo dược đã được con người sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Nó vẫn đang tồn tại và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Hàng năm, con người đã tìm ra được những hoạt chất quý trong các loài thảo dược có thể phòng và chữa trị được những căn bệnh từ đơn giản hàng ngày như cảm cúm, ho sốt đến những căn bệnh nan y như ung thư, bệnh tim, suy thận,... hay những căn bệnh nhiệt Do đó việc gìn giữ vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc và bài thuốc từ thảo dược là việc hết sức cần thiết. Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến các lâm sản khác ngoài gỗ. Và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó. Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc một phần của tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là tổng hợp của sinh quyển trong một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Nhưng trong thời gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm trọng do sự tác động tiêu cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đất đai năm 2013, Luật đa
  14. 5 dạng sinh học năm 2008, Nghị định 32 của Chính phủ năm 2010,…cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời nhằm bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Đây là một cơ sở pháp lí quan trọng để thực hiện thành công đề tài. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng(Nguyễn Hoàng Sơn, 2014)[48]. Trong tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầuđánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này (Nguyễn Hoàng Sơn, 2014) [48]. Vậy, nghiên cứu về các loài cây thuốc là hết sức cần thiết cho việc bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc và bài thuốc cho thế hệ hôm nay và mai sau. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế giới Tổ tiên loài người từ khi xuất hiện đã gắn bó với thiên nhiên, trải qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật để sinh tồn. Trong quá trình đó, tổ tiên chúng ta ngay từ khi còn là các tộc người đã sớm phát hiện ra những cây cỏ trong tự nhiên có thể sử dụng làm thuốc, đồng thời trong cuộc sống lao động, đấu tranh với bệnh tật đã sáng tạo ra những bài thuốc và phương pháp chữa bệnh. Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cho mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên Thế giới đây là hướng
  15. 6 nghiên cứu ứng dụng được quan tâm từ rất sớm và thu được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại, Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ở Châu Á: Châu Á là châu lục có nhiều dân tộc sinh sống, với vốn tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc phong phú và đa dạng, đã có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người, các khu vực khác nhau như: Kết quả nghiên cứu kiến thức bản địa về cây thuốc được sử dụng ở cộng đồng Saperas của làng Khetawas, quận Jhajjar, Haryana, Ấn Độ của Manju Panghal và cộng sự họ đã tìm thấy 57 loài thực vật thuộc 51 chi và 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, theo nghiên cứu này cây thuốc được cộng đồng Saperas sử dụng nhiều nhất là các cây thuộc họ Fabaceae (Manju Panghal và cộng sự, 2010) [33]. Khi thẩm định về thực vật học và các giá trị văn hóa của các loại rau ăn được trong hoang dã quan trọng trong y học của Lesser dãy Hymalaya của Arshad Abbasi và cộng sự đã ghi nhận 45 loại rau ăn được trong hoang dã thuộc 38 chi và 24 họ đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau (Arshad Abbasi và cộng sự, 2013) [30]. Công trình nghiên cứu về cây thuốc từ nương rẫy và rừng thiêng của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lan của Auemporn Junsongduang và cộng sự đã chỉ ra 365 loài thực vật thuộc 244 chi và 82 họ được sử dụng làm thuốc, trong đó các cây thuộc họ Euphorbiaceae và Lauraceae được người dân sử dụng
  16. 7 nhiều nhất để chữa trị các bệnh khác nhau. Auemporn Junsongduang và cộng sự, 2013) [32]. Kết quả nghiên cứu cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng người Tamang ở quận Makawanpur của Trung tâm Nepal của Dol Luitel và cộng sự đã tìm thấy 161 loài thực vật thuộc 144 chi và 86 họ đã được người dân sử dụng để điều trịnhiều loại bệnh khác nhau (Dol Luitel và cộng sự, 2014) [39]. Ở Châu Âu: Y học dân gian, cổ truyền châu Âu có một lịch sử lâu dài, những tri thức dân gian bản địa được truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc ghi chép lại và thông qua truyền miệng qua nhiều thế kỉ (Cassandra L. Quave và cộng sự, 2012) [36]. Những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về việc sử dụng các loài thực vật để điều trị các loại bệnh của người dân bản địa được thực hiện: Công trình nghiên cứu về thực vật học của cây thuốc trong công viên tự nhiên của Sera de Saox Mamede, Bồ Đào Nha của ông Joana Camejo – Rodrigues và cộng sự đã cung cấp thông tin của 165 loài thực vật được sử dụng để điều trị các loại bệnh (Joana Camejo – Rodrigues và cộng sự, 2004) [42]. Công trình nghiên cứu về một số công dụng của cây thuốc trong khu vực Alto Tirreno Cosentino, Calabria, miền Nam nước Ý của ông Maria Leporatti và cộng sự họ đã chỉ ra được 52 loài thực vật thuộc 35 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp, đau răng, sâu răng và đau thấp khớp (Maria Leporatti và cộng sự, 2007) [45]. Kết quả khi phân tích và so sánh các cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền tại Ý và Tunisia của Maria Leporatti và Kamel Gheddira đã ghi nhận
  17. 8 153 loài thực vật thuộc 60 họ được người dân sử dụng trong việc điều trị các bệnh khác nhau (Maria Leporatti và Kamel Gheddira 2009) [46]. Kết quả nghiên cứu về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc của dãy núi Alps Albania ở Kosovo của Behxhet Mustafa và cộng sự đã ghi nhận 98 loài thực vật thuộc 39 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ Rosaceae, Asteraceae và Lamiaceae (Behxhet Mustafa và cộng sự, 2012) [34]. Ở Châu Mĩ: Ở Châu Mĩ thì việc nghiên cứu vềkiến thức sử dụng cây thuốc của người dân bản địa cũng được thực hiện: Kết quả “Nghiên cứu cây thuốc phổ biến được sử dụng trong các khu vực Xingo – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil” của Cecilia Almeida và cộng sự đã tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh: cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh thận, viêm và an thần (Cecilia Almeida và cộng sự, 2006) [37]. Kết quả “Nghiên cứu sử dụng cây thuốc của người nhập cư Haiti và các con cháu của họ ở tỉnh Camaguey, Cuba” của Gabriele Volpato và cộng sự đã chỉ ra 123 loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau (Gabriele Volpato và cộng sự,2009) [41]. Kết quả “Nghiên cứu cây thuốc của cộng đồng Ashaninka, một nghiên cứu từ các cộng đồng bản địa của Bajo Quimiriki, Junin, Peru” của Gaia Luziatelli và cộng sự đã tìm thấy 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ: Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae và Piperaceae (Gaia Luziatelli và cộng sự, 2010) [42]. Từ kết quả nghiên cứu “Thực vật dân tộc của người dân Rayones, Nuevo León, Mexico” năm 2014, đã ghi nhận 252 loài thực vật thuộc 228
  18. 9 chi và 91 họ được người dân Rayones sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó các họ được sử dụng chủ yếu là: Asteraceae và Fabaceae (Eduardo Estrada-Castillón và cộng sự,2014) [40]. Ở Châu Phi: Người dân bản địa ở Châu Phi đã sử dụng cây thuốc hàng nghìn năm nay để bảo vệ sức khỏe của họ, những nghiên cứu gần đây đã cho chúng ta thấy việc sử dụng cây thuốc của những người dân bản địa ở châu Phi rất đa dạng và phong phú: Theo nghiên cứu của David J. Simbo “Một cuộc khảo sát về các loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong Babungo, khu vực Tây Bắc, Cameroon”, đã xác định và ghi nhận 107 loài thực vật thuộc 98 chi và 54 họ được người dân địa phương sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó họ được sử dụng nhiều nhất chủ yếu là họ Asteraceae (David J. Simbo 2010) [38]. “Nghiên cứu về thực vật học và kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc của các thầy lang trong khu vực Oshikoto, Namibia”, đã tìm thấy 61 loài cây thuốc thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như: Tâm thần, nhiễm trùng da, vết thương ngoài da, rắn cắn và các vấn đề tim mạch (Ahmad Cheikhyoussef và cộng sự2011) [30]. Kết quả “Nghiên cứu cây thuốc của Otwal và Ngãi ở quận Oyam, Bắc Uganda”, đã chỉ ra 71 loài thực vật thuộc 41 họ được người dân địa phương sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau, trong đó họ sử dụng chủ yếu là họ Asteraceae (Maud M. Kamatenesi và cộng sự, 2011) [47]. Nghiên cứu về “sử dụng và quản lý cây thuốc truyền thống của cộng đồng dân tộc Maale và Ari, ở miền nam Ethiopia”, đã ghi nhận 128 loài cây thuốc thuộc 111 chi và 49 họ được cộng đồng người Maale và Ari sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau (Berhane Kidane và cộng sự 2014) [35].
  19. 10 Kết quả “Nghiên cứu về cây thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền bởi những người Oromo, quận Ghimbi, Tây Nam Ethiopia”, đã thống kê được 49 loài cây thuốc thuộc 31 họ và 46 chi được người Oromo sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau (Balcha Abera, 2014) [33]. Ở Châu Úc: Ở Châu Úc những nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc bản địa được thực hiện ở châu Úc hiện rất ít. Một nghiên cứu về các loài cây thuốc được sử dụng bởi cộng đồng thổ dân Yaegl ở miền Bắc New South Wales, Australia, đã ghi nhận 32 loài cây thuốc thuộc 21 họ được thổ dân Yaegl sử dụng để điều trị các bệnh (Joanne Packera và cộng sự 2012) [44]. Vì vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại những công trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, cho thấy vốn tri thức dân gian bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú. 2.2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu tại Việt nam .Ở Việt Nam, cũngcó tập quán sử dụng các cây thuốc đã có từ rất lâu đời. Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật. Ngay từ những buổi đầu sơ khai, khi con người còn sống theo lối nguyên thủy, trong quá trình tìm thức ăn, tổ tiên chúng ta cũng đã phát hiện ra công dụng và tác hại của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên chúng ta đã dần dần tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh (Trần Thúy và cộng sự,2005) [26]. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục
  20. 11 vụ cho đồng bào nhân dân sống gần đó mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là rất cần thiết và cấp bách nhất Thế kỷ thứ XI (TCN), nhân dân ta đã có tục ăn trầu cho ấm người, chắc răng, uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu,… những điều đó đã nói lên những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc (Lê Trần Đức, 1997) [06]. Từ thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta đã biết nấu rượu, biết dùng Thủy ngân để ướp xác và sử sách đã ghi chép về một lương y tên là Thôi Vỹ đã biết chữa bệnh lao hạch ở thời An Dương Vương (257 – 207) (Trần Thúy và cộng sự, 2005) [26]. Còn từ thời nhà Lý (1010 – 1221) đã có tổ chức Ty Thái Y chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho nhà vua, có nhiều thầy thuốc chuyên lo việc chữa bệnh cho nhân dân và phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp phát triển. Trong sử sách còn ghi lại năm 1136, vua Lý Thần Tông bị điên được lương y Nguyễn Chí Thành người Gia Viễn – Ninh Bình dùng tâm lý liệu pháp và tắm nước Bồ hòn chữa cho khỏi bệnh. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc (Trần Thúy và cộng sự., 2005) [26]. Ở thời này, làng Đại Yên là một làng thuốc nổi tiếng, chuyên trồng và bán các loại cây thuốc Nam phục vụ công tác chữa bệnh (Viện Dược liệu, 1993) [23]. Thời nhà Trần (1224 – 1399), y học cũng khá phát triển, đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng Đạo – Chí Linh – Hải Dương) để cung cấp cho quân y (Lê Trần Đức, 1997) [06]. Nổi bật ở thời này là nhà sư Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) – được nhân dân tôn trọng, gọi là “Ông thánh thuốc Nam”. Tuệ Tĩnh đã xây dựng 74 ngôi chùa chữa bệnh cho nhân dân không lấy tiền và gây phong trào trồng thuốc ở gia đình. Ông là một đại sư nước Việt dùng
nguon tai.lieu . vn